Top 10 # Negative Nghĩa Là Gì Trong Xét Nghiệm Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Xét Nghiệm Anti Hcv Negative Là Gì

08-07-2017 – Lượt xem:2664

Theo một số thống kê tại nước ta hiện nay có khoảng 5% dân số bị nhiễm bệnh Viêm Gan C. Viêm Gan C là một căn bệnh nguy hiểm do virus HCV gây ra. Bệnh Viêm Gan C nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tình mạng người bệnh như xơ gan, suy gan, ung thu gan. Bệnh thường không có những triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Chính vì vậy để chuẩn đoán chính xác chỉ có thể dựa vào phương pháp xét nghiệm máu. Vậy Xét nghiệm Anti HCV Negative là gì?

Anti HCV là gì?

HCV là virus gây nên bệnh Viêm Gan C. Bệnh Viêm Gan C lây nhiễm qua 3 con đường chính là: đường máu, đường tình dục và đường từ mẹ sang con. virus Viêm Gan C sau khi xâm nhập vào cơ thể thời gian ủ bệnh từ 2 tuần đến 6 tháng. Khi mắc bệnh Viêm Gan C, người mắc bệnh thường không có triệu chứng (ước tính rằng 80% người bị Viêm Gan C không có triệu chứng) và phần còn lại có triệu chứng nhưng rất mờ. Một số ít có triệu chứng rõ nhất là sốt, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, vàng da, nước tiểu đậm. Viêm Gan C là một bệnh rất nguy hiểm và hiện nay không có văcxin phòng ngừa bệnh. Viên Gan C nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả làm gan bị tổn thương và gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Viên Gan C gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

Ung thư gan: những người bị nhiễm Viên Gan C mạn tính có tăng nguy cơ ung thư gan. Khoảng 10-20% bệnh nhân Viên Gan C có thể tiến triển thành ung thư gan. Bệnh nhân bị nhiễm virus viêm gn b mãn tính có xác xuất ung thư cao gâp 200 lần người bình thường. Tại việt nam có tới 60-70% ca ung thư có nhiễm virus viêm virus Viên Gan C làm gan suy yếu, xơ hóa và dẫn đến tình trạng hình thành các tổ chức tế bào ác tính triệu chứng thường gặp nhất của ung thư gan.

Anti HCV là kháng thể do hệ miễn dich trong cơ thể người bệnh sản xuất ra để chống lại kháng nguyên lõi của virus viêm gan C khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Anti-HCV có thể xuất hiện trong máu người bệnh Viêm Gan C sau thời gian từ 2 – 3 tháng kể từ khi bị lây nhiễm. Hơn 97% số người bị lây nhiễm HCV xuất hiện Anti HCV trong vòng 6 tháng. Thời gian này kéo dài hơn thời gian ủ bệnh của virus trung bình từ 45 đến 68 ngày kể từ khi người bệnh bị lây nhiễm virus Viêm Gan C nên trong một số trường hợp xét nghiệm cho ra kết quả không chính xác rơi vào thời điểm tuy đã bị lây nhiễm nhưng virus chưa hoạt động hoặc Anti HCV chưa xuất hiện trong máu.

Xét nghiệm Anti HCV Negative là gì?

Xét nghiệm anti-HCV hiện nay được sử dụng như một phương pháp đơn giản, nhanh chóng để tầm soát bệnh Viêm Gan C. Xét nghiệm Anti HCV Negative được thực hiện bằng phương pháp kỹ thuật vi hạt hóa phát quang. Trong mẫu thuốc được sử dụng để thử có chưa các kháng nguyên của virus HCV đã được phụ vi hạt thuận từ và chất kết hợp được đánh dấu acridinium, tạo nên 1 hỗn hợp dùng để tạo phản ứng. Khi xét nghiệm Anti HCV nếu trong mẫu bệnh phẫm có chứa Anti HCV thì giữa Anti HCV và mẫu thử bệnh phẫm sẽ có sự kết hợp với nhau, kết quả phản ứng cho ra sự hoạt hóa phát quang. Nồng độ của Anti HCV trong mẫu thử sẽ tỉ lệ thuận với cường độ phát quang của phản ứng.

Ý nghĩa Xét nghiệm Anti HCV Negative

– Người bệnh đã bị nhiễm bệnh Viêm Gan C, virus HCV đã hoạt động nhưng cơ thể người bệnh chưa thể tạo ra Anti HCV. Do đặc thù của kháng thể Anti HCV thường xuất hiện trễ hơn kháng nguyên HCV. Nên để chắc chắn khi xảy ra tình trạng này thì người bệnh cần thực hiện xét nghiệm HCVcAg hoặc HCV-RNA hoặc xét nghiệm lại sau 3 tháng để cho ra kết quả chính xác.

Ngược lại với Anti HCV Negative kết quả Xét nghiệm Anti HCV positive thì lúc này trong cơ thể bệnh nhân đã xuất hiện kháng thể chống lại virus viêm gan C chứng tó bệnh nhân có thể mắc Viêm gan C hoặc đã từng nhiễm Viêm gan C nhưng đã tự khỏi trong thời gian cấp tính. Lúc này, để biết chắc chắn kết quả thì bệnh nhân cần phải tiến hành thêm xét nghiệm xác chẩn (confirmatory test) hoặc xét nghiệm HCV-RNA để khẳng định chắc chắn sự hiện diện của virus Viêm Gan C.

Nếu kết quả Xét nghiệm Anti HCV positive: bạn có thể thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:

Đã từng nhiễm virus Viêm Gan C nhưng đã được chữa khỏi bệnh hoặc cơ thể tự tiêu diệt được virus. Trong trường hợp này, vi rút không còn trong cơ thể nữa nhưng kháng thể được sản xuất bởi cơ thể trong nhiễm trùng trước đó vẫn dương tính với HCV. Trong trường hợp này, nếu xét nghiệm HCV-RNA cũng cho kết quả âm tính, người ta kết luận rằng người đó không bị nhiễm Viêm Gan C.

Nếu người bệnh nhiễm bệnh Viêm Gan C cấp tính hoặc mãn. bởi vì trong cả hai giai đoạn, điểm kiểm tra có thể dương tính. Cần đợi 6 tháng sau khi xét nghiệm RNA HCV dương tính để xác định người đó đã bị Viêm Gan C mãn tính vì cơ thể không thể tự hồi phục được vi-rút trong thời gian bị nhiễm trùng cấp tính (thường kéo dài 6 tháng). Kể từ khi virus bắt đầu hoạt động). Lưu ý: khi virus Viêm Gan C xâm nhập vào cơ thể 1 người trưởng thành thì khả năng cơ thể tự tiêu diệt được virus là khoảng 15%. 85% số người còn lại sẽ chuyển thành viêm gan virus c mạn tính hoặc đang bị nhiễm viêm gan virus C.

Khả năng kiểm tra sai. Điều này có thể là do lỗi trong quá trình thử nghiệm hoặc do việc sử dụng các chất do người kiểm tra can thiệp vào kết quả của phép thử. Cần làm lại xét nghiệm Anti HCV.

Cũng cần lưu ý với các bệnh nhân rằng xét nghiệm Anti-HCV Negative chỉ biết được bệnh nhân có đang hoặc đã nhiễm virus Viêm Gan C hay không, còn mức độ viêm gan hay nồng độ virus cũng như khả năng lây lan virus sang cộng đồng của người bệnh hoặc việc bệnh nhân có cần điều trị hay chưa…. thì cần phải làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác theo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.

Hi vọng những thông tin sẽ giúp ích cho bạn đọc, nếu còn thắc mắc gì bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ Đa Khoa Hồng Phong để được tư vấn tận tình nhất.

Kết Quả Xét Nghiệm Anti Hcv Negative

Viêm gan C là 2 bệnh lý bệnh gan mãn tính nguy hiểm hàng đầu hiện nay với tỷ lệ người lây nhiễm và mắc bệnh hàng đầu trên toàn thế giới. Bệnh biểu hiện ít ỏi trong những giai đoạn đầu. Chính vì vậy, virus càng dễ có cơ hội phát triển gây hại trong cơ thể người bệnh và lây nhiễm cho người khác qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Vì thế, việc kiểm tra phát hiện Viêm gan C là rất cần thiết để chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm bệnh.

Nhiều bạn đọc đã tiến hành kiểm tra và gửi câu hỏi về cho Bệnh viện chuyên gan, thắc mắc về kết quả xét nghiệm Anti HCV, Anti HCV Negative. Chúng tôi sẽ giải đáp cụ thể cho quý bạn đọc qua những thông tin sau đây.

Anti HCV là gì?

Virus HCV gây Viêm gan C sau khi lây nhiễm vào cơ thể sẽ ủ bệnh trong vòng từ 12 đến 40 ngày. Sau thời gian này, virus sẽ bắt đầu hoạt động, nhân lên, phá hủy tế bào gan, gây Viêm gan C cấp tính và mãn tính. Chỉ khoảng 70% người nhiễm Viêm gan C cấp tính có thể tự khỏi bệnh. Số còn lại sẽ tiếp tục chuyển sang giai đoạn mãn tính và nhiễm virus HCV suốt đời.

Sự gia tăng Anti HCV so với tải lượng virus

Anti HCV là kháng thể do hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra để chống lại virus HCV. Kháng nguyên HCV-ag tăng lên trong cơ thể sau thời gian ủ bệnh. Sau đó 1 đến 2 tuần, Anti HCV sẽ bắt đầu xuất hiện. Nếu người bệnh khỏi bệnh trong thời gian cấp tính thì HCV ag sẽ giảm dần nhưng Anti HCV vẫn tồn tại sau đó. Trong những trường hợp nhiễm mãn tính thì HCV ag và Anti HCV luôn tồn tại song song.

Kết quả chẩn đoán Anti HCV Negative và Anti HCV Positive

Việc kiểm tra Anti HCV trong chẩn đoán viêm gan C có ý nghĩa xác định tình trạng nhiễm bệnh Viêm gan C. Cụ thể trong các trường hợp sau:

– Nếu Anti HCV Negative: tức là kết quả xét nghiệm âm tính với Anti HCV, cơ thể không có kháng thể kháng virus HCV, người được xét nghiệm chưa từng bị nhiễm Viêm gan C.

– Nếu Anti HCV Positive: tức là kết quả xét nghiệm dương tính với Anti HCV, cơ thể xuất hiện kháng thể kháng virus HCV, có thể có 2 trường hợp: đang mắc Viêm gan C hoặc đã từng nhiễm Viêm gan C nhưng đã tự khỏi trong thời gian cấp tính. Để phân loại 1 cách chắc chắn, cần tiến hành kiểm tra HCV RNA để biết có virus hoàn chỉnh đang hoạt động trong cơ thể hay không.

Như vậy, trả lời cho câu hỏi Anti HCV Negative là gì, các chuyên gia của Bệnh viện chuyên gan giải thích cụ thể hơn như sau: Negative là 1 thuật ngữ trong xét nghiệm định tính dấu ấn sinh học, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “âm tính”. Anti HCV Negative có nghĩa là Kết quả xét nghiệm Anti-HCV là âm tính, không phát hiện kháng thể kháng virus HCV trong máu hoặc lượng kháng thể quá thấp (dưới giá trị tham chiếu).

Phương pháp kiểm tra xét nghiệm Anti HCV

Hiện nay, kỹ thuật vi hạt hóa phát quang được áp dụng phổ biến trong kiểm tra phát hiện Anti HCV trong huyết thanh. Sử dụng 1 hỗn hợp các chất để phản ứng với mẫu bệnh phẩm. Nếu trong mẫu thử có tồn tại Anti HCV thì phản ứng sẽ phát sáng. Độ sáng của phản ứng sẽ tỉ lệ thuận với nồng độ Anti HCV trong mẫu thử.

Phương pháp xét nghiệm này được tiến hành bằng thiết bị ARCHITECT i1000sr hoặc những loại thiết bị khác có chức năng tương tự. Phương pháp này áp dụng nguyên lý kiểm tra tương đối dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng nên là cơ sở hàng đầu để quyết định tính phổ biến và được sử dụng đầu tiên trong việc chẩn đoán phát hiện kháng thể của virus Viêm gan C (Anti HCV) trong máu.

Thiết bị xét nghiệm Anti HCV bằng kỹ thuật hóa phát quang

Khuyến cáo từ chuyên gia: Người được tiến hành xét nghiệm cần lưu ý nên nhịn ăn (để bụng đói) trong vòng từ 8 đến 10 tiếng trước khi tiến hành trích xuất mẫu máu xét nghiệm để đảm bảo cho ra kết quả chính xác. Thời gian chờ đợi kết quả chỉ trong vòng 3 tiếng đến nửa ngày. Nếu tiến hành lấy mẫu máu vào buổi chiều thì thường sẽ nhận được kết quả vào sáng hôm sau.

Làm gì khi Anti HCV Negative?

Khi Anti HCV Negative (âm tính), khả năng cao là người đó không mắc Viêm gan C. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp kiểm tra vào thời gian virus ủ bệnh, Anti HCV chưa xuất hiện trong cơ thể thì kết quả cho ra cũng âm tính với Anti HCV. Điều cần thiết đó là kiểm tra lại Anti HCV 3 tháng sau đó. Nếu kết quả Anti HCV vẫn âm tính, thì có thể khẳng định người đó không bị mắc bệnh Viêm gan C.

Nếu kết quả Anti HCV Negative, điều cần thiết là cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh, sử dụng các biện pháp an toàn khi thực hiện các hành vi có nguy cơ lây nhiễm cao. Đó là cách hữu hiệu nhất hiện nay để phòng ngừa Viêm gan C, vì chưa có vaccine đặc hiệu.

Song song, cần áp dụng một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý, lành mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, gia tăng tỷ lệ đào thải virus trong thời gian cấp tính nếu không may bị nhiễm Virus HCV.

Hi vọng những thông tin trong bài sẽ hữu ích cho bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa phòng khám Hồng Phong để được hỗ trợ cụ thể nhất.

Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì? Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Trong Xét Nghiệm Máu

Xét nghiệm huyết học là gì?

Tại sao phải thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn bộ – Xét nghiệm huyết học là gì ?

Để đánh giá sức khỏe tổng thể: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ. Như là một phần của một cuộc kiểm tra y tế thường xuyên theo dõi sức khỏe chung.

Để chẩn đoán bệnh: Bác sĩ có thể chỉ định làm công thức máu toàn bộ. Nếu bạn

cảm thấy yếu đuối, mệt mỏi, sốt, viêm, bầm tím hoặc chảy máu,… Công thức máu toàn bộ có thể giúp bác sỹ chẩn đoán nguyên nhân gây ra các dấu hiệu và triệu chứng.

Để theo dõi một tình trạng bệnh lý: Nếu đã được chẩn đoán một số tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến số lượng tế bào máu. Chẳng hạn như bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu hoặc đa hồng cầu vera,… Bác sĩ có thể sử dụng công thức máu toàn bộ để theo dõi tình trạng và tiến triển của bệnh.

Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm Huyết Học – Xét Nghiệm Huyết Học Là Gì ?

Ý nghĩa số lượng bạch cầu (WBC)

Bạch cầu là một loài tế bào máu có màu trắng. Là thành phần quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chống lại các tác nhân gây bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hay nhiễm độc.

Với người bình thường, lượng bạch cầu trong xét nghiệm có kết quả từ 4,4 – 10,9 K/µL (Tỉ tế bào/ lít).

Nếu bạn xét nghiệm cho ra chỉ số 40 – 10 K/µL thì:

Lượng bạch cầu tăng, nguyên nhân có thể do viêm nhiễm, bệnh máu ác tính hay các bệnh về bạch cầu. Cụ thể là bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, dòng tủy mạn. Bệnh bạch cầu lympho cấp, lympho mạn hoặc bệnh u bạch cầu.

Giảm trong thiếu máu: nguyên nhân có thể do bất sản, thiếu hụt Vitamin B12, do nhiễm khuẩn,…

Ý nghĩa số lượng hồng cầu (RBC)

Là thành phần chiếm tỷ lệ số lượng lớn trong tế bào máu. Nhiệm vụ của hồng cầu giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Và vận chuyển CO2 từ các mô vào phổi để đào thải.

Trạng thái bình thường, lượng hồng cầu của nam giới là 4,2 – 6,3 M/µL

Nếu kết quả xét nghiệm từ 3,8 – 5,8 M/µL thì có thể do các nguyên nhân sau:

Tăng trong mất nước của cơ thể hay do chứng tăng hồng cầu

Giảm trong thiếu máu

Ý nghĩa của lượng tiểu cầu (PLT)

Lượng tiểu cầu (PLT) là số lượng tiểu cầu trong một thể tích máu. Người bình thường chỉ số có giá trị từ 150.000 – 400.000 số lượng tiểu cầu/μl máu (1 μl = 1 mm3). Trung bình là 200.000 tiểu cầu/μl máu.

Chỉ số PLT  tăng sau khi chảy máu hoặc sau phẫu thuật làm mất máu. Điều này dễ dẫn đến các bệnh viêm.

Chỉ số PLT giảm là dấu hiệu của việc điều trị hóa chất; khi có máu đông hoặc xuất huyết khi truyền máu, cũng có thể là do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh

Ý nghĩa lượng huyết sắc tố (Hb)

Lượng huyết sắc tố hay còn gọi là Hemoglobin (HBG) là một phần tử protein phức tạp, có khả năng vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu.

Ở trạng thái bình thường, nam giới có chỉ số từ 130 – 170 gram/L và ở nữ giới là 120 – 150 gram/L.

Nếu kết quả Hb là 12 – 16,5 G/ dL thì chỉ số này có ý nghĩa:

Tăng trong mất nước, có thể nhiễm các bệnh về tim mạch và phổi

Giảm trong thiếu máu, do chảy máu hay các phản ứng gây tan máu

Ý nghĩa về khối hồng cầu (HCT)

HCT (Hematocrit)- Tỷ lệ thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần là phần máu đã loại bỏ bạch cầu. Phần lớn là huyết tương và có bổ sung dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu. Thể tích đơn vị khối lượng hồng cầu (HC) người bình thường khoảng 150 -200 ml với dung tích hồng cầu (hematocrit) khoảng 55 – 65%

Chỉ số bình thường nếu ở nam chiếm 38 – 49% và ở nữ là  34,9 – 44,5 %

Nếu chỉ số này ở nam từ 39% – 49% và ở nữ 33 – 49% thì nói lên bạn đang bị tình trạng sau:

Tăng là do các rối loạn dị ứng, do chứng tăng hồng cầu, bệnh mạch vành,các bệnh do hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chứng giảm lưu lượng máu.

Giảm do mất máu, thiếu máu hoặc thai nghén.

Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV)

Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) được tính từ Hematocrit và số lượng hồng cầu.

Chỉ số ở tình trạng sức khỏe bình thường nằm ở mức 80 -100 FL ( Femtoliter Lít) ( 1 femtoliter = 1/ 1 triệu lít)

Nếu chỉ số xét nghiệm từ 85 -95 FL thì sẽ có ý nghĩa sau:

Tăng trong thiếu hụt Vitamin B12, do mắc bênh gan, nghiện rượu, thiếu acid folic, chứng tăng hồng cầu, do suy tuyến giáp, bất sản tủy xương, xơ hóa tủy xương.

Giảm trong thiếu hụt sắt trong cơ thể, hội chứng thalassemia và các bệnh hemoglobin khác, thiếu máu nguyên hồng cầu, trong các bệnh mạn tính; suy thận mạn tính, nhiễm độc chì

Nồng độ huyết sắc tố trung bình trong hồng cầu (MCHC)

Nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu ( MCHC) là chỉ số thể hiện nồng độ trung bình huyết sắc tố được tính trong một đơn vị thể tích máu.

Người bình thường chỉ số nằm trong khoảng từ 32 – 36%.

Nếu MCHC < 32% thì cơ thể bạn đã bị thiếu máu do thiếu vitamin B12, bệnh xơ gan, nghiện rượu.

Độ phân bố hồng cầu (RDW – CV)

Khi xét nghiệm, thường có 2 thông số là RDW-SD và RDW-CV. Nó cho biết sự sai khác về kích cỡ giữa các tế bào hồng cầu. RDW-SD cho ra thông số thể tích thực, RDW-CV cho ra con số %. RDW-SD có giá trị hơn so với các bác sĩ. Máy huyết học nào có thông số RDW-SD sẽ tốt hơn máy chỉ có RDW-CV. Dải giá trị tham chiếu của 2 thông số: RDW-SD: 29 – 46 fL RDW-CV: 11.6 – 14.6% (với người lớn)

Ở mỗi trường hợp, các chỉ số này sẽ có ý nghĩa khác nhau:

RDW bình thường, MVC bình thường: vẫn có khả năng thiếu máu do bệnh mạn tính, thiếu máu do bệnh thận, mất máu cấp tính, hoặc do ly dải; các bệnh về emzym.

RDW bình thường, MCV tăng: đây là tình trạng nguy hiểm, có thể bị bệnh gan mạn tính hoặc thiếu máu bất sản hoặc do sử dụng thuốc kháng virut, uống rượu bia, hóa trị.

RDW bình thường, MVC thấp: dấu hiệu của bệnh thiếu máu thể hồng cầu lưỡi liềm hoặc do thiếu sắt.

 RDW tăng, MVC tăng: dấu hiệu của thiếu vitamin B12, folate trầm trọng, bị bệnh gan mãn tính hoặc thiếu máu tan huyết, hội chứng loạn sản tủy.

RDW tăng, MVC bình thường: dấu hiệu của bệnh hồng cầu lưỡi liềm, gan mạn tính, hội chứng loạn sản tủy. Có thể là giai đoạn sớm của bệnh thiếu folate, vitamin B12.

RDW tăng, MCV giảm: dấu hiệu của thiếu sắt.

Độ phân bổ tiểu cầu (PDW)

Độ phân bổ tiểu cầu ở trạng thái ổn định, có giá trị từ 6 -18%

Chỉ số PDW tăng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết Gram dương/ Gram âm hoặc do bệnh hồng cầu hình liềm.

Chỉ số PDW giảm có thể là do bạn dùng nhiều bia rượu.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Lympho ( LYM%)

Số lượng bạch cầu Lympho (hay LYM) là số bạch cầu Lympho có trong một thể tích máu . Giá trị ổn định của chỉ số này là từ 0,6 đến 3,4 Giga/l.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Lympho (LYM%) là tỷ lệ bạch cầu Lympho trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị trung bình của người bình thường từ 17 – 48% (0.9 – 5.2 G/L)

LYM% Tăng: là dấu hiệu của nhiễm khuẩn mạn, nhiễm virus, lao, bệnh Hogdkin; suy tuyến thượng thận, viêm loét đại tràng.

LYM% Giảm: Do nhiễm HIV/ADS, bệnh ung thư.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Mono (MON %)

Số lượng bạch cầu Mono (hay MON) là số bạch cầu Mono có trong một thể tích máu. Với cơ thể bình thường, chỉ số này ở mức từ 0,0 đến 0,9 Giga/l.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu Mono là tỷ lệ lượng bạch cầu Mono trong số lượng bạch cầu của cơ thể. Ở người bình thường, khỏe mạnh, chỉ số này từ 4 – 8%

MON% Tăng: dấu hiệu của triệu chứng tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm khuẩn, nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn sinh tủy; các bệnh về khối u, u lympho, u tủy.

MON% Giảm: dấu hiệu thiếu máu bất sản, thiếu máu do suy tủy, sử dụng glucocorticoid.

Tỷ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NET%)

Số lượng bạch cầu trung tính (hay NEUT) là số bạch cầu trung tính có trong một thể tích máu. Chỉ số bình thường của số lượng bạch cầu trung tính là từ 60% đến 66%.

Tỉ lệ phần trăm bạch cầu trung tính (NET%) là tỉ lệ bạch cầu trung tính trong tổng số bạch cầu trong cơ thể. Giá trị trung bình ở người bình thường từ 43% – 76%.

NET% tăng cao: do bị nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim, streé, ưng thư, các bệnh bạch cầu dòng tủy.

NET% Giảm: Nhiễm virus, giảm sản hoặc suy tủy, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch hoặc do xạ trị, hóa trị.

Số lượng bạch cầu ái toan (EOS#)

Bạch cầu ái toan (EOS) là những tế bào bạch cầu được sản xuất từ tuỷ. Chúng lưu lại trong máu một vài giờ rồi di chuyển đến các mô và tồn tại ở đó trong vài ngày. Là một phần trong hệ miễn dịch và thành phần quan trọng của máu. Người bình thường khỏe mạnh có giá trị EOS từ 0 – 7% (0 – 0.8 G/L) và số lượng từ 50 – 500 tế bào/mm3.

Vai trò của bạch cầu ái toan rất quan trọng giúp phá hủy các chất lạ, đặc biệt là các bệnh nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn. Điều hòa phản ứng viêm, rất có lợi trong việc ly tách và kiểm soát tại vị trí viêm diễn ra  hoặc để bảo vệ các mô.

Chỉ số EOS tăng là do dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, bệnh về phù thần kinh – mạch, các phản ứng thuốc, các bệnh về mạch máu – collagen, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp, rối loạn tăng sản tủy ( bệnh Hodgkin, xạ trị).

Chỉ số EOS giảm trong quá trình sử dụng các thuốc corticosteroid.

Xét nghiệm huyết học tại Đà Nẵng uy tín và an toàn

Xét nghiệm huyết học được xem là xét nghiệm được sử dụng phổ biến và quan trọng nhất tại các sơ sở y tế. Và tùy vào trang thiết bị, chất lượng dịch vụ mà mức giá xét nghiệm ở các đơn vị xét nghiệm là khác nhau.

Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ xét nghiệm huyết học và giải đáp thắc mắc, các bạn có thể liên hệ tới số điện thoại 0913.447.869, qua fanpage Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng hoặc đến trực tiếp tại 97 Hải Phòng, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

Đến với Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng, bạn sẽ không mất thời gian chờ đợi. Đảm bảo trả kết quả nhanh chóng, bên cạnh đó phòng khám còn có dịch vụ lấy máu và trả kết quả tận nhà.

Hãy liên hệ Phòng khám chẩn đoán Medic Sài Gòn để được tư vấn ✅Địa chỉ 97 Hải Phòng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Hotline: 091 555 1519 Zalo: 0914 496 516 www.phongkhammedic.com, niptdanang.com, xetnghiemdanang.com

Xét Nghiệm Là Gì Và Vai Trò Của Xét Nghiệm Trong Việc Chẩn Đoán Bệnh

1. Vậy xét nghiệm là gì?

Trước tiên chúng ta sẽ định nghĩa về xét nghiệm là gì theo nghĩa chung nhất. Theo đó, xét nghiệm chính là hoạt động điều tra, là quá trình phân tích chức năng, tình trạng các cơ quan trên cơ thể, gồm nhiều bước. Kết quả cuối cùng của hoạt động xét nghiệm là nhằm chứng minh cho chẩn đoán sơ bộ trước đó hoặc chứng minh cho kết quả điều trị có đạt hiệu quả hay không.

Xét nghiệm chính là hoạt động kiểm tra, là quá trình phân tích gồm có nhiều bước

Trong y học, xét nghiệm cũng là hoạt động được diễn ra nhằm mục đích điều tra, phân tích. Xét nghiệm cụ thể được diễn ra trong các phòng thí nghiệm đạt chuẩn của bệnh viện. Mẫu xét nghiệm rất đa dạng. Đó có thể là máu, là nước tiểu, và nhiều mẫu hữu cơ khác. Việc xét nghiệm do các bác sĩ chuyên môn thực hiện. Kết quả xét nghiệm thu được chính là cơ sở để bác sĩ đưa ra các chẩn đoán bệnh.

Từ đây bạn đã hiểu xét nghiệm là gì rồi chứ. Vậy bạn có thắc mắc gì về quy trình của việc xét nghiệm này không? Bên cạnh đó vai trò của hoạt động xét nghiệm là gì?

2. Quy trình xét nghiệm

Như chúng ta vừa nói ở trên, xét nghiệm là một quy trình phân tích gồm có nhiều bước. Vậy các bước cụ thể ở đây là gì?

2.1. Bước đầu tiên trong quy trình xét nghiệm là lấy mẫu xét nghiệm

Để có thể tiến hành xét nghiệm, bước đầu tiên trong quy trình chính là lấy mẫu xét nghiệm. Tùy theo loại xét nghiệm bệnh nhân muốn làm mà mẫu xét nghiệm sẽ khác nhau.

Ví dụ như bạn muốn làm xét nghiệm máu thì mẫu xét nghiệm bạn cần cung cấp là máu. Còn nếu bạn muốn xét nghiệm ADN thì mẫu xét nghiệm sẽ đa dạng hơn. Đó có thể là tóc, móng tay, máu, bàn chải đánh răng,…

Có một điều bạn cần biết khi lấy mẫu xét nghiệm. Đó là đối với mỗi loại mẫu xét nghiệm khác nhau thì cách thức lấy mẫu cũng khác nhau. Có những mẫu xét nghiệm có thể lấy rất đơn giản và nhanh chóng. Ví dụ như tóc, nước tiểu,… Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những mẫu xét nghiệm có quy trình thu thập phức tạp hơn. Ví dụ như máu, mô tế bào,…

2.2. Bước thứ hai trong quy trình là tiến hành phân tích mẫu

Sau khi thu thập mẫu xét nghiệm xong, bước tiếp theo trong quy trình là phân tích mẫu. Việc phân tích mẫu xét nghiệm sẽ thuộc về trách nghiệm của các bác sĩ chuyên môn. Quá trình phân tích cần được tiến hành trong các phòng điều kiện đạt chuẩn nhất. Ví dụ như phòng thí nghiệm, phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn,…

Việc tiến hành phân tích mẫu sẽ khác nhau đối với những mẫu xét nghiệm khác nhau. Khi loại xét nghiệm càng phức tạp thì việc tiến hành phân tích mẫu cũng khó khăn hơn. Một trong những loại mẫu khó phân tích ta có thể kể đến là nước ối, tinh trùng. Ngoài ra bàn chải đánh răng, mô tế bào cố định trên Paraffin,… cũng là những mẫu rất khó phân tích.

Quy trình xét nghiệm gồm có 3 bước

2.3. Bước thứ ba là thu thập kết quả xét nghiệm

Thông qua bước phân tích mẫu, bác sĩ sẽ thu về những số liệu, những chỉ số nhất định. Tùy vào mỗi loại xét nghiệm, mục đích xét nghiệm mà các chỉ số cần phân tích sự khác nhau. Các chỉ số này sẽ thuộc vào hai trường hợp. Trường hợp thứ nhất, chỉ số có thể thấp hơn hoặc vượt quá điều kiện chỉ số tiêu chuẩn. Trường hợp thứ hai, chỉ số sẽ nằm trong khoảng điều kiện chỉ số tiêu chuẩn.

Khi bác sĩ đã phân tích đủ các chỉ số cần thiết thì nhìn vào bảng phân tích, kết quả xét nghiệm sẽ được đưa ra.

Kết quả xét nghiệm sẽ trở thành căn cứ chính để bác sĩ đưa ra kết luận về sức khỏe hay vấn đề mà bệnh nhân muốn biết rõ.

3. Vậy vai trò của xét nghiệm là gì?

Hiểu rõ vai trò của xét nghiệm là gì sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng của việc xét nghiệm. Vậy cụ thể việc xét nghiệm có vai trò gì?

3.1. Xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán bệnh của bệnh nhân một cách chính xác nhất thông qua xét nghiệm.

Thông thường khi thăm khám cho bệnh nhân, trước hết bác sĩ sẽ khám sơ bộ. Các bước khám sơ bộ bao gồm đo huyết áp, nhịp tim,… Ngoài ra, bác sĩ còn hỏi thăm bệnh nhân về các triệu chứng hay gặp phải. Thông qua hoạt động khám sơ bộ này, bác sĩ sẽ đưa ra được những phán đoán sơ bộ nhất định. Tuy nhiên dữ liệu này chưa đủ để bác sĩ đưa ra những chẩn đoán bệnh tình.

Xét nghiệm giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Chẩn đoán bệnh chỉ có thể được đưa ra khi đã có kết quả xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm chính là dữ liệu thứ cấp quan trọng nhất. Các con số trên tờ kết quả chính là những “dữ liệu biết nói”, thể hiện rõ ràng nhất tình trạng bên trong của cơ thể. Từ đó, bác sĩ mới có cơ sở để dựa vào rồi đưa ra kết luận chính xác về sức khỏe của người bệnh.

3.2. Kết quả xét nghiệm là cơ sở để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị bệnh

Không chỉ có vai trò đối với khâu chẩn đoán bệnh. Vai trò quan trọng của kết quả xét nghiệm còn là giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị.

Kết quả xét nghiệm chính là “bản mô tả” chi tiết các chức năng các cơ quan bên trong cơ thể. Nhìn vào kết quả này, bác sĩ sẽ biết rõ, bộ phận nào, chỉ số nào trong cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị bệnh hợp lý nhất cho bạn.

4. Bạn nên tiến hành xét nghiệm ở đâu?

Kết quả xét nghiệm có sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Lý do vì kết quả này chính là cơ sở để chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh. Vì vậy nếu không may, bạn thực hiện làm xét nghiệm ở địa chỉ không đáng tin cậy, kết quả xét nghiệm cũng không đáng tin. Như vậy hậu quả thật khôn lường.

Vì vậy đây chính là lý do khiến người bệnh đặt ra câu hỏi nên làm xét nghiệm ở đâu? Nếu bạn đang có thắc mắc này vậy gợi ý dành cho bạn chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là bệnh viện có trên 23 năm kinh nghiệm, MEDLATEC còn sở hữu một đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao. Chính vì vậy khi đến đây bạn có thể hoàn toàn an tâm về chất lượng dịch vụ.

Còn một điểm đặc biệt khác làm nên thương hiệu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đó chính là bệnh viện luôn rất đầu tư cho trang thiết bị. Ở đây chuyên sử dụng những máy móc, công nghệ hiện đại bậc nhất, Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt chuẩn ISO 15189:2012. Do đó, bệnh nhân đến đây sẽ được tận hưởng những tiện ích tốt nhất.

Nên làm xét nghiệm ở đâu? Gợi ý dành cho bạn chính là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Chưa dừng lại ở đó, bệnh viện còn thực hiện bảo lãnh viện phí với nhiều đơn vị bảo hiểm. Ví dụ như bảo hiểm bảo việt, bảo hiểm nhân thọ FWD,… Vì vậy bệnh nhân khi đến đây sẽ được giảm đi gánh nặng về mặt chi phí.