Top 5 # Khái Niệm Thành Ngữ Sgk Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Khái Niệm Tục Ngữ, Thành Ngữ

1. Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý mang nội dung nhận xét quan hệ xã hội, truyền đạt kinh nghiệm sống, cho bài học luân lý hay phê phán sự việc. Do đó, một câu tục ngữ có thể được coi là một “tác phẩm văn học” hoàn chỉnh vì nó mang trong mình cả ba chức năng cơ bản của văn học là chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ và chức năng giáo dục. Ví dụ như câu tục ngữ Việt Nam “Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn” diễn đạt một nhận xét về sức mạnh đoàn kết, một kinh nghiệm sống và làm việc có hoà hợp thì mới đem lại kết quả, một luân lý trong quan hệ vợ chồng. – Chức năng nhận thức trong câu tục ngữ này là giúp cho con người hiểu được cơ sở của quan hệ vợ chồng là bình đẳng, dân chủ và thông cảm với nhau. – Chức năng giáo dục của nó là góp phần đưa tình cảm giữa người và người theo hướng tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng nói riêng và trong quan hệ xã hội nói chung. – Chức năng thẩm mỹ của nó là để truyền tải nội dung nên người ta đã dùng cách nói cường diệu và có hình ảnh khiến người đọc dễ bị thuyết phục và tiếp thu. 2. Thành ngữ là một cụm từ cố định đã quen dùng. Xét về mặt ngữ pháp thì nó chưa thể là một câu hoàn chỉnh, vì thế nó chỉ tương đương với một từ. Thành ngữ không nêu lên một nhận xét, một kinh nghiệm sống, một bài học luân lý hay một sự phê phán nào cả nên nó thường mang chức năng thẩm mỹ chứ không có chức năng nhận thức và chức năng giáo dục, mà thiếu hai chức năng này thì nó không thể trở thành một tác phẩm văn học trọn vẹn được. Cho nên, thành ngữ thuộc về ngôn ngữ. Ví dụ trong tiếng Việt, thành ngữ “mặt hoa da phấn” chỉ nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ, nhưng nó không nêu lên được một nhận xét, một lời khuyên hay một sự phê phán nào cả. Vì thế, dù được diễn đạt một cách bóng bảy, có hình ảnh (chức năng thẩm mỹ), thành ngữ trên không mang lại cho người ta một hiểu biết về cuộc sống và một bài học nào vể quan hệ con người trong xã hội (chức năng nhận thức và chức năng giáo dục).

Khái Niệm Về Thành Ngữ Hán Việt

Thành ngữ Hán Việt dùng để chỉ những kết cấu ngôn ngữ rất ổn định, phổ thông, cô đọng về mặt ngữ nghĩa thịnh hành trong tiếng Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam và sử dụng rộng rãi từ xưa đến nay.

Đặc điểm

Thành ngữ Hán Việt rất đa dạng nhưng thường gồm 4 chữ, 5 chữ hoặc 8 chữ, trong đó tỷ lệ các thành ngữ 4 chữ chiếm số lượng lớn đến 75-80%.

Kết cấu thành ngữ thường theo dạng biền ngẫu, đăng đối dễ dàng nhận thấy trong các thành ngữ 4 chữ, hoặc 8 chữ ví dụ:

Còn dạng 5 chữ thì hai chữ Hán đầu và hai chữ Hán cuối là hai vế đối xứng qua một chữ ở giữa, ví dụ:

Rất nhiều thành ngữ sử dụng các điển cố văn học, là các tích truyện xưa có giá trị giáo dục và ý nghĩa lịch sử sâu sắc. Chẳng hạn:

Lục lâm hảo hán: chỉ người anh hùng trong dân gian, hoặc bọn cướp trộm tụ tập thành bầy. Theo truyện xưa thời Vương Mãng, những kẻ nổi dậy chống lại triều đình tụ họp nhau ở núi Lục Lâm.

Bạt miêu trợ trưởng: nhấc mạ lên giúp lúa mau lớn, chỉ sự nóng vội làm hỏng việc. Chuyện xưa ở nước Tống có người thấy lúa quá chậm lớn, bèn lấy tay nhấc cho mạ cao lên hơn. Về nhà khoe rằng hôm nay đã giúp cho thân mạ lớn lên. Đứa con nghe vậy, chạy ra ruộng xem thì mạ đã khô héo cả.

Ma chử thành châm: mài chầy nên kim, mài sắt nên kim. Theo truyện xưa, Lý Bạch hồi nhỏ rất lười học, ham chơi. Một buổi đi chơi thấy một bà lão suốt ngày ngồi cặm cụi cầm chiếc chày sắt mài đi mài lại. Lý hỏi làm thế để làm gì, bà lão trả lời rằng, mài cho thành chiếc kim khâu. Nhân đó, Lý Bạch tỉnh ngộ và chăm chỉ học hành, về sau trở thành nhà thơ lớn của Trung Quốc cổ đại.

Ứng dụng trong tiếng Việt

Hàng nghìn thành ngữ Hán Việt được sử dụng trong tiếng Việt từ xưa tới nay, không chỉ bởi những người “thích nói chữ” mà rất phổ biến trong đời sống thường nhật, do sự cô đọng về mặt ngữ nghĩa khiến các thành ngữ đó có giá trị ứng dụng rất lớn. Trong thực tế ứng dụng thành ngữ Hán Việt của tiếng Việt hiện đại người ta thường gặp các dạng sau: Sử dụng nguyên gốc

Thành ngữ Hán Việt thường được sử dụng nguyên bản từ gốc Hán nếu đó là thành ngữ có những từ Hán Việt tương đối dễ hiểu, phổ thông với đa số, chẳng hạn:

Tâm đầu ý hợp

Bách chiến bách thắng

Chiêu hiền đãi sĩ

Vạn sự khởi đầu nan

Trường sinh bất lão

Vô danh tiểu tốt

Tứ hải giai huynh đệ

Tham quyền cố vị

Sử dụng như thành ngữ thuần Việt

Cũng không hiếm khi thành ngữ Hán Việt được dịch nghĩa để trở thành thành ngữ Việt, hoặc thành ngữ Hán Việt ngẫu nhiên trùng nghĩa với một thành ngữ do người Việt sáng tạo. Trường hợp chuyển hóa thành ngữ Hán Việt thành thành ngữ thuần Việt thường gặp đối với những thành ngữ sử dụng thường xuyên trong tiếng Việt, nhưng nếu để nguyên gốc sẽ rất khó hiểu, trúc trắc về mặt ngôn từ, chẳng hạn:

Cung kính bất như tòng mệnh (thành ngữ Hán) – Cung kính không bằng tuân lệnh (thành ngữ Việt)

Nhất khái chi luận (thành ngữ Hán) – Nhìn chung mà nói (thành ngữ Việt)

Tỉnh đế chi oa (thành ngữ Hán) – Ếch ngồi đáy giếng (thành ngữ Việt)

Tụ tinh hội thần (thành ngữ Hán) – Tập trung tinh thần (thành ngữ Việt)

Thủy trung lao nguyệt (thành ngữ Hán) – Mò trăng đáy nước (thành ngữ Việt)

Tri kỉ tri bỉ (thành ngữ Hán) – Biết mình biết người (thành ngữ Việt)

Đại ngư cật tiểu ngư (thành ngữ Hán Việt) – Cá lớn nuốt cá bé (dịch nghĩa)

Sử dụng thành ngữ phổ biến hơn

Một số thành ngữ Hán Việt được sử dụng trong tiếng Việt nhưng ít phổ biến hơn một số thành ngữ Hán Việt khác có ý nghĩa tương đương, chẳng hạn:

Vạn cổ lưu phương (thành ngữ Hán Việt ít sử dụng) – Vạn cổ lưu danh (thành ngữ Hán Việt sử dụng thường xuyên hơn)

Nhập tình nhập lý (thành ngữ Hán Việt ít sử dụng) – Hợp tình hợp lý (thành ngữ Hán Việt sử dụng thường xuyên hơn)

Tác uy tác phúc (thành ngữ Hán Việt ít sử dụng) – Tác oai tác quái (thành ngữ Hán Việt sử dụng thường xuyên hơn)

Thay đổi chữ và vị trí chữ

Khi được chuyển hóa thành thành ngữ Hán Việt, nhiều thành ngữ gốc Hán đã có sự chuyển hóa vị trí một số chữ Hán hoặc thay một chữ Hán khác cho phù hợp với tiếng Việt hơn, chẳng hạn:

Xà khẩu phật tâm (thành ngữ Hán) – Khẩu xà tâm phật (thành ngữ Hán Việt)

Cửu tử nhất sinh (thành ngữ Hán) – Thập tử nhất sinh (thành ngữ Hán Việt)

An phận thủ kỹ (thành ngữ Hán) – An phận thủ thường (thành ngữ Hán Việt)

Nhất lộ bình an (thành ngữ Hán) – Thượng lộ bình an (thành ngữ Hán Việt)

Mã đáo công thành (thành ngữ Hán) – Mã đáo thành công (thành ngữ Hán Việt)

Nôm hóa một số chữ

Một số thành ngữ Hán Việt được thay đổi một vài chữ Nôm có nghĩa tương đương, ví dụ:

Dĩ độc trị độc (thành ngữ Hán Việt nguyên bản) – Lấy độc trị độc (thành ngữ Hán Việt đã thay đổi chữ)

Văn dĩ tải đạo (thành ngữ Hán Việt nguyên bản) – Văn để tải đạo (thành ngữ Hán Việt đã thay đổi chữ)

Sử dụng vắn tắt

Nhiều thành ngữ Hán chuyển sang tiếng Việt đã được vắn tắt hóa, tinh giản hóa thành các cụm từ ngắn gọn hơn, chẳng hạn:

Thương hải biến vi tang điền (bãi bể thành ruộng dâu, nói về sự thay đổi của thế sự) – Dâu bể (giản hóa)

Tự tương mâu thuẫn (xung khắc với nhau, như cái mâu/giáo đâm gì cũng thủng lại đâm vào cái thuẫn/khiên không gì đâm thủng được) – Mâu thuẫn (giản hóa)

Xảo ngôn như lưu (nói năng khéo léo trôi trảy như rót vào tai) – Xảo ngôn hoặc Nói khéo (giản hóa)

Phân Biệt Các Khái Niệm: Ca Dao Và Tục Ngữ; Tục Ngữ Và Thành Ngữ. Câu Hỏi 360438

-Khái niệm: Là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con… hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. -Nội dung: Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội…

-Khái niệm:Là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền. Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là “trí khôn dân gian”. Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.-Nội dung: Nội dung tục ngữ thường phản ánh những kinh nghiệm về lao động sản xuất, ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội, hoặc thể hiện triết lý dân gian của dân tộc.

#Thành ngữ:

“Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…”

-Nội dung, hình thức:

“Nhìn chung, tục ngữ có những đặc điểm về hình thức:

– Ngắn gọn;

– Thường có vần, nhất là vần lưng;

– Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung;

– Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh”.

Chúc bn học tốt nha!

Khái Niệm Thuật Ngữ Văn Hóa

Thuật ngữ văn hóa đã xuất hiện từ thời cổ đại và không ngừng được hoàn thiện cả nội hàm cùng ngoại diện của nó. Văn hóa ngày càng phát triển và tồn tại ở trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Tương ứng như thế, số lượng định nghĩa, quan niệm của văn hóa cũng rất đa dạng và phong phú. Trong bài viết Văn hóa – Tổng quan phê phán về các khái niệm và định nghĩa, A.L Krober và Clyde Kluckhohn cho rằng tiếp cận khái niệm văn hóa theo các giai đoạn lịch sử, có thể thấy ba giai đoạn trong quá trình sử dụng thuật ngữ văn hóa:

– Đầu tiên, thuật ngữ này xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII ở một nhóm các nhà nghiên cứu lịch sử mà Herder là người nổi tiếng nhất. Ở đây, văn hóa vẫn mang ý nghĩa là sự tiến triển trong sự tu dưỡng, hướng tới sự khai sáng nhưng phạm vi chỉ là một bước để tới xu hướng quan điểm mà Klemm đã viết và từ văn hóa bắt đầu mang ý nghĩa hiện đại của nó.

– Giai đoạn thứ hai, bắt đầu gần như đồng thời với giai đoạn trên nhưng có phần kéo dài hơn, là một xu hướng triết học chính thức, từ Kant tới Hegel mà ở đó, văn hóa là mối quan tâm bị giảm sút. Nó là thời kỳ nở rộ cuối cũng của khái niệm về tinh thần.

– Giai đoạn thứ ba từ khoảng 1859 trở đi, ở đây văn hóa ngày càng được hiểu theo nghĩa hiện đại của nó. Nói chung là trong giới trí thức cũng như ký thuật. Trong số những người khởi xướng là Klemm, nhà dân tộc học và Burkhardt, một nhà lịch sử văn hóa. Và trong sự phát triển của nó có sự đóng góp đáng kể của những nhân vật như Katian Rickert và Spengler” [103, tr.21].

Trong số nhiều định nghĩa về văn hóa, để phù hợp với đối tượng nghiên cứu luận án, chúng tôi chọn cách tiếp cận văn hóa từ góc độ biểu tượng.

GS Trần Quốc Vượng nhấn mạnh: Hình thái văn hóa, là biểu tượng. Tiếng nói, một thành tựu văn hóa lớn của loài người, là hệ thống biểu tượng. Nghệ thuật tạo hình là một hệ thống biểu tượng khác. Chữ viết ra đời ở nhiều nơi trong thời đại đồ đồng, sắt cũng là hệ thống biểu tượng mới. Đồ vật dụng cụ cũng có thể có ý nghĩa biểu tượng. Tôn giáo cũng bao hàm một hệ thống biểu tượng…” [107, tr.51].

GS Phạm Đức Dương cũng đã tiếp cận văn hóa với cấu trúc hai bậc:

– Cấu trúc bề mặt (được gọi là biểu tầng). Trên bình diện cấu trúc bề mặt – hay biểu tầng người ta có thể phân loại thành hai hệ thống: ký hiệu biểu thị và ký hiệu biểu tượng. Đương nhiên ở đây không thể vạch một ranh giới rạch ròi mà có sự đan xen, lồng vào nhau và có mối quan hệ tương tác. Hệ thống ký hiệu biểu thị mang ý nghĩa trực tiếp thuộc tư duy khái niệm, tư duy khoa học. Đó là hệ thống ngôn ngữ, chữ viết, tư tưởng, khoa học công nghệ, hệ thống các ký hiệu xã hội như những thiết chế, những phù hiệu, biển hiệu… Hệ thống ký hiệu biểu tượng mang ý nghĩa gián tiếp bao gồm nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập quán… là những biểu tượng hàm nghĩa thuộc tư duy hình tượng. Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt, vừa là hệ thống ký hiệu biểu thị vừa là hệ thống ký hiệu biểu tượng

– Cấu trúc chiều sâu (được gọi là cơ tầng) là cấu trúc bên trong của văn hóa, ít biến đổi. Nó là cái gốc điều chỉnh mọi sinh hoạt đời sống giữ cho xã hội tính liên tục và tính ổn định và nằm sâu trong tâm thức, trong đức tin tâm linh của con người. Đó chính là những đức tin tâm linh, những hệ thống giá trị. Các giá trị được chắt lọc và được kết tinh thành truyền thống của mỗi dân tộc, được cộng đồng lựa chọn tạo nên bản sắc dân tộc và được lưu truyền từ đời này qua đời khác, trở thành vốn quý giúp cho dân tộc đó phát triển. Giữa biểu tầng và cơ tầng có mối quan hệ tương tác, qui định lẫn nhau [23, tr.15-16].

Hai tác giả Mai Văn Hai và Mai Kiệm trong công trình Xã hội học văn hóa cũng cho rằng: “Mặc dù có sự khác biệt rất đáng kể, song nhìn chung thì các nền văn hóa trên thế giới đều có bốn thành phần cơ bản, là giá trị, chuẩn mực, biểu tượng và ngôn ngữ” [33, tr.113].

Để phù hợp với đối tượng nghiên cứu của chúng tôi về vấn đề thương hiệu dưới góc độ văn hóa học (chúng tôi giả thuyết thương hiệu như một thực thể văn hóa), luận án chọn cách tiếp cận văn hóa thông qua hệ thống biểu tượng. Theo quan niệm của Unesco trong Toàn thư quốc tế về phát triển văn hóa của Unesco thì: “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu tượng qui định thế ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ thành cộng đồng riêng biệt” [99, tr.164].

Một là, khi nói đến văn hóa là nói đến hoạt động đặc thù của con người, luôn gắn với con người và phản ánh con người thông qua hoạt động thực tiễn và tinh thần.

Hai là, văn hóa chính là những hoạt động văn hóa nhằm sáng tạo các giá trị vật chất và tinh thần, hướng tới các giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Những giá trị ấy được biểu đạt bằng hệ thống biểu tượng.

Ba là, các giá trị văn hóa được sáng tạo và lựa chọn có sự chi phối và quyết định, định hướng phát triển đời sống xã hội. Do đó, văn hóa trở thành nhu cầu thường xuyên của cộng đồng xã hội.

Khái niệm thuật ngữ văn hóa

Admin Mr.Luân

Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍