Top 8 # Khái Niệm Khởi Ngữ Và Các Thành Phần Biệt Lập Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Bài 27. Ôn Tập Phần Tiếng Việt (Khởi Ngữ, Các Thành Phần Biệt Lập,…)

CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ. NGỮ VĂN 9Đuổi hình bắt chữ* Yêu cầu luật chơi Trên màn hình sẽ chiếu những hình ảnh mang thông điệp tên các kiến thức Tiếng Việt mà HS đã được học ở học kì II – Ngữ văn 9. Nếu bạn nào phát hiện ra thông điệp thì giơ tay để dành quyền trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được 5 điểm tích lũy. Nếu trả lời sai sẽ mất quyền trả lời và quyền trả lời dành cho các bạn còn lại.Liên kếtLIÊNTình tháiBạn trật tự nào. Tớ bắt đầu nói đây !Khởi ngữHÀ THỊ KHỞIHOÀNG DIỆU NGỮA lô…Dạ, cháu nghe rồi ạ..Gọi – ĐápCảm thánPhụ chúHàm ýCác thành phần biệt lậpNghĩa tường minh và hàm ýLiên kết câu và liên kết đoạn vănKhởi ngữTiếng Việt học kì IITrò chơi đi chợ – mua khái niệm các thành phần

* Yêu cầu luật chơiKhi GV hô ” Đi chợ đi chợ” HS đáp ” Mua gì mua gì”. GV yêu cầu mua thành phần gì thì học sinh phải trả lời đúng khái niệm thành phần đó.Nếu bạn nào muốn đi mua thì giơ tay xin được trả lời. Nếu mua đúng sẽ được cộng 5 điểm vào điểm tích lũy, nếu trả lời sai sẽ mất lượt và quyền trả lời dành cho các bạn còn lại. Khởi ngữThành phần câu đứng trước chủ ngữ nêu lên đề tài của câuCác TP biệt lậpTP tình tháiTP cảm thánTP phụ chúTP gọi đápThể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đén trong câu.Bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận).Bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câuDùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếpHiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng tôi chưa giải đượcCó lẽ hôm nay trời sẽ mưa.Trời ơi, chỉ còn có 5 phút!Lan – lớp trưởng lớp tôi – là người rất năng độngLan ơi, chờ tớ với!Bài tập 1: SGK trang 109Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu.

Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu cho nó. – Xây cái lăng ấy: thành phần khởi ngữ.

b) Tim tôi đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. – Dường như: thành phần tình thái.

c) Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh – những người con gái sắp xa ta , biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy. – những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy: thành phần phụ chú.

d) – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! Thưa ông: thành phần gọi đáp, vất vả quá!: thành phần cảm thán.

B¶ng

Các Thành Phần Biệt Lập

Mục đích của bài học giúp học sinh:

Nắm được đặc điểm và công dụng của các thành phần biệt lập: tình thái, cảm thán trong câu.

Biết đặt câu có thành phần tình thái, thành phần cảm thán.

I. Thành phần biệt lập là gì?

Thành phần biệt lập là những bộ phận tách rời khỏi nghĩa sự việc của câu. Thành phần biệt lập gồm có thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

II. Đặc điểm và công dụng của thành phần tình thái

Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(Kim Lân, Làng)

1. Các từ ngữ in đậm trong hai ví dụ dẫn ỏ SGK, trang 18 có vai trò thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Cụ thể:

Ở câu a, người nói cho rằng sự việc nói đến trong câu là phải đúng như vậy, không thể khác.

Ở câu b, người nói cho rằng sự việc được nói đến trong câu là không chắc chắn hoặc có thể thế này hoặc có thể thế kia.

2. Nếu không có những từ ngữ: chắc, có lẽ thì nghĩa sự việc qủa câu chứa chúng vẫn không thay đổi, vì các từ ngữ này không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu mà chúng chỉ được dùng để thể hiện cách nhìn của người đối với sự việc được nói đến trong câu. Cụ thể:

Với lòng mong nhớ của anh, anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cô anh.

Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Vì khô tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.

III. Đặc điểm và công dụng của thành phần cảm thán

Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của ngưòi nói (vui, buồn, mừng, giận,…).

Trời ơi, dậy mau! Mưa đá! (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Ối chao sớm với muộn mà có ăn thua gì! (Thạch Lam, Hai đứa trẻ)

1. Các từ ngữ in đậm (ồ, trời ơi) trong hai ví dụ dẫn ở SGK, trang 18, không chỉ sự vật hay sự việc nào cả.

2. Nhờ các từ ngữ: sao mà độ ấy vui thế (câu a), chỉ còn có năm phút (câu b) mà ta biết lí do của lời cảm thán trên.

3. Các từ ngữ: ồ, trời ơi được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (ồ: vui; trời ơi: lo lắng, luyến tiếc…).

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu dẫn ở SGK, trang 19.

Để làm bài tập này, các em cần xem lại đặc điểm và công dụng củạ thành phần tình thái và thành phần cảm thán.

a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

Thành phần tình thái có lẽ thể hiện mức độ tin cậy của người nói.

b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Thành phần cảm thán Chao ôi bộc lộ cảm xúc mừng vui, xúc động của người nói.

c. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

Thành phần tình thái hình như thể hiện mức độ tin cậy của người nói.

d. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Thành phần tình thái chả nhẽ thể hiệĩi thái độ nghi hoặc của ngưòi nói.

2. Bài tập này yêu cầu các em sắp xếp các từ ngữ dẫn ở SGK, trang 19, theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn).

Mức độ tin cậy thấp nhất: dường như, hình như, có vẻ như, có lẽ.

Mức độ tin cậy cao hơn: chắc là, chắc hẳn.

Mức độ tin cậy cao nhất: chắc chắn.

3. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

Trong các từ (chắc, hình như, chắc chắn), từ nào người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra, với từ nào trách nhiệm đó thấp?

Giải thích vì sao tác giả Chiếc lược ngà lại chọn từ chắc trong câu Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cô anh.

Trong các từ: chắc, hình như, chắc chắn:

Từ chắc chắn là từ mà ngưòi nói phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra.

Từ hình như là từ mà người nói chịu trách nhiệm thấp về độ tin cậy của sự việc do mình nói.

Trong câu: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng… lấy cổ anh, tác giả chọn từ chắc là từ thể hiện mức độ tin cậy vừa phải của sự việc do người nói nói ra. Bởi vì đặt trong hoàn cảnh chiến tranh, cha con anh Sáu phải xa lìa nhau từ khi bé Thu còn quá nhỏ, anh Sáu không thể tuyệt đổi tin rằng con anh sẽ dễ dàng đón nhận anh. Song với tình phụ tử, anh tin tưởng con anh sẽ hạnh phúc khi anh trở về. Câu văn trên chỉ thể hiện sự phỏng đoán của tác giả về suy nghĩ diễn ra trong lòng anh Sáu nên không thể thiên về phía quá ít độ chắc chắn hay thiên về phía quá chắc chắn.

4. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng…).

Trong đoạn văn đó có câu chứạ thành phần tình thái hoặc cảm thán.

(Bài tập này học sinh tự làm.)

Bài 1: Khái Niệm Lập Trình Và Ngôn Ngữ Lập Trình

GV: Có những loại NNLT nào?

HS: NN máy, hợp ngữ, NN bậc cao.

GV: Em hiểu ntn về NN máy, hợp ngữ và NN bậc cao?

HS: Trả lời?

GV: nhận xét, kết luận.

GV: Hãy kể tên một số NNLT mà em biết?

HS: Assembly, Pascal, C, Java.

GV: NNLT là gì?

HS: Trả lời

GV: Vì sao không lập trình trên NN máy mà phải dùng NN bậc cao?

HS: Trả lời

GV: Lập trình là gì?

HS: Trả lời

GV: Nhận xét, kết luận

GV: Hãy nêu các bước để xác định thuật toán?

HS: Xác định bài toán, xây dựng thuật toán, lập trình.

GV: Làm thế nào để chuyển một chương trình viết từ NN bậc cao sang NN máy?

HS: Phải sử dụng 1 chương trình dịch để chuyển đổi.

GV: Đầu vào của chương trình dịch là 1 chương trình được viết bằng NN bậc cao. Đầu ra là 1 chương trình thể hiện bằng NN máy.

GV: Biên dịch là gì? Thông dịch là gì? Cho ví dụ?

HS: Trả lời.

GV: Nhận xét.

1. Về ngôn ngữ lập trình (NNLT)

Có 3 loại NNLT

– NN máy: các lệnh được mã hoá 0,1

– Hợp ngữ: các lệnh mã hoá băng tiếng Anh.

– NN bậc cao: gần với ngôn ngữ tự nhiên

NNLT là 1 phần mềm dùng để diễn đạt thuật toán thành 1 chương trình giúp cho máy tính hiểu được thuật toán đó.

2. Khái niệm lập trình:

Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của một NNLT cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt cá thao tác của thuật toán.

3. Chương trình dịch:

Chương trình dịch là một chương trình có chức năng chuyển đổi một chương trình được viết bằng NNLT bậc cao thành một chương trình có thể được thể hiện trên máy.

Có 2 loại chương trình dịch

– Thông dịch: Lần lượt dịch và thực hiện từng lệnh 1.

– Biện dịch: kiểm tra, phát hiện lỗi và dịch toàn bộ chương trình nguồn thành 1 chương trình có thể thực hiện trên máy

Ngôn Ngữ Lập Trình Pascal Là Gì? Thành Phần Và Cách Viết Pascal?

Ngôn ngữ lập trình Pascal là gì?

Pascal là một ngôn ngữ lập trình cấp cao do giáo sư Niklaus Writh – Trường Đại Học Kỹ Thuật Zurich – Thụy Sĩ đề xuất năm 1970 và đặt tên là Pascal để tưởng nhớ nhà toán học, triết học nổi tiếng người Pháp: Blaise Pascal.

Pascal được phát triển theo khuôn mẫu của ngôn ngữ ALGOL 60. Wirth đã phát triển một số cải tiến cho ngôn ngữ này như một phần của các đề xuất ALGOL X, nhưng chúng không được chấp nhận do đó ngôn ngữ Pascal được phát triển riêng biệt và phát hành vào năm 1970.

Các thành phần trong ngôn ngữ lập trình Pascal

1. Các ký hiệu sử dụng trong Pascal

Bất cứ một ngôn ngữ lập trình nào cũng được xây dựng từ một số hữu hạn các ký hiệu. Trong ngôn ngữ Pascal được xây dựng từ các ký hiệu:

Begin, end, var, while, do, {, }, ;, …

Và các kí tự a, b, c, d, …, A, B, C, D, …, 1, 2, 3, 4, …

Ngôn ngữ Pascal không dùng các ký hiệu của bộ chữ Hy Lạp.

Để xây dựng thành chương trình, các ký hiệu phảI tuân theo những quy ước về ngữ pháp và ngữ nghĩa quy định của Pascal.

a) Danh hiệu (identifiler)

Trong Pascal, để đặt tên cho các biến, hằng, kiểu, chương trình con, ta dùng danh hiệu (indentifiler). Danh hiệu trong Pascal quy định bắt đầu phảI là một chữ cái, sau đó có thể là chữ cái, chữ số hau là dấu gạch dướI “_”.

Ví dụ:

Tam X PT_bac_1 Delta Z200

Ví dụ: các biến sau không phảI là danh hiệu

2bien n! Bien x

Trong Pascal danh hiệu không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

Ví dụ: y vớI Y là một. Thanh_Da và THANH_dA là một.

Chú ý: Chúng ta không nên đặt danh hiệu trùng vớI danh hiệu của ngôn ngữ và nên dùng danh hiệu có tính gợI nhớ để dễ viết và kiểm tra chương trình, người đọc cũng cảm thấy dễ hiểu.

Ví dụ: Write, Writeln, read, readln, sqrt, integer, real …

b) Từ khoá (key word)

Trong ngôn ngữ có những từ được dành riêng như là những phần tử tạo nên ngôn ngữ. Do đó chúng ta không được đặt những danh hiệu trùng với những từ dành riêng này. Người ta thường gọi những từ này là từ khoá (key word).

Ví dụ: Program, begin, end, while, do, procedure, function, type, var …

Từ dành riêng này cũng không phân biệt chữ thường và chữ hoa.

Một số từ dành riêng trong ngôn ngữ lập trình Pascal

c) Khoảng trắng, dấu chấm phẩy, dấu móc, dấu nháy đơn, toán tử, toán hạng.

2/ Cấu trúc một chương trình Pascal

Một chương trình trong Pascal gồm các phần khai báo và sau đó là thân

của chương trình.

Khai báo Program

Khai báo Uses

Khai báo Label

Khai báo Const

Khai báo Type

Khai báo Var

Khai báo các chương trình con (thủ tục hay hàm)

Thân chương trình

Thân của chương trình được bắt đầu bằng từ khoá Begin và kết thúc bằng từ khoá End và dấu chấm “.”. Giữa Begin và End. là các phát biểu.

Ví dụ:

Program Chuongtrinhmau;Uses……Label……Const……Type……Var….. (Khai báo tên và kiểu của các biến)Function …End;Procedure …End;Begin…………End.

Thông thường trong một chương trình Pascal, các khai báo Uses, Label, const, type, Function, Procedure có thể có hoặc không tuỳ theo bài, nếu không dùng biến thì cũng không cần khai báo Var (như ví dụ ở bài 1), tuy nhiên hầu hết các chương trình đều dùng khai báo Program, var các biến và thân chương trình.

Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal

Quan trọng nhất khi viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal đó là phải xác định được phần cốt lõi của thân chương trình để giải quyết thành công yêu cầu đề ra. Sau đó là phần nhập dữ liệu ở đầu chương trình và xuất kết quả ở cuối chương trình. Cuối cùng là thêm phần khai báo, cần dùng những biến nào khai báo trong phần Var, đặt tên chương trình trong phần khai báo program.

Ví dụ: Để giảI phương trình bậc nhất là phát biểu If vớI điều kiện là các trường hợp a bằng hay khác 0, b bằng hay khác 0. Trong phần lõi thường không có nhập xuất.

Tóm lại: Khi viết một chương trình, đầu tiên đừng nghĩ tên chương trình là gì, dùng các biến nào, khoan nghĩ đến phảI nhập xuất dữ liệu như thế nào cho đẹp mắt, mà phải tập trung trước tiên vào việc viết phần lõi của chương trình sao cho thể hiện chính xác qua giải thuật.

Bài tập thực hành

Bài 1: Xác định các khai báo biến như sau là đúng hay sai.

A/ Thanhtien

B/ 1_Luong

C/ Dem so

D/ !Giaithua

E/ $USD

F/ Ket – Qua

G/ Ket_qua

H/ BaSo555

I/ Nam 2003

Bài 2: Danh hiệu nào sau đây dùng không được

A/ begin

B/ Batdau

C/ Until

D/ DenKhi

Bài 3: Trong Pascal, nếu dùng dấu nháy bao chuỗI cho câu sau thì có đúng

không.

“Toi rat thich hoc ngon ngu PASCAL”

Bài 4: Tìm chỗ sai và thiếu trong các chương trình sau:

Program Quangcao

Write(‘Chao mung SEA Games 22 tai Viet Nam’).

Readln;

End

Program Vui:

X : integer; { Cho biết khai báo đúng}

Y : Real; (Cho biết khai báo đúng)

Begin

Write(“Khai bao bien x co kieu nguyen, bien Y co kieu so thuc”);

Readln.

End;

Program Nhanxet;

{Begin}

Write(Hoc Pascal kho qua!);

Readln;

End.