Top 9 # Đại Dịch Zombie Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Đại Dịch “Hươu Zombie” Tấn Công Khắp Nước Mỹ

Suốt một thời gian dài, bác loay hoay trong việc tìm kiếm mô hình kinh tế cho mình, hết trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc,… nhưng đều không mang lại những hiệu quả như mong muốn.

Cho đến 2 năm trở lại đây, nhận thấy nguồn lợi thiên nhiên vô giá của thảm thực vật quanh vùng núi Sóc Sơn, bác Ngô Văn Hoa bắt đầu triển khai nuôi những đàn ong đầu tiên, rồi cứ thế phát triển cho đến nay số đàn ong của bác đã lên tới hơn 300 đàn. Mỗi đàn ong một năm cho sản lượng từ 8 – 10 lít mật, mang đến nguồn thu nhập lớn cho gia đình bác Hoa.

Bác Bùi Văn Quế, một cựu chiến binh tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, là thông gia “đồng hao” cùng bác Hoa, và cũng là người đồng nghiệp cùng bác Hoa chăm sóc cho trại nuôi ong ở Minh Tân.

Một ngày làm việc của người thợ ong bắt đầu từ 7 giờ sáng, hôm nay là tới phiên trực của bác Hoa. Bác đi tới từng đàn kiểm tra sự phát triển của ong chúa trong mỗi tổ, nếu có đàn ong nào thiếu nguồn mật hay nguồn phấn để duy trì thì chính tay bác lại phải điều chỉnh, cung cấp nguồn thức ăn để duy trì đàn ong. Từ tháng 2 đến tháng 7 trong năm là thời gian thu hoạch chính của những tổ ong, còn lại là thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng và nhân đàn cho ong

Theo chân bác Hoa đến thăm từng tổ ong, kiểm tra con ong chúa, rồi đánh dấu cẩn thận trên mỗi thùng, mới thấy công việc của một người nuôi ong, mỗi ngày đều phải kiểm tra lần lượt 300 đàn ong không được bỏ xót bất kì đàn nào, đòi hỏi người ta phải có sự kiên nhẫn, niềm say mê, yêu ong, yêu mật mới có thể duy trì nhiệt huyết của mình cho mỗi tổ ong

“Ong hôm nay dữ lắm.”, bác Hoa nói rồi khoác lên mình chiếc áo bảo hộ chuyên dùng cho những người nuôi ong. “Làm ong không ai tránh khỏi việc bị ong đốt, người nào khéo léo thì ong đốt ít, người tay chân vụng về thì bị đốt nhiều. Đặc biệt là những lúc đàn ong dữ thì bắt buộc phải mang quần áo bảo hộ.” Từ hồi làm ong đến giờ, bác đếm không hết những vết ong đốt, nhưng khi đã quen với nghề, những vết đốt của ong cũng chỉ như vết chích của con kiến, bác Hoa còn đùa rằng, phải quý lắm những con ong mới “đốt yêu” bác như vậy.

Chính vì thế mà những người giữ ong ở rừng như hai bác, lại càng đáng quý hơn bao giờ hết bởi đây là một hình thức bảo tồn thiên nhiên vô cùng hiệu quả. Những đàn ong giúp cho cây rừng ra hoa thụ phấn, ngược lại chúng hút mật mang về mật ong bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, mang lại hàm lượng dinh dưỡng cao. Thiên nhiên và con người chia sẻ lợi ích cho nhau, chung sống hòa bình không có xung đột. Những người giữ ong cũng vì vậy mà càng có ý thức bảo vệ nguồn lợi từ thiên nhiên để có thể phát triển một cách bền vững.

Nhưng không phải ai cũng có suy nghĩ như bác Quế và không phải ở nơi nào trên thế giới này người ta cũng biết bảo vệ môi trường như ở Minh Tân. Việc lạm dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ tràn lan trên thế giới, đang khiến cho những thảm thực vật tự nhiên đều bị nhiễm độc. Loài ong khi thụ phấn có chứa thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ, sẽ nhiễm độc và dần suy giảm về số lượng cá thể cũng như chất lượng mật.

Sự biến đổi của khí hậu và sự nóng lên của trái đất cũng khiến cho những tập tính của đàn ong bị thay đổi. “Cánh của con ong giống như chiếc điều hòa nhiệt độ cho tổ, nếu nhiệt độ tăng cao thì đàn ong sẽ đập cánh nhiều để làm dịu mát lại. Nhưng như vậy ong sẽ vất vả và nhanh kiệt sức hơn”, bác Quế giải thích. Vì thế để đảm bảo số lượng đàn ong, các bác phải nhân đàn thường xuyên, liên tục để bảo tồn số lượng và chất lượng của đàn ong.

Năm nay đã đến tuổi “xưa nay hiếm”, có lẽ điều bác Hoa mong muốn lúc này, ngoài được an hưởng tuổi già, còn là mong muốn tìm được những thế hệ kế cận để truyền sự say mê và những kiến thức về ong của mình cho lớp trẻ. Những người nuôi ong ở rừng như bác Hoa, không chỉ đang giữ loài ong cho những tán rừng, mà còn là giữ tình yêu thiên nhiên, giữ từng tán rừng xanh, giữ ngọn núi quê hương cho những thế hệ mai sau tiếp nối.

Những người thợ yêu ong, yêu mật tại Trại ong thôn Minh Tân, xã Minh Trí, Sóc Sơn, Hà Nội. (Video: Huyền Chi – Lê Hoàng – Hoàng Long – Ngọc Linh) Thực hiện: Lê Hoàng – Mỹ Diệp Đồ họa: Huyền Chi – Ngọc Linh Ảnh: Ngọc Linh – Thu Phượng – Trung Hiếu

Phải Làm Sao Để Sống Sót Nếu Đại Dịch Zombie Xảy Ra?

Những ngày gần đây, bộ phim “Trở về Busan” – một siêu phẩm Zombie của điện ảnh Hàn Quốc đang khiến các mọt phim phải sục sôi. Không chỉ vì kỹ xảo hay thông điệp, bộ phim đã khắc hoạ rất tốt sự đáng sợ của tâm lý con người khi một đại dịch thực sự nổ ra.

Nhưng phim thì chỉ là phim thôi. Câu hỏi đặt ra là, nếu bỗng một ngày đại dịch Zombie bùng phát và lan nhanh với tốc độ kinh hoàng, loài người sẽ phải làm gì? Các nhà khoa học đã phân tích và đưa ra cho chúng ta một số cách có thể làm để đối phó với đại dịch.

Từ những viễn cảnh trong phim kinh dị

Binh đoàn xác sống xuất hiện trên phim thường được mô tả là những con người với ngoại hình gớm ghiếc, không còn ý thức, cố gắng đuổi theo người chưa nhiễm bệnh để ăn não hay nội tạng của họ.

Một số nguyên nhân gây ra thảm họa Zombie được ưa thích trong phim ảnh thường là do thí nghiệm khoa học thất bại, làm lan truyền một loại virus kỳ lạ ra môi trường. Và zombie truyền bệnh bằng một cách “hiệu quả” nhất, đó là từ nước bọt vào máu người bị cắn.

Cũng giống như bệnh dại, nhưng “bệnh Zombie” được chú ý hơn vì bên cạnh những triệu chứng như: hoảng loạn, giận dữ, kích động, hoang tưởng, Zombie còn có một khả năng đặc biệt đó là … truy lùng người khỏe mạnh để cắn.

Con người sẽ làm những gì nếu đại dịch thực sự xảy ra

Trên phim ảnh, thường thì để kết thúc thảm họa zombie, các nhà khoa học sẽ tìm ra một phương thuốc “thần kì” nào đó, hoặc có một số cá thể người được xác nhận miễn dịch với zombie và từ đó tìm được vaccine cho căn bệnh quái ác này (tất nhiên đó là những nhân vật chính). Hoặc lầy hơn nữa: tìm cách tụ tập Zombie lại một chỗ và quăng bom vào đó.

Còn trên thực tế thì sao?

Trên thực tế, nếu đại dịch Zombie xảy ra, đầu tiên các nhà khoa học sẽ phải phân tích và tìm ra được nguồn lây nhiễm và phương thức lây nhiễm. Từ những thông tin có được, chúng ta có thể dự đoán được tốc độ lan truyền của căn bệnh.

Đối với tất cả các đại dịch, các nhà dịch tễ học sẽ cố gắng tính toán được tỷ lệ lây nhiễm căn bản (thường gọi là R o) – diễn tả số lượng ca nhiễm mới mà một người bệnh có thể lây truyền. Con số này càng cao, dịch bệnh càng nghiêm trọng. Mục tiêu của các nhà khoa học sẽ là đưa giá trị Ro về dưới 1 bằng nhiều cách như: cách li, tiêu diệt zombie (bằng cách bắn vào đầu hoặc thiêu), cố gắng chế tạo vaccine.

Một số ý kiến cũng được đưa ra như tiêu hủy toàn khu vực có dịch zombie. Tuy nhiên, đây là một quyết định sai lầm, phi nhân đạo, và giả sử có một con zombie nào đó lọt ra ngoài, mọi công sức sẽ trở thành công cốc.

“Bí kíp” sống sót giữa đại dịch zombie

Những điều nêu trên là dành cho chính phủ và các nhà khoa học. Còn đối với dân thường thì sao nhỉ?

Nếu dịch zombie thực sự xảy ra, nó sẽ vô cùng nghiêm trọng và tỉ lệ lây nhiễm có thể lên đến 100%. Các nhà khoa học đã miêu tả “tình trạng” zombie là “Rối loạn suy giảm nhận thức và hoạt động” (Conscious Deficit Hypoactivity Disorder – CDHD) – tình trạng mà con người có những triệu chứng không kiểm soát được hành động của mình. Từ đó, họ đã đưa ra những bí kíp sống sót khi có đại dịch.

Đừng cố gắng chiến đấu: Zombie không cảm nhận được đau đớn, nên trừ khi bạn có thể giết chúng, hoặc ít nhất là có gan làm điều đó, đừng đánh lại mà hãy bỏ chạy.

Giữ yên lặng: Dựa trên các dữ liệu sẵn có, zombie thường có trí nhớ kém và khả năng tập trung thấp, nên hãy lẩn trốn và tìm cách giữ im lặng.

Gây xao nhãng: Các tổn thương ở não của zombie khiến chúng khó tập trung và dễ dàng chú ý đến tất cả mọi thứ, nên hãy dùng pháo hoa hoặc lửa để xao lãng chúng và bỏ chạy.

Chạy thật nhanh: Cách này chỉ hiệu quả với zombie CDHD – 1, loại zombie vụng về và đi chậm.

Đừng cố giải thích lý lẽ: Zombie không hiểu lí lẽ đâu, không giống trên phim mà nói chuyện tình cảm một hồi mà chúng tỉnh ra đâu.

Bắt chước chúng: Zombie không biết nhận dạng khuôn mặt, thay vào đó chúng nhận ra người bằng âm thanh và cử động. “Nếu đối mặt với một bầy xác sống mà không có đường thoát, hãy làm như Shaun và bạn anh ấy làm trong phim “Shaun of the dead” – giả làm zombie. Làm vậy với một độ chính xác vừa đủ sẽ giúp bạn đi lang thang giữa một bầy xác sống mà không bị phát hiện” – giáo sư Verstynen and Voytek nói.

Nguồn: Dailymail, Theconversation

Điều Gì Sẽ Xảy Ra Nếu Đại Dịch Zombie Xuất Hiện Ngoài Đời Thực?

Theo Futurism, đại dịch COVID-19 khiến nhiều người liên tưởng đến cảnh trong các bộ phim đề tài zombie – với những con đường vắng tanh không một bóng người, những bệnh viện chật kín bệnh nhân, trong khi hầu hết người dân ẩn náu trong nhà. Nhìn cảnh tượng này, không ít dân mạng đã thử đặt ra một kịch bản giả tưởng: Nếu đại dịch Zombie thực sự xuất hiện ngoài đời thực giống như dịch COVID-19 hiện tại, điều gì sẽ xảy ra?

Dịch zombie dễ khống chế hơn so với COVID-19

Là sản phẩm do trí tưởng tượng của con người tạo nên, zombie thực sự là một nghịch lý đi ngược lại hoàn toàn với những quy luật vật lý. Mặc dù đã chết, zombie vẫn có có khả năng di chuyển xung quanh như thể chúng đang sống. Trong phim ảnh, dịch zombie được mô tả là có tốc độ lây nhiễm cực nhanh. Hệ số lây truyền cơ bản (R0) – hay số người trung bình sẽ lây bệnh từ một người nhiễm duy nhất – của virus zombie cũng cực kỳ cao.

Theo đó, một người nhiễm bệnh có thể lây lan cho rất, rất nhiều người xung quanh. Bản thân những người vừa bị lây nhiễm cũng không có thời gian ủ bệnh mà lập tức xuất hiện các triệu chứng, sau đó tiếp tục lây nhiễm cho người khác. Đặc điểm này vô hình trung khiến dịch lan tràn với tốc độ không thể kiểm soát nếu không ngăn chặn kịp thời. Đặc biệt, tỷ lệ tử vong vì virus zombie cũng lên tới 100%. Nói ngắn gọn, nếu bị nhiễm, bạn sẽ sớm trở thành một xác sống biết đi.

Tuy nhiên, một trận đại dịch như vậy “nếu xảy ra ngoài đời cũng ít có khả năng gây ra đại dịch toàn cầu như COVID-19”, theo khẳng định của chuyên gia Clare Sammells. Nói cách khác, dịch Zombie nếu có xảy ra cũng sẽ “rất dễ để ngăn chặn và khống chế”.

“Với dịch zombie, bạn sẽ lập tức biết ai đã bị nhiễm bệnh”, vị tiến sĩ đang giảng dạy khóa học về zombie tại Đại học Bucknell nhấn mạnh. Ngoài việc dễ nhận biết người nhiễm bệnh, các biện pháp ‘tiêu diệt’ những người đã biến thành zombie để ngăn đà lây nhiễm cũng dễ thực hiện và ít gây ra các vấn đề về đạo đức xã hội hơn, “khi họ đã mất hết hoàn toàn nhân tính và ý thức”.

Trong khi đó, với đại dịch COVID-19 đang diễn ra, việc biết được ai đã hoặc đang bị lây nhiễm luôn là thách thức thật sự. Theo thống kê, đã có rất nhiều những trường hợp vô tình lây nhiễm cho người khác khi bản thân không hề có bất kỳ triệu chứng gì trong giai đoạn ủ bệnh.

Sẽ không có vắc xin chống lại virus zombie

Từ khi vắc xin ra đời, nhiều bệnh lây truyền đã được chặn đứng. Cứ mỗi khi một trận đại dịch diễn ra, vắc xin cũng luôn được coi là một cứu cánh của nhân loại. Điều này càng đúng với dịch COVID-19, khi nhiều nhà khoa học tin rằng chỉ khi vắc xin được phát triển thành công, cuộc sống của chúng ta mới trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu dịch zombie xảy ra ngoài đời thực, vắc xin sẽ không đóng vai trò ‘thần thánh’ như loại vắc xin xuất hiện trên phim, theo chuyên gia Clare Sammells.

“V ắc xin có thể là các virus đã được giảm độc lực đi rất nhiều, được đưa vào cơ thể người để hệ miễn dịch có thể tự tạo ra kháng thể chống lại virus“, chuyên gia nhân chủng học Clare Sammells cho biết. Tuy nhiên trong trường hợp dịch zombie xuất hiện ngoài đời thực, vắc-xin khi tiêm vào người có thể khiến chúng ta mắc bệnh và biến thành xác sống. Với đặc tính của virus zombie, đơn giản là vì chúng ta không thể tạo ra phiên bản “giảm độc lực” của loại virus này.

Xã hội sẽ không sụp đổ nếu xuất hiện dịch zombie

Đương nhiên, khái niệm ‘miễn dịch cộng đồng’ (khi một tỷ lệ lớn dân cư sau khi nhiễm bệnh đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm) cũng sẽ không xuất hiện nếu dịch zombie xảy ra ngoài đời.

Theo kết quả nghiên cứu vào năm 2017 của các nhà khoa học thuộc ĐH Leicester (Anh), nhân loại có thể bị zombie xóa sổ chỉ trong 3 tháng, chỉ còn vỏn vẹn 300 người có thể sống sót. Với tỷ lệ tử vong lên tới 100%, sẽ có ít người có thể sống sót để tạo ra kháng thể chống lại virus zombie, từ đó hình thành nên miễn dịch cộng đồng.

Cũng theo chuyên gia Clare Sammells, những bộ phim đề tài zombie luôn có một chi tiết thiếu thực tế: Sự đổ vỡ hoàn toàn của xã hội loài người khi đại dịch xảy ra.

“Trong hầu hết các bộ phim điện ảnh và truyền hình về đề tài zombie, luôn có một kịch bản giả định là hệ thống cảnh sát, nhà tù, quân đội và chính phủ đều nhanh chóng sụp đổ và biến mất. Loài người sẽ biến đổi thành phiên bản tồi tệ nhất của chính họ, sẵn sàng bắn giết đồng loại để sinh tồn”

Tuy nhiên, những gì chúng ta chứng kiến ở dịch COVID-19 lại hoàn toàn trái ngược, nếu không muốn nói là tích cực hơn nhiều. Chính phủ các nước lập tức triển khai các biện pháp chống dịch quyết liệt. Bên cạnh đó, bản thân mỗi người dân lại càng gắn bó chặt chẽ hơn với nhau trong thời điểm dịch diễn ra.

“Những gì chúng ta đang thực sự nhìn thấy trong đại dịch COVID-19 không phải là sự sụp đổ của xã hội. Thay vào đó, những mối liên kết giữa người với người lại được tăng cường thêm”, bà cho biết.

“Họ trở nên thân thiết hơn với những người hàng xóm của mình. Họ sẵn sàng ra tay giúp đỡ bạn bè của họ. Họ đang thể hiện sự quan tâm và lo lắng cho nhau”

Theo Anh Việt

Đại Dịch Bệnh Tiếng Anh Là Gì

Đại dịch bệnh tiếng Anh là pandemic, tổ chức y tế thế giới định nghĩa thuật ngữ này là sự bùng phát của mầm bệnh mới lây lan dễ dàng truyền từ người này sang người khác trên toàn cầu. Điều này có nghĩa là dịch bệnh sẽ chỉ được gọi là đại dịch khi nó lan rộng, ở một số quốc gia hoặc lục địa và thường ảnh hưởng đến một số lượng lớn người.

Đậu mùa: Căn bệnh rất dễ lây lan do virus Variola, đã giết khoảng 400.000 người châu Âu mỗi năm trong suốt những năm cuối thế kỷ 18. Trong suốt thế kỷ 20, số người chết do đậu mùa ước tính có thể là 300 đến 500 triệu, vào đầu thập niên 1950, có khoảng 50 triệu ca đậu mùa xảy ra trên toàn thế giới mỗi năm.

Sốt rét: Đại dịch này phân bố rộng khắp các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm các phân của châu Mỹ, châu Á, và châu Phi. Mỗi năm có khoảng 350 đến 500 triệu ca sốt rét và đã tàn phá thuộc địa Jamestown. Đến năm 1830 nó đến tây bắc Thái Bình Dương, trong nội chiến Hoa Kỳ đã có hơn 1,2 triệu ca sốt rét.

Sốt vàng da: Là nguồn gốc của nhiều dịch bệnh tàn phá, các thành phố xa về phía bắc của New York, Philadelphia, và Boston đã từng bị dịch bệnh này tấn công. Năm 1793, một trong những dịch bệnh sốt vàng da lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đã giết chết 5.000 người dân.

Bệnh lao: Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao. Hàng năm, trên toàn thế giới có khoảng 8 triệu người mắc bệnh lao và 2 triệu người chết vì căn bệnh này. Vào thế kỷ 19, bệnh lao đã giết chết khoảng một phần người trưởng thành ở châu Âu. Năm 1918, một phần sáu tổng số ca tử vong ở Pháp là do bệnh lao gây ra.

Bài viết đại dịch bệnh tiếng Anh là gì được tổng hợp bởi giáo viên trung tâm tiếng Anh SGV.