Top 14 # Linkedin Là Trang Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Linkedin Là Gì? Tận Dụng Linkedin Để Tìm Việc. Tại Sao Không?

Linkedin là mạng xã hội nghề nghiệp vô cùng ích lợi và ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Để tận dụng được hết khả năng kì diệu của nó, dưới đây là 10 chiêu thức hàng đầu giúp cho nhà tuyển dụng có thể tìm thấy bạn:

Trước hết, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem Linkedin là gì? LinkedIn là một trang mạng dịch vụ xã hội người sử dụng chủ yếu là những thành viên chuyên nghiệp. Khác với các mạng xã hội như MySpace và Facebook, nơi thường tập trung vào người sử dụng chung chung, LinkedIn chỉ tập chung vào đối tượng người sử dụng là các doanh nghiệp, hoặc các cá nhân chuyên nghiệp có nhu cầu kết nối tìm việc và tuyển dụng. Nền tảng của LinkedIn cũng tương tự như Facebook. Bạn đăng ký một tài khoản và xây dựng hồ sơ các nhân bao gồm một bản tóm tắt ngắn gọn hay một đoạn tiểu sử, kinh nghiệm làm việc và bằng cấp học thuật. Giống như hầu hết các mạng xã hội, LinkedIn cho phép bạn kết nối với mọi người. Và trong trường hợp này, những người kết nối thường là các đồng nghiệp của bạn hoặc những người thuộc những công ty mà bạn quan tâm mong muốn làm việc cùng trong tương lai, hoặc các những người thuộc cùng ngành nghề của bạn, người mà bạn có thể trao đổi học hỏi hoặc chia sẻ kinh nghiệm với họ.

Và dưới đây là 10 chiêu thức hàng đầu giúp cho nhà tuyển dụng có thể tìm thấy bạn:

1. Hãy chắc rằng profile trên Linkedin của bạn hoàn thành 100%.

Có hàng tá website mà bạn có thể google để tìm hiểu làm thế nào để profile của mình có ảnh hưởng tốt và điều này sẽ không đề cập ở đây. Nhưng các yếu tố then chốt là ngành nghề, công ty, tiêu đề công việc và địa điểm. Những điều này thường được các nhà tuyển dụng sử dụng khi tìm kiếm ứng viên.

2. Hãy kết nối.

Sẽ thật không có ích gì khi đã có một profile thật tốt nhưng sau đó thì bạn cứ để thế mà không kết nối với bất kì ai. Một số người xác nhận một mạng lưới mở, họ sẽ mời và chấp nhận những lời mời từ bất kì ai. Những người khác thì tập trung hơn và chỉ kết nối với những ai thích hợp. Bất kể bạn chọn kiểu gì thì chìa khóa là bạn cần xây dựng cho mình một mạng lưới làm tăng thêm sự hiện diện của bạn và có thể dẫn lối đến nhà tuyển dụng. Một nơi tốt để bắt đầu là tải lên những kết nối từ một cuốn sách địa chỉ, bạn có thể làm việc này trong phần “Add Connections” ở profile.

3. Tham gia các nhóm nghề nghiệp.

Ở mức cơ bản, hãy tham gia những nhóm phổ biến, điều này sẽ cho phép các thành viên (bao gồm nhà tuyển dụng) gửi tin nhắn trực tiếp đến bạn và nhiều công việc thích hợp sẽ thường xuyên được đăng lên. Ở mức cao hơn, hãy tham gia thảo luận hoặc đăng lên những quan điểm chủ quan của mình. Việc này sẽ làm tăng cường thêm sự hiện diên của profile, tăng kết nối và mô tả được kiến thức của bạn về một lĩnh vực hoặc nghề nghiệp.

4. Cập nhật trạng thái đều đặn.

Cho mọi người biết bạn đang làm gì hoặc đăng lên một link về một vài tin tức bạn hứng thú cùng lời bình luận. Mạng lưới xã hội có lẽ có nhiều tương tác và xã hội hóa hơn công nghệ, vì vậy hãy chuyên nghiệp trong những tin tức cập nhật, đừng làm nó trở nên nhàm chán hay chỉ lặp lại. Tuy nhiên bạn không cần phải lúc nào cũng liên tục cập nhật trạng thái, chỉ cần để mọi người biết bạn làm gì và thấy bạn trong phần cập nhật bạn bè của họ. Việc cập nhật liên tục 20 trạng thái một lúc và rồi phớt lờ nó đi trong 1 tháng thì không hiệu quả chút nào.

5. Theo sát các công ty.

Linkedin là một cách tuyệt vời để duy trì theo dõi các công ty bạn thích thú. Càng ngày có nhiều công ty dùng Linkedin như một đường dẫn đến các tin tức, báo chí và những bài đăng việc làm. Bạn sẽ có thể xem ai đã tham gia, họ từ đâu, ai rời đi và nơi họ đi. Những thông tin này hết sức bổ ích. 6. Theo sát mọi người.

Không chỉ theo sát mà hơn thế dùng công cụ Signal để thiết lập các tìm kiếm, việc này cho phép bạn nhanh chóng lướt qua các cập nhật của người dùng Linkedin dựa vào ngành nghề, công ty, địa điểm…. Cách này sẽ giúp bạn không bị bỏ nhỡ các tin tức, những thay đổi vừa xảy ra hay các bài đăng việc làm.

7. Nắm lấy các mạng xã hội khác.

Linkedin cho phép bạn tương tác với Twitter và các blog. Nếu bạn có thời gian thì hãy chăm cho cả hai và tạo ra cơ hội để nhà tuyển dụng có thể biết nhiều hơn về bạn. Tất nhiên luôn ghi nhớ để duy trì tính xã hội và sự chuyên nghiệp, tránh việc rắc rối khi các công ty dùng mạng xã hội để kiểm tra nhiều hơn nhằm sàng lọc các ứng viên tiềm năng. 8. Thêm các ứng dụng.

Linkedin không chỉ là cơ sở dữ liệu trực tuyến và còn có một số ứng dụng khác như SlideShare, My Travel, Box.net, Portfolio Display và Events, những ứng dụng này có thể giới thiệu công việc của bạn và mang lại những sự cộng tác giữa các kết nối.

9. Tìm kiếm sự đề cử.

Nếu bạn không hỏi thì sẽ không có. Vì vậy, hãy bỏ qua sự dè dặt và hỏi sự tiến cử từ người bạn biết hoặc đã cùng làm việc. Hãy tiến cử bản thân từ những lời tốt đẹp mà người khác nói về bạn.

10. Điều chỉnh các thiết lập.

Chiêu thức cuối cùng này khá đơn giản. Hãy đến phần Settings ở bên phải đầu profile và điều chỉnh lại các thiết lập theo những gì bạn muốn. Tại đây, bạn có thể định rõ việc mở tất cả Introductions, Inmails và Openlink Messages hay chỉ là Introductions. Bạn có thể điều chỉnh việc ai có thể gửi bạn những lời mời, ai có thể biết địa chỉ email của bạn. Và cuối cùng là bạn hoàn toàn có thể thiết lập những kiểu thông tin bạn muốn nghe như các cơ hội việc làm, những lời yêu cầu có liên quan, lời mời để tư vấn… Càng làm rõ các kiểu tiếp cận và phương thức kết nối thì sẽ càng dễ dàng hơn để nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy bạn.

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích mọi người mở rộng mạng lưới nghề nghiệp và lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Linkedin Là Gì? 5 Lý Do Bạn Cần Tạo Tài Khoản Linkedin Ngay Lập Tức

Khánh Khiêm – Oct 9, 2018

LinkedIn là gì? Không quá khi nói rằng LinkedIn là một công cụ cực kỳ hữu ích không chỉ cho ứng viên tìm kiếm cơ hội việc làm mà còn cho những headhunt đang đi tìm những mảnh ghép sáng giá cho doanh nghiệp. Mặc dù lợi ích đã mà còn đối với người đang tìm việc hay với sinh viên. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra những ích lợi đặc biệt của ứng dụng này, đặc biệt là ở Việt Nam khi số lượng người sử dụng LinkedIn vẫn còn khá nhỏ. Vậy LinkedIn là gì và những lý do gì khiến bạn cần tạo tài khoản LinkedIn ngay lập tức.

LinkedIn là một trang mạng xã hội được thiết kế riêng cho cộng đồng doanh nghiệp. Mục tiêu của trang web là cho phép các thành viên đã đăng ký thiết lập và ghi lại mạng lưới những người mà họ biết một cách chuyên nghiệp. Từ các mạng lưới đó, các nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm thông tin của họ, và họ cũng có thể tự truyền thông bản thân trên trang mạng xã đó.

Trang tiểu sử của một thành viên LinkedIn cần nhấn mạnh vào các kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và những bằng cấp họ đạt được. Trang web có họ có nguồn cấp dữ liệu tin tức mạng chuyên nghiệp và miễn phí đối với thành viên cơ bản. Không giống như các trang mạng xã hội miễn phí khác như Facebook hoặc Twitter, LinkedIn yêu cầu các kết nối sẵn để tìm được bạn bè.

LinkedIn là gì – What is LinkedIn – LinkedIn tiếng việt – LinkedIn trang mạng xã hội cho doanh nghiệp (Ảnh: Internet)

Với tư cách thành viên cơ bản, một thành viên chỉ có thể thiết lập kết nối với người mà anh ta đã làm việc, biết ngoài đời hoặc đã đi học cùng. Bạn có thể mua đăng ký premium để cung cấp cho các thành viên quyền truy cập tốt hơn vào danh bạ trong cơ sở dữ liệu LinkedIn. Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký LinkedIn miễn phí, cách đăng ký LinkedIn cũng hết sức đơn giản nếu chưa biết bạn có thể tham khảo bài viết: Linkedin là gì?

LinkedIn được đồng sáng lập bởi Reid Hoffman, nguyên Phó chủ tịch điều hành phụ trách phát triển kinh doanh và công ty cho PayPal. Trang web được khởi chạy vào tháng 5 năm 2003, hiện có hơn 300 triệu thành viên từ 200 quốc gia, đại diện cho 170 ngành. Theo Reid Hoffman, 27% thuê bao của LinkedIn đến từ những nhà tuyển dụng.

LinkedIn là Facebook dành cho doanh nhân và những người muốn tìm kiếm cơ hội việc làm. LinkedIn cho phép bạn kết nối với bạn bè của bạn, đồng nghiệp cũ và bạn có thể thấy họ làm việc ở đâu. LinkedIn là hồ sơ trực tuyến của bạn hoặc CV để thể hiện kĩ năng và kinh nghiệm bạn đã tích góp được trong suốt quá trình làm việc và hơn hết việc sử dụng linkedin để tuyển dụng, cách tìm kiếm ứng viên trên linkedin đang ngày trở nên hữu ích. Đến đây chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được LinkedIn là gì.

– Ngành: Internet

– Trang web: https://www.linkedin.com

5 lý do bạn cần tạo tài khoản LinkedIn

Nhờ LinkedIn, bạn có thể mở rộng mạng của bạn một cách đáng kể và tạo ra nhiều cơ hội làm việc hơn bằng cách tham gia các nhóm và thảo luận về các chủ đề khác nhau mà bạn quan tâm.

Bạn có thể truyền thông bản thân một cách chuyên nghiệp bằng LinkedIn. Bạn có thể giới thiệu kinh nghiệm làm việc của bạn, nhưng quan trọng hơn, thành tích công việc và đề xuất của bạn thường đến từ đồng nghiệp và khách hàng của bạn.

Headhunter có một nền tảng rộng mở để liên lạc với bạn, nhanh hơn và chính xác hơn.

Bạn có thể tìm hiểu nơi bạn bè của bạn làm việc tại một công ty tốt hơn và được giới thiệu trực tiếp bởi một trong những người liên hệ mạng của bạn.

Trên LinkedIn, bạn có thể luôn cập nhật các tùy chọn mới được thêm vào thường xuyên. Ngoài ra, tài khoản LinkedIn còn đồng bộ hóa với TripIt, PowerPoint, Amazon, Twitter hoặc blog cá nhân của bạn.

Tất cả những lý do trên đều thuyết phục bạn đăng kí LinkedIn ngay lập tức. Điều này sẽ mở ra nhiều cánh cửa hơn và kết nối bạn với những người khác có lợi ích tương tự hơn so với việc tìm kiếm truyền thống.

Lý do bạn cần tạo tài khoản Linkedin là gì? – sử dụng Linkedin để tuyển dụng – (Ảnh: Metsris)

Kinh nghiệm giúp bạn sử dụng LinkedIn một cách hiệu quả hơn trong công việc

Dưới đây là 8 mẹo nhỏ giúp bạn hướng dẫn sử dụng LinkedIn một cách hiệu quả hơn trong công việc:

Hãy chọn tiêu đề thật “chuẩn”

Trong xã hội người dùng tiếp xúc quá nhiều luồng thông tin, thương hiệu phải tỏ ra thật khác biệt để có thể tồn tại trên thị trường. Truyền thông cho chính bản thân bạn cũng cần như vậy. Bạn cần một tiêu đề thật đặc biệt, súc tích và nhắm đúng yêu cầu của nhà tuyển dụng. Tiêu đề, tên và ảnh, đặc biệt là profile, bạn cần biết cách tạo profile trên linkedin chi tiết, khoa học đó là những yếu tố đầu tiên khiến nhà tuyển dụng cảm thấy thuyết phục khi nhấn tiếp vào xem kinh nghiệm của bạn. Do thế, hãy chọn một tiêu đề khiến bạn thu hút được họ, khiến họ phải chú ý và tìm kiếm thêm thông tin cá nhân bạn.

Ví dụ: Với tiêu đề “Marketer seeking next opportunity”, sẽ có cả trăm người có chung tiêu đề đó nhưng “Consumer Products Marketer Looking for Small Brand to Make Big” lại là một câu chuyện khác. Các nhà tuyển dụng sẽ biết rõ họ nhận được những gì từ bạn.

Theo sát mục tiêu của bạn

Nếu bạn đã tìm kiếm được những công ty bạn mong muốn làm việc trong tương lai, bạn hãy follow họ ngay lập tức trên LinkedIn đây là những người nên follow trên linkedin. Hãy không ngừng cập nhật thông tin của họ, tìm kiếm về họ trên những trang mạng xã hội khác. Bằng cách này, bạn sẽ cập nhật thường xuyên hơn tin tức về công ty như một sản phẩm mới được tung ra hay một văn phòng mới mở ở đâu đó. Do đó, bạn hoàn toàn thấu hiểu công ty như câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Hiểu biết về công ty luôn là một lợi thế cho bất kỳ ứng viên nào khi tham gia tuyển dụng. Lý do cũng thật dễ hiểu, làm sao công ty tin bạn có thể đảm nhiệm tốt công việc khi mà bạn còn chưa nắm hết thông tin về công ty đó.

Có một sự thật rằng nếu như bạn có càng nhiều các kết nối, thì hệ thống qua hệ của bạn sẽ càng lớn và những headhunt có cơ hội tìm ra bạn dễ dàng hơn (Ảnh: LinkedIn)

Có một sự thật rằng nếu như bạn có càng nhiều các kết nối, thì hệ thống qua hệ của bạn sẽ càng lớn và những Headhunter có cơ hội tìm ra bạn dễ dàng hơn. LinkedIn được thiết kế dành cho doanh nghiệp, do đó hãy tận dụng tất cả các mối quan hệ mà bạn có như bạn học cũ, đồng nghiệp và những người quen ngoài đời thực.

Nếu profile của bạn chỉ đơn thuần là một danh sách nhàm chán những nơi bạn đã từng làm việc, bạn đã bỏ qua sức mạnh “thương hiệu cá nhân” của LinkedIn. Hãy thêm vào profile của mình một chút “gia vị” như file PowerPoint bài thuyết trình tốt nhất của bạn hay đơn giản là một video thể hiện bạn nói trước đám đông như thế nào.

Hãy sử dụng tính năng “Status Update” để chia sẽ mọi thứ mà bạn viết, những sự kiện quan trọng bạn tham gia mà người khác có thể hứng thú, hay bất kỳ cái gì khác. Suy cho cùng, đó cũng là lý do mục tiêu khi tham gia vào một cộng đồng, đúng không?

Cách tạo Profile Linkedin đúng chuẩn

Bước 1: Tạo tài khoản LinkedIn với email

Đăng nhập vào website www.linkedin.com, bạn sẽ thấy một khung như hình để bắt đầu tạo tài khoản của mình.

Để tạo một tài khoản LinkedIn bạn cần có một địa chỉ email. Tài khoản này nên dùng email bạn thường xuyên sử dụng để cập nhập những thông báo quan trọng và không bỏ lỡ những cập nhật mới từ LinkedIn.

Bên cạnh đó, để giúp công việc được thuận lợi, tạo sự chuyên nghiệp và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, bạn nên dùng tên thật của mình, không dấu, viết hoa đầy đủ các chữ cái đầu, phần giới thiệu bản thân cần ghi nghiêm túc.

Bước 2: Điền những thông tin cơ bản về bạn

Tiếp theo, hãy cập nhật công việc hoặc trường học của bạn. Chọn “I’m a student” nếu bạn còn đang đi học hoặc “I’m not a student” nếu bạn đã có kinh nghiệm làm việc rồi. LinkedIn sẽ giúp bạn tìm kiếm network của mình một cách nhanh chóng.

Sau đó bạn sẽ thấy danh sách những đồng nghiệp đã có mặt trên LinkedIn để dễ dàng kết nối với họ. Hoặc nếu bạn là học sinh, sinh viên thì bạn sẽ tìm được các bạn bè và các anh chị cựu học sinh “đồng môn” của mình.

Bước 3: Xác nhận tạo lập tài khoản thông qua email đã đăng ký

Bước tiếp theo là xác nhận địa chỉ email của bạn nhằm xác nhận thông tin tài khoản và khởi tạo những kết nối đầu tiên trên LinkedIn.

Sau khi xác nhận, LinkedIn sẽ đề xuất cho bạn những người dùng LinkedIn khác bạn đã từng tương tác bằng email của mình, giúp bạn với những người quen dễ dàng kết nối với nhau.

Thêm hình đại điện là một trong những bước quan trọng nhất tạo ấn tượng đầu tiên khi bất kì ai hay nhà tuyển dụng nhìn thấy profile của bạn. Chọn bức ảnh mà bạn cảm thấy tự tin nhất về bản thân mình, càng chỉn chu càng tốt để làm ảnh địa diện để những nhà tuyển dụng hoặc những người kết nối tới bạn có động lực xem tiếp profile của bạn. Hạn chế dùng ảnh selfie hay các bức ảnh chỉ thấy một phần gương mặt.

Bước 5: Tạo lập CV Online với Linkedln

Thay vì bạn phải điều chỉnh CV cho phù hợp với vị trí mình apply, thể hiện thế mạnh bản thân và kinh nghiệm với vị trí ứng tuyển thì trên profile LinkedIn của bạn, nên thể hiện tất cả những kinh nghiệm mà bạn có, bao gồm kinh nghiệm làm việc, học vấn, kinh nghiệm tình nguyện, ngoại khóa, các kĩ năng mềm, các giải thưởng và thành tích, các ngoại ngữ bạn có thể sử dụng và các thông tin khác, càng chi tiết càng ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Bước 6: Giới thiệu ngắn gọn về bản thân

Trong phần này, bạn nên giới thiệu ngắn gọn, súc tích về bản thân, đủ thu hút để khiến người đọc phải tò mò và đọc tiếp profile của bạn. Hãy khéo léo chỉ ra thế mạnh của bản thân, kinh nghiệm và điểm mạnh của bạn với công việc ứng tuyển.

Bước 7: Hoàn thành các chi tiết để nâng điểm Profile

Hãy để mắt đến thang Profile Strength của bạn ở phía dưới ảnh đại diện. Profile Strength được đo dựa trên mức độ hoàn chỉnh của profile của bạn.

Khi bạn hoàn thành tất cả các mục LinkedIn yêu cầu, đạt đến mức All-Star, thì bạn mới có thể bắt đầu kết nối với những người xung quanh và ngược lại.

Bước 8: Hoàn tất đăng ký và kiểm tra lại các thông tin, giao diện Profile của bạn

Cách sử dụng Linkedln để tìm công việc phù hợp

LinkedIn là mạng xã hội nghề nghiệp dành cho người đi làm. LinkedIn dành cho tất cả mọi người quan tâm tới công việc, mong muốn tìm kiếm những cơ hội mới để phát triển sự nghiệp cá nhân và kết nối với những người đi làm khác. Từ giám đốc, , chủ doanh nghiệp, trưởng phòng, nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, lập trình viên, designer… đều có thể sử dụng LinkedIn để biến ước mơ thành sự thật, ươm mầm cho sự phát triển nghề nghiệp công việc.

Trên LinkedIn, bạn có thể kết nối với người khác bằng cách ‘Connect’ (kết nối) với họ, chức năng này giống với ‘Add Friend’ (kết bạn) trên Facebook. Bạn có thể vào profile của họ để xem họ đang làm công việc gì, ở đâu, kinh nghiệm làm việc như thế nào,… Bạn cũng có thể gửi tin nhắn trực tiếp cho họ qua LinkedIn hoặc liên lạc qua email, nếu họ có công khai thông tin liên hệ.

Trên LinkedIn, các kết nối (connections) được phân thành 3 loại chính sau:

1st-degree: Những người đã nằm trong network của bạn. Bạn đã chấp nhận lời mời kết nối của họ hoặc ngược lại.

2nd-degree: Những người mà đã kết nối với những người nằm trong network của bạn (1st-degree) nhưng bạn chưa kết nối với họ. Bạn vẫn có thể gửi lời mời tới họ nếu muốn.

3rd-degree: Những người mà nằm trong network của nhóm 2nd-degree nhưng bạn chưa kết nối với họ. Bạn vẫn có thể gửi lời mời tới họ nếu muốn.

LinkedIn có hai loại tài khoản: Basic (miễn phí) và Premium (có trả phí). Với tài khoản Basic, bạn có thể thực hiện những tính năng sau:

Xây dựng profile của bạn trên LinkedIn.

Tìm kiếm, kết nối với những người khác, mở rộng network.

Gửi tin nhắn (qua LinkedIn Messaging) tới những người nằm trong network của bạn (1st-degree).

Tìm kiếm và xem profile của những người dùng LinkedIn khác..

Nắm được tối đa 5 người đã xem profile của bạn.

Đa phần, người dùng sẽ sử dụng tài khoản Basic bởi các tính năng của nó đã khá phù hợp và đẩy đủ với các chức năng chính. Tài khoản Premium sẽ có nhiều tính năng cao cấp hơn một chút với các gói khác nhau tuỳ theo mục đích sử dụng của người dùng: Career (tìm việc), Business (mở rộng network hơn nữa), Sales (bán hàng), và Hiring (tìm kiếm nhân tài – dành cho nhà tuyển dụng).

Để sử dụng Linkedln tìm kiếm công việc phù hợp, bạn cần:

Xây dựng profile thành tích cá nhân ‘khủng’

Mạng xã hội LinkedIn rất thích hợp để bạn ‘khoe’ và phô trương những kỹ năng, kinh nghiệm việc Tại đây sẽ có hàng triệu người truy vào tài khoản của bạn để xem thành tích mà bạn đã đạt được, đã và đang làm gì, cơ hội tìm kiếm việc làm mới.

Tìm kiếm việc làm và ứng tuyển ngay trên LinkedIn

Truy cập vào LinkedIn Job Search > nhập từ khóa liên quan đến công việc bạn ứng tuyển và chọn địa điểm làm việc bạn muốn. Sau đó, bạn sẽ nhìn thấy các vị trí trống đang tuyển dụng nhân sự. Bạn có thể lọc kết quả theo ngày đăng, công ty, kinh nghiệm việc làm, mức lương….

Tìm kiếm, kết nối và mở rộng network

LinkedIn cho phép bạn tìm kiếm một người cụ thể để kết nối với họ, tìm kiếm những người đang làm việc tại một công ty, có mức độ kinh nghiệm nhất định (ví dụ mới vào nghề, quản lý cấp trung, senior…), tra cứu theo chức danh, ngành nghề.

Chẳng hạn, nếu bạn muốn tìm kiếm công việc liên quan đến content writer, bạn chỉ cần gõ ‘Content writer’ vào ô tìm kiếm, sau đó, LinkedIn sẽ hiển thị:

Tất cả những công ty đang tìm kiếm nhân sự cho công việc này

Tất cả các bài viết về content writer hoặc có đề cập tới công việc này.

Tất cả các vị trí đang tuyển dụng hoặc các vị trí có mô tả công việc có đề cập tới từ ‘Content writer’.

Nếu muốn kết nối luôn với bất cứ ai, bạn click vào chữ Connect. Hoặc cũng có thể click vào từng profile để xem thông tin của họ trước khi gửi lời mời kết nối. Với những người đã kết nối thành công, bạn có thể click vào Message để gửi tin nhắn trực tiếp tới họ và bắt đầu cuộc trò chuyện.

Chia sẻ kinh nghiệm hoặc thông tin CV dưới dạng bài post

Giống như Post trên Facebook, bạn có thể viết những bài chia sẻ góc nhìn về công việc, việc làm hoặc tự ứng tuyển, chia sẻ CV của mình hay những người khác, đăng tin tuyển dụng. Để đăng tải bài viết,bạn chỉ cần click vào Start a post để bắt đầu viết.

Đăng bài viết chia sẻ trên LinkedIn

LinkedIn cho phép bạn chia sẻ các bài viết dưới dạng blog, có hỗ trợ trình soạn thảo văn bản đầy đủ. Sau khi hoàn thành bài viết, bạn có thể trực tiếp dăng tải chúng lên mà không cần qua trình duyệt.

Cách tối ưu hóa tài khoản LinkedIn ‘hạ gục’ các nhà tuyển dụng

Profile của bạn là ấn tượng đầu tiên khi nhà tuyển dụng hay người khác nhìn vào. Để xem bạn có kinh nghiệm và phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không, họ chỉ cần lướt qua profile của bạn. Do đó, bạn cần đảm bảo profile thật ấn tượng và gây sự chú ý tới người xem. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có profile ấn tượng:

Thay đổi URL cho profile

Nếu mới sử dụng LinkedIn, bạn sẽ thấy URL cho profile của bạn thường bao gồm cả một chuỗi số và chữ được mặc định kiểu như:

Bạn nên thay đổi URL được tạo tự động này sang tên của bạn để bất kì ai tìm kiếm bạn cũng sẽ nhanh chóg tìm kiếm được. Để chỉnh sửa URL, bạn đi tới profile của bạn > click vào Edit public profile & URL. Chọn Edit your custom URL để tiến hành chỉnh sửa:

Cập nhật profile thường xuyên

Mỗi khi bạn chuyển việc hay đạt được thành tích mới trong công việc, lên vị trí mới hay chuyển công tác sang lĩnh vực khác, bạn nên cập nhật chúng trên profile LinkedIn thường xuyên. Việc này sẽ giúp hồ sơ của bạn luôn được cập nhật mới, thăng hạng cho profile cũng như ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng khi họ truy cập vào hồ sơ của bạn, họ sẽ thấy bạn có năng lực và những bước phát triển công việc.

Khi cập nhật profile, bạn cần lưu ý tới Headline, nghĩa là tên vị trí, công ty bạn đang làm. Những người truy cập vào profile của bạn khi nhìn vào đây sẽ biết bạn đang làm gì, ở đâu và có phải cũng làm ở vị trí họ đang tìm kiếm.

Để cập nhật Headline, bạn chọn vào biểu tượng chiếc bút chì bên phải, cạnh chữ ‘More’ để hoàn tất cập nhật profile.

Viết tóm tắt hồ sơ (Profile Summary) thật ấn tượng

Giới thiệu về bản thân nên dùng những từ ngữ mang tính tích cực, ‘khoe khoang bản thân nhưng vẫn khoé léo’nchứ không nên đánh bóng tên tuổi thái quá. Tốt nhất là bạn nên viết bằng tiếng Anh để thể hiện sự chuyên nghiệp và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Một vài mẹo nhỏ cho bạn áp dụng:

Tìm profile của những người có network mạnh, những người đang giữ chức vụ cao, nổi tiếng và tham khảo cách họ viết Summary để học hỏi và áp dụng cho bản thân.

Liệt kê những điểm mạnh của bản thân, sau đó ứng chiếu với công việc bạn đang làm hoặc công việc ứng tuyển để viết trong phần Summary. Thay vì khoe mẽ tất cả những gì bạn có, hãy chọn lọc những điểm mạnh có thể khiến bạn trở nên khác biệt với số đông.

Đừng chỉ mô tả, hãy miêu tả những thành tích bạn đã đạt được nếu đó là một dự án lớn,có hợp tác với những tập đoàn hàng đầu hay những người nổi tiếng.

Dùng từ ngữ đơn giản. Hạn chế sử dụng những thuật ngữ mang tính chuyên ngành, trừu tượng, gây khó hiểu hoặc hiểu sai ý.

Phần tóm tắt không phải lúc nào cũng cần nói về điểm mạnh, thành tích bản thân. Đó có thể là một cập nhật nhỏ về bạn hiện tại hay những thay đổi tích cực của bản thân đã làm được trong thời gian qua.

Thêm đường link liên kết tới các dự án hoặc portfolio của bạn hay các chương trình bạn đã làm thành công.

Xem LinkedIn profile như là bản CV của mình

LinkedIn là gì? linkedin profile được thiết kế giống như một bản CV mà tại đó, bạn có thể cập nhật đầy đủ thông tin, kinh nghiệm và thành tích công việc bạn đã và đang đạt được bởi vậy bạn cần đầu tư và trau chuốt LinkedIn profile của mình.

Hãy viết ngắn gọn, đúng trọng tâm, công việc bạn đang làm, tránh lan man dài dòng

Với mỗi một trách nhiệm/nhiệm vụ, hãy xuống dòng để giúp phần mô tả công việc được rõ ràng. Đừng viết thành đoạn văn và quá nhiều chữ.

Nếu như trên CV, bạn không dùng các từ ngữ mang yếu tố cảm xúc hay cá nhân thì với LinkedIn profile, bạn không cần phải quá khắt khe. Bạn có thể viết như thể bạn đang kể cho một người câu chuyện về công việc của bạn để nhà tuyển dụng rõ hơn về bạn.

Khoe khéo thành tích chứ đừng phô trương

LinkedIn cho phép bạn hiển thị các kỹ năng nổi bật để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Người khác còn có thể ‘endorse’ (endorse là một người sẽ xác thực kỹ năng cho một người khác. Nếu họ biết bạn và biết bạn rất tốt ở kỹ năng viết content, họ có thể vào Linkedin profile của bạn và click ‘endorse’ để xác thực kỹ năng đó cho bạn) cho bạn nữa.

Mẹo nhỏ giúp bạn khoe khéo kỹ năng để hiển thị trên profile

Nên chọn các kỹ năng liên quan đến công việc, nghề nghiệp của bạn.

Đừng chọn quá nhiều kỹ năng để hiển thị, nên chọn lọc chi tiết và có đặc trưng riêng.

Đừng thờ ơ với ảnh bìa trên profile

Profile của bạn có hai hình ảnh: Đó là ảnh ‘đại diện’ và ảnh bìa. Ảnh bìa có kích thước ảnh là 1536 x 768 pixels. Bạn nên lựa chọn ảnh thật kỹ và thiết kế để tạo sự chuyên nghiệp cho bản thân từ hình ảnh.

Cách mở rộng network trên LinkedIn

Kết nối với những người làm cùng vị trí với bạn

Đừng tuỳ tiện kết nối bạn bè, nên có chọn lọc để giữ network hữu ích.

Kết nối với những người đang làm việc tại công ty bạn mơ ước

Ví dụ, nếu bạn mong muốn được làm việc và cống hiến cho những tập đoàn lớn như FPT, hãy search ‘FPT’ và gửi lời mời kết nối tới những người đang làm việc ở đây. Biết đâu bạn sẽ nhận được những tin tuyển dụng hữu ích từ nội bộ của họ.

Kết nối với những người trực tiếp tuyển dụng

Chủ động gửi lời mời cho những người làm ở vị trí tuyển dụng. Đó có thể là HR Manager, HR Executive, HR Director, HR Recruiter, HR Specialist, Talent Recruiter, Talent Hunter, Talent Acquisition,… Tùy từng công ty mà vị trí này sẽ có nhiều tên gọi khác nhau. Bởi HR là người trực tiếp đi tìm nhân sự cũng như nắm bắt rất rõ các vị trí tuyển dụng trong công ty và chịu trách nhiệm tuyển người. Kết nối với họ sẽ giúp cả 2 cập nhật được nhanh chóng thông tin và network của nhau, ứng tuyển công việc khi phù hợp.

Tìm việc trên LinkedIn như thế nào?

Hiện nay, trên LinkedIn đang sở hữu hơn 20 triệu công việc với đa dạng các lĩnh vực giúp bạn có thể gửi trực tiếp hồ sơ tới nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, các cách dưới đây sẽ giúp bạn kết nối tốt hơn mà không phải qua cách ứng tuyển truyền thống:

1. Nhà tuyển dụng tự tìm đến bạn

Tất nhiên, không phải ai cũng có may mắn được nhà tuyển dụng tìm đến trừ khi bạn quá giỏi hoặc có thành tích cực kỳ nổi bật và là chuyên gia trong lĩnh vực đang theo đuổi. Còn nếu không,bạn hãy thử áp dụng những mẹo nhỏ ở trên để tăng kết nối với họ.

Với cách này, bạn hãy tạo post của riêng mình, trong đó trình bày nhu cầu bản thân kèm theo kỹ năng công việc, kinh nghiệm và đính kèm CV, liên kết các thành tựu bạn đạt được nhằm gây sự chú ý tới nhà tuyển dụng.

Nếu bạn đang muốn thay đổi công việc hiện tại thì đừng bỏ qua cập nhật Headline của bạn. Thay vì vẫn để vị trí và công ty hiện tại đang làm, bạn có thể đổi thành ‘Open for new opportunities’ hoặc ‘Looking for new opportunities’, kèm theo vị trí và địa điểm bạn muốn làm việc trong tương lai.

Thêm các hashtag liên quan đến vị trí/ngành bạn muốn ứng tuyển.

Tận dụng mối quan hệ, network sẵn có để chia sẻ thông tin tìm việc của bạn. Bởi những mối quan hệ bạn xây dựng sẽ rất hữu ích khi bạn cần giúp đỡ. Việc chia sẻ thông tin sẽ gia tăng độ phủ của bạn đến nhiều người trong cộng đồng hơn.

Như vậy trên đây là những chia sẻ về LinkedIn là gì? Cũng như một số vấn đề xoay quanh. Hãy luôn nhớ rằng LinkedIn cũng vẫn chỉ là một công cụ trực tuyến mà thôi, sẽ chẳng bao giờ thay thế cho chính con người thực của bạn, trong khi đó lại là điều mà các nhà tuyển dụng cần. Bên cạnh việc sử dụng LinkedIn một cách thông minh, hãy trau dồi để phát triển con người thực của mình nhiều hơn nữa, rồi cơ hội sẽ đến với bạn trong một ngày không xa.

Thời Trang Unisex Là Gì

Phong cách thời trang Unisex là gì?

Thuật ngữ “unisex” là sự kết hợp giữa “uni” (viết tắt của “union”) nghĩa là liên kết và “sex” nghĩa là giới tính. Dùng để chỉ những trang phục được thiết kế phù hợp với cả hai giới, hay nói cách khác là phi giới tính. Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1968 trong cuốn “Cuộc sống”, tạp chí Mỹ nổi tiếng. Quần áo unisex có thể hiểu là trang phục được làm ra với thiết kế thích hợp với cả nam và nữ.

Thời trang Unisex có phần độc lập hơn nhiều so với các xu hướng khác trên thị trường hiện nay. Các nhà thiết kế đưa ra những sản phẩm hướng đến người tiêu dùng riêng biệt. Với những ai yêu thích phong cách trẻ trung, cá tính và phóng khoáng thì unisex chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.

Unisex vốn được coi là một nhánh nhỏ của trào lưu harajuku đến từ Nhật Bản. Trên thực tế, hiện nay, thị trường thời trang cũng có riêng những cửa hàng dành cho các tín đồ của Unisex. Phong cách thời trang này sẽ mang lại sự mạnh mẽ, cá tính và phong cách cho nữ giới, đồng thời mang lại sự thu hút và hấp dẫn cho nam giới. Vì thế, nó gây tò mò, kích thích ham muốn khám phá, thử nghiệm. Và một khi đã thử, bất cứ ai cũng sẽ bị “đánh bại” bởi sự mới lạ và độc đáo của nó.

Lịch sử ra đời của thời trang Unisex

Unisex được biết đến vào năm 1960, khi đó có hàng trăm nhà thiết kế được đào tạo để thiết kế trang phục phù hợp với cả hai giới. Cụ thể, vào tháng 3 năm 1960, Selfridges – một trong những cửa hiệu quần áo danh tiếng của London. Cửa hàng đã dành ra 3 tầng mặt tiền trên con phố Oxford đông đúc để trưng bày mẫu trang phục unisex. Tất cả những người bán hàng ở đây đều diện những trang phục này từ các nhà thiết kế tên tuổi như Haider Ackerman, Ann Demeulemeester và Gareth Pugh. Thậm chí website chính thức của họ cũng được thiết kế theo cảm hứng phi giới tính.

Tuy nhiên, thời điểm đó, Unisex chưa được biết đến nhiều cũng như không nhận được nhiều sự yêu thích. Bởi khi đó, mỗi người đều mang trong mình tâm lý rằng: Nam nữ luôn có ranh giới, đặc biệt là về thời trang. Thời trang unisex là một cuộc chiến, cuộc chiến về tâm lý, suy nghĩ và văn hoá.

Năm 1968 là năm mà ngành công nghệp thời trang của Mỹ được quan tâm. Các phong trào unisex bắt đầu nhen nhóm trở lại và dần trở nên “hot” hơn. Khởi đầu từ sàn diễn thời trang Paris – nơi các nhà thiết kế tên tuổi như Pierre Cardin, Andre Courreges và Paco Rabanne cho ra mắt những mẫu thời tragn phi giới tính thể hiện sự bình đẳng giữa hai giới. Sau đó, đã có thêm những cửa hàng thời trang ở Mỹ bán các trang phục Unisex. Tuy nhiên, năm 1969, các cửa hàng này đều phải đóng cửa vì không bán được hàng.

Trải qua hơn một thập kỉ, quần áo unisex mới thực sự được phổ biến rộng rãi hơn. Tuy nhiên, hầu hết khách hàng của style này là những người có giới tính thứ 3 hoặc các cặp đôi.

Sau năm 1975, thì xu hướng này mờ nhạt dần. Cho đến năm 1990 phong trào này bắt đầu quay trở lại và càng trở nên phổ biến hơn. Mọi việc bắt nguồn từ một hình ảnh trên trang bìa của tạp chí thời trang New York: khi cô gái thì mặc áo sơ mi đầy mạnh mẽ còn Kurt Cobain – nam ca sỹ nổi tiếng người Mỹ thì lại diện trang phục mặc nhà “như của các quý cô”. Phong cách này bắt đầu lan rộng sang các nước châu Á, điển hình là Hàn Quốc. Cả nam và nữ đều rất hứng thú với quần skinny, giày thể thao, áo len chui đầu và áo có mũ.

Vào năm 2015, Selfridges đã khởi động sáng kiến “Agender” của mình và hợp nhất dòng thời trang nam và nữ của họ lại với nhau cũng như trưng bày những mẫu quần áo unisex từ 40 thương hiệu khác nhau. Một năm sau, Zara cũng cho ra dòng “Ungendered”, gồm tổ hợp jeans, hoodies và áo sơ mi. Năm 2017, H&M cũng bắt kịp trào lưu cho ra mắt “Denim United”, một bộ sưu tập thiết kế dành cho tất cả mọi người. Ngay sau đó, John Lewis cũng không hề kém cạnh khi chủ trương loại bỏ phân loại giới tính từ mặt hàng quần áo trẻ em. Ngoài ra, một số thương hiệu lớn khác cũng tham gia vào thị trường này. Bao gồm Gucci, Burberry và Balenciaga.

Từ trái qua Gucci, Celine, Burberry, Balenciaga. BST mang phong cách unisex của các hãng thời trang lớn.

Tín đồ Unisex là ai?

Phong cách thời trang unisex ra đời kéo theo sự thay đổi trong suy nghĩ của mọi người. Các cô gái ngày nay không còn yểu điệu thục nữ mang đậm nét truyền thống nữa. Mà thay vào đó là sự mạnh mẽ, cá tính và quyến rũ. Unisex là cách “đổi gió” mới lạ cho những ai đó đã nhàm chán với hình ảnh cố định của mình.

Đối với những cô nàng yêu thích phong cách tomboy, quần áo unisex trở thành “người bạn” quen thuộc và không thể thiếu. Nó tạo nên phong cách riêng biệt, cá tính, mạnh mẽ, chất chơi nhưng vẫn không làm mất đi vẻ nữ tính của phái nữ.

Gil Lê là một cô nàng Tomboy có phong cách ăn mặc cực chất và cá tính trong Showbiz Việt hiện nay.

Đối với những chàng trai vẫn quen với hình ảnh đứng đắn, mạnh mẽ, lịch sự, thì giờ đây đã có thể “đổi gió” với thời trang unisex nam. Những bộ quần áo sặc sỡ, những bộ váy, quần bó sát, … vốn là đặc trưng của phái nữ, giờ đây các anh cũng có thể lựa chọn. Unisex sẽ mang đến sự nổi loạn, mới lạ và độc đáo, đánh bại mọi định kiến về ranh giới giữa hai giới, và tạo nên sự bình đẳng giới cần thiết.

Một số gợi ý khi chọn đồ cho phong cách thời trang Unisex

Phi giới tính là đặc trưng của Unisex nhưng mỗi người cũng cần cân nhắc, chọn lựa kĩ lưỡng bộ trang phục phù hợp với bản thân.

Áo sơ mi theo phong cách Unisex cần chú ý tới size phù hợp. Đừng nên chọn trang phục quá rộng và cần tìm hiểu kĩ cổ áo. Áo sơ mi nam thường được thiết kế với đường viền cổ cao cao hơn và chặt hơn so với sơ mi nữ. Nếu là nữ chọn áo unisex, bạn nên để ý chọn áo hơi rộng ở quanh lưng và vai.

Với loại quần unisex này, ta cần chú ý tới kích thước và đường may từ thắt lưng tới hết ống quần.

Áo khoác ngoài sẽ dễ chọn hơn một chút. Ta có thể chọn những loại áo jacket và hoodies vì rất dễ mặc, ai cũng mặc được. Tuy nhiên, vẫn cần chú ý kỹ về kích thước vì thông thường hai loại áo này có kích thước tương đối rộng.

Cách phối đồ theo phong cách thời trang Unisex

Những gam màu trung tính như trắng, xám, đen, ghi, … được áp dụng khá rộng rãi trong phong cách thời trang này. Bởi những màu sắc này không của riêng một giới nào mà nó thích hợp với nhu cầu và thẩm mĩ của cả nam và nữ. Sự tối giản có lẽ chính là lí do phần đông các tín đồ theo đuổi phong cách thời trang unisex lựa chọn gam màu trung tính này.

Đây vốn là những bộ trang phục dường như sinh ra chỉ dành cho phái nữ. Nhưng giờ đây, các chàng trai cũng có thể lựa chọn trang phục này cho mình. Từ áo body ôm sát đến quần skinny, nam giới với niềm đam mê bất tận với unisex style không ngần ngại thử nghiệm những trang phục táo bạo để đổi mới phong cách.

Màu sắc trang phục của các chàng cũng có sự biến đổi lớn. Từ màu sắc trung tính sang màu sắc sặc sỡ có chút điệu đà. Những anh chàng theo đuổi phong cách unisex nam đều là những anh chàng nổi loạn, táo bạo, không ngại dư luận, bất chấp mọi thứ để trải nghiệm và khẳng định bản thân mình.

Đây được coi là những mẫu quần áo unisex thông dụng và chưa từng lỗi mốt. Những bộ cánh form rộng này khiến các cô gái luôn cảm thấy thoải mái, phóng khoáng. Với những nàng đã chán với sự gò bó của những bộ quần áo bó sát, thích đổi mới phong cách, thì unisex chính là sự lựa chọn hoàn hảo.

Còn đối với các chàng trai, trang phục form rộng luôn là sự lựa chọn ưu tiên của các chàng. Hơn nữa, khi cô bạn gái của bạn cũng mặc cùng một trang phục với bạn, quả là một cảm giác rất tuyệt vời, phải không nào?

Đây là những trang phục, món đồ hoặc phụ kiện dành cho những cặp tình nhân. Nó được coi là một nhánh nhỏ của thời trang unisex. Từ quần, áo, kính, mũ, túi xách cho đến giày đều là những item được các cặp đôi yêu thích.

Trang Sức Vàng Hồng Là Gì

Sự quyến rủ của vàng không chỉ đến từ giá trị vật chất mà còn đến từ vẻ đẹp trang trọng, tinh tế trong từng thiết kế của trang sức. Từ bình dị, nhỏ nhắn để phức tạp, quyến rũ. Nếu bạn là tín đồ của trang sức vàng thì chắc chắn bạn sẽ bị mê hoặc bởi màu hồng quyến rũ của trang sức vàng hồng.

Xuất xứ của vàng hồng.

Vàng hồng được sử dụng trong thiết kế trang sức từ thế kỉ 19 ở Nga. Nó trở thành một xu hướng thời trang phổ biến nhất trong thời kì đó đến nỗi người ta đã gọi vàng hồng là vàng Nga và khá hiếm tại thời điểm đó.

Sự trở lại của vàng hồng trong thế giới trang sức hiện đại ngày nay đang dẫn đầu xu hướng về thời trang cũng như trở thành trào lưu trong giới trẻ. Từ những thương hiệu trang sức nỗi tiếng đến cả những phụ kiện khác như điện thoại Iphone, đồng hồ với phiên bản Rose Gold.

Thành phần của vàng hồng.

Vàng hồng không có sẳn trong tự nhiên. Xét về thành phần chính của vàng hồng thì cũng giống như các loại vàng tây khác. Vàng hồng là sự kết hợp của vàng nguyên chất và hỗn hợp kim loại quý khác. Hỗn hợp kim loại quý này có đồng. Và đồng là nguyên nhân khiến cho vàng hồng có màu vàng nhạt.

Màu sắc của vàng hồng phụ thuộc vào tỉ lệ của đồng có trong hợp chất. Nếu tỉ lệ đồng càng cao thì màu hồng sẽ càng đậm và ngược lại tỉ lệ đồng càng thấp thì màu hồng sẽ nhạt đi. Trang sức vàng hồng thường được chia làm 3 cấp độ như vàng đỏ ( red gold), vàng ngả ánh hồng đậm (rose gold), vàng hồng nhạt ( pink gold).

Vì sao trang sức vàng hồng lên ngôi ?

Sự trở lại của vàng hồng bắt đầu từ năm 2015 và đến nay đang diễn ra rất mạnh mẻ. Vàng hồng được những tín đồ trang sức nói riêng và thời trang nói chung rất ưa chuộng. Những cũng không ít người còn bỡ ngỡ không biết vàng hồng là gì và vì sao nó lại được ưa chuộng như vậy.

1.Kết cấu:

Vàng hồng có kết cấu chất liệu bền, độ cứng và sáng bóng hoàn hảo cho việc chế tác trang sức. Vì vậy mà trang sức vàng hồng dễ dàng được thiết kế tinh tế và da dạng từ nhỏ nhắn đến phức tạp.

2.Giá thành:

Vàng hồng cũng là một trong những loại vàng tây khác vì vậy cũng đa dang về tuổi vàng như vàng hồng 10k, vàng hồng 14k, vàng hồng 18k … Vì thế mà giá thành của vàng hồng cũng đa dạng và phù hợp với nhiều mức thu nhập của người tiêu dùng hơn những loại vàng 9999 hay trang sức vàng 24k.

3. Tính thẩm mỹ:

Xu hướng thời trang hiện đại đang dần chuyển mình từ những sắc màu lạnh, ánh kim sang những gam màu ấm hơn, dịu dàng mà không kém phần bóng bẩy, độc đáo. Màu hồng gợi lên sự ấm áp, nồng nàng, lãng màng và sâu sắc.

Vàng hồng phù hợp với hầu như tất cả các loại gam màu của da, những trang phục từ sang trọng đến đời thường. Đặc biệt vàng hồng không chỉ tôn lên sự địu đà, ấm áp của phụ nữ mà còn tôn lên sự lịch lãm, quý phái đầy nam tính của đấng mày râu.

Đây có lẻ là điều mà khiến cho vàng hồng quay trở lại vào thời điểm này. Sự xuất hiện cùng với những sao hạng A của thế giới với những chiếc nhẫn cưới vàng hồng, nhẫn cầu hôn vàng hồng lấp lánh trên người của các người đẹp này.

Thị trường trang sức vàng hồng trong nước cũng trở nên sôi động hơn trong mùa cưới năm nay với nhiều thiết kế nhẫn cưới, nhẫn đính hôn, trang sức cưới…

5. Xu hướng vàng hồng trong lĩnh vực công nghệ.

Điển hình là những sản phẩm của Apple. Từ Iphone đến Apple Watch đều được săn lùng một cách ráo riết bới các Fans của táo khuyết. Ngoài Apple ra thì những thương hiệu về công nghệ khác cũng bắt kịp xu thế như Samsung, những thương hiệu đồng hồ xa sỉ cũng không bỏ qua.

Mong là qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về vàng hồng và xu hướng thời trang đang diễn ra.

Nguyễn Thành Ngôn.

Call: 0933333534 – 02513831486

Email: thanhngon1504@gmail.com

FB: https://www.facebook.com/thanhngon1504