Top 3 # Khái Niệm Cơ Bản Về Bản Đồ Giáo Khoa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Chương 1: Những Khái Niệm Cơ Bản Về Bản Đồ Giáo Khoa

I. ĐỊNH NGHĨA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

Bản đồ giáo khoa là nguồn tài liệu giáo khoa phục vụ cho việc dạy, học và nghiên cứu một loạt các bộ môn khoa học khác nhau nhưng trước hết là địa lí và lịch sử. Đối tượng chủ yếu dùng bản đồ giáo khoa là các thầy giáo và học sinh ở nhà trường, tuy nhiên bản đồ giáo khoa khi phát hành cũng còn được sử dụng rộng rãi trong nhân dân.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy học địa lí là sự phát hiện các quan hệ nhân quả, các mối liên hệ phụ thuộc giữa các đối tượng và hiện tượng nghiên cứu, những biến đổi của chúng theo thời gian và theo không gian. Nhiệm vụ đó chỉ được thực hiện có kết quả khi người giáo viên biết sử dụng tốt, khai thác triệt để các bản đồ trong khi giảng dạy. Vì vậy, đã từ lâu mọi người thừa nhận là không thể dạy học địa lí mà không có bản đồ, nhưng khi đó bản đồ chỉ được coi như một đồ dùng dạy học trực quan đơn thuần. Ngày nay, chúng ta không xem bản đồ giáo khoa như thế, mà coi nó là một nguồn tài liệu độc lập, nghĩa là bản đồ giáo khoa vừa là công cụ để dạy học địa lí, vừa là nguồn tư liệu khoa học độc lập, là đối tượng nghiên cứu những kiến thức địa lí. Bản đồ được xem như một cuốn sách giáo khoa địa lí thứ hai.

Các sản phẩm bản đồ giáo khoa được sử dụng rất rộng rãi ở các bậc học khác nhau từ cấp cơ sở đến đại học, ở các trường Trung học chuyên nghiệp của nhiều ngành nghề khác nhau, kể cả các bản đồ giáo khoa có đặc trưng riêng phục vụ việc dạy học ở các trường khiếm thị, khuyết tật. Hệ thống sản phẩm bản đồ giáo khoa vừa phải đủ kiểu loại để phục vụ mọi phương pháp dạy học, học, nghiên cứu, kiểm tra, đối thoại, ôn tập và làm bài tập, xây dựng sơ đồ, bình đồ địa thế… lại vừa phải có nội dung và phương pháp tương ứng cho các nhóm tuổi khác nhau, cho học sinh và giáo viên, cho lớp học, giảng đường và cho tủ sách gia đình. Điều đó cũng có nghĩa là phải tương ứng với chương trình học và mục tiêu đào tạo.

Những kiến thức cơ bản về sự thành lập và nhất là sử dụng bản đồ là cơ sở của hệ thống kiến thức bản đồ ban đầu được nhà trường cung cấp cho học sinh không thông qua một môn bản đồ học riêng mà thông qua việc học địa lí từ lớp 6 trở lên. Thế giới hiện đại đòi hỏi mỗi công dân phải hiểu và biết bản đồ – những kiến thức rất cần để làm việc ở hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, dù là quản lí, lập quy hoạch, thiết kế, thi công… trong dân sự cũng như trong quân đội. Điều đó có nghĩa là cả trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước đều không thể không biết bản đồ, dù là ở mức văn hoá chung.

Từ trước tới nay đã có nhiều định nghĩa về bản đồ giáo khoa. L.X.Garaevxkaia định nghĩa: “Bản đồ giáo khoa là những giáo cụ trực quan phục vụ cho giảng dạy”. Nếu quan niệm như thế thì vô tình xếp bản đồ giáo khoa vào các phương tiện dạy học thuần tuý. Buđanov lại quan niệm: “Những bản đồ phục vụ cho việc giảng dạy ở trường phổ thông gọi là bản đồ giáo khoa”. Quan niệm như thế cũng chưa đầy đủ, bởi vì trong hệ thống giáo dục có rất nhiều hình thức đào tạo, như giáo dục Phổ thông, Cao đẳng, Đại học…

U.C.Bilichvà A.C. Vasmus đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn: “Bản đồ giáo khoa là những bản đồ được sử dụng trong mục đích giáo dục, cần đảm bảo cho việc dạy và học trong các cơ quan giáo dục dưới tất cả mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp từ học sinh đến đào tạo chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được xử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là địa lí và lịch sử”.

Định nghĩa được coi là đầy đủ nhất, trọn vẹn nhất đối với mọi loại tài liệu bản đồ giáo khoa, kể cả khi dùng các phương tiện hiện đại trong tự động hoá để thành lập và sử dụng bản đồ giáo khoa nói riêng và bản đồ nói chung có lẽ là định nghĩa sau đây: “Bản đồ giáo khoa là sự biểu hiện thu nhỏ của mặt đất trên mặt phẳng, theo một cơ sở toán học nhất định, bằng phương tiện đồ hoạ (ngôn ngữ bản đồ). Để phản ánh có hệ thống những dấu hiệu cơ bản nhất, đặc trưng nhất và điển hình nhất của môi trường địa lí, thể hiện sự phân bố, trạng thái và mối liên hệ lẫn nhau của khách thể tương ứng với mục đích, nội dung và phương pháp của môn học, phù hợp với trình độ phát triển trí óc của lứa tuổi, đồng thời có xét đến yêu cầu giáo dục thẩm mĩ và vệ sinh học đường”.

II. TÍNH CHẤT CỦA BẢN ĐỒ GIÁO KHOA

1. Tính khoa học của bản đồ giáo khoa

Là một nguồn tư liệu độc lập, một cuốn sách giáo khoa thứ hai cho nên tính chất đầu tiên của bản đồ giáo khoa phải là tính khoa học.

Tính khoa học được biểu thị ở độ chính xác tương ứng về mặt địa lí giữa bản đồ và thực địa, độ chính xác về cơ sở toán học bản đồ. Bản đồ địa lí được xây dựng theo quy luật toán học nhất định, theo tỉ lệ nhất định. Quy luật toán học biểu hiện rõ ở tính đơn trị và tính liên tục của việc biểu hiện bản đồ. Tính đơn trị biểu hiện ở chỗ một điểm bất kì trên bản đồ có toạ độ x và y chỉ tương ứng với một điểm trên bề mặt đất và mỗi kí hiệu đặt trên điểm này chỉ có một ý nghĩa cố định rõ ràng trong bản chú giải. Tính liên tục biểu hiện ở chỗ trên bản đồ “không có khoảng trống”. Điều đó nói lên rằng trên khắp lãnh thổ biên vẽ bản đồ đã được nghiên cứu đầy đủ, mọi đối tượng phân bố trên lãnh thổ và không gian của chúng đã có tài liệu chính xác. Tỉ lệ và các đơn vị đo, thang màu và sự phân cấp chỉ số số lượng, sự phân cấp kí hiệu cho phép thực hiện trên bản đồ mọi khả năng đo tính và nhận biết đặc điểm khác nhau của các hiện tượng.

Tính khoa học của bản đồ còn biểu hiện ở sự phù hợp giữa đặc điểm các hiện tượng được biểu hiện với nội dung của phương pháp thể hiện bản đồ.

Tính khoa học của bản đồ cũng được xác định bằng lượng thông tin thích hợp. Nhìn chung lượng thông tin trên mỗi bản đồ càng nhiều thì giá trị sử dụng càng cao, nhưng đến một giới hạn nhất định tuỳ theo loại hình, nội dung và tỉ lệ bản đồ. Nếu vượt quá giới hạn này sẽ làm cho việc sử dụng khó khăn, do vậy mà giá trị sử dụng và tính khoa học sẽ giảm đi.

Ngoài những biểu hiện trên, tính khoa học của bản đồ còn biểu hiện ở tính trừu tượng, tính chọn lọc và tính tổng hợp, tính bao quát, tính đồng dạng và tính logic.

Ở nhà trường phổ thông, nhiệm vụ của người giáo viên không chỉ dạy cho học sinh những kiến thức khoa học của bộ môn mà còn thông qua việc dạy chữ để dạy người. Người thầy giáo phải đóng góp phần mình trong giáo dục và đào tạo con người mới. Chính vì vậy, những kiến thức truyền đạt cho học sinh nhất thiết phải trên quan điểm duy vật biện chứng. Trên bản đồ cần phải có những tiền đề để thông qua đó người giáo viên trang bị cho học sinh thế giới quan duy vật.

2. Tính trực quan của bản đồ giáo khoa

Các bản đồ dùng trong nhà trường, đặc biệt thể loại bản đồ treo tường đòi hỏi phải có tính trực quan cao, đó chính là tính đặc trưng quan trọng nhất của bản đồ giáo khoa. Tính trực quan thường mâu thuẫn với tính khoa học. So với các bản đồ khác, bản đồ giáo khoa khái quát cao hơn, dùng nhiều hình ảnh trực quan, phương pháp biểu thị trực quanhơn và phần lớn là vượt ra ngoài điều kiện cho phép của tỉ lệ bản đồ. Tiêu chuẩn để đánh giá tính trực quan của bản đồ là thời gian dùng để nhận biết và hiểu nội dung bản đồ. Những dấu hiệu dùng trên bản đồ cần có hình dạng và mầu sắc gần với thực tế để học sinh có thể nhanh chóng nhận biết nội dung của hiện tượng được phản ánh và nhớ lâu.

Mọi người đều thừa nhận là trong một bài giảng địa lí nếu dùng bản đồ như một đồ dùng trực quan thì bài giảng sẽ dễ hiểu và có sức hấp dẫn đối với học sinh. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tính trực quan mà cần phải lựa chọn giới hạn một cách hợp lí cho tính trực quan để khỏi gây ra những ảnh hưởng phản tác dụng.

3. Tính sư phạm của bản đồ giáo khoa

Tính sư phạm của bản đồ được biểu hiện trên nhiều mặt, nhưng nói chung đều thống nhất ở chỗ phải đảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương trình, sách giáo khoa, tâm lí lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh của nhà trường và hoàn cảnh xã hội.

Một bản đồ giáo khoa muốn đảm bảo được tính sư phạm cần phải biểu hiện ở những mặt sau:

– Nội dung của bản đồ giáo khoa phải phù hợp với chương trình địa lí của từng cấp học và từng lớp học, phù hợp với trình độ của học sinh.

– Nội dung của bản đồ được xác định trên cơ sở chương trình bộ môn, nội dung sách giáo khoa. Nội dung bản đồ phải được tổng quát hoá phù hợp với nội dung sách giáo khoa và nhiệm vụ dạy học. Sách giáo khoa là tiêu chuẩn nội dung để thành lập bản đồ. Nếu sách giáo khoa thay đổi thì nội dung của bản đồ giáo khoa cũng phải thay đổi theo.

– Quan trọng hơn cả là bản đồ giáo khoa phải phù hợp với đối tượng sử dụng bản đồ, nghĩa là phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh. Khi làm một bản đồ giáo khoa treo tường thì việc xác định tỉ lệ bản đồ, các đường nét trên bản đồ, màu sắc và lực nét… đều phải dựa vào chiều cao của học sinh, khả năng tư duy, đặc biệt thị lực của học sinh. Ngoài ra quy mô lớp học, cách bố trí lớp học cũng ảnh hưởng tới việc thiết kế bản đồ giáo khoa.

– Lưới chiếu (mạng lưới kinh vĩ tuyến) cùng tỉ lệ bản đồ giáo khoa cũng phải phù hợp với nội dung bài học, phù hợp với lứa tuổi học sinh. Ở những lớp đầu cấp, lưới chiếu là phần nội dung bài học, giúp học sinh hình dung được hình dạng Trái Đất, sự phân chia các bán cầu (Đông – Tây, Nam – Bắc), phân chia kinh vĩ độ, múi giờ, các đới khí hậu và biến dạng trên bản đồ… Khi cần biểu hiện một phần hay toàn bộ Trái Đất thì nên dùng các lưới chiếu giữ đúng hình dạng để học sinh nhận biết dễ dàng.

– Ở các lớp cao hơn, các em học sinh đã có vốn kiến thức địa lí khá hơn, tư duy địa lí đã phát triển cao hơn, việc biên vẽ các bản đồ nên dùng các lưới chiếu biểu hiện đúng diện tích lãnh thổ biên vẽ bản đồ. Trên cùng một lãnh thổ biên vẽ bản đồ nhưng được xây dựng ở các tỉ lệ khác nhau thì nên dùng cùng một loại lưới chiếu để học sinh tiện so sánh, đối chiếu.

– Tính sư phạm còn biểu hiện ở sự thống nhất cách ghi chữ, hệ thống kí hiệu, các phương pháp biểu hiện mà học sinh đã quen biết. Bố cục bản đồ phải hợp lí, trình bày đẹp để vừa giáo dục óc thẩm mĩ vừa kích thích học sinh say mê làm việc với bản đồ, đem lại cho các em sự hứng thú học môn địa lí.

Khái Niệm Cơ Bản Về Viêm Lưỡi Bản Đồ

Không những thế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nó thường ảnh hưởng đến người trung niên hoặc người cao tuổi hơn. Và phổ biến ở phụ nữ hơn là nam giới.

Triệu chứng của viêm lưỡi bản đồ

Cho đến nay, các dấu hiệu nhận biết thường thấy của viêm lưỡi bản đồ là các mảng không đều, mịn, màu đỏ trên bề mặt của lưỡi, chẳng hạn như:

Có viền trắng hoặc sáng màu.

Thay đổi về kích thước, hình dạng và màu sắc.

Xuất hiện tại một vị trí, và sau đó di chuyển đến một vị trí khác.

Các mảng này thay đổi rất nhanh trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng.

Hoặc kéo dài đến một năm.

Thông thường mọi người đều không biết mình đang bị bệnh cho đến khi đi kiểm tra sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, cũng có một số trường hợp mắc bệnh có cảm giác khó chịu nhẹ, nóng rát hay đau đớn. Điều này thường là do việc nhạy cảm với các chất như:

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Viêm lưỡi bản đồ xảy ra khi các bộ phận của lưỡi bị thiếu các lớp da nhỏ gọi là u nhú. Chúng thường bao phủ toàn bộ lớp trên của lưỡi. Tại sao nhú lưỡi thường bị mất đi khi bị viêm lưỡi? Cho đến nay, vẫn chưa ai xác định được điều này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng viêm lưỡi bản đồ có thể là do di truyền nên đây có thể là một liên kết phổ biến.

Bên cạnh đó, viêm lưỡi bản đồ cũng xảy ra thường xuyên hơn ở những người bị bệnh vẩy nến và ở những người bị nứt lưỡi. Trong đó vết nứt và rãnh thường xuất hiện trên đỉnh và hai bên của lưỡi.

Điều trị hoặc tự chăm sóc cho viêm lưỡi bản đồ

Hiện nay gặp bác sĩ nha khoa là cách tốt nhất để điều trị một vấn đề nghiêm trọng hơn. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán viêm lưỡi địa lý từ các dấu hiệu và triệu chứng bằng cách kiểm tra miệng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể cần xét nghiệm thêm để loại trừ các tình trạng y tế khác.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh nhân có thể giảm đi nhanh chóng, nếu họ hạn chế sử dụng:

Thực phẩm nóng, cay, hoặc axit hoặc khô, hạt mặn.

Kem đánh răng có chất phụ gia, chất làm trắng hoặc quá nhiều hương liệu (kem đánh răng cho răng nhạy cảm là lựa chọn tốt hơn).

Những Khái Niệm Cơ Bản Về Thiết Kế Đồ Họa

– Typography: Từ ghép bởi “Typo” “và graphic” để mô tả nghệ thuật sắp đặt và kỹ thuật ghép chữ trong in ấn, có thể gọi đơn giản là nghệ thuật font chữ.

– Imagery: Nghệ thuật tạo hình

– Layout: Bản thiết kế.

– Illustration: Minh họa.

– CorelDRAW, Photoshop, Illustrator: Tên một số phần mềm phổ biến và cực kỳ hữu dụng dành cho các nhà thiết kế đồ họa để họ có thể thỏa sức sáng tạo.

– 2D: Không gian hai chiều

– Concept: Ý tưởng thiết kế lớn, bao trùm.

Các yêu cầu thiết kế ngày càng tăng cao và có sự phân cấp, mức thấp chỉ đòi hỏi đảm bảo nội dung, ưa nhìn, ở mức cao đòi hỏi sự sáng tạo và ấn tượng. Tùy thuộc trình độ, kinh nghiệm, thời điểm làm việc mà các bạn trẻ có thể lựa chọn công việc cho bản thân mình.

Làm cộng tác viên chỉnh sửa ảnh, chụp ảnh sản phẩm, chụp ảnh thời trang, học việc thiết kế tại các công ty, nhà in, vừa đi làm học hỏi, vừa bổ sung kinh nghiệm, đến lúc hoàn thành chương trình học cũng là lúc đi làm fulltime, làm tại các công ty chuyên sâu về thiết kế. Đó là con đường khá phổ biến của các bạn trẻ theo học ngành thiết kế đồ họa. Sau một thời gian tạo dựng được uy tín, các yêu cầu thiết kế, các đối tác làm việc sẽ tăng rất nhanh.

– Thu nhập ổn định

Thu nhập trong ngành thiết kế đồ họa rơi vào khoảng 6 triệu đồng/tháng. So với các ngành nghề khác, mức thu nhập này thuộc mức tốt và nằm trong tầm tay. Chỉ cần có năng khiếu, sáng tạo và sự cần cù, cầu tiến là bạn có thể tự kiếm được việc làm.

Một designer ngoài công việc tại công ty thường nhận thêm các công việc, dự án ngoài làm thêm tại nhà như thiết kế website, thiết kế logo, nhận diện thương hiệu, introbook… Những công việc này mang lại nguồn thu nhập đáng kể so với lương “cứng”.

Đối với những người có khả năng sáng tạo thì mức thu nhập càng cao, thậm chí không có giới hạn. Bài tập giống với yêu cầu công việc thực tế, do vậy các bạn theo học ngành thiết kế đồ họa thường đi làm từ sớm.

– Môi trường làm việc thoải mái

Ngành thiết kế đồ họa là ngành mới do vậy các designer thường làm việc tại các công ty trẻ trung, môi trường làm việc năng động. Tại các công ty chuyên về thiết kế, văn phòng làm việc thường trang trí sinh động, nghệ thuật để tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên. Đôi khi bạn có thể làm việc tại nhà, tại quán cafe, vừa làm vừa nghe nhạc để kích thích sự sáng tạo.

– Công việc không nhàm chán

Thuộc ngành công nghiệp sáng tạo, ngành thiết kế đồ họa đòi hỏi chất xám, đầu tư trí tuệ. Mỗi yêu cầu thiết kế đòi hỏi một cách thức thể hiện, nội dung khác nhau, không có chuyện lặp đi lặp lại một thiết kế cho các sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với designer luôn phải tìm tòi, tạo ra những hình ảnh mới bắt mắt, ý nghĩa. Mỗi một sản phẩm thiết kế được hoàn thành, được công chúng đón nhận là chính là niềm vui của designer.

– Khả năng thăng tiến cao

Trong ngành Thiết kế đồ họa, năng lực mới là yếu tố quyết định vị trí chứ không phải tuổi tác. Nếu bạn là người năng động, cầu tiến, sáng tạo, có khả năng quản lý và làm việc nhóm, có rất nhiều cơ hội để bạn thăng tiến. Bắt đầu có thể là người thiết kế tự do hay trợ lý thiết kế, nhưng trong quá trình làm việc bạn có thể trở thành trưởng nhóm dự án rồi giám đốc nghệ thuật, giám đốc sáng tạo hay cao hơn nữa.

Với lợi thế sẵn có về công cụ, cách thể hiện sinh động, những nội dung mang vấn đề xã hội đều được các designer thể hiện thành các sản phẩm xem, nghe, nhìn độc đáo, được công chúng hưởng ứng và lan truyền nhanh chóng trên mạng. Đó có thể là mẩu truyện tranh, phim ngắn, phim hoạt hình hay các hình vẽ ngộ nghĩnh.

Hoặc bạn có nhiều cơ hội làm việc với đối tác nước ngoài, những dự án game, phim quy mô, tham gia thiết kế, sản xuất những sản phẩm truyền thông đại chúng, được biết đến rộng rãi.

– Tính chất công việc hiện đại, bắt kịp xu thế thế giới

Sự tiến bộ của internet đã rút ngắn khoảng cách công nghệ, thông tin giữa Việt Nam và các cường quốc công nghệ khác. Các nhà thiết kế trong nước nhanh chóng tiếp cận với các xu hướng thiết kế trên thế giới và có những thiết kế đúng “nhịp”của thời đại. Thiết kế phẳng, font chữ gấp giấy, màu sắc vintage… những trào lưu thiết kế thế giới nhanh chóng có mặt và đưa vào ứng dụng tại Việt Nam. Những phần mềm đồ họa cũng được update theo dòng chảy công nghệ chung.

– Biên giới làm việc không giới hạn

Bạn ở Hà Nội không có nghĩa bạn chỉ có thể nhận các order thiết kế từ Hà Nội. Tính chất của ngành thiết kế cho phép các bạn trẻ trao đổi và làm việc qua internet, do vậy các designer hoàn toàn có thể nhận việc từ các tỉnh thành khác nhau trên cả nước, thậm chí nhận việc từ nước ngoài. Chỉ cần khá về tiếng Anh, tác phong làm việc chuyên nghiệp, đúng hẹn, mạnh dạn thử sức, những hợp đồng nước ngoài sẽ mang lại lợi nhuận cao và nhiều trải nghiệm thú vị.

Ngành Thiết kế đồ họa có rất nhiều ưu điểm, phù hợp với các bạn trẻ năng động, tuy nhiên không phải ai cũng có thể theo đuổi ngành này. Để thành công trong ngành thiết kế, bạn cần có tư duy thẩm mỹ, khả năng sáng tạo; quan trọng nhất là niềm yêu thích, đam mê với nghề, chịu khó rèn luyện và học hỏi.

Khái Niệm Cơ Bản Về Website

Website là tập hợp của rất nhiều trang web – một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet- tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem.

1. Website là gì?

Hiểu thế nào là một trang Web?

Khi bạn xem thông tin trên một trang Web thì trang Web đó đến từ một Website, có thể là một Website đến từ Mỹ, từ Việt Nam, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Website sẽ tên và chính là địa chỉ mà bạn đã gọi nó ra tên đó người ta gọi là tên miền hay domain name. Thường các Website được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó.

Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của Công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

2. Các yêu cầu tối thiểu của 1 Webiste

Đối với một doanh nghiệp trong đời thường, để thành lập và hoạt động, doanh nghiệp đó phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố căn bản sau:

Tên doanh nghiệp

Trụ sở hoạt động của doanh nghiệp

Các yếu tố vật chất kỹ thuật,máy móc và con người

Nếu ta tạm coi Website như 1 doanh nghiệp trong đời thường, thì để thiết lập và đưa vào hoạt động 1 Website cũng phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố cơ bản như doanh nghiệp là:

Tên miền (hay còn gọi là Tên miền ảo hoặc Domain name) tương ứng với Tên doanh nghiệp trong đời thường.

Web Hosting (hay còn gọi là nơi lưu giữ trên máy chủ Internet) tương ứng với Trụ sở doanh nghiệp trong đời thường.

Các trang web tương ứng với yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc của doanh nghiệp trong đời thường và con người để quản lý và vận hành Website đó.

3. Website động và website tĩnh khác nhau như thế nào?

Website động có thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu còn website tĩnh thì không.

Web Động

Web “ĐỘNG” là thuật ngữ được dùng để chỉ những website được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web, nói đúng hơn là một chương trình chạy được với giao thức http. Thực chất, website động có nghĩa là một website tĩnh được “ghép” với một phần mềm web (các modules ứng dụng cho Web). Với chương trình phần mềm này, người chủ website thực sự có quyền điều hành nó, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ đến những người chuyên nghiệp.

Nếu Bạn làm web tĩnh, cũng giống như các cô ma-nơ-canh này đã được chế tạo rất hoàn thiện nhưng sẽ không bao giờ thay đổi tư thế, về cả những bộ quần áo mà các cô mặc. Nếu muốn làm lại kiểu dáng mới, Bạn phải HOÀN TOÀN PHỤ THUỘC NHÀ CHẾ TẠO, hoặc Bạn phải mất chi phí mua mới. Còn nếu Bạn làm web động, thì cũng giống như các cô ma-nơ-canh này chỉ được dựng lên như một bộ khung mà tự Bạn luôn có thể thay đổi từ dáng đứng, cách ăn mặc, dù là thời trang mùa xuân, mùa hè, mùa thu hay mùa đông, các mẫu mốt luôn hợp thời đại, mà KHÔNG MẤT THÊM MỘT KHOẢN CHI PHÍ NHỎ NÀO cho người tạo ra chúng. Hiểu cách khác, những bộ mốt mới trưng bày chính là những thông tin, thông báo về tình hình phát triển các sản phẩm – dịch vụ mà Bạn luôn muốn cập nhật để khách hàng được rõ.

Hãy tưởng tượng tiếp, các modules của một website động cũng giống như những thành phần của một bộ khung ma-nơ-canh. Bạn có thể chỉnh sửa cẳng tay của những bộ khung này, nâng chúng lên hoặc hạ chúng xuôi xuống, điều chỉnh thành chân bước hay chân đứng thẳng, thành tư thế ngồi hoặc đứng, đó là khả năng tuỳ biến của một chương trình phần mềm điển hình. Hoặc Bạn có thể tháo rời hay lắp lại đôi tay, đôi chân của ma-nơ-canh, đó là khả năng tương thích của từng module với tổng thể một chương trình.

Web Tĩnh

Nếu Bạn đã đọc phần tìm hiểu về website ‘ĐỘNG’, chắc Bạn sẽ tự hỏi: Vậy thì tại sao người ta vẫn thiết kế website tĩnh? Không hẳn một website tĩnh không có lợi thế hơn so với một website động. Với web tĩnh, Bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh là phù hợp hơn cả. Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế vô song: website tĩnh thân thiện với các cơ chế tìm kiếm (search engine) hơn nhiều so với website động. Bởi vì địa chỉ URL của các .html trong web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động.