Top 8 # Khái Niệm Nghĩa Của Từ Lớp 9 Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Khái Niệm Hàm Số Lớp 9

Khái Niệm Dân Chủ, Khái Niệm G, Khái Niệm Gdp, Khái Niệm Giá Trị, Khái Niệm Xã Hội Học, Khái Niệm Hàm Số Lớp 7, Khái Niệm Hàm Số Lớp 9, Khái Niệm Hóa Trị Lớp 8, Khái Niệm Hợp âm 7, Khái Niệm In Vết, Khái Niệm Iot, Khái Niệm Ip, Khái Niệm Iso, Khái Niệm Kết Hôn, Khái Niệm L/c, Khái Niệm Là Gì, Khái Niệm Erp, Khái Niệm êm ái, Khái Niệm Dân Tộc, Khái Niệm Dân Vận, Khái Niệm Dạy Học, Khái Niệm Di Sản Văn Hóa, Khái Niệm Đại Từ, Khái Niệm Đạo Đức, Khái Niệm Đào Tạo, Khái Niệm Đất, Khái Niệm Đất 5, Khái Niệm Đất Đai, Khái Niệm Đầu Tư, Khái Niệm Đô Thị, Khái Niệm Đô Thị Hóa, Khái Niệm E Độc Thân, Khái Niệm ê Tô, Khái Niệm 5m, Khái Niệm Lễ Hội, Khái Niệm ơn Gọi, Khái Niệm Oop, Khái Niệm Oxi, Khái Niệm Oxi Hóa, Khái Niệm P, ý Chí Khái Niệm, Khái Niệm Phó Từ, ở Sài Gòn Khái Niệm Thân Và Lạ, Khái Niệm R&d, Từ Khái Niệm Là Gì, Từ Khái Niệm, Khái Niệm Rủi Ro Tỷ Giá, Khái Niệm Rút Gọn Câu, Khái Niệm Số 0, Khái Niệm Số Từ, Khái Niệm Oda, Khái Niệm Oan Sai, Khái Niệm Lời Cảm ơn, Khái Niệm Lớp 7, Khái Niệm Lực ở Lớp 6, Khái Niệm M Là Gì, Khái Niệm M&a, Khái Niệm M&e, Khái Niệm Ma Túy, Khái Niệm Nhà Máy, Khái Niệm Văn Bản, Khái Niệm 511, Khái Niệm Cảm ơn Và Xin Lỗi, Khái Niệm ở Cữ, Khái Niệm, Khái Niệm ở Rể, Khái Niệm ô Tô, Khái Niệm Sử Thi, Khái Niệm Yếu Tố Thần Kì, Khái Niệm 3pl, Khái Niệm 3r, Khái Niệm 3t, Khái Niệm 4.0, Khái Niệm Nào Là, Khái Niệm 4.0 Là Gì, Khái Niệm 4c, Khái Niệm 4c Bao Gồm Các Yếu Tố Nào Sau Đây, Khái Niệm 4g, Khái Niệm Là Gì Cho Ví Dụ, Khái Niệm 4k, Khái Niệm 4m, Khái Niệm 4p, Khái Niệm 4r, Khái Niệm 500 Anh Em, Khái Niệm 3g, Khái Niệm 3d, Khái Niệm Yếu Tố Kì ảo, Khái Niệm Yếu Tố, Khái Niệm Yêu Cầu, Khái Niệm Yêu, Khái Niệm Y Tế, Khái Niệm Y Đức, Khái Niệm Xâu, Khái Niệm 1 Pha, Khái Niệm 1/3, Khái Niệm 1/500, Khái Niệm 131, Khái Niệm 2 Góc Kề Bù, Khái Niệm 24/7, Khái Niệm 2g,

Khái Niệm Dân Chủ, Khái Niệm G, Khái Niệm Gdp, Khái Niệm Giá Trị, Khái Niệm Xã Hội Học, Khái Niệm Hàm Số Lớp 7, Khái Niệm Hàm Số Lớp 9, Khái Niệm Hóa Trị Lớp 8, Khái Niệm Hợp âm 7, Khái Niệm In Vết, Khái Niệm Iot, Khái Niệm Ip, Khái Niệm Iso, Khái Niệm Kết Hôn, Khái Niệm L/c, Khái Niệm Là Gì, Khái Niệm Erp, Khái Niệm êm ái, Khái Niệm Dân Tộc, Khái Niệm Dân Vận, Khái Niệm Dạy Học, Khái Niệm Di Sản Văn Hóa, Khái Niệm Đại Từ, Khái Niệm Đạo Đức, Khái Niệm Đào Tạo, Khái Niệm Đất, Khái Niệm Đất 5, Khái Niệm Đất Đai, Khái Niệm Đầu Tư, Khái Niệm Đô Thị, Khái Niệm Đô Thị Hóa, Khái Niệm E Độc Thân, Khái Niệm ê Tô, Khái Niệm 5m, Khái Niệm Lễ Hội, Khái Niệm ơn Gọi, Khái Niệm Oop, Khái Niệm Oxi, Khái Niệm Oxi Hóa, Khái Niệm P, ý Chí Khái Niệm, Khái Niệm Phó Từ, ở Sài Gòn Khái Niệm Thân Và Lạ, Khái Niệm R&d, Từ Khái Niệm Là Gì, Từ Khái Niệm, Khái Niệm Rủi Ro Tỷ Giá, Khái Niệm Rút Gọn Câu, Khái Niệm Số 0, Khái Niệm Số Từ,

Khái Niệm Về Nghĩa Của Từ

Lưỡng phân ngôn ngữ, ta nhận ra hai mặt của nó: mặt biểu hiện (âm thanh) và mặt được biểu hiện (nội dung). Nghĩa của từ thuộc về mặt thứ hai.

Vì dụ: Từ CÂY trong tiếng Việt có vỏ ngữ âm như đã đọc lên ([kej 1]), và từ này có nội dung, có nghĩa của nó.

2. Để trả lời câu hỏi chính “Nghĩa của từ là gì?”, trước hết ta phải trở lại với bản chất tín hiệu của từ. Từ là tín hiệu, nó phải “nói lên”, phải đại diện cho, phải được người sử dụng quy chiếu về một cái gì đó.

2.1. Khi một người nghe hoặc nói một từ nào đó, mà anh ta quy chiếu, gắn vào đúng sự vật có tên gọi là từ đó như cả cộng đồng xã hội vẫn gọi; đồng thời, ít nhiều anh ta cũng biết được những đặc trưng cơ bản nhất của sự vật đó, và anh ta sử dụng từ đó trong giao tiếp đúng với các mẹo luật mà ngôn ngữ có từ đó cho phép; ta nói rằng anh ta đã hiểu nghĩa của từ đó.

Ví dụ: Một người Việt hoặc không phải là người Việt, nói hoặc nghe một từ, như CÂY chẳng hạn, mà anh ta có thể:

Quy chiếu, gắn được từ “cây”vào mọi cái cây bất kì trong thực tại đời sống;

Ít nhiều cũng biết được đại khái như: cây là loài thực vật mà phần thân, lá đã phân biệt rõ, ví dụ như: cây mía, cây tre,…

Dùng từ “cây” trong giao tiếp, phát ngôn,… đúng với quy tắc ngữ pháp tiếng Việt.

Ta nói được rằng: Anh ta hiểu nghĩa của từ CÂY trong tiếng Việt.

Cho tới nay, đa số các nhà nghiên cứu đều quan niệm nghĩa của từ là những liên hệ. Tuy nhiên, đó không phải là những liên hệ logic tất yếu, mà là những liên hệ phản ánh, mang tính quy ước, được xây dựng bởi những cộng đồng người bản ngữ.

Thuở nhỏ, ta thấy một cái cây bất kì chẳng hạn, ta hỏi đó là cái gì và được trả lời đó là là cái cây. Dần dần, nay với cây này, mai với cây khác, ta liên hội được từ CÂY của tiếng Việt với chúng. Thế rồi, bước tiếp theo nữa, ta dùng được từ “cây” trong các phát ngôn như trồng cây, chặt cây, tưới cây, cây đổ, cây cau, cây hoa,… và tiến tới hiểu cây là loài thực vật, có thân, rễ, lá, hoặc hoa, quả,… Vậy là ta đã hiểu được nghĩa của từ CÂY.

Đến đây, có thể phát biểu vắn tắt lại như sau: Nói chung, nghĩa của từ là những liên hệ được xác lập trong nhận thức của chúng ta giữa những cái mà nó (từ) chỉ ra (những cái mà nó làm tín hiệu cho).

2.2. Câu hỏi tiếp theo là: Nghĩa của từ tồn tại ở đâu?

Ta đã thừa nhận và chứng minh bản chất tín hiệu của từ, rằng nó có hai mặt: mặt hình thức vật chất âm thanh và mặt nội dung ý nghĩa. Hai mặt này gắn bó với nhau như hai mặt của một tờ giấy, nếu không có mặt này thì cũng không có mặt kia. Vậy nghĩa của từ tồn tại trong từ, nói rộng ra là trong hệ thống ngôn ngữ. Nó là cái phần nửa làm cho ngôn ngữ nói chung và từ nói riêng, trở thành những thực thể vật chất-tính thần.

Nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức, trong bộ óc của con người. Trong ý thức, trong tư duy của con người chỉ có những hoạt động nhận thức, hoạt động tư duy,… mà thôi. Điều này ngụ ý rằng: Trong ý thức, trong bộ óc trí tuệ của con người chỉ tồn tại sự hiểu biết về nghĩa của từ chứ không phải là nghĩa của từ.

3. Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng. Bởi thế nghĩa của từ cũng không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại. Khi nói về nghĩa của từ, người ta thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây:

3.1. Nghĩa biểu vật (denotative meaning): Là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính, hành động,…) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hiện tượng, thuộc tính, hành động,… đó, người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật (denotat). Biểu vật có thể hiện thực hoặc phi hiện thực, hữu hình hay vô hình, có bản chất vật chất hoặc phi vật chất. Ví dụ: đất, trời, mưa, nắng, nóng, lạnh, ma, quỷ, thánh, thàn, thiên đường, địa ngục,…

3.2. Nghĩa biểu niệm (significative meaning): Là liên hệ giữa từ với ý (hoặc ý nghĩa, ý niệm – signification – nếu chúng ta không cần phân biệt nghiêm ngặt mấy tên gọi này). Cái ý đó người ta gọi là cái biểu niệm hoặc biểu niệm (sự phản ánh các thuộc tính của biểu vật vào trong ý thức của con người).

Nghĩa ngữ dụng (pragmatical meaning), còn được gọi là nghĩa biểu thái, nghĩa hàm chỉ (connotative meaning), là mối liên hệ giữa từ với thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói.

Nghĩa cấu trúc (structural meaning) là mối quan hệ giữa từ với các từ khác trong hệ thống từ vựng. Quan hệ giữa từ này với từ khác thể hiện trên hai trục: trục đối vị (paradigmatical axis) và trục ngữ đoạn (syntagmatical axis). Quan hệ trên trục đối vị cho ta xác định được giá trị của từ, khu biệt từ này với từ khác, còn quan hệ trên trục ngữ đoạn cho ta xác định được ngữ trị (valence) – khả năng kết hợp – của từ.

Thật ra, những phân biệt như trên là cần thiết và hợp lí, nhưng không phải các thành phần đó hiện diện trong mỗi từ bao giờ cũng đồng đều và rõ ràng như nhau. Vì thế, trong từ vựng-ngữ nghĩa học, nhiều khi người ta chỉ nhắc đến nghĩa ngữ dụng, nghĩa cấu trúc, thậm chí cả nghĩa biểu vật nữa, nhưng những xác nhận về sự tồn tại của chúng hơn là phân tích, chứng minh cho thật minh bạch.

4. Đối với từ vựng-ngữ nghĩa học, cái quan trọng nổi lên hàng đầu là nghĩa biểu niệm. Cần phải hiểu mối liên hệ mà chúng ta nói tới trong quan niệm về nghĩa của từ ở đây chính là mối liên hệ chỉ xuất, mối liên hệ phản ánh, cho nên nghĩa biểu hiện cũng có thể hiểu là sự phản ánh sự vật-biểu vật (đúng hơn là phản ánh các thuộc tính, các đặc trưng của chúng) trong ý thức con người, được tiến hành bằng từ.

Trọng tâm chú ý phân tích, miêu tả của từ vựng-ngữ nghĩa học là nghĩa biểu niệm chứ không phải là các thành phần khác (Chúng chỉ được lưu ý trong những trường hợp cần thiết mà thôi). Vì vậy, ở đây khi không thật bắt buộc phải xác định rành mạch về mặt thuật ngữ, thì chúng ta sẽ nói đến nghĩa với nội dung được hiểu là nghĩa biểu niệm cho giản tiện.

5. Cần phân biệt nghĩa của từ với khái niệm. Nghĩa và khái niệm gắn bó với nhau rất mật thiết, nưhng nói chung là chúng không trùng nhau.

Khái niệm là một kết quả của quá trình nhận thức, phản ánh những đặc trưng chung nhất, khái quát nhất và bản chất nhất của sự vật, hiện tượng. Người ta có được khái niệm chủ yếu là nhờ những khám phá, tìm tòi khoa học. Nội dung của một khái niệm có thể rất rộng, rất sâu, tiệm cận tới chân lí khoa học, và có thể được diễn đạt bằng hàng loạt những ý kiến nhận xét. Mặt khác, rõ ràng là không phải khái niệm nào cũng được phản ánh bằng từ mà nó có thể được biểu hiện bằng hơn một từ. Ví dụ: nước cứng, tổ hợp quỹ đạo, mặt gặt đập liên hợp, công nghệ sinh học,…

Nghĩa của từ cũng phản ánh những đặc trưng chung, khái quát của sự vật, hiện tượng do con người nhận thức được trong đời sống thực tiễn tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, nó có thể chưa phải là kết quả của nhận thức đã tiệm cận đến chân lí khoa học. Vì thế, sự vật, hiện tượng nào mà càng ít được nghiênc cứu, phám phá thì nhận thức về nó được phản ánh trong nghĩa của từ gọi tên nó càng xa với khái niệm khoa học.

Bên cạnh đó, ta thấy rằng, không phải từ nào cũng phản ánh khái niệm (các thán từ và các từ công cụ ngữ pháp chẳng hạn) và trong nghĩa của từ còn có thể hàm chứa cả sự đánh giá về mặt này hay mặt khác, có thể chứa cả cảm xúc và thái độ của con người,…

Để tiện so sánh, chúng ta phân tích từ nước của tiếng Việt. Khái niệm khoa học về nước là: Hợp chất của ôxi và hiđrô mà trong thành phần của mỗi phân tử nước có hai nguyên tử hiđrô và mọt nguyên tử ôxi.

Nghĩa “nôm” của từ nước có thể được miêu tả dưới dạng từ điển ngắn gọn là: Chất lỏng không màu, không mùi và hầu như không vị, có sẵn trong ao hồ, sông suối,…

Miêu tả như thế thật ra là chưa đủ. Rất nhiều thứ, loại (biểu vật) được người Việt quy về loại nước mà chả cần chúng đảm bảo thuộc tính lỏng, còn có nước nhiều hay ít, mùi vị thế nào, thậm chí có nước hay không,… điều đó không quan trọng. Chẳng hạn: nước biển, nước mắm, nước xốt, nước dứa, nước ép hoa quả,…

Theo Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến. Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục, H., 1997, trang 166-171.

Soạn Bài Tổng Kết Về Từ Vựng Lớp 9

– Hệ thống lại các kiến thức về: từ đơn, từ phức, lừ ghép, từ láy, thành ngữ, nghĩa của lừ, lừ nhiều nghĩa và hiện lượng nhiều nghĩa của lừ, lừ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

– Áp dụng để thực hiện các bài lập.

– Khái niệm về từ đơn, từ phức:

+ Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng.

+ Từ phức là từ gồm hai hay nhiều liếng.

– Phân biệt các loại từ phức: Từ phức gồm có từ láy (các tiếng có quan hộ vơi nhau về âm), từ ghép (các tiếng có quan hộ vơi nhau về nghĩa).

Bài tập 2. Trong những từ sau, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy? ngặt nghèo, nho nhỏ, giam giữ, gật gù, bó buộc, tươi tốt. lạnh lùng, bọt bèo, đưa đón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

– Từ ghép: ngạt nghèo, giam giữ, bó buộc, tươi tốt, bọt bèo, cồ cây, dưa dón, nhường nhịn, rơi rụng, mong muốn.

(Các từ này rất dỗ bị nhầm vơi từ láy. Tuy nhiên, sự giống nhau về âm thanh chỉ là ngẫu nhiên, mỗi tiếng trong các lừ này đều có nghĩa. Quan hệ chủ yếu giữa các tiếng vẫn là quan hệ vô nghĩa.)

– Từ láy: lấp lánh, nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi.

Các lừ láy “giảm nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc là: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, nhấp nhô, xôm xốp. Các từ sạch sành sanh, sát sàn sạt là từ láy “tăng nghĩa” so với nghĩa của yếu tố gốc.

Thành ngữ là tập hợp từ cố định, quen dùng, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngừ thường mang nghĩa bỏng chứ không phải nghĩa cộng của các yếu tố tạo ra.

– Các thành ngữ: đánh trống bỏ dùi, được voi đòi tiên, nước mắt cá sấu.

Các tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Chó treo mèo dậy.

+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Gần kẻ xấu bị ảnh hưởng, tiêm nhiễm cái xấu, gần người tốt thì học hỏi, tiếp thu được cái tốt, cái hay mà tiến bộ hơn.

+ Đánh trống bỏ dùi: Làm việc không đến nơi đến chốn, bỏ dở giữa chừng, thiếu trách nhiệm.

+ Chó treo mèo đậy: Nghĩa đen: Cách cất thức ăn không cho chó mèo ăn vụng. Nghĩa bóng: Có của phải biết cách giữ gìn, bảo vệ.

+ Được voi đòi tiên: Quá tham lam, được cái này lại muôn có cái khác, không chịu thỏa mãn.

+ Nước mắt cú sấu: Khóc lóc giả dối, vờ vịt xót thương nhưng lại chính là kẻ đã gây nôn đau khổ cho người ta.

Chẳng hạn em tìm các thành ngữ sau.

– Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:

+ Chó cùng dứt giậu: Bị dồn vào đương cùng, bí thế thì phải liều lĩnh để thoát thân.

+ Chim sổ lồng, gà sổ chuồng, vui sướng vì được tự do, thoát khỏi vòng tù túng.

– Thành ngừ có yếu tố chỉ thực vật:

+ Dây cà ra dây muống: tả cách nói, cách viết từ cái này kéo sang cái kia một cách lan man, dài dòng.

+ Cây cao bóng cả: người có thế lực, có uy tín lớn, có khả năng che chở, giúp đỡ người khác.

Em tự đặt câu với mỗi thành ngữ tìm được.

Trong văn chương, người viết rất hay sử dụng thành ngữ, vì đó là cách nói giàu hình ảnh, nhịp điệu mà lại kiệm lời. Em có thể tìm được các dẫn chứng trong các tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Truyện Lục Vân Tiên của Nguyền Đình Chiểu, thơ của Hồ Xuân Hương,… Chẳng hạn:

Người nách thước kẻ tay đao,

Đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi.

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.

(Nguyễn Đình Chiểu, Truyện Lục Vần Tiên)

Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

Cách giải nghĩa của (a) là đúng.

Cách giải nghĩa ở (b) là đúng vì nguyên tắc giải thích nghĩa từ là: từ loại của vế giải thích và vế dược giải thích phải đồng nhất. Dùng các tính từ (rộng lượng), ngữ tính từ (dễ thu thứ) để giải thích tính từ độ lượng là đúng nguyên tắc này. Còn cách giải thích ở (a) dùng ngữ danh từ (đức tính rộng lượng) để giải thích cho tính từ độ lượng là sai nguyên tắc.

Từ có thể có nhiều nghĩa do hiện tượng chuyển nghĩa tạo ra. Trong từ nhiều nghĩa có:

– Nghĩa gốc: nghĩa xuất hiện ban đầu, làm cơ sở dể hình thành cho các nghĩa khác.

– Nghĩa chuyển: nghĩa được tạo thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Bài tập 2. Trong hai câu thơ sau, từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa dược dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?

Nỗi mình thêm tức nồi nhà,

Thềm hoa một bước lệ hoa tnấy hùng!

(Nguyền Du, Truyện Kiều)

Từ hoa được dùng theo nghĩa chuyển. Tuy nhiên, không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa. Bởi vì nghĩa này của từ hoa chỉ xuất hiện tạm thời trong văn cảnh cụ thể trên, chưa có tính ổn định, không được dùng phổ biến như nghĩa của từ hoa trong những bông hoa rất đẹp.

(Hồ Ngọc Sờn, Gửi em dưới quê làng)

và trong: Công viên là lá phổi của thành phố.

Đường ra trận mùa này đẹp lắm.

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

(a) là hiện tượng từ nhiều nghĩa (hai từ lá đầu là nghĩa gốc, từ lá thứ ba là nghĩa chuyển (lấy từ nét nghĩa “hình dẹt”).

(b) là hiện tượng từ đồng âm (từ đường đầu khác nghĩa với từ đường thứ hai, giữa chúng không có môi quan hệ nào về nghĩa).

Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau).

Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, còn lại không thể thay thế được vì đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn.

Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?

Từ xuân có thể thay thế từ tuổi ở đây vì từ xuân đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ, lấy bộ phận thay cho toàn thể (lấy một mùa trong năm thay cho năm, tương ứng với một tuổi).

Ngữ Văn Lớp 6: Phân Tích Nghĩa Của Từ

Ngữ văn lớp 6: Phân tích nghĩa của từ

Phân tích nghĩa của từ

được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các em học sinh tham khảo hiểu rõ về khái niệm, cách sử dụng và ý nghĩa của từ thường dùng trong văn bản giúp học tốt môn Ngữ văn lớp 6 và chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài lớp 6: Nghĩa của từ

Soạn bài lớp 6: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Ngữ văn lớp 6: Phân tích truyền thuyết Thánh Gióng

1. Giới thiệu

Phân tích, miêu tả cho được cấu trúc nghĩa của từ là một trong những nhiệm vụ và mục đích hàng đầu của việc nghiên cứu từ vựng ngữ nghĩa.

Trong lĩnh vực này, người ta đã đề xướng nhiều phương pháp phân tích nghĩa của từ, nhưng thường gặp và dễ dùng nhất là phương pháp sử dụng ngữ cảnh.

2. Ngữ cảnh là gì?

2.1. Khi dùng ngôn ngữ để giao tiếp, người ta thường nói ra những câu, những phát ngôn, chứ không phải là những từ rời rạc.

Tại đó, các từ kết hợp với nhau theo những quy tắc và chuẩn mực của ngôn ngữ. Cũng trong câu hoặc phát ngôn cụ thể, người ta mới biết được rằng: Tại trường hợp, hoàn cảnh cụ thể này, từ có nghĩa gì (tức là nó bộc lộ nghĩa nào trong số các nghĩa của nó).

Ví dụ, khi ta nghe thấy chỉ một từ “chắc” trong tiếng Việt thôi, thì không thể biết được người nói muốn nói gì tới nghĩa nào đó của từ này. Thế nhưng, từng nghĩa một của từ “chắc” sẽ xuất hiện rất rõ ràng, nếu ta nghe thấy nó trong các phát ngôn, những chuỗi từ đại loại như sau:

Lúa đã chắc hạt; Nhà xây rất chắc; Lời nói chắc như đinh đóng cột; Ông này chắc đã có con lớn; Anh làm thế, dễ người ta không biết đấy chắc;…

Định nghĩa về ngữ cảnh được phát biểu như sau:

Ngữ cảnh của một từ là chuỗi từ kết hợp với nó hoặc bao xung quanh nó, đủ để làm cho nó được cụ thể hoá và hoàn toàn xác định về nghĩa.

(Định nghĩa này cho thấy rằng ngữ cảnh có thể tối thiểu là một từ, tối đã là một chuỗi lớn hơn, có khả năng ứng với một câu, một phát ngôn,…)

2.2. Sở dĩ từ bộc lộ một nghĩa xác định nào đó trong ngữ cảnh chứa nó là vì trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp ngữ pháp của mình.

Khả năng kết hợp ngữ pháp của từ là khả năng nó có thể đứng vào một vị trí nhất định trong những cấu trúc nhất định nào đó. Nói khác đi, đó là khả năng từ có thể tham gia vào những cấu trúc ngữ pháp nào đó.

Ví dụ, trong tiếng Việt, động từ có khả năng kết hợp với các từ: Đã, đang, sẽ, sắp, lại, vừa,… ở đằng trước; và: Xong, rồi, mãi,… ở đằng sau (ví dụ: Đang đi, làm mãi,...).

Nếu từ thuộc lớp ngữ pháp nào, thuộc từ loại nào,… thì sẽ được quy định cho những khả năng tương ứng, những vị trí tương ứng trong các mô hình cấu trúc ngữ pháp.

Ngược lại, khả năng kết hợp từ vựng của từ lại là khả năng kết hợp giữa một nghĩa của từ này với một nghĩa của từ khác, sao cho tổ hợp được tạo thành phải đúng với thực tại, phù hợp với logic và thói quen sử dụng ngôn ngữ của nguời bản ngữ.

Ví dụ, người Việt vẫn nói: Ăn cơm, học bài, nhắm mắt,... và cũng nói: Bây giờ đang mùa thu, trông vẫn còn con gái như ai, nhà này cũng năm tầng;… mà không thể nói: Ăn bài, học cơm, nhắm miệng, bây giờ đang nhà,...

Có những từ có khả năng kết hợp từ vựng rất rộng, nhưng có những từ thì khả năng đó lại hẹp hoặc vô cùng hẹp. Chẳng hạn, các động từ: Nhắm, nháy, nghển, kiễng, phưỡn, mấp máy,... có khả năng kết hợp với từ vựng rất hẹp. Mỗi động từ đó chỉ kết hợp được với một hoặc vài danh từ khác mà thôi.

Có thể diễn giải khả năng kết hợp từ vựng của từ như sau:

– Khi có hai từ A và B kết hợp với nhau chẳng hạn, thì không phải lúc đó tất cả các nghĩa của A đều hiện lên và kết hợp với tất cả các nghĩa của B.

– Nếu ta hình dung mỗi từ có một “phổ” nghĩa:

A = a, b, c,… B = x, y, z,…

thì sự kết hợp AB về mặt từ vựng có thể là kết hợp nghĩa ax, by, bz, bx, ay, az,... tuỳ trường hợp cụ thể mà AB phản ánh.

Ví dụ: Xét kết hợp “che đầu” trong câu Trời mưa một mảnh áo bông che đầu, ta thấy:

Từ “che” có hai nghĩa:

1.(…)

2. Ngăn cho khỏi bị một tác động nào đó từ bên ngoài.

Từ “đầu” có 4 nghĩa:

1. Bộ phận thân thể người, động vật nằm ở vị trí trên cùng hoặc trước nhất.

2. (…)

3. (…)

4. (…)

Khả năng kết hợp từ vựng của “che” với “đầu” trong trường hợp này là kết hợp của nghĩa che (2) với nghĩa đầu (1).

Những phân tích vừa nêu trên chứng tỏ rằng: Khả năng kết hợp từ vựng của các từ quy định và cho phép chúng có kết hợp với nhau được hay không. Ngược lại, thông qua các kết hợp cụ thể từ này với các từ khác, ta có thể phát hiện dần từng nghĩa riêng của từ, tiến tới xác định được cả một “phổ”, cả một cơ cấu của nghĩa từ. Điều này cũng tương tự như hình thái học phát hiện tất cả các từ hình của từ trong hoạt động lời nói để rồi quy chúng về cái gọi là từ vị vậy.

3. Cách dùng phương pháp phân tích theo ngữ cảnh

Khi áp dụng phương pháp phân tích nghĩa qua ngữ cảnh cho từ tiếng Việt, chúng ta phải làm những việc cụ thể (tất nhiên đây mới chỉ là cái cơ bản chứ chưa phải là những thao tác chi tiêt), như sau:

3.1. Phân tích ngữ cảnh

Đây là bước đầu tiên, bắt buộc phải thực hiện vì đó là tư liệu làm việc. Trước hết phải xác định được các ngữ cảnh (có chứa từ mà ta cần phân tích) trong các loại văn bản thành văn thuộc các loại hình phong cách chức năng khác nhau. Sau đó trích các ngữ cảnh đó ra và tập hợp lại.

3.2. Phân loại ngữ cảnh

Khi đã thu được số lượng ngữ cảnh đủ nhiều, đáng tin cậy, phản ánh đủ hết các nghĩa của từ, chúng ta sẽ phân loại. Những ngữ cảnh nào cùng làm hiện thực hoá một nghĩa của từ (tức là trong những ngữ cảnh đó, từ xuất hiện với cùng một nghĩa), thì được xếp vào một nhóm gọi là nhóm ngữ cảnh cùng loại.

Nếu việc phân loại ngữ cảnh làm càng chuẩn xác thì sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tách nghĩa của từ đa nghĩa, bởi vì, từ càng đa nghĩa thì càng phức tạp, càng khó xử lí.

Xét các ngữ cảnh chứa từ “say” như sau đây làm ví dụ:

1. Má hồng không thuốc mà say.

2. Đất say đất cũng lăn quay

Trời say trời cũng đỏ gay ai cười.

3. Say thuốc lào.

4. Say xe.

5. Say sóng.

6. Da anh đen cho má em hồng

Cho duyên em thắm, cho lòng anh say.

7. Các cụ ông say thuốc.

8. Các cụ bà say trầu.

9. Còn con trai con gái, chỉ nhìn mà say nhau.

Nhóm 1 gồm ngữ cảnh 1, 6, 9.

Nhóm 2 gồm ngữ cảnh 2, 3, 4, 5, 7, 8.

3.3. Phân tích nghĩa

Đối với từ đơn nghĩa, nhiệm vụ ở bước này là so sánh với các từ khác cùng nhóm (tương đồng, tương cận hoặc tương phản với nó) để phát hiện các nghĩa tố cần yếu trong cấu trúc nghĩa của từ.

Riêng từ đa nghĩa, vấn đề phức tạp hơn. Cùng với việc so sánh, phát hiện các nghĩa tố cần yế của từng nghĩa, thì việc tách ra bao nhiêu nghĩa trong toàn bộ cơ cấu nghĩa từ phải được tiến hành trước một bước. Ta cần phải làm những bước sau đây:

1. Xác định nghĩa gốc của từ (trong thế tương quan lưỡng phân nghĩa gốc – nghĩa phái sinh). Nghĩa gốc của từ có thể là một nghĩa từ nguyên, nhưng cũng có thể chỉ là một nghĩa phái sinh rồi phái sinh tiếp tục ra nghĩa khác. Ví dụ tính từ “bạc” có 3 nghĩa:

1. Mỏng manh, ít ỏi, không trọn vẹn: Mệnh bạc,…

2. Ít ỏi, sơ sài (trái với hậu): Lễ bạc lòng thành,…

3. Không nhớ ơn nghĩa, không giữ được tình nghĩa trọn vẹn trước sau như một: Ăn ở bạc với bố mẹ,…

Nghĩa (1) của tính từ “bạc” là nghĩa từ nguyên, vốn từ gốc Hán.

Nghĩa (2) và (3) của nó đều được phái sinh từ nghĩa (1).

Thế nhưng trong tiếng Việt hiện đại, nghĩa (3) mới là nghĩa phổ biến nhất. Dựa vào nghĩa gốc, ta phát hiện các nghĩa phái sinh và các quy tắc chuyển nghĩa của chúng.

2. Xác định nghĩa không thường trực (nghĩa ngữ cảnh) nếu có, để loại trừ khỏi phạm vi mà chúng ta đang quan tâm. Như vậy, chỉ những nghĩa thường trực mới được đưa vào phân tích xử lí.

3. Ngay trong khi phân loại ngữ cảnh, thực chất là đã bao hàm việc tách nghĩa từ trong đó rồi. Vì vậy, nếu phân loại ngữ cảnh mà chuẩn xác thì số nhóm ngữ cảnh cùng loại nói chung là ứng với số nghĩa khác nhau của từ.