Top 6 # Khái Niệm Nhà Nước Nói Chung Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Khái Niệm Chung Về Ngân Sách Nhà Nước

Trong hệ thống tài chính, NSNN là bộ phận chủ đạo, là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước do hiến pháp quy định, nó còn là công cụ quan trọng của Nhà nước có tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội, muốn sử dụng tốt công cụ này phải nhận thức được những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN.

Thuật ngữ NSNN ”Budget” bắt nguồn từ tiếng anh có nghĩa là cái ví, cái xắc . Tuy nhiên trong cuộc sống kinh tế thuật ngữ này đã thoát ly ý nghĩa ban đầu và mang nội dung hoàn toàn mới, Do đó để đảm bảo khách quan chúng ta sẽ tham khảo các tài liệu kinh điển của nước ngoài để rút ra những kết luận cần thiết vừa phù hợp với chuẩn mực quốc tế, vừa phản ánh được những đặc điểm cụ thể của nước ta.

Theo cuốn từ điển bách khoa toàn thư của Liên Xô ”cũ” thì NS là:

Bảng liệt kê các khoản thu chi bằng tiền trong giai đoạn nhất định của NN.

Mọi kế hoạch thu chi bằng tiền bất kỳ một cơ q uan, cá nhân nào trong một giai đoạn nhất định

Cuốn tư liệu xanh của Pháp được ấn hành nhằm hướng dẫn một số luật định tài chính và thuế, trong đó NS được hiểu là:

Chứng từ dự kiến cho phép các khoản thu chi hàng năm của NN

Toàn bộ tài liệu kế toán mô tả, trình bày cá khoản chi phí củaNN trong một năm.

Toàn bộ các khoản trình bày tiền mà một Bộ được cấp trong một năm

Từ những tài liệu vừa nêu, có thể rút ra một số kết luận của NS như sau:

Thứ nhất

NS là một bảng liệt kê, trong đó dự kiến cho phép thực hiện các khoản thu, chi bằng tiền của một chủ thể nào đó ”Nhà nước, Bộ…”

Thứ hai

NS tồn tại trong khoảng thời gian nhất định thường là một năm

Thứ ba

NSNN là những quan hệ kinh tế phát triển trong quá trình NN huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau

Xét về nhiều mặt thì NSNN là một hoạt động tài chính cụ thể của nhà nước, vì vậy khái niệm NSNN phải được xem xét trên các mặt hình thức, thực thể và quan hệ kinh tế chứa đựng bên trong NSNN.

Xét theo hình thức biểu hiện bên ngoài và ở trạng thái tĩnh, NSNN bao gồm những nguồn thu cụ thể, những khoản chi cụ thể và được định hướng các nguồn thu đều được nộp vào một quỹ tiền tệ – quỹ NSNN và các các khoản đều được xuất ra từ quỹ tiền tệ ấy.

Cũng cần phải thấy rằng, thu chi NSNN hoàn toàn không giống như bất kỳ một hình thức thu chi nào khác. ở đây thu chi của NN luôn được thực hiện bằng luật pháp do luật định ”về thu có các luật thuế và các văn bản khác về chi có các tiêu chuẩn luật định”. Trên cơ sở đó nhằm đạt mục tiêu cân đối giữa thu và chi NSNN.

Mặt khác NSNN còn phản ánh các quan hệ kinh tế giữa một bên là NN một bên là các chủ thể trong xã hội, phát sinh khi nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu. Những khoản thu nộp và cấp phát qua quỹ NSNN là các quan hệ được xác định trước, được định lượng và NN sử dụng chúng để điềuchỉnh vĩ mô nền kinh tế.

Từ những phân tích trên, ta có thể xác định được ”NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ chung của NN khi NN tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức năng của NN trên cơ sở luật định”

Để làm rõ thêm quan niệm về NSNN cần thiết phải chỉ ra các đặc điểm và vị trí của NSNN, chúng ta sẽ đề cập vấn đề này trong phần nghiên cứu tiếp theo.

Chuơng V: Khái Niệm Chung Về Thoát Nước

Nước sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt hay sản xuất, nước mưa chảy trên các mái nhà, mặt đường, mặt đất, chứa nhiều hợp chất hữu cơ, vỗ cơ dễ bị phân huỷ thối rữa và chứa nhiều vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm cho người và động vật. Nếu những loại nước thải này xả ra một cách bừa bãi, thì không những là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, nảy sinh và truyền nhiễm các thứ bệnh hiểm nghèo, ảnh hưởng đến điều kiện vệ sinh, sức khoẻ của nhân dân, mà về mặt khác còn gây nên tình trạng ngập lụt trong thành phố, xí nghiệp công nghiệp, làm hạn chế đất dai xây dựng, ảnh hưởng đến nền móng công trình gây trở ngại cho giao thòng và tác hại đến một số ngành kinh tế quốc dân khác như chăn nuôi cá v.v…

Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống thoát nước là vận chuyên một cách nhanh chóng các loại nước thải ra khỏi khu dân cư và sản xuất, đồng thời làm sạch và khử trùng tới mức độ cần thiết trước khi xả vào nguồn nước.

Nước thải có các loại khác nhau. Tùy theo nguồn gốc và tính chất của nguồn nước thải mà người ta chia ra ba loại chính sau đây :

Nước thải sinh hoạt: Thoát ra từ các chậu rửa, buồng tắm, xí, tiểu… chứa nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng.

Nước thải sản xuất: thải ra sau quá trình sản xuất. Thành phần và tính chất phụ thuộc vào từng loại công nghiệp, nguyên liệu tiêu thụ và quá trình công nghệ nên khác nhau rất nhiều.

Người ta thường phân biệt nước thải sản xuất thành hai loại: nước bị nhiễm bẩn nhiều (nước bần) và nước bị nhiễm bẩn ít (nước sạch).

Nước mưa sau khi rơi xuống, chảy trên bề mặt các đường phố, các khu dân cư hay khu công nghiệp bị nhiễm bẩn nhất là lượng nước mưa ban đầu.

Nếu trong các thành phố, nước thải sinh hoạt và sản xuất (được phép xả vào mạng lưới thoát nước sinh hoạt) được dẫn chung thì hỗn hợp đó được gọi là nước thải đô thị.

Hệ thống thoát nước là tô hợp những công trình thiết bị và các giải pháp kĩ thuật được tồ chức để thực hiện nhiệm vụ thoát nước.

Tùy thuộc vào mục đích yêu cầu tận dụng nguồn nuớc thải của vùng phát triển kinh tế lân cận thành phố, thị xã, thị trấn… do nhu cầu kĩ thuật vệ sinh và việc xả các loại nước thải vào mạng lưới thoát nước mà người ta phân biệt các loại hệ thống thoát nước : hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nước riêng, hệ thống thoát nước riêng một nửa và hệ thống hỗn hợp.

Hệ thống thoát nước chung, hình 5.1, là hộ thống mà tất cả các loại nước thải (sinh hoạt, sản xuất, nuức mưa) được xả chung vào một mạng lưới và dẫn đến công trình làm sạch. Có trường hợp người ta xây dựng một số miệng xả nước mưa kiểu giếng tràn, đón nhận phần lớn nước mưa của những trận mưa to kéo dài, đô ra sông hồ cạnh đó để giảm bớt lưu lượng nước không cần thiết lên công trình làm sạch.

Hệ thống thoát nước chung có ưu điểm là bảo đảm tốt nhất về phương diện vệ sinh, vì toàn bộ phần nước bẩn đều được qua công trình làm sạch trước khi xả ra sông hồ. Tuy nhiên nó không kinh tế, bởi kích thước của các công trình thu dẫn và xử lí đều lớn, đồng thời quản lí cũng phức tạp. Hệ thống này thường chỉ xây dựng ở những thành phố nằm cạnh con sông lớn hay trong thời kì xây dựng khi chưa có phương án thoát nước hợp lý.

Hệ thống thoát nước riêng, hình 5.2, có hai hay nhiều mạng lưới cống riêng biệt: một dùng để vận chuyển nước bẩn nhiều (ví dụ nước sinh hoạt), trước khi xả vào nguồn cho qua xử lí; một dùng để vận chuyển nước ít bẩn hơn (nước mưa) thì cho xả thẳng vào nguồn. Tùy theo độ nhiễm bẩn mà nước thải sản xuất (nếu độ nhiễm bẩn cao) xả chung với nước thải sinh hoạt hoặc (nếu độ nhiễm bẩn thấp) chung với nước mưa. Còn nếu trong nước thải sản xuất có chứa chất độc hại axit, kiềm… thì nhất thiết phải xả vào mạng lưới riêng biệt.

Hình 5.1. Sơ đồ thoát nước chung 1. Công trình làm sach; 4. Cống góp chính; 5. Cống góp Hình 5.2. Sơ đồ thoát nước riêng 1. Trạm làm sach; 2. Trạm bơm; 4. Hệ thống thoát nước sinh hoạt 3. Hệ thống thoát nước mưa; 2. Trạm bơm; 3. Giếng xả nước mưa;

Trường hợp mỗi loại nước thải được vận chuyển trong hệ thống mạng lưới riêng biệt gọi là hệ thống riêng biệt hoàn toàn. Trường hợp chỉ có hệ thống cống ngầm để thoát nước bẩn sinh hoạt và nước bẩn sản xuất còn nước mưa và nước thải sản xuất quy ước là sạch chảy theo mương máng lộ thiên gọi là hệ thống riêng không an toàn.

So với hệ thống chung thì hộ thống thoát nước riêng có lợi về mặt xây dựng và quản lí. Tuy về mặt vệ sinh có kém hơn (nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu) song rất ưu điểm là giảm được vốn đầu tư xây dựng ban đầu (kích thước cống, công trình làm sạch và trạm bơm nhỏ…)

Hệ thống thoát nước riêng một nửa (hình 5.3), thường có hai hệ thống cống ngầm, trong đó một mạng lưới để thoát nước sinh hoạt, nước sản xuất và nước mưa bẩn, còn mạng lưới khác để dẫn nước mưa sạch xả trực tiếp ra sông hồ.

Ở chỗ giao nhau giữa hai mạng lưới xây dựng giếng ngăn nối để thu nhận phần nước mưa trong thời gian đầu của trận mưa cùng với nước sinh hoạt, sản xuất để dẫn đến công trình sạch và khi làm sạch. Và khi mưa to hay ở thời gian cuối của các trận mưa, lưu lượng nước mưa lớn, có thể tràn qua miệng xả ra sông hồ cạnh đó.

Hệ thống riêng một nửa về mặt vệ sinh cũng tốt, nhưng giá thành xây dựng cao và quản lí rất phức tạp, nên ít được sử dụng.

Hệ thống hỗn hợp là sự kết hợp các loại hệ thống kể trên, thường gặp ở một số thành phố cải tạo.

Việc lựa chọn hệ thống thoát nước phải căn cứ vào nhiều yếu tố : kinh tế, kĩ thuật, vệ sinh và điều kiện địa phương.

Hình 5.3. Sơ đồ hệ thống thoát nước riêng một nửa 1. Mang lưới nước bẩn; 2. Mạng lưới nước mưa; 3. Ngăn nối; 4. Trạm bơm; 5. Trạm làm sạch; 6. Cống nước thải sinh hoạt, sản xuất và nước mưa bẩn

Trong các thành phố của ta hiện nay phần lớn là hệ thống thoát nước chung, nước xả ra sông hồ không qua làm sạch, cần được cải tạo lại theo kiểu riêng một nửa hoặc hỗn hợp để đảm bảo vệ sinh môi trường và mĩ quan cho thành phố. Khi đó ta xây dựng thêm một mạng lưới cống đón lấy các cửa xả của hệ thống thoát nước chung hiện tại và dẫn lên công trình làm sạch. Tại chỗ giao nhau giữa cống xả của hệ thống chung (hiện có) và mạng lưới cống xây dựng mới sẽ bố trí cống đập tràn xả nước mưa.

5.3 SƠ ĐỒ THOÁT NƯỚC KHU DÂN CƯ

Mỗi một hệ thống thoát nước được thực hiện bằng những biện pháp kĩ thuật khác nhau, tùy theo cách bố trí mạng lưới đường ống, độ sâu chôn cống, số lượng trạm bcrm, số lượng và vị trí các công trình làm sạch…. Ví dụ, có thành phố ta đặt cống thoát tự chảy và một trạm bom độc nhất, lúc đó cần phải chôn sâu cống. Ngược lại khi đặt cống nông ta phải xây dựng nhiều trạm bom. Cũng như vậy có thể có một hoặc nhiều trạm xử lí (trạm làm sạch). Vị trí của trạm xử lí giữ một vai trò quan trọng trong việc chọn sơ đồ thoát nước.

Như vậy sơ đồ thoát nước (hay là giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước có căn cứ về phương diện kinh tế kĩ thuật, điều kiện địa phương cũng như khả năng phát triển trong tương lai) cũng rất khác nhau. Nhimg bất kì sơ đồ hệ thống thoát nước nào cũng bao gồm các bộ phận chính sau đây:

1. Thiết bị thu và dẫn bên trong nhà (hình 5.4) – Hệ thống thoát nước bên trong nhà

Hình 5.4. Sơ đồ tổng quát của hệ thống thoát nước bên trong nhà. 1. Ống thông hơi; 2. Ống đứng thoát nước; 3. Chậu tắm; 4. Chậu rửa; 5. Két xí; 6. Hố xí (chậu xí); 7. Ống nhánh; 8. Chậu rửa; 9. Si phông; 10. Lỗ kiểm tra; 11. Ống dẫn nước ra ngoài nhà; 12. Giếng thăm; 13. Giếng kiểm tra; 14. Giếng thăm trên mạng lưới bên ngoài nhà

Nước thải từ các thiết bị dụng cụ vệ sinh chảy qua ống nhánh tới ống đứng và được dẫn ra cống đường phố bằng mạng lưới cống sân nhà hay tiểu khu.

Các ống đứng thường đặt dựa theo tường hoặc góc các buồng vệ sinh, có thể đặt nôi bên ngoài hoặc chìm sâu trong lường hoặc trong các hộp bằng gỗ, gạch, bê tông. Ống đứng thường đặt cao hơn mái nhà khoảng 0,7m, phần thêm là phần thông hơi.

Giữa mạng lưới ống và các thiết bị vệ sinh người ta lắp đặt các xiphông, khoá thuỷ lực để ngăn ngừa hơi khí độc xâm thực vào buồng vệ sinh.

Nước thải theo các ống đứng tới mạng lưới cống dẫn ngoài nhà. Ở chỗ giao nhau giữa hệ thống bên trong và bên ngoài nhà, xây dựng giếng thăm để theo dõi chế độ làm việc của mạng lưới bên trong và tẩy rửa khi cần thiết.

2. Mạng lưới thoát nước bên ngoài nhà

Là hệ thống cống ngầm và mương máng lộ thiên dùng để dẫn nước bằng cách tự chảy tới trạm bơm, trạm làm sạch hay sông hồ. Tùy theo vị trí, quy mô và nhiệm vụ mà mạng lưới thoát nước bên ngoài có thể là:

– Mạng lưới thoát nước sân nhà (cho một nhà).

– Mạng lưới thoát nước tiểu khu (hình 5-5).

– Mạng lưới thoát nước trong các xí nghiệp công nghiệp.

– Mạng lưới thoát nước ngoài phố.

– Mạng lưới cống xây dựng trong phạm vi tiểu khu, dùng để thu nhận tất cả nước thải từ các nhà trong tiểu khu và vận chuyên ra mạng lưới ngoài phố gọi là mạng lưới thoát nước tiêu khu.

Hình 5.5. Sơ đồ mạng lưới thoát nước tiểu khu. 1. Mạng lưới thoát nước tiểu khu; 2. Giếng thăm; 3. Giếng kiểm tra; 4. Nhánh nối; 5. Mạng lưới ngoài phố

– Để điều tra chế độ làm việc của mạng lưới sân nhà hay mạng lưới tiếu khu thì ở cuối mạng lưới người ta xây dựng một giếng thăm – giếng kiểm tra. Đoạn ống nối liền từ giếng kiêm tra tới cống thoát ngoài phố gọi là nhánh nối.

– Mạng lưới xây dựng dọc theo các đường phố và khu vực nhận nước thải từ các mạng lưới trong sân nhà, tiểu khu gọi là mạng lưới thoát nước ngoài phó. Nó có rất nhiều nhánh, bao trùm những lưu vực rộng lớn và thường dẫn nước bằng cách tự chảy.

– Người ta còn chia thành phố thành nhiều lưu vực thoát nước mà giới hạn là các đường phân thuỷ hay tụ thuỷ. Nước thải trên các lưu vực ấy tập trung về các cống góp lưu vực, cống thoát nước chính, cống thoát nước ngoài phạm vi thành phố (không có cống nhánh).

3. Trạm bơm và ống dẫn áp lực

Dùng để vận chuyển nước thải khi vì lí do kinh tế kĩ thuật không thể để tự chảy được. Người ta phân biệt trạm bơm theo khái niệm: trạm bơm cục bộ, trạm bơm khu vực và trạm bơm chính. Trạm bơm cục bộ phục vụ cho một hay một vài cổng trình. Trạm bơm khu vực phục vụ cho lừng vùng riêng biệt hay một vài lưu vực thoát nước. Trạm bơm chính dùng để bơm toàn bộ nước thải thành phố lên trạm làm sạch hoặc xả vào đầu nguồn.

Đoạn ống dẫn nước từ trạm bơm đến cố na tự chảy hay đến công trình làm sạch là đường ống áp lực.

Khi cống chui qua sông hồ hay gặp chướng ngại phải luồn xuống thấp gọi là diuke (hay cống luồn), làm việc với chế độ áp lực hay nửa áp lực.

4. Công trình làm sạch

Bao gồm tất cả các công trình làm sạch nước thải và xử lí cặn bã.

5. Cống và miệng xả nuớc vào nguồn

Dùng để vận chuyển nước thải từ công trình làm sạch xả vào sông hồ. Miệng xả nước thưởng xây dựng có bộ phận để xáo trộn nước thải với nước nguồn.

Hình 5.6. Sơ đồ tổng quát thoát nước khu dân cư.

1. Ranh giới thành phố; 2. Ranh giới lưu vực; 3. Mạng lưới cống ngoài phố; 4. Đường ống áp lực; 5. Cống góp lưu vực; 6. Cống góp chính; 7. Cống góp ngoài phạm vi thành phố; 8. Cống xả ra sông hồ.

Việc thiết lập Sơ đồ thoát nước trong một thành phố hay một khu dân cư rất khó khăn, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện địa hình, điều kiện địa chất, công trình và địa chất thuỷ văn, mức độ phát triển thành phố ở đợt đầu và tương lai, vị trí đặt công trình làm sạch và cửa xả nước thải… vì vậy không thể đưa ra một sơ đồ mẫu mực nào để giải quyết cho các trường hợp cụ thể được. Ở đây chỉ giới thiệu một số dạng sơ đồ khái quát, phụ thuộc chủ yếu vào địa hình (xem hình 5.7).

Hình 5.7. Các sơ đồ mạng lưới thoát nước

Sơ đồ thẳng góc (hình 5.7 a): sử dụng khi địa hình có độ dốc đổ ra sông hồ, chủ yếu dùng để thoát nước mưa và nước thải sản xuất quy ước là sạch, nước xả thẳng vào nguồn mà không cần làm sạch.

Sơ đồ giao nhau (hình 5.7b): điều kiện địa hình giống như sơ đồ thẳng góc, nhưng nước thải cần phải làm sạch trước khi xả vào nguồn, nên có cống góp chính chạy song song với dòng sông để dẫn nước thải đến công trình làm sạch.

Sơ đồ phân vùng (hình 5.7c) : sử dụng trong trường hợp thành phố chia làm nhiều khu vực riêng biệt hay trong trường hợp thành phố có địa hình dốc lớn. Nước thải từ vùng thấp thì bơm trực tiếp đến công trình làm sạch hay bơm vào cống góp của vùng cao và tự chảy tới công trình làm sạch.

Sơ đồ không tập trung (hình 5.7d): sử dụng đối với thành phố lớn hoặc thành phố có chênh lệch lớn về cao độ, địa hình phức tạp hoặc phát triển theo kiểu hình tròn. Sơ đồ có nhiều trạm làm sạch.

Ngược lại với sơ đồ không tập trung là sơ đồ tập trung, nghĩa là toàn bộ nước thải được tập trung về trạm làm sạch chúng (hình 5.7b, c)

Cần chú ý đặc điểm xây dựng đợt đầu của thành phố có ảnh hưởng nhiều đến việc chọn sơ đồ thoát nước. Vì việc xây dựng hệ thống thoát nước rất đắt tiền, nên người ta phải chia thành từng đợt. Trong đợt dầu chỉ giải quyết thoát nước cho các khu công nghiệp và các khu nhà ở cao tầng. Nếu các khu đó nằm cách xa nhau thì có thể giải quyết bằng các công trình làm sạch riêng biệt, khi dó có dạng sơ đồ không tập trung. Khi thành phố mở rộng, tiếp tục xây dựng bổ sung thêm đường ống chính, thì lại trở thành sơ đồ tập trung.

Nguồn: Thế giới Van công nghiệp sưu tầm từ internet./.

Xem lại: Chương IV: HỆ THỐNG CẤP NƯỚC BÊN TRONG NHÀ

Xem tiếp: Chương VI: HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TRONG NHÀ

Khái Niệm Doanh Nghiệp Nhà Nước

Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc công ích nhằn thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do DN quản lý.

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước

+ Doanh nghiệp nhà nước là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cho xã hội. Tất cả các Doanh nghiệp nhà nước đều do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp ký quyết định thành lập, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội do Nhà nước giao.

+ Doanh nghiệp nhà nước do Nhà nước cấp vốn đầu tư thành lập nên tài sản doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc bảo toàn và phát triển vốn để duy trì khả năng hoạt động của DN.

+ Tất cả các DNNN đều chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo sự phân cấp của Chính Phủ.

+ Doanh nghiệp nhà nước là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý.

Phân loại doanh nghiệp nhà nước.

Có nhiều cách để phân loại DNNN, tuy nhiên nếu dựa vào mục đích hoạt động của doanh nghiệp thì Doanh nghiệp nhà nước có thể được phân loại :

+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích: là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh.

+ Doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh: là các Doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Khái niệm Doanh nghiệp nhà nước

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍

Kiểu Nhà Nước Là Gì? Phân Tích Khái Niệm Kiểu Nhà Nước?

Kiểu nhà nước là gì? Phân tích khái niệm kiểu nhà nước?

Kiểu nhà nước ỉà tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm nhà nước, qua đó phân biệt với nhỏm nhà nước khác.

Theo cách hiểu này, việc phân chia kiểu nhà nước thực chất là sự phân nhóm (phân loại) nhà nước. Những nhà nước thuộc cùng một kiểu là những nhà nước có cùng những đặc điểm, đặc trưng nhất định, qua đó phân biệt với kiểu (nhóm) nhà nước khác.

2 – Các cách phân loại kiểu nhà nước

Có thể phân kiểu nhà nước theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí khác nhau. Cụ thể:

Dựa vào sự phân chia các thời kỳ lịch sử của các nhà sử học

Dựa vào sự phân chia các thời kỳ lịch sử của các nhà sử học, có thể phân chia nhà nước thành các kiểu tương ứng với các thời kỳ lịch sử như: Nhà nước cổ đại, nhà nước trung đại, nhà nước cận đại và nhà nước hiện đại. Riêng đối với các nhà nước hiện đại, nếu dựa vào các chỉ số phát triển của quốc gia do Ngân hàng Thế giới đưa ra thì có thể chia thành nhà nước ở các nước có thu nhập cao, nhà nước ở các nước có thu nhập trung bình cao, nhà nước ở các nước có thu nhập trung bình thấp và nhà nước ở các nước có thu nhập thấp. Các mức thu nhập này thay đổi từng năm tùy theo sự tăng trưởng của kinh tế thế giới. Nhà nước ở những nước có thu nhập cao là các nhà nước phát triển, còn lại là các nhà nước đang phát triển.

Dựa vào các nền văn minh

Dựa vào các nền văn minh, có thể phân chia thành các kiểu nhà nước: Nhà nước trong nền văn minh nông nghiệp, nhà nước trong nền văn minh công nghiệp, thậm chí ngày nay còn nói đến nhà nước trong nền văn minh hậu công nghiệp (văn minh tri thức).

Dựa vào cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước

Dựa vào cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, có thể phân chia thành các kiểu nhà nước: Nhà nước chuyên chế và nhà nước dân chủ.

Nhà nước chuyên chế là nhà nước mà quyền lực nhà nước không bị hạn chế, không bị kiểm soát bởi bất cứ thể chế, thiết chế nào, quan hệ giữa nhà nước với người dân là quan hệ mệnh lệnh, phục tùng một chiều một cách tuyệt đối, nhà nước sử dụng biện pháp bạo lực để thực hiện quyền lực nhà nước.

Nhà nước dân chủ là nhà nước mà quyền lực tối cao trong xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân tổ chức nên nhà nước và kiểm soát hoạt động của nhà nước.

Dựa vào yếu tố địa lý

Dựa vào yếu tố địa lý, nhiều nhà sử học, luật học, chính trị học đã phân chia nhà nước thành các kiểu: Nhà nước phương Đông, nhà nước phương Tây. Quan niệm này lúc đầu là của người Hy Lạp và Roma cố đại, về sau được dùng phổ biến trên thế giới. Ngày nay, sự phân biệt nhà nước phương Đồng và nhà nước phương Tây không chỉ đơn thuần dựa trên yếu tố địa lý mà còn dựa vào nhiều tiêu chí khác (nhân chủng, ngữ hệ, văn hóa, kinh tế, chính trị…).

Dựa vào quan niệm về hình thái kinh tế – xã hội của Mác

Dựa vào quan niệm về hình thái kinh tế – xã hội của Mác, có thể chia nhà nước thành các kiểu tương ứng với các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp.

Mác phân chia lịch sử phát triển của xã hội loài người thành năm giai đoạn tương ứng với năm hình thái kinh tế – xã hội là cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội đó có một kiểu quan hệ sản xuất riêng biệt, đặc trưng cho xã hội đó, đồng thời có một cơ sở hạ tầng và một kiến trúc thượng tầng tương ứng. Trong thượng tầng kiến trúc của xã hội có giai cấp luôn tồn tại nhà nước. Do vậy, tương ứng với một hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp là một kiểu nhà nước, đó là các kiểu nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa. Mỗi kiểu nhà nước trên là một loại hay một nhóm nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.

Như vậy, căn cứ đế xác định kiểu nhà nước chính là hình thái kinh tế – xã hội mà nhà nước đã ra đời, tồn tại và phát triển. Đặc điểm của mỗi kiểu nhà nước là do kiểu quan hệ sản xuất đặc thù trong xã hội tương ứng quy định.

3 – Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về thay thế kiểu nhà nước

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái kinh tế – xã hội. Cụ thể, kiểu nhà nước phong kiến ra đời để thay thế cho kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước tư sản ra đời để thay thế cho kiểu nhà nước phong kiến và kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời để thay thế cho kiểu nhà nước tư sản. Kiểu nhà nước sau luôn tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước vì nó được xây dựng trên cơ sở quan hệ sản xuất phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển cao hơn, cơ sở xã hội của nhà nước rộng rãi hơn; xung đột giai cấp trong xã hội đó thường đỡ gay gắt hơn. Tuy nhiên, đối với mỗi nước cụ thể, do điều kiện lịch sử khách quan, có thể bỏ qua một hoặc một số kiểu nhà nước nhất định. Ví dụ: ở Việt Nam không có kiểu nhà nước chủ nô và kiểu nhà nước tư bản chủ nghĩa.

Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế kiểu nhà nước là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong một phương thức sản xuất xã hội. Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì phương thức sản xuất mới được thiết lập, cùng với nó có một kiểu kiến trúc thượng tầng mới và tương ứng là một kiểu nhà nước mới.

Lịch sử cho thấy, có nhiều con đường đưa đến sự thay thế các kiểu nhà nước, có thể thông qua cách mạng xã hội dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, cũng có thể thông qua các cuộc cải cách xã hội một cách toàn diện, trong đó kiểu quan hệ sản xuất cũ dần dần bị thay thế bởi kiểu quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Đó chính là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định.

Thực tế, sự phát triển của nhà nước rất đa dạng và phức tạp, do vậy, sự phân chia kiểu nhà nước theo tiêu chí này chỉ có ý nghĩa tương đối bởi vì: Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế – xã hội là cả một quá trình, từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế – xã hội khác đều phải trải qua một thời kỳ gọi là thời kỳ quá độ. Trong thời kỳ đó sẽ có những nhà nước không thuộc kiểu nào trong bốn kiểu nhà nước đã nêu. Đó là những nhà nước hình thành ở thời kỳ mà các giai cấp đang đấu tranh với nhau đã đạt tới một thế cân bằng lực lượng hoặc các lực lượng xã hội khác nhau có thể tạm thời hoà hoãn với nhau vì một mục đích chung nào đó, khiến cho chính quyền nhà nước tạm thời có sự độc lập nhất định đối với các giai cấp, các lực lượng xã hội, tựa hồ như một bên trung gian đứng giữa các giai cấp, lực lượng đó. Ví dụ: Chế độ quân chủ chuyên chế ở thế kỷ XVII và XVIII, chế độ Bô-na-pac của Đế chế thứ nhất và thứ hai ở Pháp, chế độ Bi-xmac ở Đức,…

Thực tế cho thấy, giữa các kiểu nhà nước không thế có ranh giới tách bạch, dứt khoát về mặt thời gian tại một thời điểm nhất định. Ngay trong cùng một kiểu, nhà nước ở thời kỳ đầu của mỗi hình thái kinh tế – xã hội có thể có nhiều điểm khác biệt so với nhà nước ở thời kỳ sau đó.

Như vậy, việc phân chia kiểu nhà nước theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận quá trình vận động, phát triển của nhà nước mà qua đó còn có thể nhận thức được điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Trên cơ sở đó, có thể nhận thức và giải thích đúng đắn bản chất, chức năng, bộ máy cũng như hình thức nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó.

Like fanpage Luật sư Online tại: https://www.facebook.com/iluatsu/