Top 5 # Liệu Trình Detox Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Liên Ngành Là Gì? Dữ Liệu Chéo Là Gì?

Học thuật

Cross-sectional data (được dịch theo nghĩa đen là “dữ liệu cắt ngang” hay “dữ liệu chéo”) là dữ liệu mà các nhà nghiên cứu chọn một quần thể một cách ngẫu nhiên nhưng tiêu biểu cho một cộng đồng, tại một thời điểm nào đó. Nói cách khác, nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu chỉ một lần duy nhất của các đối tượng ngay tại thời điểm đó (hiện tại).

Dữ liệu chéo (cross sectional data) của nghiên cứu tổng thể, thống kê và kinh tế lượng là một loại dữ liệu được thu thập bằng cách quan sát nhiều đối tượng (chẳng hạn như cá nhân, công ty, quốc gia hoặc vùng) tại cùng một thời điểm, hoặc không quan tâm sự khác biệt về thời gian. Phân tích dữ liệu chéo thường bao gồm so sánh sự khác biệt giữa các đối tượng.

Ví dụ, nếu chúng ta muốn đo lường mức độ béo phì hiện tại trong một tổng thể, chúng ta có thể rút ra một mẫu ngẫu nhiên 1.000 người từ tổng thể đó, đo trọng lượng và chiều cao của họ, đo lường số phần trăm của mẫu đó được phân loại là béo phì. Dữ liệu chéo này cung cấp cho chúng ta một cái nhìn nhanh về tổng thể tại thời điểm đó. Lưu ý rằng chúng ta không biết tỷ lệ béo phì đang tăng hoặc giảm dựa trên một mẫu chéo; chúng ta chỉ có thể mô tả tỷ lệ hiện tại.

Vật Liệu Polime Là Gì? Đặc Điểm, Cấu Trúc

Vật liệu polime là gì?

Polyme là cái tên để chỉ các hợp chất có khối lượng phân tử lớn, thế nhưng điểm khác biệt là có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản trong cấu trúc của chúng. Bằng các liên kết cộng hóa trị các mắt xích này sẽ được kết nối chặt chẽ với nhau. Tức là cứ mỗi 2 phân tử hay nhiều hơn sẽ có thể kết nối với nhau bằng 1 cặp electron chung.

Bên cạnh đó còn có một khái niệm mới hơn về Polime, với tên gọi là mo-no-me. Ở đây, mo-no-me được định nghĩa là một đơn phân tử có khả năng liên kết với ít nhất là hai đơn phân tử khác. 

Khi chúng liên kết lại với nhau sẽ trải qua một quá trình được gọi là polime hóa. Lúc này, nếu hai phân tử riêng lẻ của hai loại giống hay khác nhau sẽ có khả năng kết hợp lại với nhau. Sự kết hợp này còn có tên gọi là liên kết cộng hóa trị. Nếu kết quả của những liên kết này cho ra các phân tử lớn hơn sẽ được gọi là polime. 

Phân loại polyme:

Theo nguồn gốc:

Polyme thiên nhiên: đây là những loại polyme có xuất xứ từ thiên nhiên.

Bao gồm như: Xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên, hay cao su thiên nhiên…

Polyme tổng hợp: người ta thường sản xuất loại polyme này bằng những phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp.

Ví dụ như: Polypropylene ( hay còn gọi là nhựa PP), Polyvinyl clorua ( hoặc nhựa PVC), polyethylene ( hay nhựa PE)…

Polime bán tổng hợp, nhân tạo: từ các loại polime thiên nhiên con người có thể chế tạo thành những loại polymer mới này. 

Theo cấu trúc:

Nếu xét theo cấu trúc cấu tạo, polyme sẽ được phân chia thành 3 loại:

Polime mạch không phân nhánh.

Chẳng hạn như:  Nhựa PVC, nhựa PE,  cao su, xenlulozơ, hay tinh bột…

Polyme có nhánh.

Chẳng hạn như: Glycogen, amilopectin…

Polime mạch không gian.

Chẳng hạn như: Cao su lưu hóa, nhựa rezit, hay nhựa bakelit…

Đánh giá ưu nhược điểm của vật liệu polime:

Ưu điểm:

Polymer nổi tiếng là loại vật liệu nhựa dẻo chất lượng cao, thế nhưng tùy theo từng loại polyme khác nhau sẽ sở hữu những đặc điểm riêng biệt Bên cạnh đó khi nhắc đến vật liệu polyme vẫn có một số đặc điểm chung sau đây: 

Khả năng tái chế rất cao

Do có đặc tính là nhựa dẻo nên nếu được nung nấu ở nhiệt độ thích hợp polyme sẽ dễ dàng tan chảy trở thành chất dẻo, khi đó con người hoàn toàn có thể chế tạo thành những vật liệu mới. 

An toàn tuyệt đối với hóa chất

Hầu hết với các hóa chất thuộc chất lỏng bao gồm như các chất tẩy rửa, dung dịch, chất làm sạch… sẽ đều được chứa đựng trong các vật liệu làm từ nhựa mà người dùng có thể yên tâm sử dụng, vì chúng không hề gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.

Không dẫn điện và dẫn nhiệt

Không những thế, vật liệu polyme còn được tin tưởng sử dụng với tính năng không dẫn nhiệt hiệu quả của nó. Nếu xem xét các loại nồi, chảo, hay lõi xốp của tủ lạnh và hoặc tủ đá, ly có chức năng cách nhiệt, làm mát, … bạn sẽ thấy rõ điều đó của polyme.

Trọng lượng nhẹ

Trọng lượng nhẹ có lẽ đã là điều không còn bàn cãi khi nói đến vật liệu polyme nữa, nhất là khi so với các loại vật liệu khác như đá, bê tông, thép, đồng, hay nhôm, … Do đó mà chúng cũng được yêu thích ứng dụng rộng rãi ở đa dạng các lĩnh vực khác nhau. 

Màu sắc vô cùng đa dạng

Không những có khả năng được chế tạo dễ dàng để thay thế một số loại vật liệu như sợi bông, lụa và len, sứ và đá cẩm thạch, thậm chí là nhôm và kẽm. Polymer còn sở hữu ưu điểm vượt trội là tái tạo được nhiều lần, mỗi lần lại mang màu sắc khác nhau vô cùng linh hoạt và đẹp mắt.  

Nhược điểm:

Trong quá trình xuất Polymer sẽ khó tránh khỏi tạo ra khí CO2 độc hại, điều này góp phần vào vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay, có thể kể đến những hậu quả như tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu, hạn hán, lũ lụt, …

Khi chế tạo các loại polime nhân tạo người ta phải cho thêm một số chất phụ gia khác. Tuy nhiên chúng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, điển hình là TOCP có thể gây tổn thương và làm thoái hóa thần kinh ngoại biên, hoặc gây tổn thương đến các cơ quan sinh dục nam do chất phụ gia DOP, …

Polymer nếu tồn tại trong đất và nước sẽ cực kỳ gây hại, chẳng hạn như hạn chế quá trình trao đổi oxy gây ra xói mòn, sạt lở đất, làm mất chất dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng của cây cối, hay các sinh vật ở biển có thể ăn nhầm phải chất thải làm từ vật liệu polyme nên bị chết…

Polyme bị thải ra ngoài môi trường nếu không xử lý tốt sẽ gây ra các tình trạng tắc nghẽn cống, kênh rạch và ao hồ, gây ứ đọng nước… 

Nếu đốt những sản phẩm làm từ polyme sẽ gây độc cho cho con người và gây hại trực tiếp đến môi trường,…

Một số loại vật liệu Polime thường gặp:

Celluloid

Xenlulo

Cao su

Polietilen (P.E)

0903000320 – 0902544368

Chiết Khấu Là Gì? Quá Trình Chiết Khấu

Học thuật

Sự chiết khấu là gì?

Chiết khấu (discount) là thuật ngữ được dùng với nhiều nghĩa như:

Giảm giá cho một khách hàng so với bảng giá hàng hóa và dịch vụ được nhà cung cấp phát hành công khai. Chiết khấu có thể áp dụng cho việc thanh toán tiền mặt nhanh (chiết khấu tiền mặt) hoặc mua lượng hàng lớn (chiết khấu bán buôn).

Sự giảm giá đồng loạt của tất cả các cổ phiếu và trái phiếu khi mọi người dự kiến nền kinh tế sẽ bước vào thời kỳ suy thoái

Mua hối phiếu hay trái phiếu thấp hơn mệnh giá của nó. Hối phiếu và trái phiếu thường có một giá trị và kỳ hạn thanh toán vào một thời điểm cụ thể trong tương lai. Người mua đầu tiên mua hối phiếu và trái phiếu với giá thấp hơn giá trị danh nghĩa của nó theo một tỷ lệ chiết khấu nào đó. Tỷ lệ chiết khấu giữa giá phải trả và giá trị danh nghĩa của hối phiếu hay trái phiếu là lãi suất nhận được về khoản cho vay để đổi lấy vật đảm bảo là hối phiếu hoặc trái phiếu. Sau đó, nếu người sở hữu hối phiếu hoặc trái phiếu bán nó trước thời hạn (tức tái chiết khấu), anh ta có thể bán với giá thấp hơn giá trị danh nghĩa của nó, mặc dù cao hơn mức ban đầu phải trả. Mức chênh lệch giữa giá ban đầu phải trả và giá nhận được phụ thuộc chủ yếu vào khoảng thời gian trước khi đến hạn. Ví dụ, nếu một trái phiếu có giá danh nghĩa là 10.000 đồng có thời hạn thanh toán một năm được mua với giá 9.000 đồng, thì 1.000 đồng chiết khấu so với giá phải trả khi mua biểu thị lãi suất (= tỷ lệ chiết khấu) là 1000/9000 = 11,1% đối với khoản cho vay đó.

Mức giảm tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại tệ so với tỷ giá hối đoái chính thức trong hệ thống tỷ giá hối đoái cố định.

Quá trình chiết khấu là gì?

Ngoài ý nghĩa là “sự chiết khấu”, chiết khấu (discounting) còn được hiểu là quá trình sử dụng lãi suất để tính giá trị hiện tại của các khoản thu hay phải trả trong tương lai. Ví dụ, nếu lãi suất (được dùng làm tỷ lệ chiết khấu) là 10% và khoản tiền sẽ thu được sau một năm là 110 triệu đồng, thì chúng ta có thể tính được giá trị hiện tại của khoản tiền 110 triệu đồng bằng cách lấy 110 triệu đồng chia cho (1+0,1) và được 100 triệu đồng.

Công thức chung để chiết khấu các  khoản tiền thu được hoặc phải trả tại thời kỳ t trong tương lai là: St/(1+r)∧t, trong đó St là khoản tiền thu được hoặc phải trả vào thời kỳ t trong tương lai, r là tỷ lệ chiết khấu.

Giải Ngân Là Gì? Quy Trình Giải Ngân Khi Vay Vốn Ngân Hàng

Giải ngân là gì?

Giải ngân là thuật ngữ khá quen thuộc được sử dụng trong lĩnh vực ngân hàng hay tài chính. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản, giải ngân là khoản thanh toán mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng trao cho người vay theo thỏa thuận hợp đồng đã ký kết.

Việc giải ngân sẽ được thực hiện khi người vay hoàn thiện các hồ sơ, hợp đồng, thủ tục vay và quan trọng nhất là được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay vốn. Quá trình giải ngân có thể thực hiện 1 kỳ hoặc chia thành nhiều kỳ, có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: Tiền mặt, thẻ tín dụng, séc… tùy thuộc vào thỏa thuận của ngân hàng/ tổ chức tín dụng với người đi vay.

Thời gian giải ngân mất bao lâu?

Tùy thuộc vào điều kiện và quy định, mỗi ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ có thời gian giải ngân riêng.

Với các hồ sơ thông thường thời gian giải ngân rơi vào khoảng 1 – 2 ngày. Điều này tùy thuộc vào độ phức tạp, tín chính xác và thông tin hồ sơ đầy đủ.

Với các hồ sơ phức tạp, thời gian duyệt vay có thể kéo dài 3 – 4 ngày, hay thậm chí kéo dài cả vài tuần.

Các hình thức giải ngân

Hiện nay có 2 hình thức giải ngân chủ yếu: Giải ngân phong tỏa và giải ngân không phong tỏa.  Ngoài ra còn có hình thức giải ngân 1 lần, tuy nhiên hình thức này không quá phổ biến.

Hình thức giải ngân phong tỏa

Với hình thức giải ngân phong tỏa được áp dụng cho nhu cầu mua hàng hóa, sản phẩm, xe, bất động sản…

Trong việc giải ngân phong tỏa, khoản vay đã được giải ngân và người đi vay đã nhận được tiền. Tuy nhiên không thể rút được ngay số tiền để sử dụng bởi ngân hàng đã tạm khóa tài khoản này. Hình thức giải ngân phong tỏa sẽ hết hạn tạm khóa khi người vay hoàn thành các thủ tục đăng ký sang tên tài sản đã mua tại cơ quan có thẩm quyền.

Hình thức giải ngân không phong tỏa

Hình thức này trái ngược với giải ngân phong tỏa. Người đi vay nhận được khoản vay trong tài khoản sau khi giải ngân và có thể sử dụng ngay hoặc có thể được chuyển trực tiếp cho bên thứ 3 theo yêu cầu của người đi vay.

Hình thức giải ngân không phong tỏa mang đến sự tiện lợi hơn cho người đi vay, vì có thể sử dụng ngay không cần chờ đợi. Tuy nhiên, đối với ngân hàng hình thức này mang tín rủi ro khá cao. Chính vì thế ngân hàng thường cân nhắc chọn lựa giải ngân không phong tỏa cho các khoản vay nhỏ, đồng thời chỉ áp dụng ở một số chi nhánh, ngân hàng.

Quy trình giải ngân khi vay vốn ngân hàng

Quy trình giải ngân trên thực tế là quy trình để vay vốn ngân hàng, với nhiều quá trình phức tạp. Theo đó, người đi vay cần tiến hành quy trình 5 bước để có thể giải ngân thành công.

Bước 1: Đăng ký, kê khai, xác nhận thông tin

Người đi vay bắt buộc phải thực hiện kê khai thông tin vay vốn tại ngân hàng muốn vay. Các thông tin mà người đi vay phải kê khai với ngân hàng bao gồm:

Thông tin cá nhân.

Mục đích vay vốn (Vay tiêu dùng, vay vốn kinh doanh).

Khả năng hoàn trả vốn.

Tài sản đảm bảo.

Kê khai các thông tin cá nhân đúng và đầy đủ theo yêu cầu các chuyên viên ngân hàng sẽ tiếp nhận đồng thời kết hợp xác thực thông tin được cung cấp từ người đi vay. Để đảm bảo mọi thông tin đăng ký kê khai trong giấy tờ trùng khớp theo quy định.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục

Những hồ sơ mà người đi vay cung cấp có ảnh hưởng đến quyết định chấp thuận cho vay của ngân hàng. Chính vì thế cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định của ngân hàng.

Mỗi ngân hàng sẽ có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ vay khác nhau, các loại hồ sơ cơ bản cần có khi đi vay bao gồm:

Hồ sơ pháp lý: Giấy CMND, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của khách hàng vay.

Hồ sơ tài chính: Hợp đồng lao động còn thời hạn, bảng lương, sao kê lương, giấy đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa đơn nguồn thu từ kinh doanh, giấy tờ chứng minh sở hữu, chứng minh thu nhập.

Hồ sơ vay vốn.

Hồ sơ tài sản đảm bảo: Sổ đỏ, sổ hồng, giấy đăng ký xe…

Tất cả những hồ sơ này phải được chuẩn bị đầy đủ, trung thực và cung cấp đến ngân hàng một cách minh bạch.

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Sau khi đã hoàn thành bước 1 và bước 2 trong quy trình giải ngân, bước thứ 3 công việc thuộc về chuyên viên tín dụng. Qua đó, chuyên viên tín dụng sẽ thẩm định lại thông tin theo hồ sơ mà người đi vay cung cấp. Sau cùng sẽ đánh giá hồ sơ này có phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng hay không.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Ở bước này, các chuyên viên sau khi đã thẩm định đầy đủ thông tin sẽ lập báo cáo đề xuất tín dụng và trình lên cấp trên phê duyệt.

Riêng đối với một số trường hợp đặc biệt (khoản vay với số tiền lớn) sẽ có bộ phận thẩm định độc lập khác thẩm định lại hồ sơ của người đi vay để đảm bảo sự minh bạch. Đồng thời, dựa vào hồ sơ thẩm định, cấp có thẩm quyền của ngân hàng có thể tiến hành chấp thuận hoặc từ chối cho vay vốn.

Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng

Sau khi đã được cấp có thẩm quyền của ngân hàng phê duyệt chấp nhận cho vay, ngân hàng sẽ giải ngân theo số tiền vay đã ký kết trong hợp đồng đã thỏa thuận.

Quá trình giải ngân có thể thực hiện 1 lần hoặc nhiều lần tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên. Đồng thời, người đi vay có thể chọn hình thức nhận tiền giải ngân phù hợp nhất (Tiền mặt, trả qua thẻ tín dụng, trả qua Séc…).

Những thông tin cần lưu ý khi thực hiện giải ngân cho người đi vay

Để đảm bảo hồ sơ được phê duyệt nhanh chóng, khách đi vay nên cung cấp thông tin một cách trung thực nhất.

Thời gian thẩm định còn phụ thuộc rất nhiều vào hồ sơ người vay cung cấp. Theo đó, các thông tin được người vay cung cấp cũng như bổ sung đầy đủ chính xác sẽ được tiến hành thẩm định nhanh chóng.

Khách đi vay cần phải đọc thật kỹ các thông báo cho vay, điều kiện cho vay, thời hạ, biên độ và lãi suất… Các thông tin này cần phải đọc và kiểm tra thật cẩn thận trước khi khách vay tiến hành đặt bút ký.

Khi có nhu cầu về giải ngân vay vốn, tốt nhất cá nhân nên có thời gian để tìm hiểu ít nhất 1 – 2 tháng để tránh việc lỡ kế hoạch sau này.

5

/

5

(

2

bình chọn

)