Top 9 # Khái Niệm Du Lịch Thể Thao Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Du Lịch Thể Thao (Sports Tourism) Là Gì? Các Loại Khách Du Lịch Thể Thao

Khái niệm

Du lịch thể thao trong tiếng Anh được gọi là Sports tourism.

Trong du lịch thể thao, nhu cầu, sở thích của khách gắn với các môn thể thao.

Loại khách hàng du lịch thể thao

Loại hình này có hai loại khách chính đó là vận động viên trực tiếp tham gia thi tài ở các kì Thế Vận hội, Worldcup hoặc đến các vùng có tiềm năng thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, bơi lội… (chủ động).

Và các cổ động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ (bị động).

Lợi ích của du lịch thể thao

Loại hình du lịch thể thao là một trong những loại hình đem lại nguôn thu rất lớn cho địa phương vì nó thu hút một lượng lớn khách du lịch.

Không phải ngẫu nhiên mà các quốc gia trên thế giới ngày càng ra sức chạy đua để được đăng cai một kì Thế vận hội, Worldcup bên cạnh việc thu lợi nhuận là quảng bá hình hình ảnh đất nước nhằm mục đích phát triển du lịch.

Chúng ta thấy rằng, đối với các tổ chức kinh doanh lữ hành của quốc gia hay địa phương đăng cai tổ chức thể thao hoàn toàn có thể chủ động đón những đối tượng tham gia vào cuộc thi (khách du lịch thể thao chủ động).

Nhưng họ lại hoàn toàn không thể đoán trước mà chỉ dự báo được số du khách tới xem (khách du lịch thể thao bị động). Vì vậy trong phạm vi này có thể cho rằng các công ty lữ hành phải đóng vai trò bị động.

Trong điều kiện hiện nay, đối tượng du khách có xu hướng phát triển nhanh, vì thế đứng ở góc độ bị động đối với đối tượng du khách này, các nhà kinh doanh du lịch phải xây dựng tính dự báo đảm bảo tính thuyết phục, tránh cung cấp dịch vụ quá dư thừa hoặc quá thiếu theo nhu cầu của du khách tới xem hoạt động thể thao.

Hiệu quả du lịch từ khách du lịch bị động là không thể phủ nhận được, chính vì vậy một trong những mục đích chính của quốc gia dành giật đăng cai tổ chức các kì thể thao lớn không nằm ngoài mục đích như được nguồn tài chính lớn từ khách du lịch.

Du Lịch Thể Thao: Động Lực Tương Lai Của Ngành Du Lịch Thế Giới

Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia trong hội nghị quốc tế về Du lịch Thể thao được tổ chức tại TP Đà Nẵng ngày 24.9 vừa qua nhân sự kiện, Đại hội Thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 được tổ chức tại TP. Đà Nẵng. 200 chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những khẳng định chung, rằng du lịch thể thao đang là động lực lớn của ngành du lịch toàn cầu.

Tại hội nghị, GS. Terry Stevens, chuyên gia tư vấn của Tổ chức Du lịch thế giới đã trình bày nhiều vấn đề về xu hướng trong du lịch và du lịch thể thao. Năm 2001, tại Barcelona, Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) và Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế đã cùng ký “Thông cáo báo chí” ghi nhận du lịch và thể thao là “hai động lực góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau”. Động thái này đã gây tiếng vang toàn thế giới, là sự khởi đầu đột phá để đến hôm nay, du lịch gắn với thể thao được ghi nhận là một lĩnh vực đầy tiềm năng của du lịch toàn cầu.

Còn với du lịch thể thao, với tư cách là một ngành công nghiệp đa dạng, du lịch gắn với thể thao được coi là một cơ hội quan trọng đối với các điểm đến đang nổi và đã phát triển. Hãng truyền thông đa phương tiện EUROSPORT gần đây đã đánh giá du lịch thể thao đóng góp khoảng 800 tỉ USD, chiếm 10% thu nhập du lịch thế giới và đang trên đà tăng khoảng 14% mỗi năm. Bên cạnh đó, họ nhận định “du lịch thể thao là trái tim của tăng trưởng du lịch toàn cầu”.

Nghiên cứu của Tourism British Columbia (Canada) đã chứng minh cho nhận định trên. Du lịch thể thao là loại hình du lịch phát triển nhanh nhất trong ngành du lịch toàn cầu, đem về hơn 3,4 tỉ USD riêng tại British Columbia năm 2011. Nghiên cứu cũng cho thấy ở một vài điểm du lịch, du lịch thể thao chiếm tới 25% tổng thu từ du lịch. Đặc biệt như trường hợp của Úc và một số khu vực tại New Zealand, con số này là 55%.

Không có gì đáng kinh ngạc đối với tăng trưởng của du lịch thể thao trong 10 năm qua. Và giữa thập niên 1990, du lịch thể thao được ví như người khổng lồ đang ngủ của ngành du lịch. Đặc biệt, sự thành công của Thế vận hội Barcelona năm 1992 đã làm cho ngành du lịch của thành phố này phát triển nhanh chóng, thu hút sự quan tâm của truyền thông toàn cầu, du lịch thể thao trở thành lĩnh vực mang lại doanh thu đầy tiềm năng thông qua các sự kiện thể thao lớn và các môn thể thao được toàn cầu như golf, bóng đá và điền kinh.

Du lịch thể thao được định nghĩa như sau: Tất cả các hình thức từ tham gia chủ động và bị động vào các hoạt động thể thao, tham gia một cách tự phát hoặc theo tổ chức, vì những lý do phi thương mại hay thương mại/kinh doanh mà cần thiết phải đi ra khỏi nơi cư trú và địa điểm làm việc. Theo khái niệm này, một cuộc leo núi đá bằng tay cho đến cuộc chạy marathon ở Luân Đôn, từ tự phát đến các sự kiện thể thao đỉnh cao đều là loại hình thể thao có thể phục vụ du lịch.

Đặc biệt, các hoạt động du lịch thể thao không có biên giới, không bị hạn chế bởi bất kỳ yếu tố nào như văn hóa, giới tính, địa vị xã hội. Thị trường dành cho du lịch thể thao cũng vậy, có thể dành cho mọi đối tượng trong xã hội. Các hoạt động và sự kiện của du lịch thể thao ngày càng có xu hướng đại chúng, có thể thu hút được mọi tầng lớp dân cư, ở mọi lứa tuổi, giới tính, thế hệ, văn hóa, tộc người, nguồn gốc.

Bên cạnh đó, du lịch thể thao mang lại giá trị lớn hơn việc đăng cai những sự kiện lớn đó là sự phát triển bền vững. Du lịch thể thao lan tỏa rộng hơn, gia tăng nhận diện thương hiệu quốc gia, tạo điều kiện cho nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, có được sự côn nhận của các vận động viên tham gia sự kiện, công dân thành phố năng động hơn.

Thách thức và cơ hội

Trong bối cảnh bùng nổ du lịch thể thao, cần phải ý thức rõ rằng, bên cạnh nhiều tác động tích cực, du lịch thể thao vẫn tiềm tàng những tác động tiêu cực. Các nhà quy hoạch điểm đến phải lưu ý, du lịch vì thể thao xuất hiện ở nhiều cấp độ khác nhau với những tác động bền vững và ý nghĩa đối với cả cộng đồng nhỏ cũng như cộng đồng lớn hơn. Mỗi đất nước cần nâng cao nhận thức về điểm đến và vai trò của việc định vị và xây dựng thương hiệu điểm đến có ý nghĩa quan trọng từ những lợi ích gián tiếp của việc đăng cai sự kiện hoặc một giải đấu. Sự phát triển của du lịch thể thao phải phù hợp với tiềm năng, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động du lịch và thể thao cũng như định vị điểm đến một cách thành công.

Cần phải đảm bảo hệ thống hạ tầng của thể thao không làm ảnh hưởng tới cơ cấu, cảnh quan của di sản là một thách thức lớn. Mặc dù du lịch thể thao là động lực quan trọng đối với du lịch trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ đóng góp thực sự của nó đối với sự phát triển của điểm đến và trở thành động lực cho khách hàng

Thể thao phát triển rất nhanh và là lĩnh vực đầy năng động với những hình thái mới về trang thiết bị, hình thái mới về hoạt động được sáng tạo dựa trên nền tảng không đổi. Điều này tạo ra nhiều cơ hội tuyệt vời đối với điểm đến để đưa các điểm đến thích nghi với những sáng tạo, thu hút sự chú ý của thế giới đối với những điểm đến du lịch thể thao.

Du lịch thể thao tại Việt Nam

Hoạt động thi đấu thể thao, bản thân nó đã là một dịp quy tụ đông đảo các vận động viên, huấn luyện viên, những người phục vụ đảm bảo cho các cuộc thi đấu thành công, đặc biệt là động đảo những người hâm mộ, các đối tượng khác giả đến từ các địa phương trong nước và quốc tế.

Thi đấu thể thao ngày càng thu hút người hâm mộ, trở thành dịp để giao lưu quảng bá hình ảnh của các cá nhân, tổ chức khi tham dự các giải đấu trong nước và quốc tế. Đây cũng là cơ hội vàng cho ngành du lịch tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao trở thành một sản phẩm du lịch đặc sắc hấp dẫn đông đảo khách du lịch.

Nhận định về tình hình Việt Nam, TS. Lâm Quang Thành, Phó chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam cho biết, trong những năm gần đây, du lịch thể thao đang phát triển mạnh tại một số khu vực tại Việt Nam, nhu cầu hoạt động du lịch thể thao của khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực du lịch thể thao ở Việt Nam còn khá mới, rất ít công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực du lịch thể thao theo quan điểm và xu hướng phát triển của thế giới được công bố. Ý tưởng về du lịch thể thao chưa được nghiên cứu và tổng kết một cách đầy đủ, các hoạt động tham gia du lịch thể thao của người dân chưa được xác định và phân loại. Các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý vĩ mô chưa đưa ra các tiêu chuẩn nhằm xây dựng chiến lược phát triển lĩnh vực này phù hợp với quy luật và xu hướng thế giới.

Việt Nam với địa hình là ¾ đồi núi, hệ thống sông ngòi dày đặc, các bãi biển luôn chan hòa ánh nắng là điều kiện để phát triển nhiều hoạt động trong đó có sự kiện, hoạt động thể thao khác nhau. Những hoạt động này không những đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của người dân địa phương mà còn là cơ sở để thu hút khách cũng như phát triển việc kinh doanh du lịch. Ngược lại, du lịch giúp những nơi có hoạt động thể thao được quy hoạch hợp lý, giúp người dân bản địa có ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường.

Sau du lịch biển, du lịch văn hóa thì sản phẩm du lịch thể thao đang ngày càng có chỗ đứng của mình thể hiện qua số lượng du khách tham gia các loại hình này. Du lịch thể thao không đơn thuần là tổ chức cho du khách đi leo núi, vượt thác, chèo thuyền trên sông mà còn thể hiện qua việc khách tham gia các sự kiện thể thao. Ví dụ như ĐH thể thao bãi biển Châu Á lần thứ 5 (ABG5) được tổ chức tại TP. Đà Nẵng với sự tham gia của hàng ngàn vận động viên, kéo theo hàng ngàn cổ động viên.

Với ưu thế của thể thao là hoạt động thu hút số lượng người lớn, ngành du lịch Việt Nam cần tập trung khảo sát, quy hoạch những địa điểm, khu vực thích hợp cho việc tổ chức các chương trình du lịch thể thao, có kế hoạch xúc tiến quảng bá riêng trên thị trường du lịch thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành.

Khái Niệm Du Lịch Và Sản Phẩm Du Lịch

1.1.1 Khái niệm du lịch

Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,..

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

1.1.2 Khái niệm sản phẩm du lịch

Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: ” Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984).

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó.

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.

Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :

– Tính vô hình : Sản phẩm DL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá.

– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng : Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.

– Tính không đồng nhất : Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.

Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, yếu tố thiên nhiên và quan niệm của các tác giả, có thể kết hợp các yếu tố căn bản để đưa ra các mô hình sản phẩm du lịch chủ yếu : 4S và 3H của Mỹ và mô hình 6S của Pháp.

Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Khái Niệm Về Du Lịch Và Sản Phẩm Du Lịch

Khái niệm du lịch

Du lịch đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến của con người trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống,…

Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.

Theo các nhà du lịch Trung Quốc: Hoạt động du lịch là tổng hoà hàng loạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện.

Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. [21]

Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc. [14]

Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác. [14]

Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.

1.1.2 Khái niệm sản phẩm du lịch

Có nhiều khái niệm về sản phẩm du lịch, một trong những khái niệm đó là: ” Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984).

Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. [14]

Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.

Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.

Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :

– Tính vô hình : Sản phẩm DL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó khăn hơn kinh doanh hàng hoá.

– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng : Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.

– Tính không đồng nhất : Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.

Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác nhau. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm. Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ.

Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch, yếu tố thiên nhiên và quan niệm của các tác giả, có thể kết hợp các yếu tố căn bản để đưa ra các mô hình sản phẩm du lịch chủ yếu : 4S và 3H của Mỹ và mô hình 6S của Pháp.

Khái niệm du lịch và sản phẩm du lịch

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍