Top 8 # Khái Niệm Cơ Bản Về Protein Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Khái Niệm Cơ Bản Về Website

Website là tập hợp của rất nhiều trang web – một loại siêu văn bản (tập tin dạng HTML hoặc XHTML) trình bày thông tin trên mạng Internet- tại một địa chỉ nhất định để người xem có thể truy cập vào xem.

1. Website là gì?

Hiểu thế nào là một trang Web?

Khi bạn xem thông tin trên một trang Web thì trang Web đó đến từ một Website, có thể là một Website đến từ Mỹ, từ Việt Nam, hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Website sẽ tên và chính là địa chỉ mà bạn đã gọi nó ra tên đó người ta gọi là tên miền hay domain name. Thường các Website được sở hữu bởi một cá nhân hoặc tổ chức nào đó.

Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet. Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet. Với vai trò quan trọng như vậy, có thể coi Website chính là bộ mặt của Công ty, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng trên mạng. Website không chỉ đơn thuần là nơi cung cấp thông tin cho người xem, cho các khách hàng và đối tác kinh doanh của doanh nghiệp, nó còn phải phản ánh được những nét đặc trưng của doanh nghiệp, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, dễ sử dụng và đặc biệt phải có sức lôi cuốn người sử dụng để thuyết phục họ trở thành khách hàng của doanh nghiệp.

2. Các yêu cầu tối thiểu của 1 Webiste

Đối với một doanh nghiệp trong đời thường, để thành lập và hoạt động, doanh nghiệp đó phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố căn bản sau:

Tên doanh nghiệp

Trụ sở hoạt động của doanh nghiệp

Các yếu tố vật chất kỹ thuật,máy móc và con người

Nếu ta tạm coi Website như 1 doanh nghiệp trong đời thường, thì để thiết lập và đưa vào hoạt động 1 Website cũng phải đáp ứng được tối thiểu 3 yếu tố cơ bản như doanh nghiệp là:

Tên miền (hay còn gọi là Tên miền ảo hoặc Domain name) tương ứng với Tên doanh nghiệp trong đời thường.

Web Hosting (hay còn gọi là nơi lưu giữ trên máy chủ Internet) tương ứng với Trụ sở doanh nghiệp trong đời thường.

Các trang web tương ứng với yếu tố vật chất kỹ thuật, máy móc của doanh nghiệp trong đời thường và con người để quản lý và vận hành Website đó.

3. Website động và website tĩnh khác nhau như thế nào?

Website động có thêm các phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu còn website tĩnh thì không.

Web Động

Web “ĐỘNG” là thuật ngữ được dùng để chỉ những website được hỗ trợ bởi một phần mềm cơ sở web, nói đúng hơn là một chương trình chạy được với giao thức http. Thực chất, website động có nghĩa là một website tĩnh được “ghép” với một phần mềm web (các modules ứng dụng cho Web). Với chương trình phần mềm này, người chủ website thực sự có quyền điều hành nó, chỉnh sửa và cập nhật thông tin trên website của mình mà không cần phải nhờ đến những người chuyên nghiệp.

Nếu Bạn làm web tĩnh, cũng giống như các cô ma-nơ-canh này đã được chế tạo rất hoàn thiện nhưng sẽ không bao giờ thay đổi tư thế, về cả những bộ quần áo mà các cô mặc. Nếu muốn làm lại kiểu dáng mới, Bạn phải HOÀN TOÀN PHỤ THUỘC NHÀ CHẾ TẠO, hoặc Bạn phải mất chi phí mua mới. Còn nếu Bạn làm web động, thì cũng giống như các cô ma-nơ-canh này chỉ được dựng lên như một bộ khung mà tự Bạn luôn có thể thay đổi từ dáng đứng, cách ăn mặc, dù là thời trang mùa xuân, mùa hè, mùa thu hay mùa đông, các mẫu mốt luôn hợp thời đại, mà KHÔNG MẤT THÊM MỘT KHOẢN CHI PHÍ NHỎ NÀO cho người tạo ra chúng. Hiểu cách khác, những bộ mốt mới trưng bày chính là những thông tin, thông báo về tình hình phát triển các sản phẩm – dịch vụ mà Bạn luôn muốn cập nhật để khách hàng được rõ.

Hãy tưởng tượng tiếp, các modules của một website động cũng giống như những thành phần của một bộ khung ma-nơ-canh. Bạn có thể chỉnh sửa cẳng tay của những bộ khung này, nâng chúng lên hoặc hạ chúng xuôi xuống, điều chỉnh thành chân bước hay chân đứng thẳng, thành tư thế ngồi hoặc đứng, đó là khả năng tuỳ biến của một chương trình phần mềm điển hình. Hoặc Bạn có thể tháo rời hay lắp lại đôi tay, đôi chân của ma-nơ-canh, đó là khả năng tương thích của từng module với tổng thể một chương trình.

Web Tĩnh

Nếu Bạn đã đọc phần tìm hiểu về website ‘ĐỘNG’, chắc Bạn sẽ tự hỏi: Vậy thì tại sao người ta vẫn thiết kế website tĩnh? Không hẳn một website tĩnh không có lợi thế hơn so với một website động. Với web tĩnh, Bạn có thể có một giao diện được thiết kế tự do hơn. Vì vậy, nhiều khi một website tĩnh có cách trình bày đẹp mắt và cuốn hút hơn. Đối với những website chỉ nhằm đăng tải một số ít thông tin và chúng không có nhiều thay đổi theo thời gian thì việc dùng hình thức website tĩnh là phù hợp hơn cả. Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế vô song: website tĩnh thân thiện với các cơ chế tìm kiếm (search engine) hơn nhiều so với website động. Bởi vì địa chỉ URL của các .html trong web tĩnh không chứa dấu chấm hỏi (?) như trong web động.

Khái Niệm Cơ Bản Về Ecgônômi

Từ phân tích trên cho thấy mục tiêu của Ecgônômi là: – Hướng tới việc loại trừ mọi nguy hại cho sức khoẻ của con người; – Hướng tới sự tiện nghi cho con người, tức là làm cho các đối tượng kỹ thuật phù hợp với các khả năng hữu hạn của con người, có tác dụng động viên các quá trình tâm lý, sinh lý, hạn chế mệt mỏi và thúc đẩy khả năng lao động lâu dài mà không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người; – Hướng tới tối ưu các tổn hao sinh học trong quá trình lao động; – Làm cho lao động có hiệu quả cao (tăng năng suất và chất lượng của lao động);

Vậy, mục tiêu chính của ecgônômi là làm cho công cụ, thiết bị, công việc phù hợp với con người chứ không phải là làm cho con người phù hợp với công việc, công cụ, thiết bị.

Để đạt được mục tiêu chính nói trên, một số yêu cầu và nguyên tắc chính của Ecgônômi đối với hệ thống lao động là: – Đối với không gian làm việc và phương tiện lao động: Cấu trúc không gian vị trí làm việc phải đảm bảo an toàn, tiện nghi cho 90% người sử dụng (từ P 5 đến P 95). Tư thế, lực cơ, chuyển động của cơ thể; khả năng tiếp nhận thông tin từ các phương tiện phản ánh thông tin, đặc tính chuyển động của cơ thể phải đảm bảo an toàn và tiện nghi. – Đối với môi trường lao động: Đảm bảo kích thước không gian di chuyển, thao tác. Trao đổi không khí, cân bằng nhiệt, màu sắc, âm thanh, rung động, bức xạ phải đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép. – Đối với quá trình lao động: Bảo đảm an toàn, sức khỏe, tiện nghi để thực hiện mục tiêu lao động. Loại trừ quá tải và dưới tải – giới hạn trên và dưới của chức năng sinh lý, tâm sinh lý. Để đạt được mục đích, đối tượng nghiên cứu của Ecgônômi không đơn thuần chỉ là con người trong hoạt động lao động, mà ở mọi nơi, mọi chỗ làm việc hay sinh hoạt, vui chơi giải trí, con người đều chịu tác động của rất nhiều yếu tố xung quanh. Nếu trong điều kiện sản xuất, đó là sự tác động của thiết bị, máy móc, của chính quá trình công nghệ, của việc tổ chức vị trí lao động đó và môi trường lao động do chính quá trình sản xuất đó tạo nên. Những yếu tố điều kiện lao động này không ngừng tác động trực tiếp đến người lao động. Bởi vậy, nghiên cứu tác động tương hỗ giữa con người với điều kiện lao động và từng yếu tố của điều kiện này hay mối tác động tương hỗ giữa các yếu tố Người-Máy-Môi trường là đối tượng nghiên cứu của Ecgônômi. Tuy nhiên cũng cần biết rằng trong một số trường hợp đặc biệt, khi con người hoạt động, sử dụng công cụ, thiết bị để đạt một mục đích cụ thể khác như trong lĩnh vực quân sự, trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, chúng ta không thể đòi hỏi công cụ, thiết bị (ở đây là thiết bị, khí tài như con tàu vũ trụ, xe tăng, máy bay chiến đấu…) phải phù hợp, tiện nghi đối với con người, mà chúng ta phải chấp nhận mục tiêu hàng đầu là tính năng, tác dụng của thiết bị, khí tài đó và cần phải tuyển chọn con người một cách kỹ lưỡng, bảo đảm phù hợp với những yêu cầu đặt ra của thiết bị, khí tài và phải huấn luyện, tập luyện cho họ có thể thích ứng để làm việc, thao tác với thiết bị, khí tài đó. Đây là trường hợp đặc biệt của Ecgônômi.

4. Các hướng phát triển và ứng dụng của Ecgônômi:

PGS.TS. Nguyễn An Lương – Hội ATVSLĐ Việt Nam PGS.TS. Nguyễn Đức Hồng – Viện Bảo hộ lao động (Nguồn tin: NILP)

Các Khái Niệm Cơ Bản Về Marketing

Định nghĩa về Marketing là nói về thuật ngữ Marketing đã được quốc tế hóa, và không chuyển dịch sang ngôn ngữ địa phương (trước đây tại Việt nam thường được dịch là tiếp thị). Marketing được xem là một môn khoa học đang phát triển, và không ngừng hoàn thiện. Một số nhà khoa học đi trước đã đưa ra một số định nghĩa, khái quát hóa thuật ngữ này như sau : Philip Kotler được xem là người khai sinh Marketing hiện đại, có định nghĩa về Marketing là quá trình quản lý mang tính xã hội, trong đó các cá nhân và nhóm cá nhân nhận được những gì họ cần có (nhu cầu) và muốn có (mong muốn) thông qua việc sáng tạo, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với nhau.

Peter Drucker thì cho rằng Marketing là chức năng căn bản nên không thể xem xét một cách tách rời. Toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên kết quả cuối cùng, có nghĩa là đánh giá từ góc độ khách hàng. Thành công của doanh nghiệp không phải do doanh nghiệp mà do khách hàng quyết định. Ray Corey nhận định Marketing bao gồm tất cả các hoạt động theo đó công ty điều chỉnh cho phù hợp với môi trường một cách sáng tạo và sinh lời. Hiệp Hội Marketing Mỹ (American Marketing Association – AMA) khẳng định Marketing là một quá trình có tính xã hội và quản lý mà qua đó các cá nhân, các tổ chức này nhận được những thứ mình có nhu cầu thông qua việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm giá trị với người khác, tổ chức khác. Nhìn chung, Marketing có thể được hiểu là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi, nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của các bên.

Những khái niệm Marketing cốt lõi là gì ?

Nhu cầu (need) là một trạng thái thiếu hụt mà con người cảm nhận được. Con người có nhiều nhu cầu phức tạp, từ những nhu cầu sinh lý căn bản (ăn, ở, mặc, …) đến nhu cầu an toàn, đến nhu cầu xã hội (giao lưu, tình cảm, …) đến nhu cầu được tôn trọng (địa vị xã hội, …) và cao nhất là nhu cầu tự khẳng đinh, theo tháp nhu cầu của Maslow năm 1954. Mong muốn (want) là hình thức biểu hiện của nhu cầu, là nhu cầu được định hình qua văn hóa và cá tính. Nhu cầu có khả năng thanh toán hay cầu (demand) là mong muốn kèm theo điều kiện về khả năng thanh toán. Mong muốn của con người thường là vô hạn, nhưng nguồn lực hạn chế. Vậy nên, con người thường chọn những sản phẩm có thể tạo ra độ hài lòng cao nhất, và xứng đáng với chi phí bỏ ra.

Sản phẩm (product) là bất kỳ cái gì được làm ra để cung ứng cho thị trường nhằm gây ra sự chú ý, mua, sử dụng, và tiêu thụ, có thể thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn. Sản phẩm có thể là hữu hình, như hàng hóa, hay vô hình như dịch vụ, hoặc vừa hữu hình vừa vô hình, những hàng hóa có sử dụng dịch vụ trong việc làm thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn. Giá trị khách hàng (customer value) là sự khác biệt giữa các lợi ích mà khách hàng có được do sỡ hữu hay tiêu thụ một sản phẩm, với chi phí bỏ ra để có được sản phẩm đó. Độ hài lòng thỏa mãn của khách hàng (customer satisfaction) tùy thuộc vào việc vận hành cảm nhận được của một sản phẩm so sánh với mong đợi của khách hàng. Nếu vận hành thấp hơn mong đợi, người mua không thỏa mãn, nếu vận hành phù hợp mong đợi, người mua thỏa mãn, nếu vận hành vượt quá mong đợi, người mua cảm thấy thích thú.

Giao dịch (transaction) là cuộc trao đổi mang tính chất thương mại giữa hai bên. Giao dịch là đơn vị đo lường của Marketing. Giao dịch là biểu hiện cụ thể của trao đỗi trong lãnh vực thương mại bao gồm các điều kiện, thời gian, địa điểm, thanh toán được thỏa thuận giữa hai bên. Quan hệ (relationship) bao gồm tất cả các quan hệ giữa người làm Marketing với các khách hàng, nhà cung ứng, nhà phân phối, nhà trung gian, và các tác nhân trong môi trường bên ngoài. Vai trò của Marketing quan hệ ngày càng tăng. Trong ngành du lịch và lữ hành, Marketing quan hệ đóng vai trò rất quan trọng trong những lĩnh vực sau :

(1) giữa nhà bán lẻ và công ty dịch vụ, (2) giữa nhà bán lẻ và công ty dịch vụ và các khách hàng chủ yếu, (3) giữa nhà bán lẻ và các dịch vụ ẩm thực, (4) giữa nhà bán lẻ và công ty dịch vụ và các nhà cung ứng chủ yếu, (5) giữa các tổ chức du lịch và nhân viên, (6) giữa các tổ chức du lịch và các đại lý Marketing, ngân hàng, văn phòng luật. Thị trường (market) là một tập hợp những người mua hiện hữu hay tiềm năng có thể giao dịch với người bán. Độ lớn của thị trường tùy thuộc vào số người có những nhu cầu chung, có khả năng tài chính và các nguồn lực khác, có ý định trao đổi những nguồn lực ấy để lấy điều mà họ mong muốn.

Định hướng khách hàng khi làm Marketing như thế nào ?

Mục tiêu của một doanh nghiệp là tạo ra và duy trì những khách hàng thỏa mãn có thể sinh lời cho doanh nghiệp. Khách hàng được hấp dẫn và duy trì khi nhu cầu của họ được thỏa mãn. Thế còn lợi nhuận ? Nhiều quản trị viên đặt lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu, trước sự thỏa mãn khách hàng. Những quản trị viên thành công, thường xem xét việc thỏa mãn khách hàng trước, khách hàng sẽ chấp nhận một mức giá tốt cho sản phẩm và dịch vụ nhận được, và mức giá đó bù đắp chi phí và tạo lợi nhuận cho công ty. Những quản trị viên chỉ chú tâm tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn sẽ làm hại cho cả khách hàng lẫn công ty. Những quản trị viên thành công thường đặt khách hàng lên trước, chú trọng đến giá trị của khách hàng, và có những hành động hợp lý để hỗ trợ khách hàng lâu dài.

Marketing Dịch Vụ là gì ?

Lãnh vực du lịch và lữ hành là một phần của dịch vụ, vốn tăng trưởng rất nhanh trong những năm qua. Tại Mỹ, dịch vụ chiếm 75% GDP và chiếm 95% việc làm mới tạo ra từ năm 1969. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngành dịch vụ đã tạo ra nhu cầu nghiên cứu việc các hoạt động của từng ngành, đặc biệt là hoạt động Marketing du lịch. Các nhà Marketing dịch vụ cần lưu ý bốn đặc trưng cơ bản của dịch vụ là :

Tính vô hình (Intangibility) là dịch vụ không trông thấy được, do vậy người mua thường tìm kiếm những bằng chứng hữu hình có thể cung cấp thông tin và độ tin cậy về dịch vụ. Tính không chia tách được (Inseparability) là nhà cung ứng dịch vụ và khách hàng phải cùng hiện diện khi việc giao dịch tiến hành, tính không chia tách được của dịch vụ cũng có nghĩa là khách hàng cũng là một phần của sản phẩm. Tính biến động (Variability) là dịch vụ biến động nhiều, chất lượng dịch vụ tùy thuộc vào việc ai cung ứng, khi nào và ở đâu. Tính dễ hỏng (Perishability) là dịch vụ không thể lưu kho được, nhà hàng khách sạn ngày nay thường tính phí cho việc giữ chỗ mà không sử dụng, chính là vì đặc tính này của dịch vụ. Sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ cũng là điểm mà các nhà Marketing dịch vụ cần quan tâm, để phân biệt hàng hóa và dịch vụ và có thể tóm tắt như sau :

– Hàng hóa : được sản xuất. Chế tạo ở các cơ sở, thường các khách hàng không tham gia (có thể tách rời). Hàng hóa được phân phối tới những nơi khách hàng sinh sống. Việc mua bán sẽ chuyển đổi quyền sở hữu và quyền sử dụng theo tiện nghi người đó. Hàng hóa có dạng hữu hình tại thời điểm bán và có thể được kiểm tra trước khi bán. Có thể dự trữ sản phẩm dành cho việc tiêu thụ trong tương lai.

– Dịch vụ : được thực hiện. Được thực hiện tại cơ sở của nhà sản xuất, thường có sự tham gia hoàn chỉnh của khách hàng (không thể tách rời). Khách hàng du lịch tới những nơi có dịch vụ. Việc mua bán sẽ chuyển quyền tiếp cận tạm thời với thời gian và thời điểm sắp xếp trước. Dịch vụ là vô hình tại thời điểm bán, thường không thể kiểm duyệt. Không bền, dịch vụ có thể được tạo ra nhưng không thể được dự trữ.

Chính từ sự khác biệt giữa hàng hóa và dịch vụ, cùng với những đặc tính khác biệt của dịch vụ, mô hình servuction được hình thành nhằm diễn tả một hệ thống sản xuất dịch vụ. Từ mô hình này, nhà Marketing dịch vụ cần phải lưu ý : Tương tác giữa khách hàng A và khách hàng B trong hoạt động dịch vụ, luôn có sự tương tác giữa các khách hàng với nhau, có thể là một trong những nguyên nhân làm tăng hay giảm độ thỏa mãn, nhà kinh doanh dịch vụ cần luôn lưu ý, và quản lý mối tương tác giữa các khách hàng. Nhân viên liên lạc mô hình cho thấy sự không tách rời giữa nhân viên và khách hàng, trong quá trình giao hàng. Mũi tên từ khách hàng A đến nhân viên liên lạc cho thấy nhân viên liên lạc tác động trực tiếp đến độ thỏa mãn của khách hàng A.

Môi trường xung quanh bao gồm các thành phần vật chất của dịch vụ, ngoài nhân viên và khách hàng. Môi trường cung cấp minh chứng hữu hình cho dịch vụ, và có thể được dùng để tạo ra điểm khác biệt. Hệ thống và tổ chức vô hình là những hệ thống mà khách hàng không trông thấy được, ví dụ trong nhà hàng, môi trường vật chất, khách hàng, nhân viên là hữu hình đối với khách hàng, trong khi nhà bếp thường là vô hình. Một trong những quyết định quan trọng trong quản lý dịch vụ là quyết định để cho khách hàng thấy điều gì.

Các chiến lược quản trị trong Kinh Doanh Dịch Vụ

Nhà Marketing dịch vụ có thể làm nhiều điều nhằm tăng hiệu quả dịch vụ khi đương đầu với đặc tính không trông thấy được của dịch vụ. Các công ty cần tập trung sự chú ý của mình vào cả nhân viên và khách hàng, cần hiểu biết chuỗi dịch vụ lợi nhuận trong đó, gắn lợi nhuận của công ty dịch vụ với sự thỏa mãn khách hàng và nhân viên, bao gồm năm mối liên kết sau : lợi nhuận dịch vụ lành mạnh và tăng trưởng, khách hàng thỏa mãn và trung thành, giá trị dịch vụ lớn hơn, nhân viên dịch vụ có năng suất tốt và thỏa mãn, chất lượng dịch vụ nội bộ, nhìn chung điều này cho thấy Marketing dịch vụ đòi hỏi đồng thời marketing nội bộ và marketing tương tác.

Marketing nội bộ (Internal Marketing) nghĩa là công ty dịch vụ cần huấn luyện nhân viên, và động viên một cách hiệu quả các nhân viên tương tác khách hàng, và tất cả nhân viên dịch vụ hỗ trợ cùng làm việc trong nhóm để thỏa mãn khách hàng. Marketing tương tác (Interactive Marketing) nghĩa là chất lượng dịch vụ nhận thức được tùy thuộc rất nhiều vào chất lượng của tương tác người mua – người bán trong thực hiện dịch vụ. Khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ không chỉ qua chất lượng kỹ thuật (như chất lượng thức ăn) mà còn qua cả chất lượng chức năng (như cách phục vụ trong nhà hàng). Ngày nay, các công ty dịch vụ du lịch luôn phải thực hiện nhiệm vụ tăng cường 3 lãnh vực marketing chính đó là khác biệt hóa, chất lượng dịch vụ và năng suất.

Quản lý khác biệt hóa là gì ?

Khi khách hàng đánh giá các nhà cung ứng khác nhau, họ thường ít quan tâm đến bản thân nhà cung ứng, mà quan tâm đến giá nhiều hơn. Giải pháp định giá cạnh tranh là phát triển một cách chào giá, chuyển giao và hình ảnh khác biệt. Bảng chào giá có thể bao gồm những đặc tính sáng tạo, làm khác biệt hoàn toàn so với các công ty khác. Tuy vậy, các sáng tạo trong dịch vụ lại rất dễ bắt chước, nên công ty dịch vụ cần thường xuyên vượt lên trước trong sáng tạo. Các công ty dịch vụ có thể làm khác biệt mình trong ba hướng, con người, các minh chứng vật chất và quy trình.

Quản lý chất lượng dịch vụ là gì ?

Một trong những cách chính mà công ty dịch vụ có thể làm khác biệt hóa là luôn cung ứng dịch vụ chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh. Và, khi một công ty dịch vụ không thể tránh khỏi các vấn nạn chất lượng, họ cũng cần học cách khôi phục dịch vụ từ sai sót. Việc khôi phục dịch vụ tốt có thể biến một khách hàng giận dữ thành khách hàng trung thành, do vậy công ty cần thực hiện nhiều bước nhằm không chỉ cung ứng dịch vụ tốt thường xuyên mà còn khôi phục lỗi dịch vụ khi xảy ra như : bước một giao quyền cho nhân viên dịch vụ, bước hai cam kết chất lượng từ phía ban quản lý, bước ba xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cao, bước bốn thường xuyên quan sát và kiểm tra chất lượng của mình và đối thủ.

Quản lý năng suất là gì ?

Với chi phí tăng cao, nhiều công ty dịch vụ đang chịu áp lực tăng năng suất dịch vụ. Họ có thể làm bằng nhiều cách. Nhà cung ứng dịch vụ có thể huấn luyện nhân viên tốt hơn, hay tuyển mộ người mới có kỹ năng và độ chịu khó làm việc cao hơn với cùng mức thù lao. Hoặc, có thể tăng số lượng dịch vụ mà chấp nhận không tăng chất lượng. Nhà cung ứng dịch vụ cũng có thể công nghiệp hóa dịch vụ bằng cách tăng cường máy món và chuẩn hóa việc sản xuất. Họ cũng có thể thiết kế các dịch vụ hiệu quả hơn.

Hệ thống marketing dịch vụ là gì ?

Hoạt động marketing dịch vụ có thể được trình bày dưới dạng một hệ thống hợp nhất. Quá trình bắt đầu với việc phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài, đến lập chiến lược kinh doanh và chiến lược marketing, đến lập kế hoạch marketing, lập kế hoạch chiến dịch, xác định những hoạt động marketing cần thực hiện. Quá trình nghiên cứu và lập kế hoạch sẽ tập hợp nhiều thông tin về khách hàng hiện tại, và khách hàng tiềm năng, thái độ và hành vi mua sắm của họ. Kế hoạch sẽ chuyển thành các chương trình hành động cụ thể, cho doanh nghiệp biết cách giao tiếp và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Quá trình markeitng tiến đến bước cuối là nghiên cứu độ hài lòng khách hàng, giá trị họ nhận được, thái độ của họ đối với việc mua hàng.

Hà Nam Khánh Giaohttps://www.tampacific.net

Những Khái Niệm Cơ Bản Về Csdl

Cơ sở dữ liệu là gì ?

Sử dụng cửa sổ xem dữ liệu

Tạo trình thiết kế môi trường dữ liệu

Sử dụng các điều khiển dữ liệu để tạo giao diện người sử dụng

Cơ sở dữ liệu là phần cốt lõi của nhiều ứng dụng phần mềm kinh doanh. Cơ sở dữ liệu rất phổ biến trong thế giới kinh doanh vì chúng cho phép truy cập tập trung đến các thông tin theo một các nhất quán, hiệu quả và tương đối dễ dàng cho việc phát triển và bảo trì. Chương này tìm hiểu về các khái niệm cơ bản để thiết lập và bảo trì một cơ sở dữ liệu cho một doanh nghiệp, bao gồm cơ sở dữ liệu là gì, tại sao cơ sở dữ liệu hữu dụng và dùng cơ sở dữ liệu như thế nào để tạo ra các giải pháp cho doanh nghiệp.

Nếu bạn đã từng dùng Visual Basic và từng lập trình với cơ sở dữ liệu. Bạn sẽ thấy chương trình này khá cơ bản, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn có được một nền tảng tổt của một hệ quản trị cơ sở dữ liệu nói chung.

Mặc dù các khái niệm cơ sở dữ liệu gần như tương tự giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các nhà cung cập các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thường có các tên gọi khác nhau cho các sản phẩm riêng của họ. Ví dụ, nhiều nhà lập trình Client / Server đề cập đến truy cấn chứa trong cơ sở dữ liệu như là View; trong khi các nhà lập trình Access và Visual Basic lại gọi truy vấn là QueryDef. Cả hai khái niệm này đều là như nhau.

Cơ sở dữ liệu là một kho chứa thông tin. Có nhiều loại cơ sở dữ liệu, nhưng ta chỉ đề cập đến cơ sở dữ liệu quan hệ, là kiểu cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay.

Một cơ sở dữ liệu quan hệ:

Chứa dữ liệu trong các bảng, được cấu tạo bởi các dòng còn gọi là các mẩu tin, và cột gọi là các trường.

Cho phép lấy về ( hay truy vấn ) các tập hợp dữ liệu con từ các bảng

Bộ máy (Engine) cơ sở dữ liệu là gì?

Chức năng cơ bản của một cơ sở dữ liệu được cung cấp bởi một bộ máy cơ sở dữ liệu, là hệ thống chương trình quản lý cách thức chứa và trả về dữ liệu.

Bộ máy cơ sở dữ liệu trình bày trong tài liệu này là Microsoft Jet, Jet không phải là một thương phẩm, thay vào đó, nó là một hệ thống con được nhiều ứng dụng của

Microsoft sử dụng. Microsoft lần đầu tiên đưa bộ máy này vào sử dụng với Visual Basic 3.0 và Access 1. Sau nhiều lần nâng cấp, phiên bản Jet dùng với quyển sách này là Jet 3.51, đi kèm với Visual Basic và Access.

Chú ý : Ngoài Jet, còn nhiều bộ máy cơ sở dữ liệu khác, như vì Visual Basic hỗ trợ Jet một các nội tại nên quyển sách này ưu tiên nói về Jet. Hơn nữa Jet còn hỗ trợ các bộ máy cơ sở dữ liệu khác. Trong chương “Làm quen với SQL Server ” giới thiệu một bộ máy hoàn toàn khác SQL Server 6.5

Bản và trường

Các cơ sở dữ liệu được cấu tạo từ các bảng dùng thể hiện các phân nhóm dữ liệu.

Ví dụ, nếu ta tạo một cơ sở dữ liệu để quản lý tài khoản trong công việc kinh doanh ta phải tạo một bảng cho khách hàng, một bảng cho Hoá đơn và một bảng cho nhân viên. Bảng có cấu trúc định nghĩa sẵn và chứa dữ liệu phù hợp với cấu trúc này.

Bảng: Chứa các mẩu tin là các mẩu riêng rẽ bên trong phân nhóm dữ liệu.

Mẩu tin: Chứa các môi trường. Mỗi trưởng thể hiện một bộ phận dữ liệu trong một mẩu tin. Ví dụ như mỗi mẩu tin thể hiện một mục trong danh bạ địa chỉ chứa trong trường Tên và họ, địa chỉ, thành phố, tiểu bang, mã ZIP và số điện thoại.

Ta có thể dùng chương trình Visual Basic để tham chiếu và thao tác với cơ sở dữ liệu, bảng, mẩu tin và trường.

Bảng hoá đơn :

Recordset là gì ?

Một khi ta có khả năng tạo bảng, ta cần phải biết cách thao tác chúng.

Một Recordset là một cấu trúc dữ liệu thể hiện một tập hợp con các mẩu tin lấy về từ cơ sở dữ liệu. Về khái niệm, nó tương tự một bảng, nhưng có thêm một vài thuộc tính riêng biệt quan trọng. Các RecordSet được thể hiện như là các đối tượng, về khái niệm tương tự như là các đối tượng giao diện người sử dụng ( như là các nút lệnh và hộp văn bản ) mà ta đã làm quen với Visual Basic trong các chương trước. Cũng như các kiểu đối tượng khác trong Visual Basic, các đối tượng Recordset có các thuộc tính và phương thức riêng. Lưu ý : Ta có thể lập trình để tạo và sử dụng các recordset theo một trong ba thư viện truy cập dữ liệu – Các đối tượng truy cập dữliệu ( DAO ), các đối tượng truy cập dữ liệu từ xa ( RDO ) và các đối tượng dữ liệu ActiveX ( ADO ).

Các kiểu cơ sở dữ liệu

Cơ sở dữ liệu nội tại của Visual Basic, Jet, cung cấp 21 kiểu dữ liệu khác nhau.

Binary

Dùng để chứa các khối dữ liệu lớn như là đồ hoạ và các tập tinâm thanh số hoá.

Boolean

Giá trị logic đúng hoặc sai

Byte

Giá trị số nguyên một byte từ 0 đến 255

Currency

Trường số có thuộc tính đặc biệt để chứa các trí trị tiền tệ

Date/Time

Giá trị 8 byte thể hiện ngày hoặc giờ từ ngày 1/1/100 đến ngày31/12/9999

Double

Kiể dữ liệu số 8 byte dấu phẩy động

GUID

Là một số 128 bye, cũng được gọi là định danh toàn thể duynhất. Ta dùng số này để nhận dạng duy nhất các mẩu tin. Số này được dùng trong các bản sao

Integer

Số 2 byte đầu đủ từ -32768 đến 32767

Long

Số 4 byte đầy đủ từ -2,147,483,648 đến 2,147,483,647

Long binary

Trường giá trị lớn nhất có thể chứa các giá trị thập phân như là hình ảnh hay tập tin

( OLE Object )

Kiểu OLE Object nhúng trong cơ sở dữ liệu có thể lên tới 1gigabyte.

Meno

Trường gí trị lớn có thể chứa đến 65,535 ký tự. Ta không cầnthiết phải khai báo trước chiều dài của trường này.

Single type

Dữ liệu số 4 byte, dấu phẩy đơn

Text

Kiểu dữ liệu cáo chiều dài cố định, đòi hởi ta phải khai báo chiềudài của trường khi ta khai báo kiểu dữ liệu. Trường văn bản có thể dài từ 1 đến 255 ký tự.

VarBinary

Mẫu dữ liệu nhị phân biến đổi ( dùng với ODBCDirect )

Không có sự tương đương một-một giữa kiểu dữ liệu Visual Basic và kiểu dữ liệu trường cơ sở dữ liệu. Ví dụ, ta không thể quy định một trường cơ sở dữ liệu là kiểu định nghĩa bởi người dùng hay biến Object của Visual Basic. Hơn nữa nếu ta dùng Microsoft Access để tạo cơ sở dữ liệu sử dụng trong các ứng dụng Visual Basic, lưu ý rằng một số kiểu dữ liệu hữu dụng trong ứng dụng Visual Basic không xuất hiện trong thiết kê bảng của Microsoft Access. Bởi vì Visual Basic hỗ trợ lập trình cơ sở dữ liệu khác với những gì tạo bằng Microsoft Access.

Tạo lược đồ cơ sở dữ liệu

Mặc dù việc tạo danh sách các bảng và trương là cách tốt nhất để xác định cấu trúc cơ sở dữ liệu, ta còn có một cách để xem các bảng và tường dưới dạng đồ hoạ.

Sau đó, không chỉ xem được các bảng và trường hiện có mà còn thấy được mối quan hệ giữa chúng. Để làm được điều này, ta tạo lược đồ.

Lược đồ là sơ đồ các con đường trong cơ sở dữ liệu. Lược đồ thể hiện các bảng, trường và mối quan hệ trong cơ sở dữ liệu. Có lược đồ cơ sở dữ liệu là phần quan trọng trong thết kế phần mềm bởi vì nó cho ta một cách nhìn nhanh về những gì trong cơ sở dữ liệu.

Các lược đồ vẫn có vị trí quan trọng lâu dài sau khi quá trình thiết kế cơ sở dữ liệu hoàn tất. Ta sẽ cần đến lược đồ để thi hành các câu truy vấn trên nhiều bảng. Một lược đồ tốt sẽ trả lời được các câu hỏi như là, ” Những bảng nào cần nối với nhau để đưa ra danh sách các hoá đơn trên $50.00 từ các khách hàng ở Minnesota trong 24 giờ qua ?” Không có phương pháp chính thức để tạo lược đồ, mặc dù cũng có nhiều công cụ để thực hiện. Công cụ vẽ Visio rất uyển chuyển, nhanh và dễ dùng. Hơn nữa nó tích hợp với các ứng dụng Windows khác, nhất là Microsoft Office.

Phần này xem visio như một công cụ vẽ để ghi chếp về cơ sở dữ liệu. Nhung ta còn có thể dùng Visio như một công cụ phát triển. Với Visio Professional, ta có thể thiết kế cơ sở dữ liệu bằng đồ hoạ. Sản phẩm có khả năng lấy thiết kế đồ hoạ và tạo ra cơ sở dữ liệu thực sự. Tham khảo thông tin về Visio tại địa chỉ http://WWW.V chúng tôi

Dùng Visual Basic để tạo một cơ sở dữ liệu

Sau khi tạo xong lược đồ và chỉnh sửa thiết kế, đã đến lúc ta phải tạo cơ sở dữ liệu thực sự. Đạo cơ Basic, ta có thể dùng tiện ích gọi là Visual Data Manager. Tiện ích này trong ấn sở dữ liệu Jet dùng Visual bản Visual Basic Professional và Enterprise cho phép ta tạo các cơ sở dữ liệu tương thích với MicrosoftAccess.

Để chạy Visual Data Manager, ta theo các bước sau :

” Version 2.0 MDB ” là phiên bản của Jet tương thích với phiên bản 16 -bit của Access và Visual Basic

Chọn thư mục ta muốn lưu cơ sở dữ liệu cơ sở dữ liệu mới rồi gõ tên. ( Vì mục đích minh hoạ cho cuốn sách này, bạn có thể chọn tên cơ sở dữ liệu là novelty.mdb)

Cửa sổ Visual Data Manager

Hộp thoại Table Structure.

Hộp thoại Add Field.

Add Index xuất hiện

Hộp thoại Add Index. Trước hết ta sẽ tạo khoá chính cho bảng.

Database của Visual Data Manager

Tạo bảng cho cơ sở dữ liệu.

Data Form Design xuất hiện.

Hộp thoại Data Form Design

Sắp xếp các trường

7. Nhấn Close.

Thiết kế biểu mẫu theo thiết kế bảng.

Properties xuất hiện.

Hộp thoại Project Properties.

Chương trình lúc thi hành.

Các mối quan hệ

Ví dụ, giả định rằng ra có các bảng cho phòng ban và Nhân viên. Có một mối quan hệ một – nhiều giữa một phòng ban và một nhóm nhân viên. Mỗi phòng ban có một ID riêng, tương tự với nhân viên. Tuy nhiên, để chỉ ra một nhân viên làm việc ở phòng ban nào, ta cần phải tạo một bản sao của ID của phòng ban cho mỗi mẩu tin của nhân viên. Vì vậy, để phân biệt mỗi nhân viên là một thành viên của một phòng ban, bảng Employees phải có một truờng gọi là DepartmentID để chứa ID của phòng ban mà nhân viên đó làm việc. Trường DepartmentID trong bảng Employees được tham chiếu như 1 khoá ngoại của bảng Employees bởi vì nó sẽ chứa bản sao của khoá chính của bảng Departments.

Ta không thể tạo một mối quan hệ cơ sở dữ liệu bằng cách dùng Visual Data Manager tuy nhiên ta có thể tạo một mối quan hệ sử dụng Microsoft Access hay Lập trình.

Sử dụng tính toàn vẹn tham chiếu để duy trì tính nhất quán

Khi các bảng nối kết với nhau thông qua mối quan hệ, dữ liệu trong mỗi bảng phải duy trì sự nhất quán trong các bảng liên kết. Tính toàn vẹn tham chiếu quản lý công việc này bằng cách theo dõi mối liên hệ giữa các bảng và ngăn cấm các kiểu thao tác nào đó trên các mẩu tin.

Ví dụ, giả định rằng ta có một bảng gọi là tblCustomer và một bảng khác là tblOrder. Hai bảng này quan hệ với nhau qua trường chung là ID. Giả thiết ở đây là ta tạo các khách hàng chứa trong tblCustomer rồi tạo các hoá đơn trong tblOrder. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ta tiến hành xoá một khách hàng có hoá đơn chưa xử lý chứa trong bàng hoá đơn ? Hoặc là nếu ta tạo một hoá đơn mà không có một CustomerID hợp lệ gắn liền với nó ? Mục hoá đơn không có CustomerID thì không thể gửi đi, bởi vì địa chỉ gửi là một trường của mẩu tin trong tblCustomer. Khi dữ liệu tron các bảng quan hệ gặp phải rắc rối này, ta nói nó ở trọng thái không nhất quán.

Một điểu rất quan trọng là cơ sở dữ liệu không được trở nên không nhất quán, bộ máy cơ sở dữ liệu Jet cung cấp một cách để ta định nghĩa mối quan hệ trong các bảng.

Khi ta định nghĩa một mối quan hệ chính thưc giữa hai bảng bộ máy cơ sở dữ liệu sẽ giám sát mối quan hệ mày và ngăn cấm bất kỳ thao tác nào vi phạm tính toàn vẹn tham chiếu. Hoạt động của cơ chế toàn vẹn tham chiếu là phát sinh ra lỗi mỗi khi ta thi hành một hành động nào đó làm cho dữ liệu rơi vào trạng thái không nhất quán. Ví dụ, trong cơ sở dữ liệu có tính toàn vẹn tham chiếu đang hoạt động, nếu ta cố tạo một hoá đơn chứa một ID của khách hàng đối với một khách hàng không tông tại, ta sẽ nhận một thông báo lỗi và hoá đơn sẽ không thể tạo ra.

Chuẩn hoá

Các cơ sở dữ liệu được mô tả là không nhất quán khi dữ liệu trong một bảng không tương ứng với dữ liệu nhập vào trong bảng khác. Ví dụ, Nếu phân nửa số người nghĩ rằng A ở miền Trung Tây và một nửa nghĩ rằng nó nằm ở phía Nam và nếu cả hai nhóm nhân viên nhập liệu theo ý kiến riêng của họ, khi ấy báo cáo cơ sở dữ liệu trình bày những việc xảy ra ở miền Trung Tây là vô nghĩa.

Một cơ sở dữ liệu kém hiệu quả không cho phép ta trích ra csc dữ liệu chính xác mà ta muốn. Một cơ sở dữ liệu chứa toàn bộ dữ liệu trong một bảng có thể buộc ta phải vất vả duyệt qua một lượng lớn tên các khách hàng, địa chỉ và lịch sử liên hệ chỉ để lấy về 1 số điện thoại của một khách hàng nào đó. Mặt khác, một cơ sở dữ liệu được chuẩn hoá đầy đủ chứa từng mẩu thông tin của cơ sở dữ liệu trong bảng riêng và xa hơn, các định từng mẩu thông tin duy nhất thông qua khoá chính của nó.

Các cơ sở dữ liệu chuẩn hoá cho phép ta tham chiếu đến một mẩu thông tin trong một bảng bất kỳ chỉ bằng khoá chính của thông tin đó.

Ta quyết định cách thức chuẩn hoá của một cơ sở dữ liệu khi ât thết kế và khởi tạo một cơ sở dữ liệu. Thông thường, mọi thứu về ứng dụng cơ sở dữ liệu – từ thiết kế bảng cho đến thiết kế truy vấn, từ giao diện người sử dụng đến cách hoạt động của báo cáo – đều xuất phát từ cách chuẩn hoá cơ sở dữ liệu.

Là một lập trình viên cơ sở dữ liệu, thỉnh thoảng bạn sẽ chợt nảy ra ý nghĩ về cơ sở dữ liệu vẫn chưa được chuẩn hoá vì lý do này hay lý do khác. Sự thiếu chuẩn hoá có thể do chủ ý, hoặc có thể là do kết quả của sự thiếu kinh nghiệm hoặc sự khộng thận trọng trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu ban đầu. Dù ở mức độ nào, nếu đã chọn chuẩn hoá một cơ sở dữ liệu đã tồn tại, ta nên thực hiện sớm ( bởi vì mọi thứ khác thực hiện trong cơ sở dữ liệu đều phụ thuộc vào cấu trúc bảng của cơ sở dữ liệu ). Hơn nữa, ta sẽ thấy những câu truy vấn hành động là công cụ rất hữu ích trong việc sắp xếp lại một cơ sở dữ liệu thiết kế thiếu sót. Truy vẫn là hành động cho phép ta đi chuyển các trường từ bảng này sang bảng khác chư là thêm, cập nhậtvà xoá mẩu tin từ các bảng dựa trên các tiêu chỉ nêu ra.

Điểm mới trong Visual Basic 6.0 là cửa sổ Data View, cho phép ta làm việc với một cơ sở dữ liệu không cần phải sử dụng công cụ bên ngoài hay công cụ bổ xung Add-in.

Để kiểm tra mối quan hệ hoạt động như thế nào, ta theo các bước sau:

1. Đóng và lưu cửa sổ Relationship.

2. Mở bảng tblOrder và nhập và một mẩu tin cho một khách hàng không tồn tại trong bảng tblCustomer.

Bộ máy cơ sở dữ liệu sẽ sinh ra lỗi. Bởi vì lỗi này được sinh ra ở mức bộ máy cơ sở dữ liệu, giống như loại lỗi sinh ra khi có vấn đề về tính toàn vẹn tham chiếu trong Access hoặc trong một ứng dụng Visula Basic sử dụng cơ sở dữ liệu này.

Liên kết dữ liệu ( data link ) là một cách kết nối môi trường phát triển của Visual Basic với một cơ sở dữ liệu nào đó. Một kết nối dữ liệu ( Data Environment connection) là một cách sử dụng cơ sở dữ liệu trong một đề án VB. Điểm khác biệt giữa hai thành phần này là khi tạo một liên kết dữ liệu,nó xuất hiện trong cửa sổ data view mỗi khi cửa sổ hiển thị trong Visual Basic, ngay cả khi ta đóng đề án hiện hành và mở một đề án mới. Trái lại, trình thiết kế nối kết môi trường dữ liệu gắn liền với đề án ta đang làm việc. Nó trở thành một sản phẩm nhị phân tạo ra khi biên dịch và có thể được chia sẻ giữa nhiều đề án.

Muốn dùng một liên kết dữ liệu để duyệt dữ liệu, theo các bước sau:

1. Trong cửa sổ Data View, nhấn nút phải chuột lên thư mục Data Links. Từ menu bật ra, chọn Add a Data Link.

2. Cửa sổ Data Link Properties xuất hiện.

3. Chọn trình cung cấp Microsoft Jet, rồi nhấn Next.

4. Tab Connection xuất hiện. Nhập đường dẫn và tên tập tin cơ sở dữ liệu ta muốn dùng.

5. Nhấn nút Test Connection tạo phần dưới của cửa sổ . Ta sẽ có một thông điệp thông báo kết nối đến cơ sở dữ liệu thành công .

6. Nhấn OK, liên kết dữ liệu được thiết lập, và cửa sổ Data View nhắc ta nhập vào tên của liên kết. Gõ vào Novelty, rồi nhấn Enter.

Liên kết dữ liệu cung cấp một cách nhìn tóm lược về nguồn dữ liệu. Mỗi lần ta tạo một liên kết dữ liệu, ta có thể duyệt bằng cách sử dụng phần tử trong danh sách tóm lược. Thực hiện điều này bằng cách nhấn vào dấu cộng bên trái mỗi phần tử. Cơ sở dữ liệu mở rộng đầy đủ trong cửa sổ xem dữ liệu. ( Tuỳ theo công cụ ta dùng để tạo cơ sở dữ liệu, ta có thể thấy thêm một số bảng trong danh sách. Giờ đây, ta có thể xem các dữ liệu sống động. Thực hiện điều này bằng cách nhấn đúp chuột lên bảng tblCustomer trong cửa sổ Data view. Cách thể hiện khởi đầu của dữ liệu thì không đặc sắc lắm, vì ta chưa nhập mẩu tin nào cả. Tuy nhiên, ta có thể nhập mẩu tin bằng cách gõ vào ô trên lưới.

Ta có thể tạo một thiết kế DataEnvironment để quản lý một cách trực quan kết nối với một cơ sở dữ liệu. Khi ta có một thiết kế DataEnvironment được chứa trong tập tin nhị phân của ứng dụng lúc biên dịch, vì vậy không cần lo ngại về những phụ thuộc bên ngoài.

Là điểm mới trong VB6, thiết kế DataEnvironment vờ một quan niệm tương tự như thiết kế UserConnection của RDO (Đối tượng dữ liệu từ xa – Remove Data Object ) ta từng dùng trong VB5. Tuy nhiên, thiết kế DataEnvironment dựa trên ADO và cung cấp nhiều chức năng hơn. Nếu ta cso một ứng dụng hiện hành dùng RDO, ta có thể tiếp tục dùng thiết kế UserConnection.

Chương này trình bày cách dùng thiết kế DataEnvironment để tạo một giao diện người sử dụng được điều khiển với cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, có nhiều cách thực hiện. Để thêm một thiết kế DataEnvironment vào ứng dụng dùng cửa sổ Data View, theo các bước sau :

1. Trong của sổ Data View, nhấn nút Add Data Environment.

2. Thiết kế DataEnvironment mới sẽ xuất hiện trong đề án. Một kết nối mặc định, gọi là Connection1 xuất hiện trong thiết kế

Thiết kế DataEnvironment.

Có thể điều chỉnh một cách thủ công kết nối mặc định trong một thiết kế dataenvironment để nó trỏ đến cơ sở dữ liệu. Nhung nếu có sở dữ liệu đã có sẵn trong cửa sổ Data View, ta chỉ cần kéo và thả bảng vào thiết kế . Để thực hiện điều này, ta làm như sau:

1. Khởi động cửa sổ Data view, chọn một bảng trong thư mục Tables ( như là tblCustomer )

2. Kéo bảng lên trên thiết kế DataEnvironment.

Đến đây, ta có thể kéo các bảng khác vào thiết kế nếu thích. Khi hoàn tất, ta có :

Kéo bảng vào cửa sổ thiết kế.

Tạo một giao diện người sử dụng vớithiếtkế dataenvironment

Ta có thể tạo một giao diện người sử dụng nhanh chóng bằng cách dùng thiết kế DataEnvironment. Thiết kế kết hợp với cơ chế biểu mẫu của VB, cho phép ta dùng kỹ thuật kéo và thả để tạo một giao diện người sử dụng điều khiển bằng cơ sở dữ liệu. Để thực hiện điều này, ta theo các bước sau :

1. Mở biểu mẫu ta muốn dùng làm giao diện người sử dụng.

2. Chọn bảng trong thiết kế Data Environment ( Không phải trong cửa sổ Data View ).

3. Thả bảng vào biểu mẫu.

Một giao diện người sử dụng rằng buộc dữ liệu sẽ được tạo trên biểu mẫu.

Thi hành ứng dụng để xem mẩu tin thứ nhất trong cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, không có chức năng duyệt từ mẩu tin này sang mẩu tin khác. Để thực hiện điều đó, ta phải lập trình hoặc dùng một điều khiển dữ liệu, mô tả trong phần sau.

Ta có thể dùng một điều khiển dữ liệu để quản lý kết nối giữa biểu mẫu Visual Basic và một cơ sở dữ liệu. Điều khiển dữ liệu còn cung cấp chức năng duyệt dữ liệu đơn giản, cho phép ứng dụng duyệt qua một recordset, thêm và cập nhật mẩu tin.

Phiên bản trước của VB cung cấp 2 loại điều khiển dữ liệu. DAO Data, thường được kết nối với cơ sở dữ liệu trên máy cá nhân như Microsoft Access và điều khiển Remove Data ( RDC ), dùng cho dữ liệu Client / Server. VB6 thêm một điều khiển dữ liệu mới , ADO Data, cho phép ta truy cập mọi loại dữ liệu và không thuộc mô hình quan hệ.

Vậy ta nên dùng điều khiển dữ liệu nào ? Đối với các ứng dụng cơ sở dữ liệu mới trong VB6, ta có thể dùng ADO Data. Nhung ta cũng có thể dùng mô hình cũ hơn, như là DAO hay RDO để bảo trì một cơ sở chương trình hiện hành. Vì các kiểu điều khiển dữ liệu hoạt động tương tự nhau, ta chỉ trình bày điều khiển dữ liệu ADO.

Điều khiển Data có sẵn cho mọi ấn bản của Visual Basic. Trong phiên bản Learning, tính năng của điều khiển này rất hạn chế. Ví dụ, ta không thể dùng đối tượng Recordset của điều khiển Data để tạo một đối tượng recordset khác.

Do hạn chế này của điều khiển data trong ấn bản Learning, để sử dụng điều khiển với đầy đủ chức năng, ta giả sử rằng điều khiển data ở đây là bản dành cho Professional vàEnterprise.

Điều khiển dữ liệu là cách đơn giản nhất để truy cập đến cơ sở dữ liệu trong Visual Basic, dù cho đó là Access hay một hệ Client / Server. Hình sau đây minh hoạ cách thức điều khiển ADO Data đã kết nối ứng dụng với một cơ sở dữ liệu.

Cách thức của một điều khiển ADO Data kết nối với cơ sở dữ liệu trong ứng dụng. Mặc dù điều khiển ADO Data là giải pháp dễ dàng để kết nối ứng dụng với một cơ sở dữ liệu, nhung đó không phải là giải pháp duy nhất. Sau khi đã quen với cách truy cập cơ sở dữ liệu trong Visual Basic, ta sẽ xem xét việc dùng chương trình để quản lý kết nối với vơ sở dữ liệu.

Kết nối với một cơ sở dữ liệu và làm việc với các mẩu tin

Tạo một ứng dụng dùng điều khiển ADO Data rất đơn giản . Thực ra, nếu những gì ta quan tâm chỉ là duyệt cơ sở dữ liệu thì ta không cần phải lập trình gì cả . Đây là một quy trình gồm 2 bước – quy định thuộc tính ConnectionString và RecordSourse của điều khiển Data, sau đó rằng buộc điều khiển với điều khiển giao diện người sử dụng. Để thực hiệ