Top 11 # Khái Niệm Từ Phương Pháp Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Khái Niệm Phương Pháp Dạy Học

Kool-shop :: Thông báo & tin tức :: Thông báo & tin tức

 Khái niệm phương pháp dạy học

Tác giảThông điệp

onlylove

Tổng số bài gửi

:

45

Join date

:

06/12/2011

Age

:

28

Đến từ

:

thế giới bên kia

Đạika4506/12/201128thế giới bên kia

Tiêu đề: Khái niệm phương pháp dạy học   10/12/2012, 7:21 pm

Tiêu đề: Khái niệm phương pháp dạy học10/12/2012, 7:21 pm

9.1.Khái niệm phương pháp dạy họcThuật ngữ phương pháp trong tiếng Hy Lạp là “Méthodos” có nghĩa là con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích nhất định. Vì vậy, phương pháp là hệ thống những hành động tự giác, tuần tự nhằm đạt được những kết quả phù hợp với mục đích đã định.Từ khái niệm trên ta thấy phương pháp có cấu trúc phức tạp, bao gồm mục đích được đề ra, hệ thống những hành động (hoạt động), những phương tiện cần thiết (phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ), quá trình làm biến đổi đối tượng, kết quả sử dụng phương pháp (mục đích đạt được).Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định. Nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng.Bất kỳ phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành sản xuất, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó. Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tượng ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn.Vậy thì phương pháp dạy học có đặc trưng gì khác với phương pháp nói chung? Cấu trúc của nó như thế nào?Trong phương pháp dạy học, chủ thể tác động – người thầy giáo và đối tượng tác động của họ là học sinh. Còn học sinh lại là chủ thể tác động của mình vào nội dung dạy học. Vì vậy, người thầy giáo phải nắm vững những quy luật khách quan chi phối tác động của mình vào học sinh và nội dung dạy học thì mới đề ra những phương pháp tác động phù hợp.Từ đó có thể nhận thấy đặc trưng của phương pháp dạy học: người học là đối tượng tác động của giáo viên, đồng thời là chủ thể, là nhân cách mà hoạt động của họ (tương ứng vói sự tác động của người giáo viên) phụ thuộc vào hứng thú, nhu cầu, ý chí của họ. Nếu giáo viên không gây cho học sinh có mục đích tương ứng với mục đích của mình thì không diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học và phương pháp tác động không đạt được kết quả mong muốn.Vì vậy, cấu trúc của phương pháp dạy học trước tiên là mục đích của người giáo viên đề ra và tiến hành một hệ thống hành động với những phương tiện mà họ có. Dưới tác động đó của người giáo viên làm cho người học đề ra mục đích của mình và thực hiện hệ thống hành động với phương tiện mà họ có nhằm lĩnh hội nội dung dạy học.Trên cơ sở đó, ta có thể hiểu về phương pháp dạy học như sau:Phương pháp dạy học là cách thức hành động có trình tự, phối hợp tương tác với nhau của giáo viên và của học sinh nhằm đạt được mục đích dạy học.Nói cách khác phương pháp dạy học là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung dạy học và chính như vậy mà đạt được mục đích dạy học.Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học với sự tương tác lẫn nhau, trong đó phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, còn phương pháp học có tính chất độc lập tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại phương pháp dạy.Phương pháp dạy học là tổ hợp những biện pháp với tư cách là những thành phần cấu trúc của nó, song việc phân như vậy cũng chỉ có tính chất tương đối. Chẳng hạn giảng giải là phương pháp dạy học trong tiết học lĩnh hội tri thức mới nhưng lại là một biện pháp của phương pháp công tác trong phòng thí nghiệm. Điều đó có nghĩa là trong những điều kiện nhất định, chúng có thể chuyển hoá lẫn nhau.

Kim Hoàng – SP Lý – KTCN k37 – CĐSP Nha Trang

   

Khái niệm phương pháp dạy học

Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:

Bạn không có quyền trả lời bài viết

Kool-shop :: Thông báo & tin tức :: Thông báo & tin tức Kool-shop :: Thông báo & tin tức :: Thông báo & tin tức

Chuyển đến:  

Khái Niệm Về Phương Pháp Dạy Học

Đọc, so sánh và rút ra kiến thức cần thiết

Khái niệm “phương pháp dạy-học “: Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực.

Khái niệm thủ pháp dạy học: Thủ pháp dạy học là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó thuộc một phương pháp nhất định hay nói khác đi, thủ pháp chính là thao tác bộ phận của một phương pháp.

Đọc khái niệm “phương pháp” và “thủ pháp” trên. Theo anh (chị), ranh giới giữa hai khái niệm này có tuyệt đối không?

Ranh giới giữa hai khái niệm “phương pháp” và “thủ pháp” chỉ mang tính tương đối. So với khái niệm “phương pháp”, khái niệm “thủ pháp” hẹp hơn. Mối quan hệ giữa phương pháp và thủ pháp có thể tạm so sánh với cách hiểu về chiến lược và chiến thuật trong khoa học quân sự. Nếu phương pháp chú ý tới cả quá trình thì thủ pháp là việc chú ý chủ yếu tới một thời điểm nhất định nào đấy trong quá trình đó.

Mở rộng kiến thức về khái niệm phương pháp dạy học

Cho đến nay vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất. Có quan niệm cho rằng “Phương pháp dạy học là những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực”. Cũng có quan niệm cho rằng ” Phương pháp dạy-học là những hình thức kết hợp hoạt động của giáo viên và học sinh hướng vào việc đạt một mục đích nào đó “. Nhìn chung, cách hiểu thứ nhất được nhiều người tán thành nhưng cách hiểu về hai chữ “cách thức” lại rất khác nhau nên kết quả cũng có nhiều hệ thống phương pháp khác nhau. Để không hiểu sai khái niệm phương pháp dạy-học cần chú ý phân biệt với các khái niệm: phương pháp luận, môn học phương pháp, thủ pháp dạy học, hình thức dạy học .

a)K hái niệm phương pháp luận được hiểu ở hai phương diện cơ bản:

· Phương diện thứ nhất, phương pháp luận được hiểu là học thuyết về phương pháp khoa học nói chung và với ý nghĩa này, phương pháp luận chính là triết học Mác-Lê nin.

· Phương diện thứ hai, phương pháp luận được hiểu là sự tổng hợp những cách thức, những phương pháp tìm tòi có ý nghĩa như những tư tưởng chỉ đạo, những tiền đề lí luận về phương pháp nghiên cứu trong một ngành khoa học nào đó.

b)K hái niệm phương pháp với tư cách là một môn học thường được hiểu là bộ môn chuyên nghiên cứu quá trình dạy – học một môn học nào đó, bao gồm việc nghiên cứu đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu của môn học, các cơ sở khoa học, các nguyên tắc của việc xây dựng chương trình môn học, những cách thức thiết kế và tổ chức quá trình dạy học các đơn vị kiến thức của môn học (chẳng hạn phương pháp dạy học văn học, phương pháp dạy học tiếng Việt)…

c)Khái niệm thủ pháp dạy học trên một ý nghĩa nào đó được hiểu là sự thể hiện cụ thể của phương pháp hay nói khác đi, thủ pháp chính là thao tác bộ phận của một phương pháp nhất định. Thí dụ: để vận dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ cần tiến hành các thao tác cụ thể như phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp, khái quát hóa….

d)K hái niệm hình thức dạy – học được hiểu là những cách thức hiện thực hoá, hành động hoá các phương pháp và thủ pháp dạy-học ( Chẳng hạn hình thức diễn giảng, đàm thoại, đọc giáo khoa,….

P hương pháp dạy – học tiếng Việt là môn học chuyên nghiên cứu quá trình dạy – học tiếng Việt bao gồm việc nghiên cứu đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu, các cơ sở khoa học, các nguyên tắc xây dựng của chương trình và những cách thức thiết kế, tổ chức quá trình dạy học các đơn vị kiến thức tiếng Việt của chương trình.

Khái Niệm Chỉ Từ Là Gì

Chỉ từ là gì?

Theo định nghĩa sách giáo khoa Tiếng Việt, Chỉ từ là những từ dùng để chỉ, trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Một số ví dụ về Chỉ từ có thể kể đến như các từ: Này, nọ, ấy, kia, đó, đấy, đây và nhiều thí dụ khác để thay thế các từ, cụm từ tương xứng.

Vai trò, hoạt động của Chỉ từ trong câu như thế nào?

Để hiểu hơn khái niệm Chỉ từ là gì, chúng ta cần liệt kê vai trò hoạt động của chỉ từ trong câu. Chỉ từ có thể đảm nhiệm làm phụ ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ trong câu. Một số ví dụ để bạn đọc hiểu rõ hơn như sau:

-Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ: đang chơi ngoài sân.

-Chỉ từ làm chủ ngữ trong câu: Đấy là những gì tôi muốn nói.

-Chỉ từ làm trạng ngữ trong câu: Kể từ hôm đó, tôi không còn dám nhìn mặt Trang nữa.

-Xác định Chỉ từ trong câu. Trong Yeutrithuc, đó là trang quan trọng nhất. – Tìm chỉ từ trong câu này ( Đó).

-Xác định ý nghĩa và chức năng của Chỉ từ trong câu: Ngự Tỷ thì cũng thuộc hàng Ulzzang. (Đấy, đây: Ý nghĩa là , chức năng làm ).

-Thay cụm từ bằng Chỉ từ thích hợp: Vào trang chúng tôi mọi người có thể tìm được rất nhiều thứ hay ho. (Chuyển Trang Yeutrithuc thành Đấy).

-Thay thế các Chỉ từ bằng những từ hoặc cụm từ phù hợp. Mãi đến hôm , tôi mới dám thổ lộ tình cảm cùng Vy Anh. ( thay bằng ).

-Tự đặt những câu có chứa Chỉ từ. Cái này các bạn từ rèn luyện dựa vào kiến thức mà chúng tôi đã đưa ra về khái niệm Chỉ từ.

Với những chia sẻ trên, hy vọng mọi người đã hiểu nghĩa Chỉ từ là gì và sử dụng linh hoạt trong văn nói, văn viết. Loại từ thay thế này chúng ta bắt gặp rất nhiều trong đời sống, trên mạng hay sách báo. Việc học ngữ văn cũng yêu cầu các em học sinh nắm vững khái niệm Chỉ từ là gì để áp dụng cho hợp lý, đạt được điểm cao trong kỳ thi.

Chỉ từ là gì, lấy ví dụ minh họa, giải bài tập và soạn bài Chỉ từ Ngữ văn 6, tìm hiểu khái niệm chỉ từ và vai trò của nó trong câu. Dù sách giáo khoa chỉ đề cập tới Chỉ từ rất ít, nhưng từ loại này lại đóng vai trò rất quan trọng ở phần ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt tần suất xuất hiện của Chỉ từ trong câu là rất nhiều.

Tuy nhiên, nhiều người không biết ý nghĩa của Chỉ từ là gì và cách phân loại chỉ từ có tác dụng như thế nào trong từng hoàn cảnh cụ thể. Vì thế ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp mọi người hiểu khái niệm Chỉ từ là gì và cách soạn bài Chỉ từ ngữ văn 6.

A. Chỉ từ là gì?

Chỉ từ là từ loại dùng để chỉ, trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian, ví dụ như Này, Kia, Đó, Nọ, Ấy, Đấy, Đây. Những từ như Hôm Ấy, Thời gian Đấy, Những ngày Đó… thì chỉ từ đóng vai trò xác định vị trí sự vật trong thời gian. Còn như Bạn ấy, Gia đình này, Sân bóng đó … thì chỉ từ có nhiệm vụ xác định vị trí sự vật trong không gian.

Để hiểu thêm khái niệm Chỉ từ là gì thì chúng ta cần phân tích từng ví dụ, từ đó tìm ra vai trò cụ thể của chỉ từ trong câu. Nhiều bạn cũng gặp khó trong việc soạn bài Chỉ từ trong sách giáo khoa ngữ văn 6, đặc biệt ở phần giải bài tập.

B. Soạn bài Chỉ từ trong sách ngữ văn lớp 6

Nội dung bài học về khái niệm Chỉ từ trong sách Ngữ văn lớp 6 ở trang 136 – 139 như sau:

1.Các từ được in đậm trong những câu sau bổ sung ý nghĩa cho từ nào?

2.So sánh các từ và cụm từ sau, từ đó rút ra ý nghĩa của những từ được in đậm:

-Ông vua / ông vua nọ;

-Làng / Làng kia;

-Nhà / Nhà nọ.

3.Nghĩa của các từ ấy, nọ trong những câu sau có điểm nào giống và điểm nào khác với các trường hợp đã phân tích?

” Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. – (Sự tích Hồ Gươm)

Trả lời: Các từ ” ấy“, ” nọ ” trong câu 3 có tác dụng xác định thời gian trong không gian. Khác với các chỉ từ phía trên xác định sự vật (danh từ) trong không gian.

So sánh các từ ấy (hồi ấy), nọ (đêm nọ) với các từ đã phân tích ở trên, ta thấy:

Giống nhau: Cùng xác định vị trí của sự vật.

Ghi nhớ: Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. Ví dụ: Này, nọ, kia, đó, ấy, đấy, đây…

Vai trò Hoạt động của Chỉ Từ trong câu: Chỉ từ thường làm phụ ngữ trong cụm danh từ. Ngoài ra, chỉ từ còn có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. Ví dụ về vai trò hoạt động của chỉ từ trong câu:

Chỉ từ làm phụ ngữ trong cụm danh từ: Bốn thằng đó đang chơi ngoài sân.

Chỉ từ làm chủ ngữ trong câu: Đấy là những gì tôi muốn nói.

Chỉ từ làm trạng ngữ trong câu: Kể từ hôm đó, tôi không còn dám nhìn mặt Trăng nữa.

C. Luyện tập: Ví dụ về Chỉ từ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6:

Bài tập 1: Tìm chỉ từ trong những câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy.

a- Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên vương. – (Bánh chưng, bánh giầy)

b- Đấy vàng, đây cũng đồng đen

Đấy hoa thiên lí, đây sen Tây Hồ. – (Ca dao)

c- Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. – (Con Rồng cháu Tiên)

d- Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. – (Sự tích Hồ Gươm)

Trả lời Bài tập 1: Các chỉ từ có trong các câu và ý nghĩa, chức vụ của chúng là:

a- Hai thứ bánh ấy:

Định vị sự vật trong không gian

Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ.

b- Đấy, đây

Định vị sự vật trong không gian

Làm chủ ngữ

c- Hay

Định vị sự vật trong thời gian

Làm trạng ngữ

d- Đó

Định vị sự vật trong thời gian

Làm trạng ngữ

b- Người ta còn nói, khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng bị lửa thiêu cháyvề sau gọi là làng Cháy. – (Theo Thánh Gióng)

Trả lời Bài tập 2: Có thể thay như sau, Thay như vậy để khỏi lặp từ:

a- đến chân núi Sóc = đến đấy

b- làng bị lửa thiêu cháy = làng ấy

Trả lời bài tập 3: Không thể thay các chỉ từ: Năm ấy, chiều hôm đó, đêm nay trong đoạn văn được.

Chỉ từ có vai trò rất quan trọng. Chúng có thể chỉ ra những sự vật, thời điểm khó gọi thành tên, giúp người nghe, người đọc định vị được các sự vật, thời điểm ấy trong chuỗi sự vật hay trong dòng thời gian vô hạn.

Khái Niệm Và Phương Pháp Kế Toán Hàng Tồn Kho

Quản lý kho hàng là hoạt động quản lý hàng hóa vật tư, nhằm đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất, cung cấp, phân phối hàng hóa, vật tư kịp thời cũng như góp phần giảm chi phí lưu thông và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của kho.

Quản lý kho đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vậy công việc của một nhân viên quản lý kho hay thủ kho là gì?

Đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho

Sắp xếp hàng trong kho theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

Đối với những hàng hóa mau hư cần quản lý theo nguyên tắc nhập trước xuất trước

Nhiệm vụ, trách nhiệm của nhân viên Quản lý kho bao gồm:

Sắp xếp hàng hóa, vật tư, nguyên liệu trong kho

Theo dõi số lượng hàng tồn kho tối thiểu hằng ngày và đảm bảo tất cả hàng hóa trong kho phải có định mức tồn kho tối thiểu

Đề xuất Giám đốc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp với biến động của số lượng hàng xuất nhập kho

Tiếp nhận, kiểm tra các chứng từ, giấy tờ yêu cầu nhập, xuất hàng, giao hàng hay lưu chuyển hàng hóa theo quy định

Đảm bảo các quy tắc PCCC trong kho

Kiểm tra định kỳ các kệ hàng, tránh ẩm ướt, gãy đổ, mối mọt,…

Thực hiện các thủ tục đặt hàng

Lập phiếu yêu cầu mua hàng đối với các vật tư phụ, dụng cụ cá nhân,…

Tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn kho

Sắp xếp một cách khoa học các loại hàng hóa vật tư trong kho

Lập và cập nhật sơ đồ kho

Ghi phiếu nhập, xuất kho

Theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập tồn kho hằng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu

Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng

Phương pháp kế toán hàng tồn kho

Để quản lý và kế toán hàng tồn kho nói chung, nguyên vật liệu nói riêng thì tùy theo đặc điểm của hàng tồn kho mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ.

Các phương pháp này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá hàng tồn kho nên cần được nghiên cứu để vận dụng phù hợp.

Tổ chức theo dõi các nghiệp vụ nhập vào; cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, định giá rồi từ đó mới xác định trị giá hàng đã xuất trong kỳ. Do xuất phát từ đặc điểm nêu trên nên mối quan hệ giữa trị giá nhập; xuất, tồn

Giá trị hàng tồn kho rất lớn nên sự sai lầm này; có thể làm thiệt hại một cách rõ ràng đến tính hữu dụng của các báo cáo tài chính vì thế phương pháp này được khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này. Phương pháp này thường phù hợp đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp; số lượng lớn.

Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập xuất, tồn kho của nguyên vật liệu, hàng hoá, thành phẩm trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất. Mối quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Một số lưu ý khi làm kế toán hàng tồn kho

Trong quá trình làm kế toán hàng tồn kho có một số lưu ý như sau:

Tại thời điểm cuối năm tài chính cần kiểm kê hàng tồn kho và xử lý kịp thời vật tư, hàng hóa phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê.

Thường xuyên đối chiếu giữa thủ kho và kế toán, việc này sẽ tránh được chênh lệch kiểm kê thực tế và sổ kế toán, thẻ kho, chênh lệch sổ chi tiết, sổ cái, bảng cân đối kế toán. Nếu có phát hiện thì sẽ xử lý kịp thời

Tránh viết phiếu xuất kho trước khi viết phiếu nhập kho vì điều này có thể dẫn tới đơn giá, số lượng HTK âm do luân chuyển chứng từ chậm.

Ghi nhận hàng tồn kho khi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ: Cần tránh trường hợp không ghi phiếu nhập kho, không có biên bản giao nhận hàng. Mua hàng hóa với số lượng lớn nhưng không có hợp đồng, hóa đơn mua hàng không đúng quy định.

Lập biên bản kiểm nghiệm vật tư nhập kho tránh trường hợp mua hàng sai quy cách, chất lượng, chủng loại… nhưng vẫn hạch toán nhập kho.

Xuất vật tư cho sản xuất cần theo dõi cả về số lượng và giá trị.

Cần hạch toán phế liệu thu hồi. Nguyên vật liệu xuất thừa cần hạch toán nhập lại kho.

Khi xuất giao hàng gửi bán ngoài việc viết phiếu xuất kho cần kí hợp đồng.

Phương pháp tính giá xuất kh; xác định giá trị sản phẩm dở dang phải phù hợp và nhất quán trong năm tài chính.

Viết phiếu xuất kho riêng cho mỗi lần xuất và theo dõi chi tiết từng loại vật tư; nguyên vật liệu, hàng hóa,…

Cần phân bổ công cụ; dụng cụ theo tiêu thức phù hợp, nhất quán và lập bảng phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng trong kỳ.