Top 8 # Hà Từ Hán Việt Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Từ Hán Việt Là Gì? Những Từ Hán Việt Hay Và Ý Nghĩa

Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc). Các từ Hán Việt được ghi bằng chữ cái La tinh, phát âm phù hợp với mặt ngữ âm tiếng Việt. Tuy nhiên, khi phát âm từ Hán Việt, có thể thấy âm thanh gần giống với tiếng Trung Quốc.

Sự vay mượn của tiếng Việt giúp ngôn ngữ Việt Nam thêm phần phong phú, đồng thời vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong kho tằng từ Hán Việt, người ta đã nghiên cứu và phân loại thành 3 nhóm đó là từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt Hoá.

Từ Hán Việt cổ

Từ Hán Việt cổ là những từ có nguồn gốc khá lâu đời. Những từ này bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Nhà Đường. Những từ này có phát âm gần như giống hoàn toàn với tiếng Trung.

Từ Hán Việt

Những từ Hán Việt này ra đời sau giai đoạn mà từ Hán Việt cổ xuất hiện và được dùng. Những từ này có nguồn gốc từ giai đoạn thời nhà Đường cho tới đầu thế kỷ 10.

Từ Hán Việt Việt hoá

Các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên được xem là từ Hán Việt Việt Hoá. Những từ này có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác, nhưng vẫn dựa trên cơ sở âm điệu và ý nghĩa chữ Hán.

THIÊN: Trời; ĐỊA: Đất; CỬ: Cất; TỒN: Còn; TỬ: Con; TÔN: Cháu; LỤC: Sáu; TAM: Ba; GIA: Nhà; QUỐC: Nước; TIỀN: Trước; HẬU: Sau; NGƯU: Trâu; MÃ: Ngựa; CỰ: Cựa; NHA: Răng; VÔ: Chăng; HỮU: Có; KHUYỂN: Chó; DƯƠNG: Dê; QUY: Về; TẨU: Chạy; BÁI: Lạy; QUỴ: Quỳ; KHỨ: Đi; LAI: Lại; NỮ: Gái; NAM: Trai; QUAN: Mũ; TÚC: Đủ; ĐA: Nhiều; ÁI: Yêu; TĂNG: Ghét; THỨC: Biết; TRI: Hay; MỘC: Cây; CĂN: Rễ; DỊ: Dễ; NAN: Khôn (khó); CHỈ: Ngon; CAM: Ngọt; TRỤ: Cột; LƯƠNG: Rường; SÀNG: Giường; TỊCH: Chiếu; KHIẾM: Thiếu; DƯ: Thừa; CÚC: Cuốc; CHÚC: Đuốc; ĐĂNG: Đèn; THĂNG: Lên; GIÁNG: Xuống; ĐIỀN: Ruộng; TRẠCH: Nhà; LÃO: Già; ĐỒNG: Trẻ; TƯỚC: Sẻ (chim Sẻ) ; KÊ: Gà

Outsource là gì? Ưu nhược điểm của Outsource ? Có nên… Tôn trọng (respect) là gì? Ý nghĩa và vai trò của… Chân lý (Truth) là gì? Ý nghĩa của chân lý trong…

Hán Việt Và Việc “Việt Hóa” Từ Gốc Hán Để Tạo Thành Từ Hán Việt

HÁN VIỆT VÀ VIỆC “VIỆT HÓA” TỪ GỐC HÁN ĐỂ TẠO THÀNH TỪ HÁN VIỆT

* Ngô Thị Minh Nguyệt – K7 ĐHTH

1. Đặt vấn đề

Từ Hán Việt là một đề tài được bàn luận từ rất lâu nhưng luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng. Bởi lẽ, ngoài tư cách là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học thì đó còn là một hiện tượng liên qua đến việc giao tiếp hàng ngày vì thế được nhiều người quan tâm. Việc dùng từ Hán Việt như thế nào được gọi là đúng, thế nào là sai không phải là vấn đề đơn giản. Trong các nội dung được đem ra tranh luận về từ Hán Việt, không ít người thắc mắc sự sai lệch ngữ nghĩa của từ Hán nguyên gốc và từ Hán Việt. Liệu có phải ai thông thuộc tiếng Hán thì cũng biết cách sử dụng từ Hán Việt một cách chính xác hay không? Đó là vấn đề mà bài viết này muốn đề cập đến.

2.     Sự sai lệch giữa nghĩa tiếng Hán nguyên gốc và nghĩa từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một hiện tượng phức tạp. Nó là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai dân tộc Hán và Việt trong nhiều thế kỷ. Do những nguyên nhân lịch sử và địa lý đặc biệt, cuộc tiếp xúc ngôn ngữ của hai thứ tiếng này có những đặc trưng riêng khó tìm thấy ở các cuộc tiếp xúc ngôn ngữ khác. Bởi thế, tính chất, đặc điểm và cách sử dụng của từ Hán Việt cũng hoàn toàn khác với các loại từ cũng do tiếp xúc ngôn ngữ mà có, như: Hán – Nhật, Hán – Hàn, Hàn – Triều… Sự khác biệt ấy thể hiện trước hết ở phương diện, khối lượng từ Hán Việt trong kho từ vựng tiếng Việt là rất lớn (Theo các kết quả thống kê từ vựng học, trong một số phong cách chức năng, chẳng hạn, trong phong cách hành chính, số lượng từ Hán Việt lên tới 80 -85%). Thứ hai, quá trình xử lý các yếu tố gốc Hán (các từ gốc Hán) trong tiếng Việt cũng hoàn toàn khác với các ngôn ngữ khác trong vùng cùng có quan hệ tiếp xúc với tiếng Hán. Đây là những lý do khiến cho các nhà nghiên cứu không chỉ của Việt Nam mà ngay cả của Trung Quốc cũng phải thừa nhận: từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt. Nó là một loại từ ngữ đi vay mượn nhưng vay mượn không hoàn toàn.

Chẳng hạn, theo nghĩa tiếng Việt: từ “chung cư” là chỉ khu nhà bao gồm nhiều hộ dân sinh sống, bên trong chung cư bố trí các căn hộ khép kín cho các gia đình sinh sống. Theo nghĩa tiếng Hán: “chung cư” là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Giữa nghĩa tiếng Hán nguyên gốc và nghĩa tiếng Việt có sự khác nhau nhưng người Việt Nam vẫn luôn hiểu và dùng từ chung cư là khu nhà cho nhiều hộ dân sinh sống.

Từ Hán Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Có nhiều người hiểu rằng từ Hán Việt được sử dụng theo nghĩa tiếng Hán và được người Việt mượn để dùng. Thực tế, đây là một cách hiểu máy móc. Khi xem xét nghĩa của từ Hán Việt, chúng ta không thể rập khuôn theo kiểu đối chiếu với nghĩa của từ Hán nguyên gốc. Đây là việc làm có phần cứng nhắc, dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo linh hoạt của người Việt Nam. Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt. Có nghĩa là, chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Có thể dẫn ra vô số trường hợp để nói về điều này. Chẳng hạn, từ “hy sinh” trong tiếng Hán có nghĩa chỉ con vật dùng tế trời hoặc thần linh. Nhưng khi vào tiếng Việt, nó lại có ý nghĩa là  “chết vì một lý tưởng cao cả” hay “tự nguyện nhận về phần mình những thiệt thòi mất mát vì lợi ích chung của cộng đồng” (ví dụ: Các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc.). Từ “khôi ngô”, từ Hán có nghĩa “to lớn”, còn từ Hán Việt lại có nghĩa “thông minh”. Khi mượn, ngôn ngữ đi vay mượn có thể thay đổi theo quy ước của mình để sử dụng cho phù hợp chứ không nhất thiết phải sử dụng nguyên xi.

3. Cách Việt hóa các từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt

Người Việt đã Việt hóa các từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt chủ yếu theo 3 con đường sau đây:

3.1. Thay đổi kết cấu

Phổ biến nhất là xu hướng rút gọn hàng loạt từ ghép thành từ đơn: văn (văn chương, văn học), lệnh (mệnh lệnh), đảm (đảm đương),hạn (kỳ hạn), điệu (yểu điệu), nghiệt (khắc nghiệt)… Không chỉ rút gọn, người Việt còn phát triển thành từ ghép Việt Nam theo công thức: từ Việt + từ Hán. Ví dụ: cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động…

Ngay cả những từ ghép mang gốc Hán hoàn toàn, khi trở thành từ Hán Việt thì đã đảo vị trí. Ví dụ: náo nhiệt (Hán: nhiệt náo), di chuyển (Hán: chuyển di), tố cáo (Hán: cáo tố), phóng thích (Hán: thích phóng)…

Bên cạn đó, còn có những từ ghép hoàn toàn mang gốc Hán, song người Việt thay hẳn một yếu tố nào đấy để dùng riêng: họa sĩ(Việt) – họa sư/họa công (Hán); tường tận – tường tế… Thậm chí, những kết cấu ngôn ngữ Hán rất ổn định, rất bền vững là thành ngữ, thì cũng phải thay đổi lúc trở thành thành ngữ Hán Việt. Những từ nằm trong ngoặc đơn ở các thí dụ sau là gốc Hán: tác oai tác quái (tác uy tác phúc), khẩu Phật tâm xà (Phật khẩu xà tâm), du thủ du thực (du thủ hiếu nhàn), thập tử nhất sinh (cửu tử nhất sinh), an phận thủ thường (an phận thủ kỹ), thượng lộ bình an (nhất lộ bình an)…

3.2. Thay đổi ngữ nghĩa

Với những từ ghép đa nghĩa, người Việt chỉ chọn một số ý nghĩa nào đấy mà thôi. Chẳng hạn từphù phiếm, ta chỉ dùng nghĩa bóng là “không thiết thực” mà không dùng nghĩa đen là “ngồi thuyền dạo chơi”. Nhiều trường hợp, khi vay mượn từ gốc Hán, người Việt chủ động phát triển thêm một vài nghĩa không có trong tiếng Hán. Từ Hánđinh ninhvốn có nghĩa “dặn dò”, lúc trở thành từ Hán Việt thì có thêm nghĩa mới là “yên trí”. Hoặc từbồi hồivốn có nghĩa “đi đi lại lại”, người Việt còn hiểu là “bồn chồn, lòng dạ không yên”.

Ngoài ra, khi mượn từ gố Hán, người Việt còn thay đổi hoàn toàn ý nghĩa: hình thức vay mượn, song ý nghĩa lại khác hoàn toàn. Như từ mê ly, từ Hán có nghĩa “mơ hồ, không rõ”, từ Hán Việt có nghĩa “rất hay, rất hấp dẫn”. Hoặclẫm liệt, từ Hán có nghĩa là “rét mướt”, từ Hán Việt có nghĩa “oai phong”.    

3.3. Thay đổi màu sắc tu từ

Thông thường, với hai từ đồng nghĩa (một từ Hán Việt và một từ thuần Việt), thì dùng từ Hán Việt mang tính trịnh trọng hơn, hoặc văn hoa hơn. Chẳng hạn: trường thọ/sống lâu; từ trần/chết; phụ nữ/đàn bà; nhi đồng/trẻ em; phu nhân/vợ; mẫu tử/mẹ con; …

Tuy nhiên, có những từ Hán Việt lại mang màu sắc tu từ trái ngược so với từ gốc Hán. Ví dụ: Dã tâmtrong tiếng Hán chỉ mang nghĩa “tham vọng”, song biến thành từ Hán – Việt thì có nghĩa “lòng dạ hiểm độc”. Đáo để vốn có nghĩa “đến tận đáy”, “đến cùng”, song trong ngôn ngữ Việt Nam lại là “riết róng, đanh đá”. Thủ đoạntiếng Hán có nghĩa “phương pháp, kỹ pháp”, song đối với chúng ta thì đây là từ chỉ “mưu mẹo, mánh khóe” theo nghĩa xấu.

4. Kết luận

Từ Hán Việt là một bộ phận đặc biệt hợp thành nên ngôn ngữ tiếng Việt. Bằng sự vay mượn mang tính sáng tạo Việt hóa gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt đã, đang và sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ của dân tộc.

          Ngôn ngữ suy cho cùng là để phục vụ cho quá trình giao tiếp, dù sử dụng với ý nghĩa gì thì mục đích cuối cùng cũng là để cho đối tượng giao tiếp hiểu vấn đề mà người giao tiếp muốn truyền tải. Ngôn ngữ chỉ có ý nghĩa khi được mọi người trong cộng đồng đó sử dụng và chấp nhận. Vậy thiết nghĩ, nếu từ Hán Việt sử dụng theo nghĩa nguyên gốc tiếng Hán nhưng người Việt không hiểu, không sử dụng và không chấp nhận thì ngôn ngữ đó còn có ý nghĩa gì nữa? Cách sử dụng từ Hán Việt của người Việt Nam chính là sự Việt hóa từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt. Đây chính là sự tiếp thu văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng một cách có chọn lọc theo cách hòa nhập nhưng không hòa tan để giữ gìn, sáng tạo và phát huy ngôn ngữ của dân tộc mình.

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Tài Cẩn (2001). Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Thiện Giáp (1996). Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giaos dục.

3. Ngôn ngữ Việt Nam (2013). Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức.

4. Võ Ngân Vương (2012). Từ Hán Việt – Những khía cạnh Việt hóa, Tạp chí tài hoa trẻ.

5.https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t

6.     https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AF 

Thuật Ngữ Từ Hán Việt Là Gì

1. Quá trình tiếp xúc giữa tiếng Việt và tiếng Hán:

Các nhà nghiên cứu tiếng Việt ngày nay ai cũng nhắc đến những từ Việt gốc Hán, nhưng những định nghĩa và giới thuyết về lớp từ này vẫn chưa phải đã hoàn toàn được thống nhất. Lúc đầu nhiều người cho rằng từ Việt gốc Hán chỉ bao gồm các từ Hán-Việt.

Một thực tế mà ai cũng phải thừa nhận là giữa người Việt và người Hán đã có sự tiếp xúc về văn hóa và ngôn ngữ từ lâu đời, từ khoảng hai ngàn năm trước.Do đó, nhìn chung, từ Việt gốc Hán là một hiện tượng đa dạng và phức tạp. Có thể phân các giai đoạn tiếp nhận ấy ra làm hai thời kì lớn:

a/- Giai đoạn trước đời Ðường:

Ngay từ đầu công nguyên, từ khi có sự đô hộ phương bắc, tiếng Hán đã được sử dụng ở Giao Châu với tư cách một sinh ngữ. Người Hán muốn đồng hóa tiếng nói của dân tộc Việt, nhưng tiếng Việt đã có một cơ sở vững vàng từ trước, đến giai đoạn này nó vẫn tiếp tục được kế thừa và tồn tại. Vì vậy, tuy trải qua hàng ngàn năm, người Việt chỉ tiếp nhận lẻ tẻ một số từ Hán thường dùng để lấp đầy vào chỗ thiếu hụt trong tiếng Việt như: buồng, buồn, muộn, mây, muỗi, đục, đuốc…Những từ được tiếp nhận giai đoạn này được gọi là những từ tiền Hán- Việt hay từ Hán cổ.

b/-Giai đoạn từ đời Ðường trở về sau:

Vào khoảng đời Ðường, người Hán đã mở nhiều trường học ở Giao Châu, các thư tịch Hán thuộc đủ các loại được truyền bá rộng rãi. Trước đó, một số thiền sư ấn Ðộ và người Hán cũng truyền giáo ở Giao Châu, một số kinh phật đã được dịch sang chữ Hán cũng được truyền sang Giao Châu.Qua thư tịch, lớp từ văn hóa biểu thị những khái niệm trưù tượng của các phái Nho, Phật, Lão trong tiếng Hán đã được được người Việt vay mượn có tính chất đồng loạt, hệ thống kèm theo sự cải biến về mặt ngữ âm và ý nghĩa để lấp đầy vào khoảng thiếu hụt trong ngôn ngữ của mình.Những từ tiếp nhận ở giai đoạn này được gọi là từ Hán-Việt .

Sau khi âm Hán-Việt đã được hình thành, trong tiếng Việt vẫn diễn ra sự biến đổi ngữ âm. Những biến đổi này có thể tác động vào một bộ phận từ Hán-Việt, nhất là những từ thuộc phạm vi sinh hoạt hằng ngày, làm cho những từ này mang những nét mới về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách, khác với những từ Hán-Việt trước đây. Những từ này được gọi là từ Hán-Việt Việt hoá.

Như vậy kết hợp tiêu chí thời gian hình thành với tiêu chí hình thức ngữ âm và phong cách có thể phân những từ gốc Hán ra làm ba loại: Từ tiền Hán-Việt, từ Hán-Việt, từ Hán-Việt Việt hóa.

3.2.Tình hình vay mượn từ tiền Hán-Việt.

Từ tiền Hán-Việt là những từ gốc Hán được dân tộc ta tiếp nhận từ trước đời Ðường.

Từ đời Hán cho đến đời Ðường, tiếng Hán đã trải qua hai giai đoạn lớn (Thời kì âm Hán thượng cổ và thời kì âm Hán trung cổ), do đó ngữ âm của tiếng Hán biến đổi và phát triển khá nhiều. Sự biến đổi này có tác động lớn lao đến hệ thống ngữ âm từ gốc Hán trong tiếng Việt, bởi vì những từ Hán – Việt cổ đọc theo âm Hán Thượng cổ, những từ Hán – Việt lại dựa vào âm Hán trung cổ. Dựa vào thành quả nghiên cứu về âm Hán Thượng cổ, đối chiếu với những từ gốc Hán ở Việt Nam, những người có vốn Hán ngữ có thể xác định được những từ nào thuộc về lớp từ Hán-Việt cổ.

Về mặt ngữ âm, có thể hình dung lại quá trình biến đổi từ âm Hán Thượng cổ sang âm Hán-Việt cổ như sau: Trước thế kỉ thứ X trong hệ thống âm đầu tiếng Việt còn chưa có âm hữu thanh, vì vậy âm Hán-Việt cổ lúc đầu cũng mang âm đầu vô thanh, về sau chúng mới hữu thanh hóa. Như vậy những từ có âm đầu hữu thanh trong tiếng Việt ở thời kì ban đầu này chính là những từ gốc Hán.

Xét về mặt nội dung và phong cách, các từ Hán-Việt cổ do du nhập vào tiếng Việt từ rất sớm, tuyệt đại là những từ đơn âm tiết có đầy đủ hai mặt hình ảnh âm thanh và ý nghĩa, nên đã được Việt hoá rất sâu, có khả năng vận hành độc lập trong tiếng Việt và có một vị trí không khác gì những từ gốc Môn-Khme và gốc Tày-Thái trong tiếng Việt, vì vậy cho nên trong thực tế lâu nay nó vẫn được coi là những từ Việt. Theo quan điểm đồng đại, dựa vào chức năng và giá trị sử dụng, nhiều tác giả xem chúng là từ thuần Việt.

3.3. Từ Hán-Việt.

Từ Hán-Việt là những từ gốc Hán đời Ðường-Tống được biến đổi theo quy luật ngữ âm tiếng Việt. Do thông qua con đường sách vở là chủ yếu, những từ Hán-Việt được hình thành một cách có hệ thống, biểu đạt những khái niệm cần thiết cho việc giao tế lúc đó, nhất là trong ngôn ngữ viết. Xét về mặt nội dung, có thể thấy từ Hán Việt được sử dụng để biểu đạt những khái niệm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, khoa học, tôn giáo, v.v… Ví dụ:

– Chính trị: hoàng thượng, thượng, thượng đế, chế độ, chiếm đoạt, xung đột, chính thống, triều đình, …

– Văn hóa: khoa cử, văn chương, giảng giải, hiền triết,…

– Giáo dục: tú tài, cử nhăn, tiến sĩ, trạng nguyên, thám hoa,…

– Tôn giáo: Phật, nát bàn, hòa thượng, giáng thế, thiên đường,…

– Quân sự: chiến trường, giáp trận, xung đột, chỉ huy, ác chiến,.

– Tư pháp: Nguyên cáo, bị cáo, xử lí, tố cáo, án sát, ân xá,…

– Y học: thương tích, thương hàn, chướng khí, tiêm nhiễm,…

– Kinh tế: thương mại, thương khách, công nghiệp, thương nghiệp,…

Về mặt ngữ âm, có thể miêu tả quá trình hình thành ra âm Hán-Việt thành mấy điểm sau:

Về mặt phụ âm đầu: Trong tiếng Hán Trung cổ ở các thế kỉ VIII, IX có tất cả 41 âm đầu, trong đó có nhiều âm hữu thanh và âm tắc-xát, trong khi đó ở tiếng Việt thế kỉ X chỉ có 20 âm đầu, lại không có âm hữu thanh và âm tắc-xát, do đó, ở bước đầu tiên, các âm hữu thanh trong tiếng Hán phải chuyển thành âm vô thanh trong Hán-Việt và các âm đầu tắc-xát Hán phải chuyển thành tắc hay xát trong Hán-Việt. Kết quả là 41 âm đầu trong tiếng Hán Trung cổ nhập lại thành 20 âm đầu trong cách đọc Hán-Việt buổi đầu. Ðể bù lại và giữ thế cân bằng sẽ có sự bổ sung về thanh điệu. Các âm đầu vô thanh Hán sang vô thanh Hán-Việt sẽ có các thanh điệu bổng. Các âm đầu hữu thanh Hán sang vô thanh Hán-Việt sẽ có các thanh điệu trầm. Ngoài ra, trong nội bộ tiếng Việt cũng diễn ra sự biến đổi ngữ âm. Một số âm đầu vô thanh lại hữu thanh hóa, một số âm đầu khác được xát hóa hoặc tắc hóa: p > b; t > đ; s > t ; kj.>gi. Cuối cùng là ta có diện mạo hệ thống âm đầu từ Hán-Việt như ngày nay.

Về phần vần, cũng có những biến đổi đều đặn từ âm Hán Trung cổ sang âm Hán-Việt.

Chọn hệ thống ngữ âm Hán -Việt làm trung điểm để khảo sát hệ thống ngữ âm của những từ vay mượn gốc Hán ở các thời kì, có thể thấy đặc điểm ngữ âm của những từ vay mượn ở hai thời kì này như sau:

THV HV THV HV

Thông qua cứ liệu thống kê trên, ta có thể rút ra một số đặc điểm ngữ âm của hai thời kì này:

-Có sự đối lập giữa âm hữu thanh và âm vô thanh giữa hai thời kì. Cụ thể:

+ Sự dối lập giữà / b / và / f /

Thí dụ: buồng – phòng; buông – phóng; bùa – phù.

+Sự đối lập giữa / m / và / v /.

Thí dụ: mùa -vụ; múa- vũ; muộn- vãn.

+Sự đối lập giữa / d/ và / tr /.

Thí dụ: đục -trọc , đuổi -truy ; đúng -trúng.

+Sự đối lập giữa / ia / và / i /.

Thí dụ: bia- bi ; lìa- li ; bìa- bì.

+ Sự đối lập giữa / ô / và / a / khi không đứng sau / / i / ngắn.

Thí dụ : nôm, nồm – nam, nộp- nạp, hộp – hạp.

+ Sự đối lập của /ă/ ngắn và /i/ khi đứng trước /ng/ và /k/ .

Thí dụ: tanh- tinh ; sanh – sinh.

+ Sự đối lập giữa / e / và / a / hay / ie /.

Thí dụ: kén- kiển ; quen- quán ; khoe- khoa ; phen- phiên; sen -liên.

+ Sự đối lập giữa / o / và / wo /.

Thí dụ: hòn- hoàn.

+ Sự đối lập giữa / ua / và / u /.

Thí dụ: chúa – chủ ; múa- vũ .

+ Sự đối lập giữa / ưa / và / ư /.

Thí dụ: lừa – lư ; chứa – trữ ; tựa – tự.

+ Sự đối lập giữa / ơ / , / ai / , / ơi / , / âi / và / i /.

Thí dụ: cờ- kì; thơ- thi ; mày- mi ; dời -di; vây – vi.

Vay mượn là một hiện tượng tất yếu trong quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các dân tộc. Có một điều đáng nói là thái độ tích cực, chủ động của người Việt trong quá trình tiếp thu những từ ngữ của tiếng nước ngoài. Những từ ngữ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt chẳng những biến đổi it nhiều về hình thức ngữ âm như vừa nêu mà còn có những cải biến về mặt ý nghĩa. ý nghĩa có thể được biến đổi theo nhiều hướng.

– Mở rộng ý nghĩa của từ Hán. Thí dụ:

Từ khám trong tiếng Hán có một nghĩa xem xét, khi đi vào tiếng Việt nó thêm nhiều nghĩa mới như xét, lục, khám, soát.

Từ thủ trong tiếng Hán có 2 nghĩa: 1/. Phần trên cơ thể của người (thủ cấp). 2/. Ðứng trước hết (thủ khoa, thủ lĩnh). Sang tiếng Việt, ngoài hai nghĩa trên, phát sinh thêm một nghĩa mới là phần trên của cơ thể gia súc ( thủ lợn, thủ bò).

– Thu hẹp nghĩa của từ Hán. Việc thu hẹp nghĩa có thể diễn ra dưới nhiều hình thức.

a). Giảm bớt các nghĩa được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:

Trong tiếng Hán từ nhất có mười hai nghĩa, khi đi vào tiếng Việt nó chỉ được sử dụng có hai nghĩa : số thứ tự và đều hay cùng.

Từ phong trào trong tiếng Hán có ba nghĩa: 1- Hướng gió và cữ thủy triều. 2- Gió lốc, gió xoáy giữa biển khơi.3- Sự việc diễn ra sôi nổi trong một thời kì nhất định. Khi đi vào tiếng Việt , chỉ có nghĩa 3- được giữ lại.

b). Chỉ bảo lưu nghĩa của một trong hai thành tố của từ được sử dụng trong tiếng Hán. Thí dụ:

Ðột ngột trong tiếng Hán có nghĩa là cao chót vót, cao ngất một mình, trong đó đột có nghĩa là bất chợt, ngột có nghĩa là cao mà phẳng. Trong tiếng Việt, chỉ có nghĩa của đột được giữ lại để chỉ sự bất ngờ, không có dấu hiệu gì báo trước.

c). Chỉ sử dụng nghĩa của tiếng Hán theo nghĩa hẹp. Thí dụ:

Tiêu hóa trong tiếng Hán có nghĩa là tiêu tan vật chất hóa ra chất khác. Thí dụ như chất đặc nấu chảy ra chất lỏng…Nói chung, có thể dùng cho mọi quá trình biến đổi của vật chất. Trong tiếng Việt, tiêu hóa chỉ được sử dụng để chỉ quá trình biến thức ăn thành chất nuôi dưỡng cơ thể của người và động vật.

– Chuyển sang nghĩa hoàn toàn mới. Thí dụ:

Từ ngoại ô trong tiếng Hán có nghĩa là cái bờ thành nhỏ đắp bằng đất để ngăn trộm cướp. Trong tiếng Việt ngoại ô chỉ khu vực bên ngoài thành phố.

Phương phi trong tiếng Hán có nghĩa là hoa cỏ thơm tho; trong tiếng Việt có nghĩa là béo tốt.

Khôi ngô trong tiếng Hán có nghĩa là cao to; trong tiếngViệt có nghĩa là mặt mũi sáng sủa, dễ coi.

Bồi hồi trong tiếng Hán có nghĩa là đi đi lại lại; trong tiếng Việt có nghĩa là trạng thái tâm lí bồn chồn, xúc động.

Kĩ lưỡng trong tiếng Hán có nghĩa là khéo léo, trong tiếng Việt có nghĩa là cẩn thận.

Ðáo để trong tiếng Hán có nghĩa là đến đáy, trong tiếng Việt có nghĩa là quá quắt trong đối xử, không chịu ở thế kém đối với bất cứ ai.

– Thay đổi sắc thái biểu cảm. Thí dụ:

Trong tiếng Hán , từ thủ đoạn có nghĩa là tài lược, mưu cơ. Trong tiếng Việt thủ đoạn mang nghĩa xấu, tương đương với cách thức lừa bịp. Phụ nữ, nhi đồng trong tiếng Hán mang sắc thái trung tính, sang tiếng Việt nó diễn đạt khái niệm mang sắc thái dương tính .

Sự thay đổi sắc thái biểu cảm có thể gắn liền với sự thay đổi các nét nghĩa trong ý nghĩa biểu niệm. Thí dụ:

Tiểu tâm trong tiếng Hán có nghĩa là cẩn thận, chú ý ( sắc thái dương tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là lòng dạ nhỏ mọn, hẹp hòi (sắc thái âm tính).

Lợi dụng trong tiếng Hán có nghĩa là đồ vật tiện dùng hay sử dụng đồ vật sao cho có lợi (trung tính). Trong tiếng Việt có nghĩa là dựa vào điều kiện thuận lợi nào đó để mưu cầu quyền lợi riêng không chính đáng ( sắc thái âm tính)

Về mặt phong cách, từ tiền Hán-Việt do được du nhập sớm nên hầu hết có nội dung biểu đạt những khái niệm cụ thể và được Việt hoá rất sâu ( như: buồng, bình, đục, đuốc mây, mùa, mù, đúng,…). Từ Hán-Việt do được du nhập muộn hơn, khi tiếng Việt đã có những từ biểu thị các sự vật cụ thể thuộc nền văn minh vật chất, cho nên phần lớn chúng được sử dụng để biểu thị những khái niệm trừu tượng thuộc lớp từ văn hóa và được Việt hóa chưa sâu. Trong tiếng Việt chúng mất khả năng sử dụng độc lập, chỉ được sử dụng với tư cách như những yếu tố cấu tạo từ. So sánh từ cỏ và thảo, miệng và khẩu, mặt và nhan…có thể thấy rõ điều đó. Do đó, để hiểu được từ Hán-Việt , người Việt thường đặt nó vào trong các chùm quan hệ. Thí dụ:

Thảo > thảo mộc, thu thảo, thảo đường, thảo khấu, thảo dã,…

Hòa > hòa hiếu, hòa bình, bất hòa, hòa hoãn, hiền hoà,…

Về mặt cấu tạo, từ đa tiết Hán-Việt do phần lớn là mượn từ tiếng Hán nên được cấu tạo theo ngữ pháp Hán. Trong các kết cấu chính phụ, yếu tố phụ bao giờ cũng được đặt trước. Thí dụ:

+ Ðịnh tố + danh từ. Thí dụ : chính phủ, thủ pháp, thiên tử. thủy điện, ngoại quốc, độc giả, …

+ Bổ tố + động từ. Thí dụ: cưỡng đoạt, độc lập, độc tấu, bi quan, ngoại lai, lạm dụng, kí sinh,…

Một số lớn từ Hán-Việt cũng được cấu tạo theo kết cấu đẳng lập.Thí dụ:

+Danh từ +danh từ. Thí dụ: mô phạm, quy củ, nhân dân, phụ nữ, thư tịch, quốc gia,…

+Tính từ +tính từ. Thí dụ: hạnh phúc, phú quý, khổ sở, cơ hàn, phong phú, trang nghiêm thích hợp,…

+Ðộng từ +động từ . Thí dụ: tiếp nhận, tàn sát, chiến đấu, thương vong, đả phá, giáo dưỡng,…

Có điều cần chú ý là những từ Hán-Việt kiểu này ít có thể đảo vị trí giữa các yếu tố như những từ thuần Việt .

Ngoài ra trên cơ sở những yếu tố Hán-Việt này, hàng loạt những từ mới sau đó đã được tạo ra. Người Việt có thể kết hợp yếu tố Hán-Việt với yếu tố thuần Việt để tạo ra từ mới. Thí dụ: binh lính, cướp đoạt, đói khổ, súng trường, kẻ địch, tàu hoả,…

3.4. Từ Hán Việt hóa.

Từ Hán Việt Việt hóa là những từ được hình thành trên cơ sở sự biến đổi về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách của những từ Hán-Việt. So với những từ Hán-Việt, những từ Hán Việt Việt hóa mang ý nghĩa cụ thể hơn. So sánh: can và gan, đình và dừng , hoạvà vẽ.

Có thể nhận thấy sự biến đổi ngữ âm từ âm Hán-Việt sang âm Hán-Việt Việt hoá như sau:

Biến đổi k > g

Biến đổi đ > d.

Biến đổi b > v.

Biến đổi h, w > v .

Biến đổi s > th .

– Về phần vần.

Những nguyên âm hẹp có khuynh hướng chuyển sang các nguyên âm rộng. Cụ thể, âm /i/ > /e/ , /iê/ > /ê/ , /ê/ > /e/ ,…

Chú ý: Từ Hán-Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa được hình thành từ hai điểm xuất phát khác nhau và ở vào hai thời điểm khác nhau nên không thể có hiện tượng một từ Hán vừa có âm Hán-Việt cổ, lại vừa có âm Hán-Việt Việt hóa. Như vậy là ở Việt Nam, chỉ xảy ra hiện tượng song tồn giữa a/. Từ Hán-Việt cổ và từ Hán-Việt. b/. Từ Hán-Việt và Hán-Việt Việt hóa.

Các từ Hán-Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa có đặc điểm chung là đã được Việt hóa hoàn toàn về các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và phong cách, giống với từ gốc bản địa, chúng có thể hoạt động độc lập trong việc cấu tạo từ và câu. Chính vì vậy có tác giả xếp chúng vào cùng một loại từ gốc Hán không đọc theo âm Hán-Việt hay từ thuần Việt.

Tóm lại, những từ gốc Hán trong tiếng Việt chiếm số lượng rất lớn và giữ vai trò quan trọng trong việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng đúng chỗ, đúng lúc mới có thể phát huy được tác dụng to lớn của chúng.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Soạn Bài: Từ Hán Việt

Soạn bài: Từ hán việt

I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

1. Các tiếng:

– Nam: nước Nam

– quốc: quốc gia, đất nước

– sơn: núi

– hà: sông

Từ có thể đứng độc lập là từ Nam có thể tạo thành câu.

Các từ còn lại cần phải kết hợp với các từ khác nữa

2. Tiếng thiên trong thiên niên kỉ, thiên lí mã: có nghĩa là ngàn/nghìn

– Tiếng thiên trong thiên đô về Thăng Long: là dời chuyển

II. Từ ghép Hán Việt

1. Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

2. Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

b, Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ, có trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt. Tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

III. Luyện tập

Bài 1 (trang 70 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Hoa ( hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây, thường có hương thơm, màu sắc

Hoa (hoa mĩ, hoa lệ): đẹp, tuyệt đẹp

– Tham: (tham vọng, tham lam): ham thích một cách quá đáng không biết chán

– Tham (tham gia, tham chiến): dự vào, góp phần vào

– Gia (gia chủ, gia súc): nhà

– Gia (gia vị): thêm vào

– phi ( phi công, phi đội): bay

– phi (phi pháp, phi pháp): trái, không phải

– phi (vương phi, cung phi): vợ vua, chúa

Bài 2 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Quốc (nước): quốc gia, quốc thể, quốc ngữ

– Sơn (núi): sơn thủy, sơn cước, sơn tặc

– Cư (ở): chung cư, ngụ cư, định cư, di cư

– Bại (thua): Thất bại, thành bại, đại bại

Bài 3 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)

– Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa

– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

Bài 4 (trang 71 sgk ngữ văn 7 tập 1)

Những từ ghép chính phụ có:

– Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau:

Nhật thực, nhật báo, mĩ nhân, đại dương, phi cơ

– Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau:

Phóng đại, chỉ dẫn, ái quốc, hữu hiệu, vô hình

Các bài soạn văn lớp 7 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn lớp 7 | Soạn bài lớp 7 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Để học tốt ngữ văn 7 và bám sát nội dung sgk Ngữ văn 7 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.