Top 5 # Khái Niệm Mối Quan Hệ Pháp Luật Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Khái Niệm Quan Hệ Pháp Luật? Điều Kiện Để Xuất Hiện Một Quan Hệ Pháp Luật?

Trong xã hội luôn tồn tại mối quan hệ giữa các chủ thể, người ta gọi đó là quan hệ xã hội, quan hệ xã hội diễn ra ở nhiều lĩnh vực nhưng cơ bản là ở lĩnh vực vật chất và tinh thần, các quan hệ này cần thiết phải có sự điều chỉnh nếu ko các quan hệ sẽ phát triển tự nhiên dẫn đến lệch lạc có thể ko theo hướng thỏa mãn giai cấp thống trị.

Các quan hệ xã hội phong phú nên cần dùng nhiều loại quy phạm điều chỉnh: đạo đức, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, qui phạm pháp luật…

Hiệu quả tác động của các quy phạm pháp luật lên các quan hệ xã hội là khác nhau, trong đó việc dùng pháp luật để tác động lên các quan hệ xã hội là thu được kết quả cao nhất, nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và gánh vác nghĩa vụ, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể mang tính pháp lý.

*Định nghĩa quan hệ pháp luật:

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được nhà nước đảm bảo thực hiện.

*Đặc điểm của quan hệ pháp luật:

_Quan hệ pháp luật là loại quan hệ tư tưởng của kiến trúc thượng tầng.

_Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí và được thể hiện:

+ Ý chí của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó (cụ thể là các quan hệ hợp đồng. VD: quan hệ mua bán của 2 bên)

+ Ý chí của nhà nước: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh mà quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành và thể hiện ý chí của nhà nước.

Trong một số quan hệ pháp luật đặc biệt thì nhà nước tham gia với tư cách là một chủ thể và việc tham gia vào quan hệ đó là hoàn toàn thể hiện ý chí của nhà nước. (VD: Nhà nước tham gia xử các vụ án vi phạm pháp luật giết người)

_Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở của quy phạm pháp luật. Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điểu chỉnh. Như vậy, một quan hệ xã hội chỉ trở thành quan hệ pháp luật khi có một quy phạm pháp luật tác động lên quan hệ đó và như vật chúng ta có thể hiểu: Quan hệ pháp luật chính là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội.

_Quan hệ pháp luật được tạo bởi những quuyền và nghĩa vụ của chủ thể khi các chủ thể tham gia vào quan hệ đó tức là khi tham gia vào một quan hệ xã hội được điểu chỉnh thì các chủ thể sẽ được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó sẽ được nhà nước đảm bảo thực hiện.

*Điều kiện để xuất hiện một quan hệ pháp luật:

Hội đủ 3 điều kiện sau thì sẽ xuất hiện quan hệ pháp luật:

_Chủ thể pháp luật

_Quy phạm pháp luật

_Sự kiện pháp lý

Khái Niệm Quan Hệ Pháp Luật Hành Chính

Trong khoa học pháp lí, quan hệ pháp luật hành chính được xác định là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quy phạm pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh – đơn phương tới các quan hệ quản lí hành chính nhà nước.

Ngoài những đặc điểm chung như các quan hệ pháp luật khác, các quan hệ pháp luật hành chính có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

– Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lí hay đối tượng quản lí hành chính nhà nước.

Việc điều chỉnh pháp lí đối với các quan hệ quản lí hành chính nhà nước không chỉ nhằm mục đích bảo đảm lợi ích của nhà nước mà còn ảnh hưởng tới quyền lợi nhiều mặt của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Thẩm quyền quản lí hành chính của nhà nước chỉ có thể được thực hiện nếu có sự tham gia tích cực từ phía các đối tượng quản lí. Mặt khác, nhiều quyền lợi của đối tượng quản lí hành chính nhà nước chỉ có thể được bảo đảm nếu có sự hỗ trợ tích cực của các chủ thể quản lí bằng những hành vi pháp lí cụ thể.

– Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ pháp lí hành chính của các bên tham gia quan hệ đó.

Các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính có thể là cơ quan nhà nước , tổ chức hay cá nhân; có thể nhân danh nhà nước, vì lợi ích của nhà nước hoặc nhân danh chính mình nhưng họ đều thực hiện các quyền và nghĩa vụ do quy phạm pháp luật hành chính quy định. Việc quy định và thực hiện các quyền và nghĩa vụ này là cần thiết đối với việc xác lập và duy trì trật tự quán lí hành chính nhà nước.

– Một bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính phái được sử dụng quyền lực nhà nước.

Như đã nêu, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ quản lí hành chính nhà nước được điều chỉnh bới các quy phạm pháp luật hành chính. Vì vậy, về tư cách và cơ cấu chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính phải phù hợp với tư cách và cơ cấu chủ thể của quan hệ quản lí hành chính nhà nước tương ứng. Nếu một bên tham gia quan hệ quản lí hành chính nhà nước được sử dụng quyền lực nhà nước (chủ thể quản lí hành chính nhà nước) thì chủ thể đó trong quan hệ pháp luật hành chính tương ứng sẽ dược xác định là chủ thể đặc biệt. Mặt khác, trong quan hệ quản lí hành chính nhà nước, đối tượng quản lí là bên chủ thể không được sử dụng quyền lực nhà nước và có nghĩa vụ phục dùng việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thế quản lí thì trong quan hệ pháp luật hành chính tương ứng, các đối tượng này được xác định là chú thể thường.

Như vậy, các chủ thế của quan hệ pháp luật hành chính được phân chia thành chủ thể đặc biệt và chủ thể thường. Trong đó, chú thể đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước trong quan hệ ấy. Từ đó có thể nhận định quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh và tốn tại nếu thiếu chủ thể đặc biệt.

Trong một quan hệ pháp luật hành chính thì quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại.

Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực – phục tùng”, quan hệ bất bình đẳng về vị trí giữa các bên tham gia. Chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính trên cơ sở quyền lực nhà nước và chủ thể thường có nghĩa vụ chấp hành việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể đặc biệt. Tuy nhiên, không có nghĩa là trong quan hệ pháp luật hành chính, chủ thể đặc biệt chì có quyền và chủ thể thường chí có nghĩa vụ.

Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt vừa là quyền vừa là trách nhiệm của chủ thể này. Bên cạnh đó, chủ thể thường tuy có nghĩa vụ chấp hành các mệnh lệnh của chú thể đặc biệt song cũng có những quyền nhất định xuất phát từ yêu cầu bảo đảm tính khách quan, đúng pháp luật của các hành vi quản lí hành chính nhà nước hoặc đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, như: Quyền yêu cầu, đề nghị, khiếu nại, tố cáo,…

Việc thực hiện thẩm quyền của chủ thể đặc biệt chỉ có hiệu lực khi nó làm phát sinh nghĩa vụ chấp hành của chủ thể thường. Mặt khác, việc thực hiện quyền của chủ thể thường trong quan hệ pháp luật hành chính chí có ý nghĩa thực sự nếu nó làm phát sinh trách nhiệm tiếp nhận, xem xét giải quyết của chủ thể đặc biệt.

– Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính.

Cũng như các công việc khác trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước, các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính cần phải được giải quyết theo thủ tục hành chính. Tuy nhiên, do tính chất và yêu cầu giải quyết một số tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính mà việc giải quyết chúng có thể được thực hiện bằng cách kết hợp thủ tục hành chính với thủ tục tố tụng. Ví dụ: Toà án có quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính theo thủ lục tố tụng hành chính trong trường hợp người khởi kiện trước đó đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo, nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và không tiếp tục khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

– Bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lí trước Nhà nước. Vì:

+ Chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính trên cơ sở quyền lực nhà nước nên phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước khi sử dụng quyền lực ấy.

+ Chủ thể thường thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trước bên đại diện cho Nhà nước, do đó phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tính hợp pháp của hành vi do mình thực hiện trong quan hệ pháp luật hành chính;

+ Những vi phạm trên đều xâm hại đến trật tự quản lí hành chính nhà nước. Do đó, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí trước Nhà nước về hành vi vi phạm của mình.

Như vậy, cho dù người vi phạm là chủ thể đặc biệt hay chủ thể thường thì họ đều có nguy cơ phải chịu trách nhiệm pháp lí trước Nhà nước. Tất nhiên, khống phải trong mọi trường hợp chủ thể vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính đều phải chịu cùng một loại trách nhiệm pháp lí trước Nhà nước. Tuỳ thuộc vào việc hành vi trái pháp luật hành chính cấu thành loại vi phạm pháp luật nào mà Nhà nước sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự, hành chính, kỉ luật nhà nước đối với người vi phạm, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Tóm lại, quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

Khái Niệm, Đặc Điểm, Các Loại Quan Hệ Pháp Luật

– Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên chủ thể tham gia mang những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

– Đặc điểm của quan hệ pháp luật

+ Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

+ Quan hệ pháp luật mang tính ý chí. Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Sau đó ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.

+ Các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý. Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.

+ Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế. Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Những biện pháp đó không có hiệu quả khi áp dụng, thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.

+ Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể. Bởi vì quan hệ pháp luật xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.

– Phân loại quan hệ pháp luật: Việc phân loại quan hệ pháp luật dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Tương ứng với mỗi tiêu chí có những quan hệ pháp luật nhất định.

+ Căn cứ vào đối tượng và phương pháp điều chỉnh có quan hệ pháp luật được chia theo các nghành luật, đó là quan hệ pháp luật hình sự; quan hệ pháp luật dân sự; quan hệ pháp luật hành chính; quan hệ pháp luật lao động…

+ Căn cứ vào tính xác định của thành phần chủ thể: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật tương đối (các bên chủ thể tham gia quan hệ đều được xác định) và quan hệ pháp luật tuyệt đối (chỉ xác định bên chủ thể mang quyền, còn bên chủ thể mang nghĩa vụ là bất cứ chủ thể nào).

Căn cứ vào tính chất của nghĩa vụ: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật chủ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng hành động tích cực, hợp pháp) và quan hệ pháp luật thụ động (nghĩa vụ pháp lý được thực hiện bằng việc kiềm chế không thực hiện một số việc làm nhất định).

Căn cứ vào cách thức tác động đến chủ thể tham gia: Quan hệ pháp luật được chia thành quan hệ pháp luật điều chỉnh (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật điều chỉnh) và quan hệ pháp luật bảo vệ (hình thành trên cơ sở quy phạm pháp luật bảo vệ).

Chủ Thể Quan Hệ Pháp Luật Quốc Tế Là Gì ? Khái Niệm Về Chủ Thể Quan Hệ Pháp Luật Quốc Tế

Chủ thể quan hệ pháp luật quốc tế là thực thể đang tham gia vào những quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lí quốc tế do những hành vi của chính nó gây ra.

Chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế gồm chủ thể cơ bản và các chủ thể khác của quan hệ pháp luật quốc tế.

Đa số các luật gia quốc tế đều thừa nhận quốc gia là chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế. Một số học giả khác cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, ngoài quốc gia là chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế, thì các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết, các tố chức quốc tế liên chính phủ đều là chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế hiện đại.

Khi nghiên cứu quốc gia với tính cách là chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật quốc tế, cần chú ý đến các tiêu chí được sử dụng rộng rãi để xác định một thực thể là một quốc gia. Cho đến nay, chưa có một định nghĩa thống nhất trên bình diện quốc tế về quốc gia. Tuy vậy, cũng có những tiêu chí được thừa nhận rộng rãi để xác định quốc gia. Theo quy định tại Điều 1 của Công ước Môngtêviđêô (Montevideo) năm 1933 về quyền và nghĩa vụ quốc gia, thì một thực thể được coi là quốc gia theo pháp luật quốc tế phải có bốn điều kiện cơ bản sau: dân cư thường xuyên; lãnh thổ được xác định; Chính phủ; năng lực tham gia vào các quan hệ pháp luật với các thực thể quốc gia khác. Do vậy, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, người ta thường dựa vào các tiêu chí đó để lập luận việc công nhận hoặc không công nhận một ấ thực thể mới được thành lập là quốc gia hay không k phải là quốc gia.

Chủ quyền quốc gia là thuộc tính cơ bản của quốc gia, là phạm trù pháp lí – kinh tế có liên hệ mật thiết với vấn đề độc lập về kinh tế. Việc củng cố hạ tầng cơ sở kinh tế của quốc gia sẽ đưa đến kết quả củng cố chủ quyền quốc gia đó. Trái lại, sự bành trướng của tư bản nước ngoài trong một nước nào đó, trong một mức độ nhất định sẽ tạo ra những cản trở đối với việc thực hiện chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ, riêng biệt của quốc gia đó. Tuy vậy, trong điều kiện hiện nay, sự bành trướng của các tập đoàn tư bản vào nền kinh tế của nhiều quốc gia mới giành được độc lập không thể thủ tiêu được quy chế chủ quyền quốc gia của các nước nói trên. Trong thời đại hiện nay, chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao. Quyền lực chính trị tối cao này thể hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia, quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật chất và tỉnh thần của quốc gia mà các quốc gia khác không có quyền can thiệp. Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào các quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia của quốc gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia và các hình thức hợp tác quốc tế khác là biểu hiện rõ nét kết quả thực hiện chủ quyền đối ngoại của quốc gia.

Các quốc gia có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản nêu trên trong sinh hoạt quốc tế một cách độc lập, theo ý chí của quốc gia mình, hoặc một cách cộng đồng trong quan hệ hợp tác với các quốc gia khác.

Bên cạnh quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền dân tộc tự quyết cũng là chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế hiện đại. Khi thưc hiện chức năng chính trị, dân tộc đang đấu tranh vì một nền độc lập và tự do chân chính thường lập ra các cơ quan nhất định để lãnh đạo cuộc đấu tranh đó và để cụ thể hoá quyền năng chủ thể luật quốc tế của mình. Trong trường hợp nói trên, dân tộc này là chủ thể của quan hệ pháp luật quốc tế đang ở trong giai đoạn quá độ thành lập một quốc gia độc lập có chủ quyền.

Xuất phát từ chủ quyền dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết, các dân tộc đang đấu tranh nhằm thành lập một quốc gia độc lập có những quyền quốc tế cơ bản sau đây: 1) Quyền được thể hiện ý chí, nguyện vọng của mình trong bất cứ hình thức nào, dưới bất cứ dạng nào, kể cả việc áp dụng những biện pháp để chống lại nước đang cai trị mình; 2) Quyền được pháp luật quốc tế bảo vệ và các quốc gia, các dân tộc và nhân dân trên thế giới, các tổ chức quốc tế… giúp đỡ; 3) Quyền được thiết lập những quan hệ chính thức với các chủ thể của luật quốc tế hiện đại; 4) Quyền được tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế và hội nghị quốc tế liên chính phủ; 5) Quyền được tham gia vào việc xây dựng những quy phạm của luật quốc tế và quyền được thi hành độc lập những quy phạm luật quốc tế hiện nay.

Bên cạnh các quyền quốc tế cơ bản đó, các dân tộc đang đấu tranh cũng có những nghĩa vụ quốc tế nhất định trong sinh hoạt quốc tế (tương tự như nghĩa vụ quốc tế của quốc gia). Các tổ chức quốc tế liên chính phủ (liên quốc gia) cũng là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp uất quốc tế theo thoả thuận của các quốc gia, chính phủ thành viên.

Khi gân tích các văn bản thành lập Liên hợp quốc, cac tố chức chuyên môn của Liên hợp quốc va cơ quan năng lượng nguyên tử bên cạnh Liên hợp quốc (IAEA), có thể nêu ra các quyền cơ bản sau đây của chúng trong sinh hoạt quốc tế: quyền được kí kết các điều ước quốc tế; quyền nhận cơ quan đại diện và quan sát viên thường trực của các quốc gia chưa là thành viên tại tổ chức trên; quyền hưởng những miễn trừ và ưu đãi ngoại giao; quyền được trao đổi đại diện tại các tổ chức của nhau; quyền các cơ quan chính của các tổ chức quốc tế đó trong một số trường hợp cụ thể có các thẩm quyền quốc tế; quyền được yêu cầu kết luận tư vấn của Toà án quốc tế của Liên hợp quốc; quyền được giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các thành viên và các tổ chức quốc tế đó.

Ngoài các quyền cơ bản nói trên, các tố chức này còn có các nghĩa vụ quốc tế nhất định. Các tổ chức này cũng có những quyền và nghĩa vụ theo các điều ước kí kết với các quốc gia, các tổ chức quốc tế khác…