Top 6 # Khái Niệm Đồ Dùng Gia Đình Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Giáo Án: Mtxq: Đồ Dùng Trong Gia Đình

1-ổn định tổ chức

2-nội dung chính

3-nhận xét –tuyên dương

cô đi ra : xin chào tất cả các bạn ,xin được giới thiệu đến với hội thi :

“gia đình đua tài”hôm nay là 2 gia đình số ,gia đình số 1 và gia đình số chúng tôi mời 2 gia đình ra mắt

-vừa rồi là phần ra mắt của 2 gia đình .

-bây giờ xin mời 2 gia đình hãy về vị trí của mình để bắt đầu hội thi .

-hội thi “gia đình đua tài hôm nay có nội dung :”tìm hiểu về đồ dùng gia đình ”

-hội thi gồm 4 trò chơi .

-và bây giờ với việc mỗi đội được tặng 1 chiếc chuông vàng chúng ta hãy đến với trò chơi :”chiếc chuông kì diệu ”

1-trò chơi 1 :chiếc chuông kì diệu

-cách chơi như sau :trên màn hình của cô là rất nhiều hình ảnh về các đồ dùng gia đình nhưng những hình ảnh đó sẽ lần lượt chạy qua màn hình vì vậy các gđ hãy chú ý quan sát thật tinh để lắc chuông và trả lời nhanh tên đồ dùng đó theoyêu cầu của cô.ví dụ cô yêu cầu đ d để ăn hoặc uống thì khi nhìn thấy đúng đ d đómới được lắc chuông đúng 1 câu sẽ được thưởng 1 bông hoa,sai sẽ nhường cho gia đình bạn trả lời ,các gđ đã rõ chưa ?

cho trẻ chơi 2 lần .

+lần 1 : tìm đ d để ăn .

+lần 2 :tìm đ d để mặc.

-nhận xét trò chơi

-để kiểm tra xem các thành viên tronggđ đã thực sự hiểu nhau chưachúng ta sẽ cùng đến vớitrò chơi :”hiểu ý ”

2-trò chơi 2: hiểu ý

đây là 1 trò chơi tương đối khó vì thế các gia đình nên chú ý :

-cách chơi như sau :từnggia đình sẽ lần lượt lên chơi và mỗi gđ sẽ chia làm 2, 1nửa đứng đằng trước màn hình ,1 nửa , đứng đằng sau màn hình.khi hình bật lên các bạntrước màn hình có nhiệm vụ nhìn xem đó là hình gì rồi miêu tả bằng cử chỉ ,hành động cho thành viêncủa gđ mình ,các bạn kia sẽ lấy đúng đồ dùng đó và chạy lên gắn lên bảng thời gian là 1 bản nhạc gđ nào gắn đúng nhiều hình nhất gđ đó sẽ chiếnthắng và được thưởng 3 bông hoa,gđ nào lấy được ít đồ dùng hơn sẽ được 1 bông hoa .các gđ đã sẵn sàng chưa ? trò chơi bắt đầu

-cho trẻ chơi tc mỗi gđ 1 lần.

-nhận xét trò chơi ,công bố kq .

-2 gđ vừa trải qua 2 trò chơi thật là sôi nổi

và bây giờ để thử tài 2 gđ 1 lần nữa ,mời các gđ hãy đến với trò chơi thứ 3 mang tên : “gđ thông minh ”

3-trò chơi 3: gia đình thông minh

cc : trên màn hình có các hình về đ d gđ nhưng bị thiếu 1 bộ phận nào đó , 2 gđ sẽ lần lượt lên chơi và quan sát thật tinh để đoán xem đó là đ d gì ,trả lời đúng 1 đ dsẽ được thưởng 1 hoa ,các gđ đã rõ cách chơi chưa ?

-cho từng gđ chơi 1 ( mỗi gđ sẽ được xem 5 hình )

-nhận xét kiểm tra kq

– các con ạ, có những đồ dùng trong gđrất phong phú ,được làm bằng những chất liệukhác nhau ,ai có thể kể đ d gđ có những chất liệu gì ?

*cô kq + gd trẻ : đ d gđ được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhựa ,thuỷ tinh ,i-nốc ,sứ ,phíp … có những chất liệu rất dễ vỡ nếu chúng ta không sử dụng cẩn thận vì vậy các gđ chú ý khi sử dụng những đồ dùng đó phẩi thật cẩn thận ,cầm thật chắc nhớ chưa nào ?

– và để các gđ có nhiều kinh nghiệm trong việc chọn đ d cho gia đình của mình chúng ta cùng đến với trò chơi cuối cùng mang tên :” chung sức ”

4-trò chơi :chung sức

-trên bàn của cô có rất nhiều đ d có chất liệu khác nhau .

cc: khi bắt đầu bản nhạc 2 thành viên đầu tiên của 2 gđ chạy lên lấy 1 đ d theo yêu cầu của cô ,chạy về để vào rổ của đội mình ,bạn tiếp theo chạy lên lấy tiếp đ d ,cứ lần lượt như vậy cho đến hết ,sau 1 bản nhạc đội nào lấy được nhiều đ d theo đúng yêu cầu sẽ là đội thắng cuộc ,được thưởng 3 hoa ,đội thua được 1 hoa .

-cho trẻ chơi 2 lần

+ lần 1 lấy đ d bằng sứ

+lần 1 lấy đ d bằng nhựa

-cô kiểm tra kq của 2 đội

*công bố kq cuối cùng ,trao phần thưởng cho 2 đội

xin cảm ơn 2 gđ đã tham gia hội thi “gia đình đua tài ” chúc 2 gđ mạnh khoẻ –hạnh phúc

-*chuyển tiếp :cho trẻ thực hành pha nước chanh để uống .

cho 1 trẻ trai chạy ra bắc loa gọi : loa loa…. cô gần bácxa ,họ hàng quanh ta ,hãy tới a1 dự hội đua tài,chung sức ,chung vai cùng nhau chiến thắng .loa loa…..

-2 gđ đứng lên chào

-trẻ chơi 2 lần

-trẻ lắng nghe

-trẻ chơi 2 lần

-trẻ chơi 2 lần

-nhựa ,sứ ,thuỷ tinh ,i-nốc …..

-vâng ạ !

-trẻ chơi 2 lần.

-trẻ pha nước chanh

Khái Niệm Gia Đình Và Hộ Gia Đình

1. Khái niệm gia đình và hộ gia đình

Gia đình: là một nhóm người mà các thành viên của nó liên kết với nhau bằng các mối quan hệ đặc biệt: quan hệ hôn nhân (giữa vợ và chồng); quan hệ huyết thống (giữa cha mẹ và các con, giữa ông bà và các cháu, giữa các anh chị em); hoặc quan hệ nhận con nuôi.

Gia đình có nhiều loại hình khác nhau. Căn cứ vào số các thế hệ cùng chung sống với nhau, có gia đình vợ chồng (một thế hệ), gia đình hạt nhân (hai thế hệ là cha mẹ và con), gia đình mở rộng (từ ba thế hệ trở lên là ông bà – cha mẹ – con – cháu). Căn cứ vào sự thiếu hay đủ cha mẹ, có gia đình đầy đủ (có cả cha lẫn mẹ) và gia đình không đầy đủ (gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, vì nhiều lý do khác nhau). Căn cứ vào số con sinh ra, có gia đình nhỏ (có 1-2 con) và gia đình lớn (có 3-4 con trở lên).

Hộ: là một nhóm người ở chung một mái nhà, có quỹ thu chi chung. Hộ có thể gồm những người có quan hệ ruột thịt, họ hàng hoặc bạn bè quen biết đến ở trọ (có thể cùng làm ăn, học tập với các thành viên trong gia đình). Ở Việt Nam hiện nay, một gia đình cũng trùng hợp với hộ trong đại đa số các trường hợp.

Mỗi hộ có sổ đăng ký hộ khẩu ghi rõ số nhân khẩu, chủ hộ và quan hệ giữa các thành viên với chủ hộ. Đây là tài liệu có tính pháp lý để chính quyền địa phương có thể quản lý các hộ.

Chu kỳ cuộc sống gia đình: là khái niệm đặc trưng cho những biến đổi diễn ra trong gia đình từ khi hình thành cho đến khi tan rã. Chu kỳ cuộc sống gia đình có thể được chia thành sáu giai đoạn cơ bản, bắt đầu bằng việc kết hôn (hoặc chung sống như vợ chồng) của một đôi nam nữ và kết thúc khi người bạn đời sau cùng qua đời và con cái không còn ai sống chung trong gia đình. Cụ thể là:

1) Giai đoạn son rỗi đầu tiên (chưa có con): Từ khi kết hôn (hoặc chung sống) đến trước khi sinh đứa con thứ nhất.

2) Giai đoạn mở rộng bắt đầu từ khi sinh đứa con thứ nhất đến khi sinh đứa con cuối cùng.

3) Giai đoạn trung gian: từ khi sinh đứa con cuối cùng đến khi đứa con đầu tiên rời khỏi gia đình (hay đi lấy chồng/vợ).

4) Giai đoạn rời gia đình: Từ khi đứa con đầu tiên rời khỏi gia đình đến khi đứa con cuối cùng ra đi. Thông thường, thời điểm kết hôn của con cái được xem là thời điểm rời gia đình của họ/ hoặc thời điểm đánh dấu sự độc lập, không còn sống chung với cha mẹ của con cái đã trưởng thành.

5) Giai đoạn sau khi hoàn thành chức năng của người làm cha làm mẹ: khi đứa con cuối cùng rời khỏi gia đình (hay kết hôn).

6) Giai đoạn goá bụa và tan rã: khi người bạn đời đầu tiên qua đời cho đến khi người còn lại cũng ra đi.

Sự phân chia chu trình cuộc sống gia đình thành các giai đoạn có ý nghĩa lớn trên khía cạnh nhân khẩu học và xã hội học vì nó gắn liền với chức năng quan trọng nhất của gia đình-chức năng tái tạo con người.

2. Quy mô và cơ cấu gia đình

2.1. Quy mô hộ gia đình

Quy mô gia đình là số thành viên của gia đình. Quy mô gia đình phụ thuộc chủ yếu vào mức sinh và mô hình chung sống.

Mức sinh hay số lượng con cái trong gia đình phụ thuộc vào hai nhóm yếu tố: kinh tế-xã hội và tâm lý-xã hội. Ở các nước công nghiệp, tỷ lệ sinh thấp vẫn tiếp tục giảm đến mức thay thế và dưới mức đó. Một số nước khác, đặc biệt là châu Mỹ La-tinh và Đông Á, quá trình giảm sinh đã và đang diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây. Một trong những kết quả của việc giảm sinh là sự thu nhỏ quy mô gia đình.

Bên cạnh xu hướng giảm quy mô hộ gia đình, trên thế giới, đặc biệt là ở châu Phi và một số nước Tây và Nam Á, quy mô hộ gia đình lại tăng lên. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do mức sinh vẫn còn cao, tỷ lệ tử vong của trẻ em giảm xuống và truyền thống cha mẹ sống chung với con cái trưởng thành đã lập gia đình vẫn tiếp tục được duy trì ở các nước này.

Bảng 6.3: Tỷ trọng hộ gia đình theo số người trong hộ và quy mô hộ trung bình chia theo thành thị – nông thôn và các vùng kinh tế, năm 2009

Đơn vị: %

Nguồn: Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu. Tổng cục Thống kê, Hà Nội, tháng 6 năm 2010: trang 32.

Hiện nay, ở nhiều nước châu Âu, châu Mỹ quy mô hộ gia đình trung bình dao động từ 2,2 đến 3 người, còn ở Việt Nam là 3,8 người theo số liệu Tổng điều tra Dân số năm 2009. Tuy nhiên so với trước đây, quy mô gia đình có xu hướng giảm. Nguyên nhân của hiện tượng này là xu hướng sinh ít con và hạt nhân hoá gia đình phát triển mạnh mẽ ở cả đô thị lẫn nông thôn.

Bảng 6.4: Quy mô hộ gia đình giai đoạn 1979-1999

Nguồn: Tờ tin “vấn dề dân số hôm nay”, số 2, 1999, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Việt nam.Tạp chí Dân số và phát triển, số 7/2001, trang 31.

2.2. Cơ cấu gia đình

Cơ cấu gia đình là sự phân chia gia đình theo những tiêu thức nhất định. Hai tiêu thức phổ biến nhất được sử dụng là hình thức tổ chức và sự thiếu vắng của bố hoặc mẹ trong gia đình. Ngoài ra, gia đình còn được phân chia theo những tiêu thức khác như: quy mô hộ, loại hình hoạt động kinh tế-xã hội, theo hoàn cảnh kinh tế…

+ Theo hình thức tổ chức: gia đình được chia thành gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng.

Gia đình hạt nhân là gia đình gồm một cặp vợ chồng bố mẹ và có (hoặc không có) những đứa con chưa kết hôn. Cơ sở để phân loại gia đình hạt nhân là cùng thế hệ hoặc hai thế hệ liền nhau.

Gia đình mở rộng là gia đình mà cơ cấu của nó bao gồm một số nhóm gia đình hạt nhân. Có thể gọi gia đình mở rộng là gia đình cùng dòng máu và gia đình kết hợp.

Loại hình gia đình cùng dòng máu là sự kết hợp của một nhóm các gia đình hạt nhân có quan hệ dòng máu hoặc bắt nguồn từ cùng một ông tổ với nhiều thế hệ trong một đơn vị gia đình. Trong gia đình mở rộng loại này, những quan hệ dòng máu như cha mẹ-con cái, anh-em được nhấn mạnh. Loại gia đình kết hợp bao gồm những gia đình hạt nhân của anh em trai có những đặc điểm như ở chung, có ngân sách chung và làm chung, nơi ở và có họ về cả hai bên nội, ngoại. Gia đình kết hợp nhấn mạnh đến tình đoàn kết anh em.

Một biến thái của gia đình mở rộng là gia đình gốc mở rộng. Gia đình gốc mở rộng bao gồm những thế hệ kế nhau: bố mẹ sống chung với gia đình của con trai. Loại gia đình này là phương thức phổ biến để duy trì tài sản của gia đình. Người con trai sống cùng bố mẹ sẽ được thừa kế tài sản. Những người con trai khác được chia một phần tài sản hoặc đất đai.

+ Theo sự thiếu vắng của bố hoặc mẹ : gia đình được chia thành gia đình đầy đủ và gia đình không đầy đủ (gia đình khuyết thiếu).

Gia đình đầy đủ là gia đình gồm cả vợ chồng cùng con cái và những người thân khác. Tuy nhiên, loại gia đình này trên thực tế gồm hai kiểu: gia đình đoàn tụ và gia đình phân ly (vợ chồng làm việc xa nhau chứ không phải ly thân).

Gia đình không đầy đủ là gia đình chỉ có bố hoặc mẹ cùng con cái và những người thân khác do goá, ly hôn, ly thân, không chồng mà có con. Do ảnh hưởng của chiến tranh cũng như sự tồn tại của một số phong tục tập quán truyền thống trong hôn nhân gia đình mà hiện nay ở Việt Nam, loại gia đình khuyết thiếu phổ biến nhất là gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng.

+ Theo quy mô hộ, gia đình cũng được phân chia thành các nhóm hộ với quy mô khác nhau, chẳng hạn gia đình quy mô lớn, gia đình quy mô nhỏ. Ở Việt Nam, hiện nay, có thể coi gia đình hạt nhân có từ 1 đến 2 con là gia đình quy mô nhỏ, gia đình hạt nhân có từ 4 con trở lên và gia đình mở rộng thường được coi là gia đình quy mô lớn.

+ Theo các loại hình hoạt động kinh tế xã hội: gia đình được phân thành gia đình công nhân, gia đình trí thức, gia đình nông dân

+ Theo hoàn cảnh kinh tế: gia đình được phân thành các hộ gia đình giàu và hộ gia đình nghèo. Theo chuẩn nghèo của thế giới, những hộ có thu nhập dưới 1 USD/người/ngày hoặc lượng calo cung cấp cho cơ thể thấp hơn mức 2.100 calo/ngày/người thuộc diện đói nghèo. Ở Việt Nam, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và đời sống dân cư hiện nay, người ta xác định đói nghèo theo các tiêu chí chính sau đây: thu nhập, nhà ở và tiện nghi sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn tích luỹ. Trong bốn tiêu chí trên thì hai tiêu chí đầu phản ánh trực tiếp mức sống và những gì phục vụ trực tiếp cho nhu cầu cơ bản của đời sống con người. Hai tiêu chí sau cũng có một ý nghĩa quan trọng cho phép thấy rõ hơn tình cảnh thực sự của các hộ đói nghèo.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa chính thức công bố Dự thảo Quyết định Ban hành chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Theo đó, hộ nghèo ở khu vực nông thôn là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 350.000 đồng/người/tháng (dưới 4.200.000 đồng/người/năm). Với khu vực thành thị, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 450.000 đồng/người/tháng (dưới 5.400.000 đồng/người/năm).

Như vậy, mức chuẩn nghèo mới do Bộ Lao động-Thương binh và xã hội đề xuất cao gần gấp đôi mức hiện hành (200.000 đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn; 260.000 đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị) và cao hơn mức đề xuất trước đây (300.000 đồng/tháng khu vực nông thôn, 390.000 đồng/tháng khu vực thành thị). Song song với việc tăng chuẩn nghèo chung, một số địa phương cũng quy định chuẩn nghèo cho phù hợp với thực tế địa phương.

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hộ nghèo cả nước hiện ở mức 13%. Nếu chuẩn nghèo mới được thông qua, tỷ lệ hộ nghèo sẽ tương đương với con số năm 2006 là trên 20%.

3. Chức năng của gia đình

Trong lịch sử xã hội, gia đình đã có những chức năng riêng của nó. Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh, việc thực hiện các chức năng gia đình càng phức tạp. Ngày nay gia đình có các chức năng cơ bản sau:

– Chức năng sinh sản.

– Chức năng nuôi dạy con cái.

– Chức năng kinh tế.

– Chức năng thoả mãn nhu cầu tinh thần và tình cảm.

– Chức năng chăm sóc người ốm, người già và người tàn tật.

Các chức năng của gia đình rất đa dạng, vừa đáp ứng yêu cầu tự nhiên của con người, vừa đáp ứng yêu cầu tất yếu của xã hội.

3.1 Chức năng sinh sản (tái tạo nòi giống)

Sinh sản là chức năng quan trọng và tất yếu của gia đình. Đây là một chức năng không thể thay thế. Ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển giúp con người có thể sinh sản nhân tạo, nhưng sinh sản trong gia đình vẫn là ưu thế cả về sinh học và xã hội. Quan niệm truyền thống coi sinh sản là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất của gia đình. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển xã hội, quan niệm về tầm quan trọng của chức năng sinh sản của gia đình đã thay đổi. Đối với một số nước phát triển, chức năng sinh sản không còn là quan trọng số một, bởi vì nhiều cặp vợ chồng không muốn sinh con và họ vẫn sống hạnh phúc khi không sinh con. Trong khi đó, ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, sinh sản là chức năng đặc biệt quan trọng của gia đình, nhất là trong điều kiện an sinh xã hội cho người già chưa phát triển.

3.2. Chức năng nuôi dưỡng và giáo dục con cái

Trong bất cứ xã hội nào, gia đình cũng là nơi giáo dục đầu tiên cho trẻ em. Giáo dục trong gia đình được hiểu là toàn bộ những tác động của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, nhất là lớp trẻ. Để trở thành một người trưởng thành, có nhân cách độc lập trong xã hội, trẻ em phải được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tình cảm.

Sự phát triển về thể chất cho trẻ sức mạnh cơ bắp để có thể tồn tại trong tự nhiên và xã hội với tư cách là người trưởng thành.

Sự phát triển về trí tuệ cho trẻ những khả năng suy xét về hiện tại, về quá khứ và về tương lai để tự chủ trong cuộc sống, không chỉ là thích nghi để tồn tại mà còn để cải tạo môi trường tự nhiên và xã hội phục vụ cho đời sống con người.

Sự phát triển và thăng bằng về tình cảm cho trẻ khả năng sống hoà nhập trong gia đình và xã hội, từ đó làm nên những việc lớn.

Sự phát triển của ba mặt này khăng khít với nhau, hỗ trợ cho nhau, làm cho trẻ dần dần có thể tự quyết định thái độ và hành vi ứng xử trong cộng đồng.

Gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên có khả năng nhất trong việc chăm lo sự phát triển cả ba mặt trên của trẻ em.

Có thể nói rằng, giáo dục trong gia đình có đặc điểm và ưu thế riêng so với giáo dục trong nhà trường và xã hội. Trước hết, vì nó xuất phát từ tình cảm và bằng tình cảm. Giáo dục gia đình mang tính cá biệt cụ thể, chú ý đến từng nét cá biệt của từng đứa trẻ. Nó linh hoạt theo sự phát triển của trẻ em, theo sự thay đổi của cuộc sống gia đình và xã hội. Bởi vậy, giáo dục gia đình có tính thực tiễn, và rất chú trọng đến kết quả thực tế của giáo dục. Chỗ mạnh của gia đình là kinh nghiệm xã hội, kiến thức đa dạng về cuộc sống, gia đình là một tập thể không thuần nhất, khác nhau về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, tính tình bao gồm nhiều thế hệ. Do đó, giáo dục mang tính phối hợp nhiều mặt kiến thức, nghề nghiệp và các mối quan hệ xã hội.

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, một số hoạt động giáo dục của gia đình như: giáo dục và đào tạo nghề, chỉ bảo kinh nghiệm sản xuất… không còn nguyên vẹn như trước kia, nhưng gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị là trường học đầu tiên trong việc hình thành nhân cách của mỗi người.

3.3. Chức năng kinh tế của gia đình

Ở mỗi giai đoạn lịch sử có khác nhau, nhưng cuộc sống thực tế cho thấy gia đình phải có chức năng này. Chức năng kinh tế của gia đình thể hiện ở các phương diện sau:

– Gia đình là một đơn vị sản xuất. Vai trò này suy giảm nhiều ở các nước, các xã hội phát triển, có nền kinh tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá song có thể thấy nó vẫn tồn tại phổ biến ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

– Gia đình là một đơn vị có tài sản riêng. Đó là thu nhập, các nguồn thu khác và tư liệu tiêu dùng.

– Gia đình là một đơn vị tiêu dùng. Từ trong bản chất của gia đình và trình độ phát triển, gia đình (chứ không phải là mỗi cá nhân) là đơn vị tiêu dùng của nhiều loại sản phẩm như nhà ở, ô tô, tủ lạnh, vô tuyến…

Vì vậy, nghiên cứu những vấn đề kinh tế của gia đình là hoàn toàn cần thiết đối với Nhà nước để hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô và giúp các nhà doanh nghiệp sản xuất hàng hoá phục vụ gia đình. Nhưng những vấn đề kinh tế của gia đình có phụ thuộc vào các yếu tố dân số của nó như số lượng và cơ cấu gia đình hay không? Nếu có thì phụ thuộc như thế nào? Từ đó đòi hỏi gì ở chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô? Đó là những nội dung chương này đề cập.

Một nền kinh tế hoàn chỉnh bao gồm nhiều đơn vị kinh tế riêng lẻ: các hộ gia đình, các công ty, các bộ ngành của Nhà nước. Tổng hợp các kết quả kinh tế riêng lẻ của các đơn vị này sẽ có tổng sản phẩm quốc dân, tổng thu nhập, tổng chi tiêu… của nền kinh tế.

Trong quá trình công nghiệp hoá và phát triển kinh tế thị trường luôn luôn đặt ra câu hỏi về số phận kinh tế hộ gia đình. Song lịch sử phát triển kinh tế thế giới đến nay vẫn chứng tỏ sự song song tồn tại của 2 xu hướng:

Thứ nhất, tập trung hoá cao độ tư liệu sản xuất vào tay các hãng kinh tế, người lao động hoàn toàn là những người vô sản làm thuê. Nhiều năm nay, các nước đã điều chỉnh phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng mở rộng quyền lợi cho cá nhân người lao động và gia đình họ dưới hình thức cổ phần. Xu hướng của nhiều nước hiện nay là chia nhỏ cổ phần để giúp cho người lao động có thể đóng góp được – một hình thức điều hoà mâu thuẫn giai cấp có hiệu lực.

Thứ hai, phát huy cao độ kinh tế hộ gia đình.

Trong nông nghiệp, phát huy dưới dạng nông trại tư nhân kể cả ở những nước có trình độ khoa học kỹ thuật cao lẫn những nước lạc hậu. Trong các nông trại, các hộ gia đình phát triển nền kinh tế của mình theo hướng kinh doanh hàng hoá tổng hợp, sử dụng vốn và sức lao động một cách hợp lý nhất. Trong quá trình phát triển, nông trại gia đình ở các nước có những nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động phong phú đa dạng.

Trong công nghiệp và thủ công nghiệp, kinh tế hộ gia đình được phát triển theo hướng liên kết giữa các tổ chức kinh doanh với các hộ gia đình. Ở đây hình thành nhiều hình thức hết sức phong phú. Có những hãng kinh doanh lớn trước đây đã chia nhỏ thành nhiều cổ phần để thu hút vốn của các hộ gia đình người lao động. Người lao động lúc này vừa đóng vai trò người làm thuê – khi họ làm công ăn lương – vừa đóng vai trò ông chủ – khi họ tham gia hội nghị cổ đông. Hình thức này đã thu hút được nhiều vốn liếng và phát triển được kinh tế hộ gia đình. Có hãng lại tổ chức liên kết hàng vạn hộ gia đình dưới hình thức liên doanh. Theo hình thức này, các xí nghiệp chỉ giữ vai trò giao dịch thị trường và trực tiếp tổ chức thực hiện những giai đoạn công nghệ chủ yếu (cần giữ bí mật và có kỹ thuật cao) còn lại là giao cho các hộ gia đình làm. Các hộ gia đình lúc này huy động vốn liếng và lao động của mình vào kinh doanh trong phạm vi liên kết. Các hãng làm dịch vụ cho họ. Lúc này quan hệ xã hội nhiều hơn là quan hệ lao động. Người lao động thực sự là một ông chủ nhỏ, không còn là người làm thuê nữa. Ngoài ra, cũng tồn tại những hộ tư nhân kinh doanh độc lập không phụ thuộc vào một hãng nào cả.

Kinh doanh gia đình phát triển rất phong phú, là cơ sở vật chất để liên kết chặt chẽ gia đình, phát huy mạnh mẽ vai trò của gia đình trong xã hội.

Kinh tế gia đình là một hình thức thích hợp đối với phụ nữ. Từ nền kinh tế này, người lao động nữ hoàn toàn tự do làm chủ sức lao động và thời gian lao động của mình, điều hoà hợp lý giữa lao động thu nhập và lao động gia đình.

Trong quá trình xã hội hoá sản xuất, gia đình giảm dần ý nghĩa là đơn vị sản xuất, nhất là trong ngành công nghiệp và xây dựng. Trong khi đó, gia đình lại luôn luôn tồn tại với tư cách là đơn vị tiêu dùng. Đây là một dấu hiệu cần thiết để nhận biết xem một nhóm người nào có phải là gia đình không? Tư cách đơn vị tiêu dùng của gia đình thể hiện ở các khía cạnh sau:

– Gia đình có quỹ tiêu dùng chung. Quỹ này dùng để chi cho việc ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, giao tiếp, giải trí của mọi thành viên và các phương tiện thiết bị sử dụng chung. Khi nghiên cứu gia đình với tư cách là đơn vị tiêu dùng, dân số học quan tâm nhiều đến những tiêu chí của hộ cho các sự kiện dân số như: Sinh, chết, kết hôn, ly hôn, di cư, đặc biệt là chi phí sinh đẻ và nuôi dạy trẻ trong các độ tuổi chưa thành niên.

Các yếu tố thuộc nhân khẩu học có thể ảnh hưởng đến chi phí này là tuổi của bố mẹ khi sinh con, con trong giá thú hay ngoài giá thú, thứ tự lần sinh, con trai hay con gái.

– Gia đình là đơn vị cơ sở để tổ chức các quá trình tiêu dùng như ăn uống và đối với nhiều hàng hoá, đơn vị tiêu dùng là gia đình, chẳng hạn: nhà ở, vô tuyến, tủ lạnh, bàn ghế, điện, nước… Vì vậy, để các mặt hàng này phục vụ được thì phải coi gia đình là “người tiêu dùng” chứ không phải các cá nhân.

Có nhiều lý do để gia đình tồn tại như một đơn vị tiêu dùng.

Như đã biết, gia đình có chức năng sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái. Do đó gia đình phải duy trì việc cung cấp kinh tế, vật chất, dịch vụ cho con cái ít nhất cho đến khi chúng trưởng thành.

Như vậy, gia đình hạt nhân luôn tạo thành cơ sở của nhóm cùng ăn cùng ở. Mặt khác, ở nhiều nước đang phát triển do năng suất lao động thấp dẫn tới thu nhập thấp, các cặp vợ chồng lại đông con thành thử thường không có tiền để dành hoặc mua bảo hiểm. Vì vậy, lúc già và khi không thể lao động được nữa họ thường không có hoặc có nhưng không đủ nguồn dự trữ để đảm bảo cuộc sống. Khi đó, gia đình của con cái họ đóng vai trò là người bảo hiểm, đảm bảo cuộc sống và dịch vụ cần thiết cho người già. Điều này không chỉ vì trách nhiệm, tình thương của những người có quan hệ, ruột thịt mà còn có lý do kinh tế. Đó là lý do tại sao nhu cầu có con rất cao, đặc biệt là con trai. Rõ ràng là nếu xã hội hoặc các doanh nghiệp không bảo đảm cuộc sống cho những người không có hoặc không còn khả năng làm việc và các dịch vụ không chia sẻ công việc này cùng với gia đình thì nhu cầu nói trên vẫn có cơ sở tồn tại và hơn nữa là vô cùng cần thiết.

3.4. Chức năng thoả mãn nhu cầu, tình cảm

Gia đình là nơi sum họp, là nơi các cá nhân có thể nghỉ ngơi sau một ngày lao động mệt nhọc và căng thẳng. Điều đó làm cho mỗi cá nhân được an ủi về mặt tình cảm, thoả mãn nhu cầu tình yêu và hạnh phúc của họ. Đây là điều có ý nghĩa không chỉ đối với gia đình mà còn cả đối với xã hội, tạo nên sự ổn định về tinh thần cho mỗi cá nhân. Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm, tinh thần còn bao gồm cả hoà hợp trong đời sống tình dục giữa các cặp vợ chồng. Đây là điểm mới của gia đình hiện đại so với gia đình truyền thống. Sự tách biệt chức năng hoà hợp tình dục với chức năng sinh sản đã làm cho tình dục không còn là nghĩa vụ của vợ đối với chồng mà được nâng thành vấn đề văn hoá ứng xử trong quan hệ vợ chồng.

3.5. Chức năng chăm sóc người ốm, người già và người tàn tật

Đây là chức năng quan trọng của gia đình, đặc biệt trong giai đoạn già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ tại hầu hết các nước trên thế giới. Mặc dù, dịch vụ y tế có phát triển đến mức nào thì việc chăm sóc người ốm, người già và người tàn tật vẫn cần đến sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình. Bởi vì chăm sóc người ốm, người già, người tàn tật không chỉ đơn giản là điều trị bệnh mà còn giúp cho họ có cuộc sống tinh thần và tình cảm bình thường.

Cùng với việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh thì chăm sóc người ốm, người già và người tàn tật đòi hỏi tốn nhiều công sức, tiền bạc, thời gian và sức lực cũng như trách nhiệm và sự hy sinh của mọi thành viên trong gia đình.

TÓM TẮT CHƯƠNG

1. Hôn nhân là một phạm trù tổng hợp, bao gồm nhiều sự kiện. Có nhiều thước đo khác nhau để xác định thực trạng hôn nhân của một dân số, nhưng đặc biệt chú ý đó là tuổi kết hôn lần đầu và tuổi kết hôn trung bình, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến biến động mức sinh, đến việc hình thành các gia đình.

2. Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, có chế độ hôn nhân và gia đình khác nhau. Mỗi chế độ hôn nhân có tác động khác nhau đến mức sinh và biến động dân số. Có nhiều cách phân loại gia đình, nhưng Dân số học quan tâm nhất đến việc phân loại thành gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân. Tuy nhiên, với quá trình quản lý xã hội thì phân loại gia đình theo tiêu chí giàu nghèo là cách phân loại được chú trọng nhiều nhất. Sự biến động quy mô và cơ cấu gia đình do mức sinh, mức chết và di cư gây nên.

3. Quá trình hình thành và tan vỡ gia đình được chia thành nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn có một đặc thù riêng và có ảnh hưởng nhất định đến quá trình biến động dân số và kinh tế-xã hội. Vì vậy trong quản lý dân số và kinh tế-xã hội cần thiết phải nắm được quy luật này để có những đối sách thích hợp.

4. Gia đình có rất nhiều chức năng, nhưng những chức năng quan trọng nhất là: Chức năng sinh đẻ; Chức năng nuôi dạy con cái; Chức năng tổ chức cuộc sống vật chất và văn hoá; Chức năng kinh tế.

5. Gia đình vừa là đơn vị sản xuất, vừa là đơn vị tiêu dùng. Vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình đã thay đổi rất nhiều so với trước kia, theo chiều hướng phụ nữ ngày càng được bình đẳng hơn trong gia đình và xã hội so với nam giới.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1. Hôn nhân là gì? có những chỉ tiêu nào để đánh giá tình trạng hôn nhân của một dân số?

2. Trình bày phương pháp tính tuổi kết hôn trung bình lần đầu và tuổi kết hôn trung bình của dân số?

3. Gia đình khác gì với hộ gia đình?

4. Trình bày cách phân loại gia đình theo các tiêu thức khác nhau?

5. Phân tích quá trình hình thành và tan rã của gia đình, rút ra kết luận gì trong quản lý dân số ?

6. Trình bày sự thay đổi về chức năng của gia đình trước đây so với hiện nay, rút ra kết luận gì ứng dụng trong quản lý dân số?

Khái Niệm Về Bạo Lực Gia Đình

Khái niệm về bạo lực gia đình

Bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát (WHO).

Theo định nghĩa của Đại hội đồng Liên hiệp quốc thì Bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư.

Ở Việt Nam, Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”.

Các dạng bạo lực gia đình:

– Bạo hành thể xác: Những hành vi như đá, đấm, tát… tác động trực tiếp đến sức khỏe nạn nhân. Kiểu hành vi này hay xảy ra khi hai bên chênh lệch về sức mạnh thể chất như giữa chồng và vợ, bố mẹ và con cái hoặc con cái và bố mẹ già.

– Bạo hành tình dục: Ép quan hệ tình dục khi bạn đời không muốn. Hành vi loạn luân giữa cha và con gái, hoặc mẹ và con trai, giữa anh chị em… cũng được xếp vào loại này.

– Bạo hành tinh thần: Chửi bới, mắng nhiếc, im lặng không nói chuyện trong thời gian dài…

– Bạo hành xã hội: Ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.

Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

1. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

2. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

3. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

4. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

5. Cưỡng ép quan hệ tình dục;

6. Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

7. Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

8. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

9. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Bạo lực gia đình ở Việt Nam?

Theo Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được Tổng cục Thống kê (GSO) và Liên Hợp Quốc (UN) tại Việt Nam công bố thì có tới 58% phụ nữ Việt Nam được hỏi cho biết, họ từng là nạn nhân của ít nhất một trong số các hình thức bạo lực gia đình: thể xác, tình dục, tinh thần… Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người khác lạm dụng.

Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra, bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của trẻ em. Trẻ em sống trong những gia đình người mẹ bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với những trẻ em khác.

Các nguyên nhân của bạo lực gia đình?

+ Do nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn hạn chế.

+ Do quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng, gia quyền còn nặng.

+ Do sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu.

Nguyên nhân khách quan:

+ Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc biệt là tình trạng chênh lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong những yếu tố khách quan gây nên nạn bạo hành trong gia đình.

+ Năng lực tự chủ tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế, hình thành ở họ tư tưởng tự ty, hẹp hòi. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nạn bạo hành gia đình đối với người phụ nữ.

+ Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của thói trăng hoa…

Khái Niệm Gia Đình Và Mối Quan Hệ Giữa Gia Đình Và Xã Hội

1. Khái niệm gia đìnhGia đình là một tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, qua hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên.Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh thu nhỏ cơ bản nhất của xã hội.

Gia đình hình thành từ rất sớm và trãi qua 1 quá trình phát triển lâu dài. Lịch sử nhân lại có những hình thức hôn nhân: tạp hôn, đối ngẫu, 1 vợ – 1 chồng, thì cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đôi, cá thể và cũng có các loại gia đình: 1 thế hệ, 2 thế hẹ và nhiều thế hệ.

2. Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội:

a. Sự tác động của gia đình đối với sự phát triển của xã hội+ Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hộiMỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Không thể có con người sinh ra từ bên ngoài gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanhv à xã hội.

+ Gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cảu xã hội, ;à nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình như một tế bào tự nhiên. Là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không tồn tại và phát triển được. Chính vì vậy, muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.

Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội. Trong các chế độ dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất binh đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã rất hạn chế rất lớn sự tác động của gia đình đối với xã hội.

+ Gia đình là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúcGia đình là tổ ấm, mang lại các gí trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình mới thể hiện được mối quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha mẹ – con cái.

Gia đình là nơi nuôi dưỡng (các giá trị hạnh phúc, sự hoài hòa trong đời sống của mỗi thành viên, mỗi công dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện được mối quan hệ trên), chăm sóc những công dân tốt cho xã hội. Sự hạnh phúc của gia đình là tiền đề hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của xã hội. Vì vậy, muốn xây dựng xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ Chủ Tịch nói: ” Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã hội tốt hơn”.

Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, là bộ phận cấu thành trong chính thể các mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.

Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà còn có những quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội. Không thể có con người bên ngoài xã hội. Gia đình đống vai trò quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội của mỗi cá nhân.

Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thông qua gia đình để tác động đến mỗi cá nhân. Mặc khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thông qua gia đình mà có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

b. Tính độc lập tương đối của gia đìnhMặc dù gia đình và xã hội có mối quan hệ biện chứng với nhau, nhưng gia đình vẫn có tính độc lập tương đối của nó. Vì gia đình và quan hệ gia đình còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như tôn giáo, truyền thống, pháp luật. Vì vậy, mặc dù xã hội có những thay đổi nhưng gia đình vẫn lưu gia truyền thống gia đình.