Top 12 # Hệ Máu Abo Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Hệ Thống Nhóm Máu Abo

Hệ thống nhóm máu ABO (a-bê-ô) là tên của một hệ thống nhóm máu của người do sự tồn tại của kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu.,

Tên của thuật ngữ này trong tiếng Anh là “ABO blood group system” (hệ thống nhóm máu ABO), tiếng Pháp là “système ABO” (hệ ABO) v.v đều dùng chỉ tập hợp các loại máu ở người có kháng nguyên (antigens) A, B hay cả hai (AB) hoặc không có (O) ở mặt ngoài của tế bào hồng cầu (hình 1). Tên tắt thường dùng của thuật ngữ này là máu ABO (ABO blood).

Nhóm máu ABO được phát hiện và xác nhận rõ đầu tiên rõ nhờ bác sĩ người Áo là Karl Landsteiner (Kac Lan-xơ-tê-nơ) ở Viện Giải phẫu bệnh lý của Đại học Viên (nay là Đại học Y khoa Vienna thuộc Áo). Năm 1900, ông phát hiện ra rằng một số mẫu máu của người mà trộn với nhau in vitro (trong ống nghiệm) sẽ biến đổi khác hẳn, thậm chí khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ thấy hồng cầu dính với nhau. Điều này giải thích vì sao nhiều thày thuốc đã từng lấy máu của người này truyền cho người khác để cứu chữa thì lại làm cho người cần cứu bị chết (xem minh hoạ ở hình 2).

Các nghiên cứu tiếp theo của ông xác định có ít nhất ba loại máu khác nhau ở người (ông gọi là loại máu A, B và C), đồng thời giải thích rằng hồng cầu (RBC) và huyết thanh chứa chúng có liên quan đến nhau rất chặt chẽ. Nếu ở hồng cầu có “dấu hiệu” (sau này gọi là kháng nguyên) không phù hợp với “dấu hiệu” (sau này gọi là kháng thể) trong huyết thanh, thì sẽ bị kết dính với nhau, vón thành “cục”. Ông gọi đó là A và B, còn nếu không có thì gọi là C.

Năm 1910, Ludwik Hirszfeld và Emil Freiherr von Dungern đề xuất kí hiệu 0 (số không) hay O thay cho nhóm C, bởi do từ tiếng Đức “Ohne” nghĩa là “không có”. Sau đó, nhóm AB được Sturli và von Decastello phát hiện là nhóm máu có cả “dấu hiệu” A và B.,

Từ đó, tên gọi nhóm máu ABO (tên ghép của 3 kí hiệu trên) ra đời và tồn tại đến ngày nay.

Tuy hiện nay, người ta đã phát hiện ở người có gần 40 hệ thống nhóm máu khác nhau (xem nhóm máu), nhưng hệ thống ABO là quan trọng bậc nhất khi thực hiện truyền máu ở người.

Bề mặt hồng cầu người thường có hai loại kháng nguyên chính là kháng nguyên A và kháng nguyên B. Còn trong huyết tương, thì có thể có hai loại kháng thể chính: kháng thể A và kháng thể B. (Xem chi tiết ở trang Miễn dịch nếu chưa rõ về kháng nguyên và kháng thể cùng phản ứng miễn dịch).

Người nào khoẻ mạnh, bình thường:

Nếu có kháng nguyên A trên hồng cầu thì có kháng thể B trong huyết tương, sẽ thuộc nhóm máu A.

Nếu có kháng nguyên B trên hồng cầu thì có kháng thể A trong huyết tương, thì thuộc nhóm máu B.

Nếu hồng cầu có cả kháng nguyên A và B trên bề mặt, thì trong huyết tương lại không có kháng thể nào, sẽ thuộc nhóm máu AB.

Nếu bề mặt hồng cầu không có loại kháng nguyên nào cả, thì trong huyết tương lại có cả hai loại kháng thể, sẽ thuộc nhóm máu O.

Do đó, máu nhóm A hoà lẫn với máu nhóm B, thì kháng thể B sẽ gắn vào kháng nguyên A vì phản ứng miễn dịch làm cho máu đó coi nó như “kẻ thù”; đồng thời, kháng thể A cũng sẽ gắn vào kháng nguyên B để tiêu diệt. Do đó, cả hai loại hồng cầu ở đó đều bị kết dính với nhau, máu vón lại. Kết quả của cuộc “tàn sát” này – nếu diễn ra trong cơ thể – là gây tắc mạch và thường nguy hiểm đến tính mạng.,

Cơ chế này mô tả tóm tắt ở hình 3.

Các kháng nguyên A và B có bản chất là prôtêin kết hợp với cacbôhyđrat. Trong Di truyền học cổ điển, gen quy định kháng nguyên này là gen đơn do lô-cut gen có 3 alen là , và i. Ký hiệu “i” là viết tắt từ isoagglutinogen, một thuật ngữ cũng dùng để chỉ kháng nguyên. Trong 3 alen này, thì IA và IB là các alen đồng trội, còn alen i là gen lặn so với cả hai alen kia. Do đó:

Nếu người có kiểu gen IAIA hoặc IAi thì thuộc nhóm máu A.

Nếu người có kiểu gen IBIB hoặc IBi thì thuộc nhóm máu B.

Nếu người có kiểu gen IAIB thì thuộc nhóm máu AB.

Nếu người có kiểu gen ii (đồng hợp lặn) thì thuộc nhóm máu O.

Do kí hiệu trên hơi phức tạp, nên nhiều tác giả thường lược bỏ chữ i, chỉ dùng 1 chữ cái kí hiệu cho 1 alen. Nghĩa là:

AA hoặc AO quy định nhóm máu A,

BB hoặc BO quy định nhóm máu B,

AB quy định nhóm máu AB, còn

OO quy định nhóm máu O.

Bởi vì mỗi alen trên ở một nhiễm sắc thể, nên nhóm máu được xác định theo cơ chế phân li và tổ hợp cặp nhiễm sắc thể tương đồng mang các alen này. Chẳng hạn, bố có kiểu gen AO, còn mẹ là BO, thì khả năng sinh các con = ♂(1/2 A + 1/2 O) x ♀(1/2 B + 1/2 O) = 1 AB + 1 AO + 1 BO + 1 OO (xem sơ đồ minh hoạ ở hình 3).

Sau này, Di truyền học phân tử xác định là đúng, nhưng chỉ ra rõ hơn rằng lô-cut gen này định vị tại 9q34.2 (của nhiễm sắc thể số 9), mã hóa enzym glycôzyltransfêraza điều chỉnh lượng cacbôhyđrat của các kháng nguyên trên mặt hồng cầu.

Sự di truyền cả kiểu gen và kiểu hình của nhóm máu này tóm tắt ở bảng 1 sau đây.

Nếu chỉ xét kiểu hình, thì sự di truyền từ cha mẹ cho con được tóm tắt như bảng 2 dưới đây.

Bốn kiểu hình chính (A, B, AB và O) chiếm tỷ lệ rất khác nhau ở những quần thể người khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện di cư, nhập cư không xảy ra, hôn nhân chỉ xảy ra trong nội bộ quần thể, thì tỷ lệ này là ổn định và đặc trưng cho mỗi quần thể người. Chẳng hạn, tỉ lệ mỗi kiểu hình nhóm máu này của các học sinh, sinh viên đã được điều tra ở Silte Zone, Ethiopia như bảng 3 sau đây:

Tương tự như vậy, điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên cũng cho biết tần số các alen cũng khác nhau, tạo nên phân bố kiểu hình đặc trưng khác nhauthêm bảng 4 sau đây

W.D. Phillips & T.J. Chilton: “Sinh học”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2004

“Sinh học Campbell”, Nhà xuất bản Giáo dục, 2010

Kang, Sung-ha et al. (1997). Distribution of ABO Genotypes and Allele Frequencies in a Korean Population. Japanese Journal of Human Genetics.

Hệ Nhóm Máu Abo Và Nguyên Tắc Truyền Máu

Năm 1901, Landsteiner là người đầu tiên phát hiện ra sự có mặt của kháng nguyên trên màng hồng cầu và kháng thể trong huyết tương. Kháng thể của người này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người khác và ngược lại. Đến nay đã tìm ra được rất nhiều kháng nguyên. Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu người ta phân chia thành các hệ thống nhóm máu ABO, Rh, Duffy, Kidd, Lewis, Kell, P, MNSs… Trong số này hệ thống nhóm máu ABO và Rh được quan tâm nhiều hơn cả vì chúng đóng vai trò quan trọng trong truyền máu.

1. Hệ thống nhóm máu ABO

Trên màng hồng cầu có kháng nguyên A, kháng nguyên B, còn trong huyết tương có kháng thể α (chống A), kháng thể β (chống B). Kháng thể α làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, còn kháng thể β làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B. Do kháng thể làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên tương ứng cho nên người ta gọi kháng thể là ngưng kết tố, còn kháng nguyên là ngưng kết nguyên.

Do cơ thể dung nạp kháng nguyên của bản thân, nên trong huyết tương không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu của chính cơ thể đó.

Dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên có trên màng hồng cầu và ngưng kết tố có trong huyết tương, người ta phân chia hệ thống nhóm máu ABO thành 4 nhóm: Nhóm O, nhóm A, nhóm B và nhóm AB. Kí hiệu nhóm máu dựa trên sự có mặt của ngưng kết nguyên trên màng hồng cầu

Người có nhóm máu O không có ngưng kết nguyên trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.

Người có nhóm máu A có ngưng kết nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố β trong huyết tương.

Người có nhóm máu B có ngưng kết nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có ngưng kết tố α trong huyết tương.

Người có nhóm máu AB có ngưng kết nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có ngưng kết tố α và β trong huyết tương.

Nhóm A lại có thể được chia thành hai phân nhóm A1 và A2. Vì vậy số lượng nhóm máu có thể được chia thành 6 nhóm: O, A1, A2, B, A1B và A2B. Trong thực tế, truyền máu có thể gây tai biến khi nhầm tưởng nhóm máu A2 là nhóm máu O hoặc nhầm tưởng nhóm máu A2B là nhóm B.Tần suất của các nhóm máu ở người thể hiện trên bảng sau:

2. Nguyên tắc truyền máu

Để đảm bảo an toàn trong truyền máu, phải tuân thủ nguyên tắc truyền máu sau:

Phải truyền cùng nhóm máu để tránh kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau gây ra hiện tượng các hồng cầu kết dính với nhau (ngưng kết).

Ngoài việc xác định nhóm máu của người cho và người nhận máu, cần phải làm các phản ứng chéo: trộn hồng cầu người cho với huyết thanh người nhận và ngược lại trộn hồng cầu người nhận với huyết thanh người cho. Nếu không có hiện tượng ngưng kết hồng cầu thì máu đó mới được truyền cho người nhận.

Nếu truyền máu không hòa hợp, ví dụ: truyền máu nhóm A, B hoặc AB cho người nhóm máu O, truyền nhóm máu A cho người nhóm máu B, truyền nhóm máu B cho người nhóm máu A thì có thể gây ra các tai biến nghiêm trọng cho người nhận máu, thậm chí gây ra tử vong sau vài ngày.

Tuy nhiên, trong những trường hợp cấp cứu cần truyền máu mà lại không có máu cùng nhóm, khi đó bắt buộc phải truyền khác nhóm thì phải tuân theo nguyên tắc tối thiểu “hồng cầu người cho không bị ngưng kết bởi huyết thanh người nhận” và chỉ được truyền lượng máu ít (khoảng 250 ml máu) và truyền với tốc độ rất chậm. Như vậy, sơ đồ truyền máu có thể như sau:

Quy Trình Xét Nghiệm Xác Định Nhóm Máu Hệ Abo, Rh

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO, Rh

QUY TRÌNH XÉT NGHIỆM XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO, Rh

1. NGUYÊN LÝ

– Dùng kháng thể đã biết để phát hiện kháng nguyên tương ứng trên màng hồng cầu.

– Dùng hồng cầu mẫu đã biết trước kháng nguyên để xác định kháng thể tương ứng trong huyết thanh.

II. CHỈ ĐỊNH

Xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh của bệnh nhân và người hiến máu tình nguyện

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

Nhân viên khoa Huyết học – Truyền máu

2. Chuẩn bị bệnh phẩm: Kiểm tra máu bệnh nhân: Gồm 2 ống:

1ml máu toàn phần có chống đông bằng EDTA.

2ml máu toàn phần không có chống đông

3. Phương tiện, hóa chất

– Máy ly tâm.

– Kính hiển vi, lam kính.

– Pipet.

– Tủ lạnh đựng sinh phẩm.

– Banberi.

– Ống nghiệm: có chống đông, không có chống đông.

– Giá đựng ống nghiệm.

– Que thủy tinh.

4. Thuốc thử:

– Huyết thanh mẫu: Anti A, Anti B, Anti AB, Anti D.

– Hồng cầu mẫu A 5%.

– Hồng cầu mẫu B 5%

– Nước muối 0,9%

– AHG (Anti Human Globulin)

5. Phiếu xét nghiệm

Giấy chỉ định xét nghiệm ghi đầy đủ thông tin về người bệnh: họ tên, tuổi, gường bệnh, khoa phòng, chẩn đoán.

– Ly tâm ống máu không có chống đông 3000 vòng/3 phút. Tách lấy huyết thanh.

– Rửa hồng cầu bệnh nhân 3 lần bằng NaCl 0,9% sau đó pha thành huyền dịch 5%

– Lấy các hóa chất Anti A, Anti B, Anti AB, Anti D ra từ tủ lạnh để nhiệt độ phòng trong 15-20 phút.

1. Xác định nhóm máu hệ ABO:

Ghi tên bệnh nhân và thuốc thử tương ứng lên ống nghiệm

– Phương pháp trực tiếp (phương pháp huyết thanh mẫu)

Ly tâm 1000 vòng/phút trong 1 phút, lấy ra, nghiêng lắc nhẹ ống nghiệm, đọc kết quả.

– Phương pháp gián tiếp (phương pháp hồng cầu mẫu)

Ly tâm 1000 vòng/phút trong 1 phút, lấy ra, nghiêng lắc nhẹ ống nghiệm, đọc kết quả.

2. Xác định nhóm máu hệ Rh:

– Ống nghiệm viết nhãn và đặt vào 1 hàng trên giá ống nghiệm

– Tiến hành kỹ thuật:

+ Nhỏ huyết thanh mẫu Anti D: 1 giọt.

+ Thêm huyền dịch hồng cầu bệnh nhân 5%: 1 giọt.

+ Trộn đều, quay ly tâm 1000 vòng/phút trong 1 phút.

+ Nghiêng và lắc nhẹ ống nghiệm, đọc ngưng kết và hiện tượng tan máu bằng mắt thường sau đó phết trên lam kính sạch đọc trên kính hiển vi ở vật kính 10X.

+ Ghi lại kết quả.

VI. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ

1. Nhóm máu hệ Rh:

– Dương tính: Khi lắc ống nghiệm nhẹ nhàng, khối máu tụ dưới đáy ống nghiệm ngưng kết không tan và dung dịch trong suốt.

– Âm tính: Khi lắc ống nghiệm nhẹ nhàng, khối máu tụ dưới đáy ống nghiệm tan đều ra hoàn toàn.

2. Bảng phân tích kết quả định nhóm máu hệ ABO:

Ghi chú: Phản ứng (+): Có ngưng kết.

Phản ứng (-): Không có ngưng kết.

VII. NHỮNG SAI SÓT VÀ XỬ TRÍ

– Ngưng kết không rõ do tỷ lệ thuốc thử và hồng cầu không tương xứng.

(Lượt đọc: 40937)

Bật Mí Những Điều Về Hệ Nhóm Máu Abo Hữu Ích Dành Cho Bạn

1. Tổng quan về hệ nhóm máu ABO

Vào năm 1901, một bác sĩ người Áo tên là Karl Landsteiner đã phát hiện và nghiên cứu ra sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể có trong huyết thanh. Kháng thể của người này có thể làm ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại.

Có rất nhiều hệ nhóm máu đã được phát hiện ra như ABO, Rh, Duffy, Kidd, Lewis,… trong đó 2 hệ nhóm máu chính có ý nghĩa hơn cả trong lâm sàng đó là ABO và Rh. Trong bài viết này chúng ta sẽ chủ yếu tìm hiểu về hệ nhóm máu ABO.

Hình 1: Các nhóm máu chính của hệ ABO.

Về cơ bản, hệ nhóm máu ABO được quy định bởi sự có mặt hay không có mặt kháng nguyên A, kháng nguyên B, kháng thể anti-A và kháng thể anti-B. Trong đó kháng nguyên A và B có ở trên bề mặt hồng cầu, kháng thể anti-A và anti-B có mặt trong huyết thanh. Kháng thể anti-A sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A và kháng thể anti-B sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B.

Theo như cách phân loại của hệ ABO, con người sẽ có 4 nhóm máu chính và tên nhóm máu sẽ tương ứng với tên của kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu:

– Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, trong huyết thanh có kháng thể anti-B và không có kháng thể anti-A.

– Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu; có kháng thể anti-A và không có anti-B trong huyết thanh.

– Nhóm máu O: không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Có kháng thể anti-A và anti-B trong huyết thanh.

– Nhóm máu AB: có đồng thời cả kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Không có kháng thể anti-A và anti-B trong huyết thanh.

Khi hệ ABO kết hợp với hệ Rh(D) sẽ cho ra nhóm máu hoàn chỉnh là A(+), A(-), B(+), B(-), O(+), O(-), AB(+) và AB(-).

Ở Việt Nam, tỷ lệ người có nhóm máu O là cao nhất chiếm khoảng 42%, nhóm máu A khoảng 21%, nhóm máu B xấp xỉ 20% và cuối cùng là nhóm máu AB khoảng 17%.

2. Xét nghiệm hệ nhóm máu ABO khi nào?

Xét nghiệm nhóm máu là phương pháp xác định nhóm máu của một người nào đó dựa vào nguyên lý ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể. Đây không phải là một xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý cụ thể. Kỹ thuật này được tiến hành theo yêu cầu của đối tượng hoặc trong một số trường hợp đặc biệt như:

– Trước khi truyền máu cho ai đó cần phải tiến hành kiểm tra nhóm máu của người cho và người nhận. Tránh truyền nhầm nhóm máu dẫn đến sự phản ứng của cơ thể, thậm chí có thể gây sốc và tử vong.

Hình 2: Trước khi truyền máu bắt buộc phải thực hiện xét nghiệm nhóm máu.

– Sau khi hiến máu nhân đạo cũng cần phải xét nghiệm nhóm máu.

– Trước các cuộc phẫu thuật, thay ghép tạng, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu kiểm tra nhóm máu của bệnh nhân.

– Xác định nhóm máu cũng là yếu tố quan trọng trong việc xác định quan hệ huyết thống khi có tranh chấp tài sản xảy ra hoặc hỗ trợ công tác phá án hình sự.

– Phụ nữ đang mang thai chuẩn bị đến kỳ sinh đẻ cũng được xét nghiệm nhóm máu hệ ABO và Rh nhằm kiểm tra xem mẹ và con có bị bất đồng nhóm máu hay không.

3. Những điều cần chú ý về nhóm máu ABO khi tiến hành truyền máu

Truyền máu là một kỹ thuật quan trọng và chứa đựng nhiều rủi ro nếu không đảm bảo an toàn. Việc truyền nhầm nhóm máu vô cùng nguy hiểm có thể dẫn tới sốc và tử vong cho bệnh nhân. Do vậy bắt buộc phải xét nghiệm nhóm máu chính xác trước khi truyền. Có một số lưu ý cần phải tuân thủ khi truyền máu như:

– Người có nhóm máu A: được phép cho và nhận với người nhóm A, ngoài ra có thể nhận từ người nhóm O.

– Người có nhóm máu B: được phép cho và nhận với người nhóm B, ngoài ra có thể nhận từ người nhóm O.

– Người nhóm máu AB: được phép nhận máu từ tất cả người khác nhưng chỉ có thể cho người nhóm AB.

– Người nhóm máu O: có thể cho tất cả các nhóm máu khác, tuy nhiên lại chỉ có thể nhận được duy nhất nhóm máu O.

Tuy nhiên hiện nay, việc truyền máu có thể truyền từng phần, trong trường hợp cơ thể thiếu thành phần nào trong máu sẽ được truyền bổ sung.

Hình 3: Sơ đồ cho và nhận giữa các nhóm máu.

Để quá trình truyền máu diễn ra an toàn, ngoài việc xét nghiệm nhóm máu, bác sĩ sẽ tiến hành phản ứng hòa hợp (phản ứng chéo) giữa người cho và người nhận. Tránh xảy ra các tai biến truyền máu gây nguy hiểm đến tính mạng.

4. Thực hiện xét nghiệm nhóm máu ABO ở đâu ?

Xét nghiệm nhóm máu ABO có thể được thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc tự động dựa trên nguyên lý ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể. Mẫu máu sẽ được trộn với hồng cầu mẫu và huyết thanh mẫu, qua đó xác định được kháng nguyên có trên bề mặt hồng cầu và kháng thể có trong huyết thanh, từ đó kết luận chính xác nhóm máu của bạn.

Tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, cả 2 phương pháp này đều đang được triển khai rộng rãi. Phương pháp xét nghiệm nhóm máu tự động được thực hiện trên hệ thống máy Orthovision với nhiều ưu điểm vượt trội hơn cả.

Hình 4: Xét nghiệm nhóm máu chính xác, an toàn tại MEDLATEC.

Toàn bộ quy trình xác định nhóm máu đều được thực hiện tự động hóa hoàn toàn, qua đó hạn chế tối đa những sai sót do nguyên nhân chủ quan. Bên cạnh đó, công nghệ tự động có thể thực hiện đồng thời nhiều xét nghiệm cùng lúc, qua đó rút ngắn thời gian và trả kết quả nhanh hơn.

Quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện xét nghiệm nhóm máu và tất cả các xét nghiệm khác tại MEDLATEC. Chúng tôi tự hào với 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng. Tập thể nhân viên và các y bác sĩ luôn nỗ lực không ngừng để nâng cao chuyên môn nhằm mang tới sự hài lòng nhất cho người bệnh.

Không chỉ ở Hà Nội mà khắp các tỉnh thành trên cả nước hiện nay đều có các chi nhánh của MEDLATEC, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu xét nghiệm, khám chữa bệnh của nhân dân. Hơn nữa, MEDLATEC còn hỗ trợ thanh toán bảo hiểm lên tới 100%, qua đó giúp giảm gánh nặng cho cộng đồng.

Mọi ý kiến thắc mắc bạn đọc có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900 565656 hoặc website chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách.