Top 12 # Khái Niệm Bộ Máy Nhà Nước Chxhcn Vn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Bộ Máy Nhà Nước Chxhcn Việt Nam

– Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN VN.

– Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến pháp và lập pháp.

– Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế-xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.

– Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.

– Nhiệm kỳ hoạt động của quốc hội là 5 năm, họp thường kỳ mỗi năm 2 lần có thể họp bất thường.

– Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt cho toàn thể nhân dân Việt Nam quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước. Các đại biểu Quốc hội được bầu ra từ các đơn vị bầu cử.

Giữa hai kỳ họp, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội do Ủy ban thường vụ Quốc hội đảm nhiệm.

+ UBTVQH: là cơ quan thường trực của Quốc hội, chủ tịch quốc hội đồng thời là Chủ tịch UBTVQH. UBTVQH có nhiệm vụ ban hành pháp lệnh và tổ chức các hoạt động có tính chất chuẩn bị cho Quốc hội hoạt động thay mặt Quốc hội quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội khi cần thiết.

+ Các Ủy ban có nhiệm vụ thẩm tra trước các dự án và kiểm tra việc thực hiện các quyết định của Quốc hội. Có hai loại Ủy ban:

* UB thường xuyên: gồm 7 ủy ban:

– Ủy ban pháp luật.

– Ủy ban kế hoạch và ngân sách.

– Ủy ban quốc phòng và an ninh.

– Ủy ban văn hóa – giáo dục.

– Ủy ban các vấn đề xã hội.

– Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường.

– Ủy ban đối ngoại.

* UB không thường xuyên: UB dự thảo, sửa đổi Hiến pháp, luật …

+ Hội đồng dân tộc: có chức năng tham mưu, cố vấn cho Quốc hội về các vấn đề dân tộc.

b. Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu bộ máy nhà nước Chủ tịch nước có quyền:

– Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ngoài.

– Ký kết các điều ước quốc tế.

– Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC.

– Thống lĩnh các lực lượng vũ trang …

Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Chủ tịch nước được quyền ban hành lệnh, quyết định.

c. Chính phủ

– Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam.

– Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của nhà nước.

– Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nước.

– Chính phủ gồm có: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các bộ trưởng. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.

– Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ tổ chức thực hiện các văn bản luật và nghị quyết của Quốc hội. Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Chính phủ được quyền điều hành toàn bộ bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

– Thủ tướng là người lãnh đạo Chính phủ, đứng đầu bộ máy hành pháp.

Trong thành phần của Chính phủ ngoài Thủ tướng, các Phó thủ tướng còn có các bộ trưởng phụ trách các bộ và cơ quan ngang bộ.

+ Bộ, các cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước.

+ Đứng đầu các bộ là Bộ trưởng, đứng đầu các cơ quan ngang bộ là Chủ nhiệm ủy ban. Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy ban đều là thành viên của Chính phủ, đều là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực, ngành phụ trách trong phạm vi cả nước.

+ Các cơ quan khác trực thuộc Chính phủ, đứng đầu các cơ quan này là các Trưởng ban, Tổng cục trưởng, Cục trưởng nhưng không phải là thành viên của Chính phủ như Tổng cục du lịch, hải quan, địa chính…

d. Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam, ngoài các cơ quan lập pháp và hành pháp, còn có hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp chế XHCN hay còn gọi là hệ thống tư pháp Việt Nam. Hệ thống này được hình thành từ hai cơ quan: Tòa án và Viện kiểm sát.

– Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCN VN. Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh nhà nước Việt Nam, căn cứ vào pháp luật Tòa án đưa ra các phán quyết về các vụ việc tranh chấp hoặc hình phạt đối với các hành vi có lỗi và trái pháp luật trong mỗi vụ án. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam.

Việc xét xử ở Tòa án do thẩm phán và hội thẩm nhân dân thực hiện, khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân ngang quyền nhau, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Trước Tòa mọi công dân đều bình đẳng, Tòa án xét xử công khai trừ những trường hợp đặc biệt.

– Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Bao gồm: Viện KSNDTC, Viện KSND địa phương, Viện KS quân sự.

e. Hội đồng nhân dân

– Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan cấp trên.

– Hội đồng nhân dân có nhiệm kỳ 5 năm, được thành lập ở các đơn vị hành chính tỉnh-thành phố trực thuộc TW, quận – huyện – thị xã – thành phố thuộc tỉnh, xã – phường – thị trấn.

– Hình thức hoạt động chủ yếu thông qua các kỳ họp. HĐND gồm có các đại biểu do nhân dân địa phương bầu ra theo các đơn vị bầu cử.

– Có cơ quan thường trực được tổ chức từ cấp huyện trở lên.

g. Ủy ban nhân dân

– Là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và cácnghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

– Các ban, ngành trực thuộc UBND thành lập ra có nhiệm vụ quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ địa phương.

+ Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền

+ Phân tích bản chất của nhà nước

Phân Tích Khái Niệm Bộ Máy Nhà Nước?

*Khái niệm bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước tử TW đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của nhà nước, vì lợi ích của giai cấp thống trị.

*Đặc điểm của bộ máy nhà nước:

4 đặc điểm

Mỗi kiểu nhà nước có 1 cách thức tổ chức bộ máy nhà nước riêng tùy thuộc vào bản chất giai cấp, nhiệm vụ, chức năng và mục tiêu hoạt động của nhà nước cũng như các đk hoàn cảnh về ls, VH, truyền thống dân tộc, tương quan lực lượng chính trị trong xã hội.

Tuy nhiên tất cả các bộ máy nhà nước đều có những đặc điểm chung như sau:

+Bộ máy nhà nước là công cụ chuyên chính của giai cấp thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng trong xã hội, bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp cầm quyền.

+Bộ máy nhà nước nắm giữ đồng thời 3 loại quyền lực trong xã hội: quyền lực kinh tế, quyền lực chính trị, quyền lực tinh thần.

+Bộ máy nhà nước sử dụng pháp luật – phương tiện có hiệu lực nhất để quản lý xã hội và việc quản lý này được tiến hành chủ yếu dưới 3 hình thức pháp lý cơ bản: xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

+Bộ máy nhà nước vận dụng 2 phương pháp chung cơ bản là thuyết phục và cưỡng chế để quản lý xã hội (phụ thuộc bản chất của nhà nước…)

*Cơ quan nhà nước:

Là bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước, là 1 tổ chức chính trị có tính độc lập tương đối về cơ cấu tổ chức, bao gồm 1 nhóm công chức được nhà nước giao cho những quyền hạn và nghĩa vụ nhất định.

Đặc điểm cơ bản của cơ quan nhà nước:

_Tính quyền lực nhà nước: thể hiện ở thẩm quyền được nhà nước trao mà tiêu biểu nhất là quyền ban hành những văn bản pháp luật.

Phân tích khái niệm bộ máy nhà nước?

Khái Niệm Và Đặc Điểm Của Bộ Máy Nhà Nước

Bộ máy nhà nước là gì? Phân tích các đặc điểm của bộ máy nhà nước?

1. Khái niệm và đặc điểm của bộ máy nhà nước

1.1. Bộ máy nhà nước là gì?

Bộ máy nhà nước là một tổng thể (hệ thống) các cơ quan nhà nước có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất vì được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc thống nhất, qua đó thực hiện các chức năng cơ bản của Nhà nước.

Khái niệm bộ máy nhà nước được hiểu khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Thời kỳ đầu với cách tổ chức còn đơn giản, bộ máy nhà nước là bộ máy cai trị với các cơ quan hành chính, cảnh sát, quân đội. Đến thời kỳ hiện đại, bộ máy nhà nước (nhất là ở các nước xã hội chủ nghĩa) được bổ sung nhiều cơ cấu, thành phần và do vậy cũng có khá nhiều các quan niệm khác nhau về bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, quan niệm phù hợp hơn cả là quan niệm coi bộ máy nhà nước là một tổng thể các cơ quan nhà nước, cấu thành một hệ thống liên hệ chặt chẽ theo thứ bậc, cùng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Trước hết, bộ máy nhà nước được cấu thành từ các cơ quan nhà nước. Vậy cơ quan nhà nước là gì ?

1.2. Cơ quan nhà nước là gì?

Cơ quan nhà nước là một phần của bộ máy nhà nước, được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, được cấu thành từ các công chức, mang quyền hạn Nhà nước và có các phương tiện vật chất cần thiết để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Nó có những dấu hiệu đặc thù:

1.2.1. Cơ quan nhà nước được mang quyền lực nhà nước

Cơ quan nhà nước được mang quyền lực nhà nước, tức là được qui định các thẩm quyền thực hiện quyền lực nhà nước, thay mặt (nhân danh) Nhà nước ra các quyết định bắt buộc chung và bảo đảm thực hiện.

Quyền hạn có tính quyền lực nhà nước của Cơ quan nhà nước được đặc trưng bởi:

– Trình tự thành lập và hoạt động của cơ quan nhà nước, cơ cấu và thẩm quyền của chúng được pháp luật quy định;

– Có quyền ban hành văn bản pháp luật đề ra các qui định có tính bắt buộc và cá biệt;

– Các qui định đó được bảo đảm bởi các phương thức thuyết phục, giáo dục, khuyến khích, tổ chức và được bảo vệ bằng sự cưỡng chế (chế tài) của Nhà nước;

– Có các điều kiện vật chất để tổ chức thực hiện các qui định do cơ quan nhà nước nói riêng và Nhà nước nói chung ban hành;

Với bốn đặc trưng này – những đặc trưng của quyền lực nhà nước – có thể cho phép xác định đó là cơ quan nhà nước. Mang quyền hạn nhà nước là dấu hiệu quan trọng và đặc thù của Cơ quan nhà nước.

1.2.2. Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định

Cơ quan nhà nước là một tổ chức được thành lập và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định.

1.2.3. Mỗi một cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng tương ứng

Mỗi một cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng tương ứng của mình phù hợp với vị trí, vai trò của nó trong bộ máy nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước, hoạt động của Nhà nước. Từ đó cho thấy, chức năng của Nhà nước về cơ bản được thực hiện thông qua chức năng của từng cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước, bằng việc thực hiện chức năng của mình đã đồng thời tham gia vào việc thực hiện các chức năng khác nhau của Nhà nước.

1.2.4. Cơ quan nhà nước – để thực hiện chức năng của mình – được trang bị những phương tiện vật chất cần thiết

1.2.5. Cơ quan nhà nước bao giờ cũng biểu hiện ra về mặt vật chất là những con người cấu thành

Cơ quan nhà nước bao giờ cũng biểu hiện ra về mặt vật chất là những con người cấu thành – là một cá nhân hoặc một nhóm, một tập thể người. Đó là những người giữ các chức vụ nhà nước và gọi chung là công chức.

1.3. Bộ máy nhà nước là một hệ thống cơ quan nhà nước

Bộ máy nhà nước còn phải là một cơ chế, một trật tự sắp xếp hay nói cách khác là một hệ thống các Cơ quan nhà nước. Tính hệ thống này biểu hiện dưới các dấu hiệu sau:

– Hệ thống đó được chi phối bởi một tổng thể các nguyên tắc tổ chức và hoạt động thống nhất, xuyên suốt. Chẳng hạn, bộ máy nhà nước phong kiến gắn liền với nguyên tắc tập quyền chuyên chế (quyền lực tập trung vào tay một người), bộ máy nhà nước tư sản lại ngự trị nguyên tắc phân quyền, còn bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa thì tuân theo nguyên tắc tập quyền xã hội chủ nghĩa, tập trung dân chủ.

– Hệ thống là một cơ cấu phức tạp, trong đó các loại cơ quan khác nhau có vị trí khác nhau tùy thuộc vào từng chế độ nhà nước.

– Sự hiện diện của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước luôn gắn liền với các chức năng của nhà nước. Chức năng nhà nước luôn được thể hiện thông qua bộ máy nhà nước. Việc tổ chức ra cơ quan này hay cơ quan kia luôn gắn liền với nhu cầu thực hiện một chức năng nhất định.

: Viện kiểm sát nhân dân ở nước ta là một thiết chế ít thấy ở các nước tư bản, đây là cơ quan thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp.

– Ngoài những cơ quan nhà nước, bộ máy nhà nước còn bao gồm một loạt các cơ quan, tổ chức, xí nghiệp, công ty thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản của cơ quan nhà nước. Những phương tiện này không phải là những cơ quan nhà nước song không một nhà nước nào lại có thể thiếu chúng.

Bộ Máy Nhà Nước Là Gì?

Nhà nước là gì? Bộ máy nhà nước là gì?

1. Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức quyền lực, chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chính quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của mình.

Nhà nước là một tổ chức đặc biệt có các dấu hiệu đặc trưng sau: phân bố dân cư theo đơn vị hành chính – lãnh thổ; các bộ máy quyền lực công; có chủ quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của đất nước mình; có quyền quy định các loại thuế mang tính bắt buộc đối với cá nhân, tổ chức trong xã hội.

2. Khái niệm Bộ máy nhà nước

Để thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, bộ máy nhà nước cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương, được tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Bộ máy nhà nước theo pháp luật Việt Nam hiện hành được tổ chức như sau:

Thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.

Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương).

Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…).

Cơ quan tư pháp:

Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…).

Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, Viện kiểm sát quân sự). Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước tùy thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước.

3. Đặc điểm của Bộ máy nhà nước

Bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay được tổ chức và hoạt động dựa trên các nguyên tắc chung nhất định, bộ máy nhà nước thực chất chỉ là các cơ quan đại diện cho nhân dân, đảm bảo các quyền lợi cho nhân dân.

Người dân thực hiện các quyền làm chủ này thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp tiến hành như trong các đợt bầu cử đại biểu Quốc hội, người dẫn sẽ được đi bỏ phiếu lựa chọn cho đại biểu mà mình tín nhiệm.

Tất cả các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước đều mang tính quyền lực nhà nước, được nhà nước trao các quyền năng cụ thể để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Ở nước ta, quyền lực nhà nước được phân chia cho các chủ thể nhất định, không tập trung quyền lực vào một cơ quan hay một cá nhân duy nhân.

Tính quyền lực được thể hiện ở mỗi cơ quan với mức độ khác nhau, phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền của cơ quan đó theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan sử dụng quyền lực nhà nước để thực hiện các công việc một cách độc lập, tuy nhiên giữa các cơ quan luôn có mối quan hệ, hỗ trợ nhau trong việc giải quyết công việc, cơ quan này giám sát cơ quan khác. Hay chính là dùng quyền lực để giám sát quyền lực.

Hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm đem lại lợi ích chung cho nhân dân, “thay mặt” nhân dân giải quyết công việc, hết lòng vì nhân dân.

Các cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước thì thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trong quá trình làm việc của mình thì các cơ quan nhà nước được quyền ban hành ra các văn bản pháp luật để chỉ đạo, hướng dẫn hay giải quyết công việc trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Do vậy mà những văn bản pháp luật đó mang tính bắt buộc phải chấp hành đối với các chủ thể nhất định trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước.

Các cơ quan nhà nước là chủ thể trực tiếp ban hành, đồng thời cũng là chủ thể trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình thực hiện đối với các văn bản pháp luật đó.

4. Tổ chức các phân hệ của Bộ máy nhà nước

Nhìn tổng quát, bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức thành các phân hệ sau:

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo Hiến pháp năm 2013, Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội được quy định tại Điều 70 Hiến pháp 2013.

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 86); nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 88 Hiến pháp 2013.

Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ có nhiệm vụ thống nhất quản lý mọi mặt đời sống xã hội trên cơ sở Hiến pháp và luật.

Các cơ quan xét xử gồm:

Tòa án nhân dân tối cao.

Tòa án nhân dân địa phương.

Tòa án quân sự.

Các tòa án do luật định.

Nhiệm vụ là xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hôn nhân và gia đình… để bảo vệ trật tự pháp luật. Nguyên tắc hoạt động của tòa án là độc lập xét xử, chỉ tuân theo pháp luật.

Các cơ quan kiểm sát gồm:

Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Viện kiểm sát nhân dân địa phương.

Viện kiểm sát quân sự.

Nhiệm vụ là kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hiện quyền công tố nhà nước trong phạm vi thẩm quyền do luật định, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (Điều 113).

Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao (Điều 114).

5. Quản lý nhà nước là gì?

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi.

Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất.

Chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện đảm bảo bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.

6. Ngân sách nhà nước là gì?

Khái niệm cơ bản về ngân sách nhà nước được định nghĩa tại Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015.

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Ngân sách nhà nước gồm 2 loại đó là:

Ngân sách địa phương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Ngân sách trung ương: là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.

Những khoản thu ngân sách nhà nước ở đây là gì?

Toàn bộ các khoản thu từ thuế, lệ phí;

Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;

Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở ngoài nước cho Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương;

Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Ngân sách nhà nước được chi cho những hoạt động gì?

Chi đầu tư phát triển: xây đường, cầu bệnh viện, trường học,….Chi dự trữ quốc gia: bổ sung vào quỹ dự trữ nhà nước và dự trữ tài chínhChi thường xuyên: lương công nhân viên chức, chi cho an ninh quốc phòng,…Chi trả nợ lãi: trả các khoản vay trong nước, vay nước ngoài, vay viện trợ,..Chi viện trợ: viện trợ cho người dân bị thiên tai, lũ lụt,….

Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.