Top 15 # File Stl Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

File Stl Là Gì? Cách Xem Và Chỉnh Sửa File Stl Đơn Giản

In 3D ngày càng trở nên dễ tiếp cận hơn, biến nhiều điều không thể thành có thể, như in 3D công trình xây dựng , in 3D chi giả cho người khuyết tật , in 3D động cơ ô tô – máy bay… Đã đến lúc tìm hiểu những điều cơ bản nhất của công nghệ này, ví dụ như file STL là gì?

STL là từ viết tắt của “Standard Triangle Language” hay StereoLithography, đây là 1 định dạng file vô cùng phổ biến trong lĩnh vực thiết kế 3D. Tệp STL được import vào phần mềm in 3D để bắt đầu quy trình in, đây là tệp mô tả bề mặt hình học của các vật thể 3D và được sử dụng để xây dựng mô hình vật lý CAD 3D. Mô hình 3D của mẫu in được thể hiện ở dạng lưới (mesh) gồm những mặt tam giác liên kết với nhau. Tệp STL cung cấp điểm tham chiếu mà từ đó vật thể được in.

File STL cũng có thể quan trọng như mô hình CAD vì chúng là phương tiện để chuyển thiết kế từ một khái niệm ảo sang một đối tượng vật lý.

Tìm các file định dạng STL ở đâu?

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các file định dạng STL trên mạng và download về máy tính của mình. Có thểm tham khảo Thingiverse để tìm kiếm các file mà bạn cần.

File STL được cấu thành từ các tam giác

Ý nghĩa của các tệp STL là hình học, cụ thể là hệ tọa độ Descartes. Tệp STL sử dụng các tam giác ba chiều và hoạt động như các lưới ảo, mỗi lưới bao gồm một tập các cạnh phân chia phần bên trong và bên ngoài của vật thể. Các cạnh này được sử dụng giống như một thước đo để đảm bảo nguyên tắc từ đỉnh đến đỉnh: tất cả các cạnh đều có chung 2 mặt với tam giác liền kề.

Cách xem file STL đơn giản

Cách thứ nhất: Hiện nay các laptop/PC đều sử dụng hệ điều hành Window 10, nó đã được nhà sản xuất tích hợp Paint 3D, app 3D view… Do đó, bạn hoàn toàn có thể ứng dụng chúng để dễ dàng xem được file STL.

Cách thứ hai: Đối với cách này bạn có thể sử dụng website trực tuyến để xem file STL. Bạn chỉ cần nhấp chuột vào OPEN FILE, sau đó chọn file STL.

Đối với Sketchup, đầu tiên bạn hãy tải plugin Import & Export STL. Tại Plugin này, bạn có thể xuất file Sketchup thành STL. Không những thế, bạn còn có thể Import file STL vào sketchup để chỉnh sửa.

Khi đã cài đặt thành công Plugin, bạn hãy mở file model cần xuất thành STL, sau đó vào menu File, nhấn chọn Export STL. (Hình bên dưới).

Bước tiếp theo, bạn hãy chọn đơn vị xuất (Export unit) là milimeters. Sau khi đã xuất file STL thành công, bạn hoàn toàn có thể sử dụng file này để in 3D.

Các phần mềm CAD dành riêng cho thiết kế sẽ giúp người dùng nắm được các phép đo một cách chính xác, cũng như mô hình hóa các vật thể rắn. Mặc dù phần mềm này không có chức năng in 3D nhưng nó có thể làm việc hiệu quả đối với các tệp STL. Vì vậy bạn có thể sử dụng một trong những phần mềm CAD như: FreeCAD, Blender và Sketchup.

Ngoài ra, các phần mềm chỉnh sửa lưới như MeshLab và MeshMixer được dùng với mục đích mô hình hóa, diễn hoạt rất thích hợp khi người dùng chỉnh sửa các tệp STL.

Như vậy, qua bài viết trên chúng tôi đã giúp các bạn có được câu trả lời cho câu hỏi file STL là gì, cũng như hướng dẫn cách xem và chỉnh sửa file STL đơn giản. Mong rằng với những thông tin hữu ích mà AIE chia sẻ ở trên có thể giúp độc giả bổ sung thêm kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

In 3D Là Gì? Xử Lý File Định Dạng Stl

{IN 3D LÀ GÌ?} Trên thế giới có nhiều công nghệ tạo mẫu nhanh khác nhau, nhưng tất cả đều sử dụng một quy trình gồm 5 bước cơ bản. Các bước thực hiện như sau:

Tạo mô hình CAD 3 chiều Chuyển đổi mô hình CAD sang định dạng STL Cắt file STL thành những tiết diện theo thứ tự trên trục Z Xây dựng mô hình (một) lớp trên đỉnh của lớp trước đó Làm sạch và hoàn thành vật thể

In 3d là gì?

Tạo mô hình CAD (CAD Model Creation): Trước tiên, đối tượng được mô hình hóa bằng cách sử dụng một thiết kế với sự trợ giúp của máy tính, lập mô hình khối rắn bằng các phần mềm như: Solidworks, ProE,.. Các nhà thiết kế có thể sử dụng một tập tin CAD có từ trước hoặc tạo mới theo mục đích tạo mẩu. Quá trình này giống hệt nhau đối với các loại kỹ thuật RP khác nhau.

Chuyển đổi sang định dạng STL (Conversion to STL format): Các phần mềm 3D khác nhau sử dụng thuật toán khác nhau để thể hiện vật thể rắn (Solid part), để thiết lập tính thống nhất – định dạng STL (stereolithography) đã được áp dụng như là tiêu chuẩn của ngành công nghiệp tạo mẫu nhanh. Định dạng này là quỹ tích của các mặt tam giác phẳng lắp ráp liên tục với nhau thể hiện bề mặt của vật thể trong không gian ba chiều. Do định dạng STL sử dụng các yếu tố mặt phẳng (planar triangles) nên nó không thể hiện bề mặt cong một cách chính xác. Tăng số lượng mặt tam giác có thể cải thiện độ mịn của bề mặt cong nhưng bù lại dung lượng file sẽ tăng. Các chi tiết lớn, phức tạp sẽ cần nhiều thời gian cho khâu tiền xử lý và xây dựng định dạng STL. Do đó, người thiết kế phải cân nhắc giữa yếu tố thời gian, dung lượng file và độ chính xác để có được một file STL hữu ích.

Xác định hướng đặt là quan trong với nhiều lý do: – Tính chất của mẫu tạo thành sẽ thay đổi tương đồng với phương hướng đặt để. Ví dụ: mẩu sẽ yếu hơn và ít chính xác hơn theo phương Z so với phương XY – Hướng đặt mô hình quyết định thời gian xây dựng mô hình. Vì thế nên đặt phương ngắn nhất của vật thể theo hướng Z của thiết bị để giảm số lượng các lớp do đó rút ngắn thời gian xây dựng mô hình. – Mổi lát cắt (layer) có bề dày dao động từ 0.016mm đến 0.7mm tùy theo công nghệ khác nhau. Hiện tại, công nghệ Polyjet của Objet/Stratasys có thể đạt bề dày lớp cắt 0.016mm Chương trình cũng đồng thời tạo ra một cấu trúc phụ trợ để hổ trợ các mô hình trong quá trình xây dựng (gọi là vật liệu support). Nó hổ trợ hữu ích cho các tính năng của mô hình như: phần nhô ra không chân (beam); lỗ hỗng bên trong và phần vách mỏng. Mổi nhà sản xuất máy Print 3D cung cấp độc quyền phần mềm của riêng mình.

Xây dựng mô hình (Layer by layer): đây là bước chủ đạo của quy trình tạo mẩu, nó sử dụng một trong những kỹ thuật khác nhau (RP techniques) (Sẽ mô tả chi tiết trong bài viết sau). Hệ thống xây dựng từng lớp vật liệu từ: polyme, dung dich nhựa lỏng, giấy, kim loại bột … Hầu hết là tự động, ít có sự can thiệp của con người.

Về 3D Smart Solutions

Ngôn Ngữ Lập Trình Plc Là Gì? #3 (Ladder, Fbd, Stl)

Ngôn ngữ lập trình là thuật ngữ dùng để nói đến việc con người sử dụng những ngôn ngữ mà PLC hiểu được để giao tiếp với nó, điều khiển nó hoạt động theo ý đồ mà người lập trình đề ra nhằm đáp ứng những yêu cầu trong thực tiễn. Các PLC trước kia được lập trình bằng kỹ thuật sử dụng các sơ đồ nối dây relay. Do đó không cần phải hướng dẫn nhiều cho các thợ điện, kỹ thuật viên, kỹ sư cách lập trình trên máy tính, nên đây cũng là kỹ thuật lập trình thông dụng cho PLC ngày nay.

Giả sử nguồn nối với đường dây bên trái HOT, gọi là dây nóng, bên phải là dây trung tính. Sơ đồ có 2 nhánh, mỗi nhánh là một tổ hợp các ngõ vào và ngõ ra. Nếu các ngõ vào đóng hoặc mở thì công suất sẽ chạy từ dây nóng qua các ngõ vào, kết hợp với dây trung tính cấp điện cho ngõ ra. Ngõ vào PLC có thể được kết nối với các cảm biến hoặc công tắc. Ngõ ra PLC sẽ nối với các thiết bị trung gian đóng ngắt các tải bên ngoài như đèn, động cơ.

Trong nhánh trên, công tắc A thường hở và B thường đóng, nghĩa là nếu A đóng và B mở thì dòng điện sẽ chạy qua công tắc A và B tác động đến ngõ ra X, các trạng thái khác của A và B sẽ làm X mất điện. Tương tự như vậy người đọc có thể giải thích tương tự cho hoạt động của nhánh bên dưới.

Có nhiều phương pháp lập trình PLC khác nhau. Một trong những kỹ thuật đó là sử dụng lệnh gợi nhớ. Các lệnh này xuất phát trực tiếp từ sơ đồ logic bậc thang và được nhập vào PLC bằng một thiết bị lập trình. Xét ví dụ phía dưới:

Các lệnh được đọc lần lượt từ trên xuống dưới. Dòng 00000 có lệnh LDN (input load not) cho ngõ vào 00001. Lệnh này xác định một ngõ vào nối với PLC, nếu nó mở thì sẽ tạo một giá trị 1, và ngược lại sẽ tạo giá trị 0.

Dòng tiếp theo 00001 sử dụng lệnh LD (input load) để xác định giá trị ngõ vào, nếu ngõ vào này mở thì tạo giá trị 0 và ngược lại sẽ tạo giá trị 1. Lệnh AND sử dụng lại 2 số được tạo ra bên trên, nếu chúng cùng bằng 1 thì sẽ tạo ra giá trị 1, còn có một ngõ vào bằng 0 thì tạo giá trị 0. Giá trị này sẽ thay thế cho 2 kết quả trên và lúc này chỉ còn một kết quả của lệnh AND được giữ lại.

Quá trình này sẽ lặp lại với các hàng 00003 và 00004, sau khi thực hiện xong sẽ có 3 số được lưu lại. Lệnh AND trong hàng 00005 sẽ AND kết quả của hàng 00003 và 00004, tạo ra 1 kết quả mới. Lệnh OR trong hàng 00006 sẽ OR kết quả của 2 lệnh AND ở các hàng trên. Lúc này chỉ còn 1 kết quả lưu lại. Lệnh ST (store ouput) trong hàng 00007 sẽ lưu lại kết quả sau cùng. Nếu kết quả này bằng 1 thì ngõ ra 00107 sẽ tác động, ngược lại ngõ ra này không tác động.

Chương trình logic bậc thang trong hình trên tương đương với chương trình gợi nhớ vừa phân tích trên. Thậm chí ngôn ngữ lập trình PLC bằng logic bậc thang thì nó có thể sẽ được chuyển về dạng gợi nhớ trước khi được PLC sử dụng.

Các loại PLC hỗ trợ nhiều loại lệnh khác nhau cho phép ta người lập trình sử dụng để giải quyết nhiều công việc tự động hóa. Việc lựa chọn ngôn ngữ nào để lập trình là tùy thuộc vào kinh nghiệm, khả năng và sở thích của từng người. Các ngôn ngữ lập trình PLC bao gồm:

Ngôn ngữ lập trình PLC Ladder Logic (LAD)

Ngôn ngữ LAD cho phép ta viết chương trình tương tự như mạch tương đương của sơ đồ nối dây mạch điện. Rất nhiều người lập trình và các nhân viên kỹ thuật chọn lựa sử dụng phương pháp này. Chương trình LAD cho phép CPU mô phỏng di chuyển của dòng điện từ nguồn, qua một loạt các điều kiện ngõ vào để tác động đến ngõ ra.

Các lệnh khác nhau được biểu diễn bằng các ký hiệu đồ họa, gồm có các dạng cơ bản:

Tiếp điểm: Biểu diễn các điều kiện logic ngõ vào, như các công tắc, nút nhấn, trạng thái của cảm biến… gồm (tiếp điểm thường đóng và thường hở)

Cuộn dây (coil): biểu diễn cho kết quả logic ngõ ra, như đèn, động cơ, cuộn dây của relay, …

Hộp (box): Biểu tượng cho các hàm khác nhau, nó hoạt động khi có dòng điện chạy đến hộp. Ví dụ ở hình trên, hộp (Mov_B) chỉ hoạt động khi tiếp điểm I2.1 thông ( tức là có dòng điện chạy qua tiếp điểm I2.1 cấp cho hộp box Mov_B. Các dạng hàm thường được biểu diễn bằng hộp box gồm các bộ đếm thời gian (Timer), bộ đếm (Counter) và các hàm toán học.. Cuộn dây và các hàm phải mắc đúng chiều toán học!

Các vấn đề chính cần quan tâm khi sử dụng ngôn ngữ LAD:

Ngôn ngữ lập trình PLC: LAD thích hợp cho người mới bắt đầu lập trình.

Biểu diễn đồ họa dễ hiểu và thông dụng hơn.

Luôn chuyển được từ dạng LAD sang STL.

Ngôn ngữ lập trình PLC FBD (Function Block Diagram)

Ngôn ngữ FBD cho phép ta xem các lệnh như là các hộp logic, tương tự như sơ đồ cổng logic. Không có các tiếp điểm và cuộn dây, nhưng sẽ có các hộp. Chương trình logic sẽ được tạo ra bằng việc kết nối các hộp, ngõ ra lệnh này sẽ tác động đến ngõ vào lệnh kia tạo thành chương trình điều khiển logic. Phương pháp kết nối này cho phép ta giải quyết được nhiều bài toán logic khác nhau. Luôn chuyển đổi từ chương trình FBD sang STL.

Ngôn ngữ lập trình PLC STL (Statement List)

Soạn thảo chương trình theo phương pháp STL cho phép ta viết chương trình điều khiển bằng các lệnh gợi nhớ. Nói chung soạn thảo bằng STL phù hợp cho người có kinh nghiệm lập trình và đã quen với PLC cũng như cách lập trình logic.

Soạn thảo bằng ngôn ngữ STL cũng cho phép ta tạo ra các chương trình mà các ngôn ngữ LAD và FBD không thực hiện được. Vì STL là cách lập trình theo ngôn ngữ tự nhiên của CPU, trong khi các phương pháp khác là lập trình đồ họa. Ví dụ viết chương trình theo ngôn ngữ STL như sau:

Chương trình này tương tự như lập trình bằng ngôn ngữ Assembler. CPU thực hiện chương trình bằng cách chạy các lệnh từ trên xuống dưới, rồi lặp lại. Các điểm chính cần quan tâm khi chọn ngôn ngữ lập trình STL:

Ngôn ngữ lập trình PLC: STL thích hợp cho những người lập trình kinh nghiệm

STL cho phép ta giải quyết các điều khiển phức tạp mà LAD và FBD không thực hiện được

STL chỉ thực hiện với tập lệnh SIMATIC

Có thể chuyển từ chương trình STL sang LAD và FBD nhưng ngược lại thì sẽ bị giới hạn.

File .Dll Là Gì ? Cách Mở File Dll

Xóa hoặc sửa đổi nội dung của tệp DLL có thể gây ra lỗi trong chương trình tham chiếu tệp. Vì lý do này, các tệp DLL thường không nên được mở hoặc chỉnh sửa. Tuy nhiên, nếu một ứng dụng cố gắng truy cập tệp DLL đã bị hỏng hoặc bị thiếu, chương trình đó sẽ không còn hoạt động. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần phải cài đặt lại chương trình hoặc tải xuống và cài đặt phiên bản mới của DLL.

chúng tôi – Thư viện MFC được yêu cầu bởi một số chương trình Windows được tạo bằng Visual C ++ 2005. Nếu bạn thiếu tệp này, bạn có thể cài đặt Gói có thể phân phối lại Microsoft Visual C ++ 2005 để cài đặt. Các chương trình sử dụng DLL này thường cài đặt nó bởi vì nó không được bao gồm trong Windows theo mặc định. Các DLL khác được cài đặt với gói bao gồm chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi và chúng tôi .

chúng tôi – Thư viện MFC được yêu cầu bởi một số chương trình Windows được tạo bằng Visual C ++ 2008. Nếu bạn thiếu tệp này, bạn có thể cài đặt Gói phân phối lại Microsoft Visual C ++ 2008 để cài đặt. Các chương trình sử dụng DLL này thường cài đặt nó bởi vì nó không được bao gồm trong Windows theo mặc định. Các DLL khác được cài đặt với gói bao gồm chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi và chúng tôi .

chúng tôi – Thư viện MFC được yêu cầu bởi một số chương trình Windows được tạo bằng Visual C ++ 2010. Nếu bạn thiếu tệp này, bạn có thể cài đặt Gói phân phối lại Microsoft Visual C ++ 2010 để cài đặt. Các chương trình sử dụng DLL này thường cài đặt nó bởi vì nó không được bao gồm trong Windows theo mặc định. Các DLL khác được cài đặt với gói bao gồm chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi , chúng tôi và chúng tôi .

Các chương trình mở tệp DLL

DLL-Files.com Client

Microsoft Windows

Microsoft Visual Studio 2019

Microsoft Visual FoxPro

Resource Hacker

7-Zip