Ô nhiễm môi trường biển là sự biến đổi của nước biển theo chiều hướng tiêu cực, làm môi trường biển không còn thích hợp cho các sinh vật sống nữa.
Có thể theo hướng tích cực như các dòng chảy từ sông mang theo phù sa và dinh dưỡng nuôi dưỡng các loài động vật biển.
Hoặc tiêu cực như sự dư thừa dinh dưỡng trong nước có thể gây lên các sự phát triển quá mức của một số loài tảo trong một khoảng thời gian nhất định sẽ dẫn tới các hiện tượng thủy triều đỏ….
Sự biến đổi này có thể do tự nhiên hoặc do con người, tuy nhiên nếu nó làm thay đổi môi trường biển theo hướng tiêu cực thì đều được coi là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường biển.
2. Ô nhiễm môi trường biển theo khoa học
”Ô nhiễm môi trường biển là hiện tượng nguồn nước biển bị biến đổi tính chất (vật lí và hóa học) và thành phần không đúng tiêu chuẩn.”
Trước đây, các nhà khoa học còn cho rằng biển có khả năng tự làm sạch vô hạn – tức là nước biển đủ lớn để pha loãng tất cả mọi nguồn gây ô nhiễm trên thế giới này.
Tuy nhiên, từ sau vụ tai nạn tàu chở dầu Torrey Canyon năm 1967 và sau vụ tràn dầu ở Santa Barbara năm 1969 ngoài khơi California các nhà khoa học đã thay đổi đánh giá về khả năng tự làm sạch của biển trong một thời gian và không gian nhất định.
Sau những sự kiện này, đánh giá được sự nguy hiểm khi nguồn nước biển bị biến đổi tính chất trong một phạm vi không gian và thời gian nhất định nên đã đề nghị các nước tham gia nhiều hiệp ước bảo vệ môi trường biển.
3. Ô nhiễm môi trường biển theo Wiki
Trong bách khoa toàn thư mở WIKI có viết ”Ô nhiễm biển xảy ra khi các tác động gây hại hoặc có nguy cơ gây hại bắt nguồn từ chất thải hóa học, chất thải rắn, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp và chất thải sinh hoạt, tiếng ồn hoặc sự lây lan của các loài xâm lấn gây tác động xấu tới biển.”
Các hoạt động của con người đều ít nhiều tác động đến môi trường và điểm cuối cùng của hành trình ô nhiễm chính là biển.
Ví dụ cụ thể: Việc con người uống một chai COCA COLA.
+ Quy trình sản xuất COCA COLA đóng chai tại nhà máy sẽ thải ra môi trường nước thải, chất thải rắn, khí thải.
+ Sau khi sử dụng, vỏ chai cũng được đưa trực tiếp vào môi trường.
Đây là hai nguồn ô nhiễm mà người bình thường cũng có thể nhận biết và điểm cuối cùng của các loại chất thải rắn này sẽ là biển.
+ Hoạt động vận chuyển nguyên liệu
+ Hoạt động vận chuyển thành phẩm tới nơi tiêu thụ
+ Hoạt động đóng gói sản phẩm
….