Top 10 # Hiếu Là Gì Thảo Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Thế Nào Là Hiếu Học, Hiếu Thảo?

Mở đầu cuộc trao đổi, GS kể về những tấm gương hiếu học, hiếu thảo như: Sinh viên Lê Thị Thắm (Thanh Hóa) đoạt nhiều giải thưởng về viết chữ đẹp; chàng trai bại liệt Trần Hồng Giang (Nam Định) có tài làm thơ, viết văn hay câu chuyện làm giàu của “vua bơ” Trịnh Xuân Mười… Mỗi người sinh ra trong điều kiện khác nhau nhưng họ đã vượt khó, sống có ích.

Chia sẻ trong buổi giao lưu, em Ngô Thị Thanh Tâm, lớp 11 chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Bắc Giang nói: “Bố mẹ muốn em thi vào một trường đại học thuộc khối ngành quân sự nhưng em thích học ngành kinh tế. Như vậy có phải là không hiếu thảo với cha mẹ? Em nên nghe theo lời khuyên của bố mẹ hay làm theo sở thích của bản thân?”. Đó cũng là băn khoăn của nhiều bạn trẻ trước ngưỡng cửa chọn trường, chọn nghề. Trao đổi về băn khoăn của Thanh Tâm, GS Nguyễn Lân Dũng đưa ra lời khuyên: “Lúc đó, các em không nên cãi lại mà cân nhắc kỹ về ý kiến của bố mẹ. Bởi bố mẹ luôn muốn định hướng những điều tốt nhất cho con, hy vọng con ra trường có việc làm, có cuộc sống tốt đẹp. Vì vậy, nếu muốn thuyết phục phụ huynh thì bản thân các em cần suy nghĩ kỹ về ngành nghề mà mình thấy phù hợp với lực học, sở thích. Nên bình tĩnh giải thích về dự định tương lai, nguyện vọng của mình để có được sự chia sẻ từ người lớn”.

Làm thế nào để bày tỏ lòng hiếu thảo?- đó là câu hỏi của em Phạm Đức Việt, lớp 9A, Trường THCS Trần Nguyên Hãn và nhiều bạn khác đưa ra tại buổi trao đổi. GS Nguyễn Lân Dũng nhắn nhủ: Còn cha, còn mẹ là hạnh phúc nhất trên đời. Cha mẹ không bao giờ muốn nghe con nói những lời hoa mỹ, đầu môi chót lưỡi mà là những lời chân thật, thấy được sự ham học, say mê lao động, sự trưởng thành và phẩm chất tốt đẹp của con. Nếu như thời phong kiến, hiếu thảo là nghe lời, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy thì ngày nay, định nghĩa này đã thay đổi.

Chữ hiếu về bản chất phải xuất phát từ tình yêu thương, sự quan tâm, trách nhiệm; xây dựng tình cảm gia đình dựa trên tinh thần bình đẳng, sẻ chia. Hiếu thảo là biết ơn công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ; biết ơn những thầy, cô giáo đã tận tụy truyền dạy kiến thức; biết ơn thế hệ đi trước đã hy sinh để chúng ta có cuộc sống hòa bình, độc lập hôm nay. Với những người trẻ, cách bày tỏ tốt nhất là chia sẻ công việc nhà với cha mẹ, ham học, yêu lao động, sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và cộng đồng, hành động theo pháp luật.

“Hiếu Thảo Chân Thật Bắt Đầu Từ Lòng Hiếu Thảo.”

“… Con biết mua túi bánh ngọt và dúi vào tay con mình nhưng không biết mua một cân thịt cho cha mẹ. Khi con chó bị bệnh và ngã thì bế nó chạy đi đến bệnh viện thú y nhưng cha mẹ già bị bệnh thì nghĩ rằng vì tuổi già. Cha mẹ nuôi 10 con cái trước sau như một nhưng 10 con cái không thích nuôi cha mẹ vì cảm thấy phiền phức. Tiền dùng cho con cái thì sử dụng một cách vô hạn nhưng tiền dùng cho cha mẹ thì tiếc rẻ dù là một đồng… (Trích trong Khuyến hiếu ca)”

“Khuyến hiếu ca” là lời bài hát khuê phòng khuyến khích hiếu thảo, lời ở trên là nội dung dịch từ bản gốc Hán văn. “Hiếu thảo cha mẹ là đạo lý của loài người.” là sự thật mà kể cả trẻ nhỏ cũng biết, nhưng thậm chí người lớn tuổi dạy dỗ về điều đó cũng khó hiếu thảo trọn vẹn 100%. Khi sanh con thì mới biết được cha mẹ đã vất vả bao nhiêu vì con cái và tấm lòng yêu mến con cái là lớn bao nhiêu, nhưng giữa sự hiểu biết với hiếu thảo có sự khác biệt. Vì bị lôi kéo bởi tấm lòng nghĩ đến con cái mình sanh ra hơn nghĩ đến cha mẹ đã sanh mình nên dời lại hiếu thảo lần sau vì nhiều loại lý do như bận rộn kiếm sống, ở nơi đất khách, hoặc anh em khác làm đẹp lòng cha mẹ v.v…

Tuy nhiên đối với cha mẹ, con cái là toàn bộ. Trong tình yêu thương của cha mẹ, không có điều kiện. Không biết cha mẹ mắc nợ con cái nhiều chừng nào mà cha mẹ cứ luôn nuối tiếc vì không thể ban cho nữa. Thế mà giống như ném ân huệ của cha mẹ như thể trời cao xuống nền đất, tội phạm trái luân thường đạo lý xuất hiện không ngừng trong thời sự nên tuyệt đối không phải là chuyện kỳ lạ dù có lời rằng “Chỉ cần bắt chước hiếu thảo cũng là đủ.”

Số người như chuột túi tăng lên, số người nuôi cha mẹ thì giảm

Chuột túi được nuôi dưỡng trong túi chuột túi mẹ đến 8 tháng sau khi sinh. So với động vật khác, chuột túi con thuộc loại dựa vào mẹ lâu dài. Cho nên, những người lớn tuổi rồi mà vẫn sống bám vào cha mẹ hoặc nhận tiền từ cha mẹ dù đã đến tuổi có thể tự lập về kinh tế, được gọi là người như “chuột túi”. Lập trường cha mẹ là đã tới thời kỳ phải được sống thoải mái và nhận sự hiếu thảo từ con cái rồi mà vẫn giúp đỡ cho con cái. Vấn đề này càng ngày càng tăng lên không chỉ ở Hàn Quốc mà còn ở Nhật Bản, Trung Quốc và thậm chí là kể cả ở nước Mỹ, là nơi có cách suy nghĩ rằng tự lập từ cha mẹ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Ngược lại, con cái nuôi cha mẹ thì càng ngày càng giảm. Khi Jopkorea hỏi về “Kế hoạch nuôi cha mẹ”, lấy đối tượng là 461 nam nữ nhân viên công ty từ 20 đến 30 tuổi, thì 33,2% trả lời rằng không có kế hoạch nuôi cha mẹ về kinh tế. Nghĩa là cứ trong 3 người thì 1 người trả lời như thế. Lý do thứ nhất là “vì không có sự đầy đủ để chăm lo cho gia đình tôi và nuôi dưỡng con cái”, thứ hai là “vì cha mẹ đã chuẩn bị trước tiền tiết kiệm và tiền cấp dưỡng”, và thứ ba là “vì về kinh tế thì phải quản lý một cách triệt để dù là giữa quan hệ cha mẹ và con cái”, hoặc “phải chuẩn bị thời kỳ tuổi già của mình”.

Trong bản báo cáo của Viện nghiên cứu khai thác Hàn Quốc vào năm 1998, thì 89,9% người có ý kiến rằng gia đình phải gánh trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ già, nhưng vào năm 2014 thì bị hạ xuống 31,7%, ngược lại, ý kiến cho rằng cha mẹ già phải tự chịu trách nhiệm sinh kế của mình thì tăng lên từ 8,1% đến 16,6%. Mặt khác, sự nhận thức rằng nghĩa vụ nuôi cha mẹ là của xã hội chứ không phải của con cái, cũng tăng trưởng.

Theo lời như “Thời đại 100”, hoặc “Cuộc sống bắt đầu từ 50 tuổi”, tuổi thọ bình quân được tăng lên nhưng càng ngày thời đại này càng bị biến đổi thành thời đại mà cuộc sống của những người già không thể dựa vào con cái. Hiện nay, cha mẹ tin lời nói của con cái sẽ nuôi cha mẹ nên giao lại tài sản cho con rồi mà sau khi thừa kế tài sản thì con cái không đi gặp cha mẹ dù chỉ một lần, hoặc vì vấn đề nuôi cha mẹ mà xảy ra cuộc chiến đẫm máu giữa anh em với nhau. Theo đó, có nhiều người già nói rằng thà sống một mình còn hơn trở thành mối lo cho con cái, nên vì điều này mà có nhiều người già chết một mình.

Hiếu thảo không phải là điều gì đó hoành tráng

Theo như lời rằng “Không có ngày yên nghỉ cho cây nhiều nhánh.”, có nhiều con cái thì sự lo lắng của cha mẹ không ngừng. Nhưng cha mẹ chỉ có một con cái, cũng không ngừng sự lo lắng. Sự lo lắng của cha mẹ bắt đầu từ khi con được sanh ra. Cha mẹ luôn lo lắng rằng con có lớn lên khỏe mạnh trong bụng hay chăng, khi con được sanh ra thì con có chỗ nào đau không, khi con đi học thì thân thiện với bạn bè hay chăng, lắng nghe lời của thầy giáo hay chăng, khi bước vào tuổi dậy thì đi vào con đường xấu hay chăng, trở thành sĩ tử thì có thể đi trường học mà mình mong muốn chăng, khi tốt nghiệp trường học thì có thể tìm được việc làm trong một công ty tốt chăng, khi đến tuổi cập kê thì có thể gặp được đối tượng tốt hay chăng, và sau khi lập gia đình thì có sự khó khăn gì chăng v.v… Như thế này, cha mẹ luôn không ngừng lo lắng cho con cái, rồi khi về già thì cha mẹ lo sợ con cái bỏ mình. Giống như ốc sên cho con ăn thịt của mình, rồi chỉ còn vỏ trống.

Thỉnh thoảng cha mẹ trở thành người hay nói dối. “Con không cần đến đây vì bận rộn.”, “Cha mẹ sống khỏe mạnh nên con đừng lo.”, “Không có gì cần thiết.”… Dù cha mẹ muốn gặp con, bị đau và mệt mỏi nhưng luôn che giấu như thế này. Vả lại con cái tin lời nói dối của cha mẹ như vậy. Tấm lòng của cha mẹ là “Cha mẹ muốn gặp con nên hãy thăm cha mẹ.”, “Vì cha mẹ đau nhiều nên tấm lòng cha mẹ rất buồn rầu.”, “Vì thiếu tiền nên đang tiết kiệm.”, nhưng con cái không cảm thấy tấm lòng của cha mẹ như thế này và chỉ hiểu lầm rằng bản thân mình sống tốt là hiếu thảo với cha mẹ.

Khi chúng ta nghe từ “hiếu thảo” thì cảm thấy việc như hoành tráng. Nhưng thực sự đó không phải là việc hoành tráng như thế đâu. Chúng ta chỉ cần thường xuyên liên lạc với cha mẹ, nói con yêu cha mẹ, tìm đến cha mẹ và ngủ bên cạnh cha mẹ một hôm dù không phải là ngày lễ, và nắm tay của cha mẹ bị sần sùi v.v… Đó là một việc rất đơn thuần. Càng nhiều tuổi thì cha mẹ càng dễ cảm thấy cô đơn lạc lõng và nghĩ rằng mình là người không có giá trị, nên hãy cung cấp cho cha mẹ công việc nhỏ mà cha mẹ có thể làm tốt, hơn là chỉ hầu cho cha mẹ nghỉ ngơi vô điều kiện. Một số người nói rằng “Cha mẹ không làm việc gì cả thì tốt hơn nhưng lại cứ can thiệp vào mọi việc.” Nhưng điều này là suy nghĩ sai lầm. Thỉnh thoảng chúng ta hãy làm phiền cha mẹ. Chẳng hạn như yêu cầu nấu thức ăn hay là hỏi ý kiến về việc gia đình, và chúng ta hãy làm cho cha mẹ vui mừng vì có thể làm việc gì đó cho gia đình.

Hiếu thảo (孝心) phải thành nền móng

Dù là công việc như nhau, nhưng có thể thành hiếu thảo cũng có thể thành bất hiếu tùy theo sự có lòng hiếu thảo hay là không có lòng hiếu thảo.

Tăng Tử đã nói rằng “Khi hiếu tử phụng dưỡng cha mẹ già thì phải làm cho tấm lòng cha mẹ vui mừng, không trái ý của cha mẹ, làm cho mắt và tai của cha mẹ vui vẻ, làm cho cha mẹ được thoải mái khi ngủ và nấu cơm cho cha mẹ một cách đầy chân thành. Vì lý do này chúng ta phải yêu những điều mà cha mẹ yêu, và phải kính trọng những điều mà cha mẹ kính trọng.” Hơn nữa, Trang Tử nói rằng “Hiếu thảo bằng tấm lòng tôn trọng cha mẹ là dễ nhưng hiếu thảo bằng tấm lòng yêu thương cha mẹ là khó.” Hạt nhân hiếu thảo có trong tấm lòng yêu thương cha mẹ, tức là “lòng hiếu thảo (孝心)”. Khi yêu thì có quan tâm, và có quan tâm thì có thể biết rằng cha mẹ cần thiết cái gì, làm thể nào thì có thể làm cho hài lòng. Dù con cái yêu cha mẹ đến đâu chăng nữa nhưng so với cha mẹ yêu con cái thì không thể nào bằng dù chỉ là một chút, nên khi con cái yêu cha mẹ thì phải yêu không tiếc.

Trong khuyến hiếu ca đã giới thiệu ở đoạn trên có nội dung này. “Đừng hối hận sau khi cha mẹ qua đời, nhưng nếu hiếu thảo khi cha mẹ còn sống thì trên trời sẽ ban phước và được con cái hiếu thảo với mình.” Không có người nào không biết rằng phải hiếu thảo khi cha mẹ sống, nhưng sau khi cha mẹ qua đời thì mới cảm thấy thấm vào xương tủy. Cha mẹ qua đời thì kẻ bất hiếu thành người con có hiếu.

Ai có thể chăm sóc và chịu sự vất vả đến nỗi mòn đầu ngón tay và chân. Nếu không có tình yêu thương ấy thì làm sao chúng ta có thể sống cho đến giờ này? Bây giờ tới phiên chúng ta phải đáp lại tình yêu thương ấy. Trước khi ngày không thể đáp lại đến.

Hiếu Thảo Trong Tiếng Tiếng Anh

Tôi biết cô rất hiếu thảo.

I know you care for your mum.

OpenSubtitles2018.v3

Tuy nhiên, Giô-sép chắc hẳn không mất đi lòng hiếu thảo đối với Gia-cốp.

However, Joseph had evidently not lost his filial love for Jacob.

jw2019

Lòng hiếu thảo của ông được mọi người khen ngợi.

A warm welcome awaits everyone.

WikiMatrix

Cầu cho lòng hiếu thảo của ngài được đền đáp xứng đáng.

May such piety bring blessings upon him.

OpenSubtitles2018.v3

Với một người con hiếu thảo.

With a dutiful son.

OpenSubtitles2018.v3

Cậu thật hiếu thảo, đúng là nên về nhà thăm bà ấy.

That’s very kind of you to visit her.

QED

Hình như anh thường phải chọn giữa việc là người chồng tốt hay người con hiếu thảo”.

It seemed as if he constantly had to choose between being a good husband and being a good son.”

jw2019

Chính là cách chúng học được về sự trung thành, hiếu thảo.

It is how they learn devotion.

Literature

Chị gái hiếu thảo.

The dutiful sister.

OpenSubtitles2018.v3

Sau khi vua cha bị bắt, Antigonos đã chứng minh mình là người con hiếu thảo.

Following the capture of his father, Antigonus proved himself a dutiful son.

WikiMatrix

Nhưng hiếu thảo cũng phải xem giới hạn chứ.

But you should do it within your means.

OpenSubtitles2018.v3

Hãy làm 1 đứa con hiếu thảo khi cha anh vẫn còn sống.

Be a good son to him while he’s alive.

OpenSubtitles2018.v3

Hãy hiếu thảo với bả, nhóc.

Treat her right, kid.

OpenSubtitles2018.v3

Ông phụng dưỡng mẫu thân rất hiếu thảo.

Has served the Motherland well.

WikiMatrix

Phải hiếu thảo với cha mẹ: Hãy hiếu-kính cha mẹ ngươi (Xuất Ê-díp-tô Ký 20:12)

Honor your parents: Honor your father and your mother (Exodus 20:12)

jw2019

Đó là hành động hiếu thảo, còn bệnh dịch thì tàn độc.

One’s an act of kindness, of love, the other of evil.

OpenSubtitles2018.v3

3 Như một câu ngạn ngữ Trung Quốc xưa nói “trong một trăm đức hạnh, lòng hiếu thảo đứng đầu”.

3 As an old Chinese saying puts it, Among a hundred virtues, filial piety is the foremost.

jw2019

Trong triết học Nho giáo, lòng hiếu thảo là một đức tính tôn trọng cha mẹ và tổ tiên của mình.

In Confucian philosophy, filial piety is a virtue of respect for one’s parents and ancestors.

WikiMatrix

Cậu thích leo trèo, khám phá các bức tường và thành lũy của lâu đài; cậu hiếu thảo và biết suy nghĩ.

He enjoys climbing and exploring the walls and ramparts of the castle; he is also dutiful and tough-minded.

WikiMatrix

Và tất cả đã muộn: Tình yêu, sự tôn kính, lòng hiếu thảo, ước mong được gần gũi, được hiểu biết về eha…

It was all too late now, the love, respect, filial piety, the desire to be close to and understand more of his father.

Literature

Tuy nhiên, theo sự hướng dẫn của Đức Chúa Trời, con cái vẫn phải hiếu thảo với cha mẹ dù đã trưởng thành.

Still, the divine guidance to honor one’s father and mother comes with no time limit.

jw2019

Tôi cố làm người con hiếu thảo cho đến lúc ông qua đời, và tôi nghĩ là ông chấp nhận tôi như thế”.

I tried to be a good son to the end, and I think he accepted me as that.”

jw2019

Một huyền thoại cũ đã nói rằng Gim đã được tái sinh vì những hành động hiếu thảo của mình trong cuộc sống trước kia.

An old legend stated that Kim was reincarnated for his filial acts in his previous life.

WikiMatrix

Anh Luis ở Tây Ban Nha cho biết: “Vợ tôi cảm thấy nếu không sống gần cha mẹ, cô ấy không còn là người con hiếu thảo”.

“My wife felt that if we didn’t live near her parents, she would be disloyal to them,” says a husband in Spain named Luis.

jw2019

Mặc dù cấm thực hành nhiều lần, các con trai được xếp là “người con hiếu thảo” trong các hồ sơ chính thức và không chính thức.

Despite banning the practice several times, the sons were classified as “dutiful sons” in official and unofficial records.

WikiMatrix

Dàn Ý Chi Tiết Nghị Luận Về Lòng Hiếu Thảo

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Lòng hiếu thảo là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở mỗi con người.

* Thân bài:

1. Khái niệm lòng hiếu thảo: Lòng hiếu thảo có nghĩa là đối xử tốt với cha mẹ của mình; chăm sóc cha mẹ của mình. Hiếu thảo còn là hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.

2. Biểu hiện lòng hiếu thảo:

– Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính ông bà, cha mẹ; biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn. Họ luôn biết sống đúng chuẩn mực, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành.

– Trong cuộc sống, lòng hiếu thảo là hành vi cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên.

3. Nhận thức: (Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?)

– Ông bà cha mẹ là những người đã sinh thành và dưỡng nuôi ta khôn lớn, luôn dành cho ta những gì tốt đẹp nhất trên cuộc đời này.

– Hiếu thảo còn là một lối sống tốt đẹp đã trở thành chuẩn mực trong truyền thống văn hóa Việt Nam. “Nhị thập tứ hiếu” luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi , mãi mãi ngợi ca.

– Sống có lòng hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, thể hiện niềm tri ân sâu sắc đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung, sống có trách nhiệm.

– Người có lòng hiếu thảo luân được mọi người yêu mến, trân trọng.

– Hiếu thảo với cha mẹ khiến con cai trưởng thành hơn. Lòng hiếu thảo trở thành bài học giáo dục sâu sắc cho mọi thế hệ.

– Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý, mà nó thể hiện qua chữ Hiếu. Ðối với công đức sinh thành thì bổn phận làm con phải ghi lòng, tạc dạ : Hiếu nghĩa với cha mẹ không chỉ là cách trả ơn những bậc sinh thành mà bản thân con cái cũng được góp phần rất lớn trong hình thành những phẩm chất đạo đức và trí tuệ của một bậc thánh nhân.

– Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình, sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng lòng biết ơn. Lòng hiếu thảo xóa bỏ sự đố kị, ích kỷ cá nhân và lối sống thờ ơ, vô cảm.

– Lòng hiếu thảo luôn luôn được tôn vinh, ngưỡng mộ, ta coi đó là tiêu chuẩn luân lý đạo đức là nét đẹp văn hóa dân tộc sáng ngời.

– Hiếu thảo cha mẹ ngày nay thì ngày sau ta mới nhận được lòng hiếu thảo từ còn cái bởi đó là quy luật nhân quả trong cuộc sống.

4. Hành động: (Cần phải làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo?)

– Biết kính trọng ông bà, cha mẹ.

– Biết chăm sóc, phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi tuổi già sức yếu.

– Biết cư xử tốt không chỉ đối với cha mẹ mà còn ở bên ngoài nhà để mang lại danh tiếng tốt cho cha mẹ và tổ tiên. Trau dồi nhân cách tốt đẹp trở thành niềm tự hào của gia đình.

– Thực hiện tốt các nhiệm vụ và công việc làm để có thể bảo đảm vật chất hỗ trợ các bậc cha mẹ cũng như để thờ phụng tổ tiên

– Thể hiện tình yêu, sự tôn trọng và hỗ trợ; thể hiện phong cách lễ độ, anh em thuận hòa hiếu nghĩa.

5. Phê phán: Trong xã hội có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. những người như thế thật đáng chê trách.

6. Bài học:

– Sống phải có lòng hiếu thảo.

– Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.

* Kết bài:

Tấm lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, mãi mãi là một nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.

st