Top 10 # Ma Zombie Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Ma Túy Mới Biến Người Nghiện Thành Zombie

Trở thành xác sống sau khi hút “spice”. Ảnh: Clearwater Police Department

Giới chức ở nhiều thành phố ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp zombie trên địa bàn. Đó là những người dùng quá liều “spice” – một loại cần sa tổng hợp. Cảnh sát thành phố Tampa nói rằng, chưa bao giờ họ thấy nhiều con nghiện bị quá liều như hiện nay. Kênh truyền hình WTVT ở Tampa tuần qua phát lời cảnh báo của các chuyên gia y tế về tình trạng nguy hiểm này.

Trong khi đó, các điều tra viên ở thành phố Clearwater cho biết, mới đây họ nhận được hàng chục cuộc điện thoại báo cáo về nhiều trường hợp zombie nhập viện sau khi dùng “spice”. Theo giới chức Clearwater, có 3 vụ quá liều hôm thứ Tư, tập trung quanh Công viên Hồ Crest – nơi có nhiều người vô gia cư tụ tập.

Sở Cảnh sát Clearwater phát đi bức ảnh chụp tại quanh Công viên Hồ Crest để cảnh báo về tình trạng nghiện “spice”. Ảnh chụp một người nằm trên mặt đất và hai người ngồi bất động. Sở Cảnh sát Clearwater cũng công bố đoạn video quay cảnh thiếu tá cảnh sát Eric Gandy cố gắng nói chuyện với một số người nghiện “spice” nhưng bất thành. Ông Gandy hỏi đi hỏi lại: “Tên bạn là gì?”, nhưng những người nghiện đi lại dật dờ không trả lời. Cuối cùng, một người đàn ông đáp: “Tên tôi á?”. “Tôi thấy 15 người ở trong tình trạng kiểu như vô tri vô giác. Điều này chưa từng có tiền lệ. Trông giống như cảnh trong phim về zombie”, thiếu tá Gandy nói với kênh tin tức WFLA.

Anh Jerome Freeland, cư dân 29 tuổi thường dắt cho đi dạo ở Công viên Hồ Crest, nói rằng, phần lớn con nghiện là người vô gia cư. Anh tin rằng, họ thậm chí đang dùng một loại cần sa tổng hợp mới mạnh hơn cả “spice”. Tiếng lóng của loại ma túy mới này là “That Disney” hoặc “FloKKA”. “Những người hảo tâm cho những người vô gia cư tiền. Nhưng họ lại dùng tiền đó mua ma túy. Tôi đã thấy nhiều xác sống như vậy quanh chỗ tôi ở”, anh Freeland than thở. Khi gặp con nghiện ở trong tình trạng zombie, cư dân địa phương nhanh chóng đi lấy nước cho họ uống để họ “không quá ốm yếu mà chết”, anh nói.

Anh Freeland cũng cho biết từng chứng kiến một số người phê “spice” bỗng trở nên hung tợn và tấn công những người khác. Cảnh sát địa phương đã xác nhận điều này. Theo WTVT, các sĩ quan cảnh sát đã đương đầu với những con nghiện bạo lực, lên cơn co giật hoặc đơn giản là ở trong tình trạng bất động như xác sống. “Tình trạng phê “spice” gia tăng làm cạn kiệt nguồn lực của Sở Cảnh sát, lực lượng ứng cứu khẩn cấp và bệnh viện”, phát ngôn viên cảnh sát Rob Shaw nói với WTVT.

Cảnh sát Mỹ lo con nghiện “spice” có thể lên cơn đau tim, thậm chí mất mạng sau khi sử dụng ma túy. Cảnh sát ở thành phố St. Petersburg (bang Florida) nói rằng, những kẻ sản xuất “spice” đang thay đổi thành phần ma túy tổng hợp. Điều này có nghĩa rằng, các con nghiện không biết mình đang hút hít chất nguy hại gì.

Thái An

Theo Mail Online, ABC News

“Tiến Trình Thây Ma” (Zombie Process) Trong Hđh Linux .

Nếu bạn là người dùng Linux, có thể bạn đã từng nhìn thấy những tiến trình (process) với cái tên khá lạ “Zombie”. Vâng, zombie nghĩa là thây ma tức là tiến trình đó đã chết và bạn không thể “kill” nó thêm 1 lần nữa. Thú vị đúng không nào.

Zombie thực chất là một phần còn sót lại của một tiến trình đã ngừng hoạt động nhưng chưa được xử lý sạch. Những chương trình sau khi thoát để lại tiến trình Zombie thì điều đó đồng nghĩa với việc chương trình đó được lập trình không tốt.

Vậy chính xác “tiến trình thây ma” được tạo ra như thế nào?

Muốn hiểu chính xác quá trình này, bạn cần có một chút hiểu biết về cách hoạt động của các tiến trình trong HĐH Linux. Một khái niệm bạn gần biết nữa là tiến trình cha mẹ (parent process) là tiến trình khi thực thi tạo ra các tiến trình khác.

Trong Linux, khi một tiến trình kết thúc, HĐH sẽ không xóa nó khỏi bộ nhớ ngay lập tức. Thay vào đó, Linux vẫn giữ lại mô tả tiến trình (process discriptor) trong bộ nhớ (Mô tả tiến trình chỉ chiếm một lượng nhỏ bộ nhớ). Lúc này, trạng thái của tiến trình sẽ là EXIT_ZOMBIE và “cha mẹ” của tiến trình đó được thông báo rằng tiến trình con đã “chết” với tín hiệu tên là SIGCHLD. Tiến trình cha mẹ sau đó có nghĩa vụ thực thi chức năng wait() với nhiệm vụ đọc trạng thái và thông tin của tiến trình đã chết đó. Sau khi chức năng wait() được gọi, tiến trình Zombie lúc này sẽ được xóa hoàn toàn khỏi bộ nhớ.

Quá trình này thường diễn ra khá nhanh, vì thế bạn sẽ không thể nhìn thấy những tiến trình thây ma. Tuy nhiên nếu tiến trình cha mẹ được lập trình cẩu thả và không bao giờ thực hiện chức năng wait(), tiến trình thây mà sẽ nằm lại trong bộ nhớ đến khi hệ thống được khởi động lại.

Để nhìn thấy những tiến trình thây ma, bạn cần cài đặt Top command hoặc PS command. (GNOME System Monitor không hiển thị tiến trình thây ma).

Nguy hiểm từ “tiến trình thây ma”

Tiến trình thây ma hầu như không sử dụng chút tài nguyên nào từ máy tính của bạn (hầu như bởi vì chúng chỉ chiếm một chút xíu dung lượng để lưu mô tả tiến trình). Tuy nhiên, mỗi tiến trình trong Linux đều được gán một mã số (PID). Tiến trình thây ma tuy là tiến trình chết nhưng vẫn đươc coi là một tiến trình và vẫn chiếm 1 PID. Linux có số lượng PID hữu hạn (ví dụ bản 32-bit có 32767 PID). Nếu tiến trình thây ma bị ứ đọng lại bộ nhớ quá nhiều – ví dụ một phần mềm dành cho máy chủ được lập trình ẩu, toàn bộ PID có thể bị chiếm hết trong một thời gian rất ngắn và không một tiến trình nào có thể bắt đầu được nữa.

Tuy nhiên, nếu chỉ có vài tiến trình thây ma sẽ không gây hại gì cho máy tính bạn.

Cách dọn dẹp tiến trình thây ma.

Như đã nói ở trên, bạn không thể “giết” tiến trình thây ma được vì bản chất chúng đã “chết” rồi. Cần nhớ rằng bạn không cần phải dọn dẹp tiến trình thây ma trừ khi chúng tràn ngập bộ nhớ của bạn, một cài cái sẽ không gây hại.

Cách thứ nhất là gửi tín hiệu SIGCHLD đến tiến trình cha mẹ. Tín hiệu này sẽ ra lệnh cho tiến trình cha mẹ thực hiện chức năng wait() và dọn sạch những “đứa con” đó. Gửi tín hiệu với lệnh kill, thay thế pid bằng ID của tiến trình cha mẹ:

Tuy nhiên, nếu các tiến trình cha mẹ không được lập trình kỹ lưỡng, nó thậm chí sẽ lờ đi tín hiệu SIGCHLD và câu lệnh trên là vô ích, bạn sẽ phải tự mình “kill” tiến trình cha mẹ. Khi một tiến trình tạo ra tiến trình thây ma bị giết, tiến trình với tên init sẽ thừa kế lại những tiến trình thây ma và trở thành tiến trình cha mẹ mới (init là tiến trình đầu tiên khởi động khi Linux khởi động, có PID là 1), sau đó init sẽ thực hiện định kỳ chức năng wait() để dọn dẹp. Bạn có thể khởi động lại tiến trình cha mẹ sau khi tắt chúng đi.

Còn nếu tiến trình cha mẹ lại tiếp tục sinh ra tiến trình thây ma, bạn sẽ cần biện pháp khác. Ví dụ thay vì gọi wait() định kỳ, bạn sẽ phải gọi Wait() theo nhu cầu. Nếu tiến trình thây ma vẫn tiếp tục được tạo ra dù bạn đã thử nhiều phương pháp, lúc này bạn sẽ cần gửi báo cáo cho nhà sản xuất phần mềm.

Ngân Hàng Zombie (Zombie Bank) Là Gì? Ví Dụ Về Ngân Hàng Zombie

Khái niệm

Ngân hàng zombie trong tiếng Anh là Zombie Bank.

Ngân hàng zombie là một định chế tài chính mất khả năng thanh toán mà chỉ có thể tiếp tục hoạt động nhờ sự giúp đỡ ngầm hoặc công khai của chính phủ. Các tổ chức này có rất nhiều tài sản không hiệu quả trên bảng cân đối kế toán và được giữ cho không phá sản nhằm mục đích tránh gây ra hoảng loạn lan tới các ngân hàng khác.

Ngân hàng zombie được sinh ra từ sự áp chế tài chính. Khi các khoản vay trở nên tồi tệ, một cuộc tháo chạy vốn diễn ra, giá trị tài sản giảm mạnh, đôi khi các ngân hàng trung ương quyết định giữ cho các ngân hàng, doanh nghiệp hay các hộ gia đình đầy nợ nần khỏi phá sản.

Trước đây, các ngân hàng bị bỏ mặc để phá sản. Chính phủ bắt đầu can thiệp khi thấy rằng các tổ chức tài chính gặp khó khăn sẽ kích động sự hoảng loạn trong nền kinh tế.

Các nhà hoạch định chính sách muốn tránh những tổ chức tài chính lành mạnh hơn bị cuốn vào rắc rối và quyết định hành động. Kể từ đó, các cuộc tranh luận đã nổ ra về thời điểm thích hợp để ngừng sự trợ giúp này.

Hạn chế của ngân hàng zombie

Việc đóng cửa các ngân hàng gặp khó khăn có thể kích động sự hoảng loạn trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các bằng chứng thực tế cho thấy rằng việc cho phép chúng tiếp tục hoạt động cũng có một số nhược điểm. Việc khôi phục ngân hàng có thể tiêu tốn hàng trăm tỉ đô la và cản trở tăng trưởng kinh tế.

Do tài sản của các ngân hàng zombie không bị phát mại hay thanh lí, vốn của các nhà đầu tư bị mắc kẹt, thay vì được thu hồi để sử dụng hiệu quả hơn. Ngoài ra, thay vì củng cố các công ty lành mạnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế, các ngân hàng zombie giúp duy trì các tập đoàn mục nát.

Với việc bóp méo cơ chế thị trường, việc phân bổ nguồn lực sai làm suy yếu toàn bộ hệ thống tài chính.

Ví dụ về ngân hàng zombie

Tại Nhật Bản, khi bong bóng bất động sản sụp đổ vào năm 1990, nước này đã duy trì các ngân hàng mất khả năng thanh toán thay vì tái cấp vốn hoặc để chúng phá sản.

Gần 30 năm sau, các ngân hàng zombie của Nhật Bản vẫn có một lượng lớn các khoản nợ xấu trên sổ sách của họ. Thay vì giúp kinh tế Nhật Bản phục hồi, các ngân hàng này đã khóa chặt nền kinh tế nước này vào một cái bẫy giảm phát mà nước này chưa bao giờ thoát ra được.

(Theo investopedia)

Hằng Hà

Lực Ma Sát Là Gì?

Lực ma sát là gì?

Lực ma sát là lực cản trở chuyển động của một vật này so với vật khác. Nó không phải là một lực cơ bản, ví dụ như lực hấp dẫn hay lực điện từ. Thay vậy, các nhà khoa học tin rằng lực ma sát là kết quả của lực hút điện từ giữa các hạt tích điện có trong hai bề mặt tiếp xúc.

Các nhà khoa học đã bắt đầu chắp nối với nhau các định luật chi phối lực ma sát vào thế kỉ thứ 15, nhưng vì các tương tác quá phức tạp, nên việc đặc trưng hóa lực ma sát trong những tình huống khác nhau thường đòi hỏi có các thí nghiệm và không thể chỉ được suy luận ra từ các phương trình hay định luật.

Với mỗi quy tắc chung về lực ma sát, luôn có nhiều ngoại lệ. Chẳng hạn, trong khi hai bề mặt gồ ghề (ví dụ như giấy nhám) chà xát lên nhau thỉnh thoảng có ma sát lớn hơn, nhưng những bề mặt được mài rất nhẵn (ví dụ như các tấm kính thủy tinh) đã được lau sạch hết các hạt bụi bám trên mặt thật ra có thể dính vào nhau rất mạnh.

Lực ma sát là nguyên nhân sinh ra lửa khi cọ xát hai que củi lên nhau

Các loại ma sát

Có hai loại ma sát chính, ma sát nghỉ và ma sát động. Ma sát nghỉ tác dụng giữa hai bề mặt không chuyển động tương đối với nhau, còn ma sát động tác dụng giữa những vật đang chuyển động.

Trong chất lỏng, lực ma sát là lực cản trở giữa những lớp chuyển động của một chất lỏng, nó còn được gọi là lực nhớt. Nói chung, chất lỏng càng nhớt thì càng đặc, vì thế mật ong có lực ma sát nhớt lớn hơn nước.

Các nguyên tử bên trong một vật liệu rắn cũng có thể chịu lực ma sát. Ví dụ, nếu một khối kim loại rắn bị nén, thì toàn bộ các nguyên tử bên trong vật liệu chuyển động, gây ra lực ma sát nội.

Trong tự nhiên, không có những môi trường hoàn toàn không có ma sát: ngay cả trong không gian vũ trụ ngoài xa, những hạt vật chất nhỏ xíu có thể tương tác, gây ra ma sát.

Hệ số ma sát

Hai vật rắn chuyển động với nhau chịu tác dụng của lực ma sát động. Trong trường hợp này, lực ma sát bằng một phần của lực vuông góc tác dụng giữa hai vật (phần đó được xác định bởi một con số gọi là hệ số ma sát, nó được xác định qua các thí nghiệm). Nói chung, lực ma sát độc lập với diện tích tiếp xúc và không phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của hai vật.

Lực ma sát còn tác dụng lên những vật đứng yên. Lực ma sát nghỉ giữ cho các vật khỏi chuyển động và thường có giá trị cao hơn lực ma sát chịu bởi hai vật đó khi chúng chuyển động tương đối với nhau. Lực ma sát nghỉ là cái giữ cho cái hộp trên một miếng ván nghiêng không trượt xuống phía dưới.

Ứng dụng của ma sát

Lực ma sát giữ một vai trò quan trọng trong nhiều quá trình hằng ngày. Chẳng hạn, khi hai vật cọ xát lên nhau, lực ma sát làm cho một phần năng lượng chuyển động bị biến đổi thành nhiệt. Đó là nguyên nhân vì sao cọ xát hai que củi lên nhau cuối cùng sẽ tạo ra lửa.

Lực ma sát còn là nguyên nhân gây ăn mòn và xẻ rảnh trên bánh răng và những bộ phận cơ giới khác. Đó là nguyên do người ta sử dụng dầu bôi trơn, hay chất lỏng, để làm giảm ma sát – và giảm ăn màn và xẻ rảnh – giữa các bộ phận đang chuyển động.

Nguồn: LiveScience

Vui lòng ghi rõ “Nguồn chúng tôi khi đăng lại bài từ CTV của chúng tôi.

Nếu thấy thích, hãy Đăng kí để nhận bài viết mới qua email