Top 6 # Khái Niệm Luật Dân Sự Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Khái Niệm Về Luật Dân Sự Là Gì? Luật Tố Tụng Dân Sự

Luật dân sự và những đối tượng điều chỉnh!

điều chỉnh hai nhóm quan hệ cơ bản là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản ( Điều 1 BLDS 2005).

Nhóm quan hệ tài sản khái niệm: Là quan hệ giữa người và người thông qua một tài sản nhất định. Quan hệ này bao giờ cũng gắn với một tài sản hoặc một quyền tài sản nhất định.

Tài sản theo quy định của Điều 163 BLDS bao gồm: Vật có thực và vật hình thành trong tương lai . Vật hình thành trong tương lai là quy định mới của (BLDS 2005) so với (BLDS năm 1995). Đây là quy định hoàn toàn phù hợp vì việc ghi nhận này thích hợp với nhu cầu của xã hội. Hiện nay việc trao đổi, mua bán các vật hình thành trong tương lai này tương đối phổ biến.

Ví dụ: Mua bán các hạt điều, cà phê, gạo…vẫn được ký kết mặc dù có thể những sản phẩm này còn chưa hình thành hoặc chưa đến mùa thu hoạch.

Tiền là vật cùng loại, do ngân hàng nhà nước ban hành và có mệnh giá Tiền và vật phải thỏa mãn các điều kiện, tiền là một bộ phận của thế giới khách quan nằm trong sự kiểm soát của con người.

Mang lại lợi ích gì cho con người.

Các giấy tờ có giá: Bao gồm cổ phiếu, trái phiếu… Các giấy tờ có giá phải đáp ứng được điều kiện. Giá trị được bằng tiền: Ví dụ: Mỗi cổ phiếu có giá trị là 35.000 Việt Nam đồng hoặc trái phiếu giáo dục do Nhà nước ban hành…

Trao đổi được trong giao lưu dân sự: Tức là các giấy tờ có giá này hoàn toàn có thể dùng để trao đổi trong giao lưu dân sự như mua, bán, tặng cho, thừa kế…

Các quyền về tài sản: Các quyền này bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, quyền đòi nợ…Các quyền này đều được coi là tài sản bởi bản thân các quyền này đều mang lại lợi ích cho chủ sở hữu.

Mua bán quyền sử dụng đất, ủy quyền cho người khác đòi nợ, mua bán bản quyền tác phẩm văn học… Thông qua các tài sản này, các chủ thể có yêu cầu có quyền xác lập các quan hệ tài sản và những quan hệ tài sản do luật dan su điều chỉnh bao gồm: Quan hệ về quyền sở hữu, Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, Quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Quan hệ về thừa kế, Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất, Quan hệ về quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đặc điểm.

Khái niệm về luật dân sự là gì?

Luật tố tụng dân sự là gì?

Luật tố tụng dân sự là ngành luật hình thức, quy định cách thức, trình tự, thủ tục để toà án và các chủ thể thực hiện các hành vi tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp dân sự, các yêu cầu dân sự, bảo vệ quyền lợi ích cho nhà nước, cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

1. Đối tượng điều chỉnh được chia thành

– Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa toà án nhân dân với các cơ quan tiến hành tố tụng khác.

– Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa toà án nhân dân với các bên đương sự.

– Nhóm quan hệ tố tụng phát sinh giữa toà án nhân dân, đương sự, cơ quan tiến hành tố tụng khác với các chủ thể khác tham gia vào.

Luật tố tụng dân sự còn phải tùy thuộc vào mục đích tham gia của các chủ thể. Trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự để quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho từng chủ thể.

2. Phương pháp điều chỉnh

Luật tố tụng dân sự là bao gồm 2 phương pháp mệnh lệnh và phương pháp bình đẳng định đoạt. Trong đó phương pháp mệnh lệnh chỉ áp dụng điều chỉnh các mối quan hệ tố tụng mà một bên là toàn án nhân dân có quyền đưa ra các yêu cầu mang tính chất mệnh lênh đối với các chủ thể tham gia tố tụng nhằm đảm bảo cho việc giải quyết các vụ việc dân sự theo đúng quy định của pháp luật.

Phương pháp bình đẳng định đoạt chỉ áp dụng trong quan hệ tố tụng mà chủ thể đều là các bên đương sự, bảo đảm cho họ hoàn toàn bình đẳng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình để tòa án có cơ sở giải quyết vụ việc dân sự một cách khách quan và đúng pháp luật.

Khái Niệm Luật Tố Tụng Dân Sự

Khái niệm Luật tố tụng dân sự

a, Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự

Trong lĩnh vực tố tụng dân sự, khi giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo thủ tục mà Luật tố tụng dân sự quy định thì sẽ xuất hiện những quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án với nhau, với các đương sự, với những người tham gia tố tụng khác. Các quan hệ này được các chủ thể thực hiện trong khuôn khổ mà Luật tố tụng dân sự xác định nhằm giải quyết các vụ việc dân sự. Hành vi của mỗi một chủ thể tham gia vào các quan hệ đó đã được những quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh, buộc các chủ thể này thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhất định. Các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và thi hành án dân sự chính là đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự.

Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự là các quan hệ xã hội phát sinh giữa tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án, đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.

b, Phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng dân sự

Với các quy phạm pháp luật, Luật tố tụng dân sự đã tác động tới đối tượng điều chỉnh bằng các phương pháp điều chỉnh sau đây:

Phương pháp quyền uy mệnh lệnh. Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng bằng phương pháp quyền uy mệnh lệnh thể hiện ở chỗ quy định địa vị pháp lý của Tòa án, viện kiểm sát, cơ quan thi hành án và các chủ thể khác trong tố tụng không giống nhau; các chủ thể khác đều phải phục tùng Tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án. Các quyết định của Tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án có giá trị bắt buộc các chủ thể khác phải thực hiện, nếu không sẽ bị cưỡng chế thực hiện. Quy định này xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của mình, các cơ quan trên phải có những quyền lực pháp lý nhất định đối với các chủ thể khác. Do đó, ở các quan hệ do Luật tố tụng dân sự điều chỉnh không có sự bình đẳng giữa Tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án với các chủ thể khác.

Phương pháp “mềm dẻo – linh hoạt” dựa trên nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng và tự định đoạt của các đương sự. Phương pháp điều chỉnh này xuất phát từ các quan hệ pháp luật nội dung mà Tòa án có nhiệm vu giải quyết trong các vụ việc dân sự là các quan hệ dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình. Các chủ thể của các quan hệ này có quyền tự quyết định quyền lợi của mình khi tham gia vào các quan hệ đó. Trong vụ việc dân sự, các chủ thể đó là đương sự. Do vậy, để bảo đảm quyền tự quyết định quyền lợi của các đương sự trong tố tụng, Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ giữa Tòa án với các đương sự phát sinh trong quá trình tố tụng bằng phương pháp điều chỉnh này. Theo đó, các đương sự được tự quyết định việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước Tòa án. Khi có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại hay tranh chấp các đương sự tự quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết giải quyết vụ việc. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự, các đương sự vẫn có thể thương lượng, dàn xếp, thỏa thuận giải quyết những vấn đê tranh chấp, rút yêu cầu, rút đơn khởi kiện, tự thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án nữa.

Luật tố tụng dân sự điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tố tụng bằng hai phương pháp quyền uy mệnh lệnh và “mềm dẻo, linh hoạt”, trong đó phương pháp điều chỉnh chủ yếu là phương pháp quyền uy mệnh lệnh.

c. Định nghĩa Luật tố tụng dân sự.

Luật tố tụng dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự.

Khái Niệm Luật Hình Sự Là Gì?

Luật hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quy định về tội phạm, xác định hình phạt phạm tội nhằm đấu tranh chống tội phạm, lại trừ các hành vi nguy hiểm cho xã hội. Luật hình sự bao gồm hệ thống những quy định pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành với mục đích xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy.

Hệ thống pháp luật của Việt Nam là sự kết hợp từ nhiều ngành luật. Mỗi ngành luật được ban hành ra đều nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của Nhà Nước, của công dân, bảo đảm pháp chế, phòng chống vi phạm pháp luật.

Trong đó, luật hình sự với mục đích bảo vệ mối quan hệ hình thành giữa nhà nước và người phạm tội khi người phạm tội bị nhà nước ra quyết định về tội của mình.

Như vậy, luật hình sự là ngành luật không phải là để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, luật hình sự tạo ra nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa tội phạm và hình phạt.

Trách nhiệm, nhiệm vụ của luật hình sự

– Luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng trong đời sống xã hội bao gồm: Quyền làm chủ của nhân dân, quyền bảo vệ quyền lợi và lợi ích của công dân, bảo vệ các chế độ xã hội, bảo vệ quyền lợi của tổ chức, nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật.

– Luật hình sự được ban hành ra như một công cụ sắc bén để đấu tranh và phòng chống tội phạm.

– Luật hình sự còn là một giáo trình giúp mọi người nâng cao ý thức pháp luật, nâng cao ý thức hành vi phạm tội.

Mỗi bộ luật đều có phương pháp điều chỉnh riêng biệt, vì mối quan hệ xã hội giữa nhà nước và người phạm tội khác nhau. Nhà nước dùng uy quyền để quy định mức độ phạm tội, ấn định hình phạt buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm về hình phạt đó.

– Nhà nước sẽ tự mình đưa ra xem xét và quyết định hành vi nào là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

– Nhà nước sẽ giao nhiệm vụ xử lý tội phạm cho các cơ quan tư pháp. Các cơ quan này sẽ có nhiệm vụ thay nhân danh nhà nước điều tra, truy tố, xét xử, xác định hình phục buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt.

Nếu có gì thắc mắc hay chưa hiểu rõ về luật. Bạn hãy vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.8698 để được các luật sư Tgs tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 Hoặc truy cập Website:

Khái Niệm Hợp Đồng Dân Sự Là Gì?

Khái niệm hợp đồng dân sự là gì ?

Theo điều 388 BLDS năm 2005: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự”. Xét về nhiều góc độ thì hợp đồng dân sự có thể chia thành nhiều loại hợp đồng khác nhau:

* Nếu dựa vào hình thức của hợp đồng thì hợp đồng dân sự được phân chia thành hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng chứng nhận, hợp đồng mẫu,…

* Nếu dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên thì hợp đồng được phân thành hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.

* Nếu dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng thì hợp đồng lại được phân làm hai loại: hợp đồng chính và hợp đồng phụ.

* Nếu dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thế, hợp đồng dân sự được phân chia thành: hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.

* Nếu dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực thì lại được phân thành: hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.

Hợp đồng dân sự vồn là một phương thức cơ bản để các chủ thể thực hiện việc lưu thông và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Trong nền kinh tế hàng hóa và sự giao lưu kinh tế trên phạm vi toàn cầu thì hợp đồng dân sự càng có vai trò quan trọng. Để hợp đồng dân sự trở thành một phương thức pháp lí, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho các chủ thể trong quá trình giao lưu dân sự. Các loại hợp đồng thường gặp nhất trong thực tiễn và xảy ra nhiều tranh chấp cụ thể là các hợp đồng dân sự thông dụng như: Hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng trao đổi tài sản, hợp đồng tặng cho tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng thuê tài sản