Top 5 # Khái Niệm Về Quyền Lực Nhà Nước Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Khái Niệm Về Quyền Lực Nhà Nước Và Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước

NỘI DUNG KHÁI NIỆM VỀ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC VÀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Kiểm soát quyền lực nhà nước là yêu cầu tất yếu khách quan.

1.1 Khái niệm về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước

Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những giai cấp đối kháng. Quyền lực nhà nước là biểu hiện tập trung của quyền lực chính trị và là trung tâm của quyền lực chỉnh trị, được hình thành thông qua cuộc đấu tranh chính trị, nhằm giành quyền tổ chức nhà nước và thực hiện chức năng thống trị xã hội. Quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong đó có việc tổ chức và việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đồng thời còn được bảo đảm bằng các phương tiện độc quyền như luật pháp, và bộ máy cưỡng chế chuyên nghiệp quân đội, cảnh sát, nhà tù…

Sự thay đổi vai trò vị trí của các giai cấp trong đời sống sản xuất xã hội sẽ dẫn tới việc chuyển chính quyền nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác, dẫn tới thay đổi căn bản tính chất của quyền lực nhà nước, phương thức cầm quyền, các quan hệ chính trị, các thể chế chính trị và hệ thống chính trị. Các cơ quan nhà nước thực chất là các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước, được các giai cấp và lực lượng xã hội (còn gọi là nhân dân) trao quyền cho mà thôi. Tuy nhiên, do những hình thức ủy quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước khác nhau, nên nhiều lúc quan hệ giữa người có chủ quyền và người được ủy quyền bị tha hóa, xuyên tạc.

Quyền lực nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội có những điểm khác biệt so với quyền lực nhà nước trong các xã hội trước đó ở chỗ nhà nước chủ nghĩa xã hội là nhà nước chuyên chính của giai cấp công nhân. Nhưng lợi ích căn bản của giai cấp công nhân là thống nhất với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Nên quyền lực nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội đã có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội, giữa tính chính trị với tính công quyền. Trong các kiểu nhà nước khác, đặc biệt là nhà nước quân chủ chuyên chế, giữa chức năng giai cấp đối lập với chức năng xã hội, lợi ích của giai cấp thống trị đối lập với lợi ích quảng đại quần chúng.

Trong nền dân chủ chủ nghĩa xã hội, chức năng giai cấp và chức năng xã hội tạo thành một thể thống nhất, trở thành điều kiện và tiền đề hoàn thiện cho nhau. Ở Việt Nam, các bản hiến pháp đều nhất quán khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Tại Điều 1 Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo giai cấp, tôn giáo”. Tư tưởng nhất quán này đều được thể hiện qua Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992. Tại Điều 2 và Điều 6 Hiến pháp 1992 thì “Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”, “nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân”. Quyền lực nhà nước bao giờ cũng được thực hiện bởi các cơ quan trong bộ máy, với những con nguời cụ thể trong bộ máy ấy. Vì vậy, việc thực thi quyền lực cụ thể phụ thuộc vào phương thức tổ chức bộ máy nhà nước và con người trong bộ máy ấy. Nếu như người cầm quyền được trao quyền, không biết thực thi quyền lực cho đúng, hoặc sử dụng quyền lực vì mục đích vụ lợi thì sức mạnh của quyền lực nhà nước sẽ gây nguy hiểm cho xã hội. Vì thế muốn có một xã hội tốt đẹp, quyền tự do con người được đề cao, xã hội không phải gánh chịu những lộng hành sai phạm vô ý thức hoặc có ý thức của nhà nước thì phải có cơ chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, kiểm soát hoạt động của công chức, viên chức nhà nước. Đây là một yêu cầu tất yếu trong tổ chức và hoạt động của một nhà nước dân chủ, kể cả trong nền dân chủ XHCN của chúng ta.

Kiểm soát quyền lực nhà nước là hoạt động có chủ đích của nhà nước và xã hội, với tổng thể những phương tiện tổ chức và pháp lý thông qua các hình thức hoạt động như giảm sát, kiểm tra, thanh tra, kiếm sát, kiếm toán, tài phản nhằm hạn chế nguy cơ sai phạm cũng như những hành vi lộng quyền, chuyên quyền, độc đoán của cơ quan quyền lực nhà nước và của công chức nhà nước. Đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực hiện đúng mục đích, khoa học, hiệu lực và hiệu quả.

Phân Tích Khái Niệm Và Kiểm Soát Quyền Lực Nhà Nước Là Gì?

1. Khái niệm quyền lực nhà nước là gì?

Quyền lực nhà nước là một trong các nguyên tắc trong tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, được trình bày trong Hiến Pháp (năm 2013). Theo đó, quyền lực nhà nước được định nghĩa là “sự thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Nguyên tắc này cũng là quan điểm trong chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước ở thời kỳ đẩy mạnh đổi mới kinh tế chính trị.

Ý nghĩa thống nhất của quyền lực nhà nước chính là tập trung ở Nhân dân, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước và giao quyền lực nhà nước của mình cho Quốc hội, Chính phủ và cho cơ quan tư pháp về ba nhóm quyền hạn và nhiệm vụ về: lập hiến và lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước (Theo điều 70, Hiến Pháp 2013).

Theo điều 29 và 120, việc thực hiện quyền lực nhà nước của Nhân dân sẽ được thể hiện qua dân chủ đại diện ở Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, các cơ quan nhà nước khác và qua quyền biểu quyết trong các cuộc trưng cầu ý dân do nhà nước tổ chức, trong đó có các điều về Hiến pháp.

2. Vì sao phải kiểm soát quyền lực nhà nước?

Tuy nói rằng quyền lực nhà nước là của Nhân dân nhưng quyền lực này lại được Nhân dân ủy quyền cho các tổ chức nhà nước thực hiện. Do đó, việc thực hiện này suy cho cùng là được thực hiện theo ý kiến chủ quan của một nhóm người.

Vì thế, khó tránh khỏi sự tha hóa trong thực thi quyền lực nhà nước bởi con người đều có các tình cảm và dục vọng riêng, ảnh hưởng đến các quyết định trong thi hành quyền lực nhà nước.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ viết thuê luận văn tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, … để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline? Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.

Do đó, việc kiểm soát quyền lực nhà nước là điều quan trọng cần phải thực hiện giữa người ủy quyền và người được ủy quyền để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan, và công bằng nhất trong thực hiện quyền lực nhà nước. Theo đó, Nhân dân sẽ phân công các quyền hạn cho nhiều tổ chức khác nhau nắm các quyền về lập pháp, hành pháp, tư pháp . Các tổ chức này vừa thực thi quyền vừa phối hợp, kiểm soát việc thực hiện các quyền của nhau.

Cụ thể, Hiến Pháp 2013 quy định rõ về vị trí, vai trò, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi quyền cho các tổ chức nhà nước như sau: Quốc Hội là đại diện cho Nhân dân sẽ thực thi quyền lập hiến và quyền lập pháp (Điều 69), Chính phủ thực hiện quyền hành pháp (Điều 94), Tòa án Nhân dân thực hiện quyền tư pháp (Điều 102).

3. Cách viết tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước

Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước là một công việc rất phức tạp, cần có những biện pháp phù hợp để đảm bảo kiểm soát tốt và toàn diện, nhằm đảm bảo thu được các kết quả chính xác và quản lý được việc thực hiện quyền hạn của các tổ chức được ủy quyền.

Do đó, có rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu để xây dựng nên một hệ thống kiểm soát quyền lực nhà nước đúng đắn và phù hợp. Viết tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước sẽ giúp góp phần nghiên cứu tìm ra những phương pháp kiểm soát tối ưu, cũng như giúp thầy cô bộ môn kiểm tra đánh giá được khả năng phân tích và lĩnh hội kiến thức của bạn.

Để viết tốt một tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước, bạn cần tuân theo các bước sau:

Bước 1: Tìm đề tài hay và phù hợp

Bạn cần đọc nhiều bài nghiên cứu, sách báo, bài giảng về quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền lực nhà nước để có thể tìm được những ý tưởng đề tài hay cho tiểu luận.

Đề tài dùng để viết tiểu luận cần phải hay, cấp thiết và không trùng lặp. Ngoài ra, đề tài được chọn cũng phải vừa với khả năng nghiên cứu của bạn nếu không bạn sẽ không thể tìm ra các kết quả chính xác, hoặc giá trị của bài nghiên cứu bị đánh giá thấp.

Trong trường hợp giáo viên hướng dẫn trực tiếp giao đề tài thì bạn cần phân tích đề bài thật kỹ để nắm rõ yêu cầu đề bài, tránh tình trạng đi lạc đề.

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết

Bạn cần dựa theo cấu trúc tiểu luận để lập nên dàn ý cho bài tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước của mình. Theo đó, dàn ý sẽ bao gồm các mục lớn nhỏ, thể hiện đầy đủ và súc tích các ý tưởng bạn sẽ viết trong tiểu luận ở từng phần mở bài, thân bài và kết luận.

Dàn ý càng chi tiết thì bài tiểu luận của bạn càng dễ viết, cũng như nội dung được viết trong tiểu luận sẽ càng có tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc. Cụ thể cấu trúc của một bài tiểu luận như sau:

– Dẫn dắt và giới thiệu đề tài, chứng minh đề tài là cấp thiết cần được nghiên cứu.

– Nêu mục đích chính và các đóng góp thực tiễn của tiểu luận

– Nêu sơ lược các luận cứ sẽ phân tích và chứng minh trong tiểu luận

– Nêu phương pháp nghiên cứu sẽ dùng trong tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước

– Cơ sở lý luận

– Mô tả quá trình áp dụng phương pháp nghiên cứu

– Tìm ra kết quả

III. Kết luận

– Sơ lược lại mục đích và các kết quả phát hiện được trong tiểu luận.

– Dựa trên các kết quả, đưa ra các giải pháp

– Nêu các kiến nghị của bạn để thực hiện những giải pháp.

Sau khi đã có một dàn bài chi tiết về những ý tưởng, luận cứ sẽ thể hiện trong tiểu luận, bạn nên đưa cho giáo viên hướng dẫn xem qua để cho bạn thêm ý kiến, nhằm giúp bài tiểu luận của bạn tốt nhất có thể.

Bước 3: Tiến hành viết

Khi đã chốt được một dàn ý hoàn hảo, bước tiếp theo là bạn hãy dựa vào dàn bài chi tiết đó để viết thành một bài tiểu luận kiểm soát quyền lực nhà nước hoàn chỉnh.

Lưu ý, bạn hãy đối chiếu và dò lần lượt các ý có trong dàn bài xem đã được viết đầy đủ ở nội dung tiểu luận chưa, nhằm tránh bỏ sót các ý tưởng.

Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ bài tiểu luận

Bước kiểm tra là một bước quan trọng không kém trong quy trình viết tiểu luận. Bạn cần xem xét xem bài viết của bạn có mắc lỗi nào về chính tả hay cấu trúc ngữ pháp hay không, để tránh bị mất điểm và bị đánh giá là thiếu chuyên nghiệp.

Kho Bạc Nhà Nước Là Gì ? Khái Niệm Về Kho Bạc Nhà Nước

Kho bạc nhà nước là cơ quan thuộc hệ thống tài chính nhà nước có chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước.

Kho bạc nhà nước còn gọi là Ngân khố quốc gia, thực hiện chức năng quản lí tiền tệ của Nhà nước, quỹ ngân sách nhà nước, tài sản thuộc ngân sách nhà nước. Ở các nước, tùy thuộc cơ cấu tổ chức nhà nước và quan điểm lập pháp, cơ quan kho bạc được tổ chức theo các loại hình như: 1) Mô hình thứ nhất, cơ quan kho bạc trực thuộc Chính phủ, có vị trí của một bộ hoặc cơ quan trực thuộc Chính phủ (Tổng nha ngân khố) như ở Hoa Kì, Ôxtrâylia…; 2) Mô hình thứ hai, cơ quan kho bạc trực thuộc Bộ Tài chính, có vị trí pháp lí như một tổng cục trực thuộc bộ, được áp dụng ở các nước: Cộng hoà liên bang Đức, Xingapo, Malaixia…; 3) Mô hình thứ ba, Kho bạc do ngân hàng trung ương quản lí được áp dụng phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Ở Việt Nam, trước khi thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam (năm 1951), việc quản lí quỹ ngân sách nhà nước được giao cho Ngân hàng quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện. Từ năm 1951 đến 1990, Ngân khố nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước. Ngày 04.01.1990, để đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế quản lí tài chính, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 07/HĐBT giao chức năng quản lí quỹ ngân sách nhà nước cho Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính. Kho bạc nhà nước là cơ quan quản lí tài chính chức năng, trực thuộc Bộ Tài chính và được tổ chức theo 3 cấp: Kho bạc nhà nước trung ương, Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, Kho bạc nhà nước cấp huyện.

Chức năng chủ yếu của Kho bạc nhà nước là quản lí quỹ ngân sách nhà nước với những hoạt động vừa mang tính chất là hoạt động của cơ quan quản lí tài chính nhà nước (quản lí và kiểm soát thu, chỉ ngân sách nhà nước) vừa mang tính chất là hoạt động ngân hàng (đóng vai trò trung gian thanh toán, thực hiện hoạt động tín dụng nhà nước…).

Bạn thấy nội dung này thực sự hữu ích?

Bạn thấy nội dung này chưa ổn ở đâu?

Khái Niệm, Đặc Điểm Nhà Nước Pháp Quyền Xhcn

Nhà nước pháp quyền là một hiện tượng chính trị – pháp lý phức tạp được hiểu và nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau, song chúng ta có thể hiểu nhà nước pháp quyền theo cách đơn giản, đó là một nhà nước quản lý kinh tế – xã hội bằng pháp luật và nhà nước hoạt động tuân theo pháp luật.

Nhà nước pháp quyền là nhà nước phục tùng pháp luật mà chủ thể phục tùng pháp luật trước hết là các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước.

Đặc điểm nhà nước pháp quyền:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đây là đặc điểm rất quan trọng mà nhà nước pháp quyền tư sản không thể có được. Thực chất đặc điểm này của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm bảo đảm tính giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước ta. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và do nhân dân định đoạt, nhân dân quyết định phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy quyền lực nhà nước nhằm đáp ứng ngày càng cao lợi ích của nhân dân và của toàn bộ dân tộc. Đây còn là sự thể hiện về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với các chế độ khác.

Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây là phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước rất mới mẻ, chúng ta phải lấy hiệu quả thực tiễn để kiểm nghiệm. Về nguyên tắc, chúng ta không thừa nhận học thuyết “tam quyền phân lập” vì nó máy móc, khô cứng theo kiểu các quyền hoàn toàn độc lập, không có sự phối hợp, thậm chí đi đến đối lập, hạn chế sức mạnh của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể trở lại với nguyên tắc tập quyền, tức là tập trung toàn bộ quyền lực cao nhất của nhà nước lập pháp, hành pháp và tư pháp cho một cá nhân, hoặc một cơ quan tổ chức nhà nước. Bởi vì, làm như vậy là đi ngược lại lịch sử tiến bộ của nhân loại.

Vấn đề đặt ra yêu cầu chúng ta phải nghiên cứu giải quyết đó là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải có sự phân công, phân định thẩm quyền cho rõ ràng, minh bạch để thực hiện có hiệu quả với chất lượng cao ba quyền, tránh tình trạng chồng chéo, tùy tiện, lạm quyền…

Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở HP, PL và đảm bảo cho HP và các đạo luật giữ vị trí tối thượng.

Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ, đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN do một Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức thành viên của Mặt trận.