Lượt xem trang hàng ngày của Vô tính luyến ái
@ P.T.Đ: bài này dịch ra có tên là Vô tính theo từ điển Hồ Ngọc Đức [1], từ điển Pháp Y [2], [3] chứ không có nghĩa là “vô tính luyến ái”. Mời xem xét lại trước khi đổi tên bài? Hơn nữa cụm “Vô tính luyến ái” ít khi sử dụng trong các tài liệu hàn lâm tiếng Việt. A l p h a m a Talk 16:44, ngày 9 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Có vẻ hơi căng thẳng nhỉ. Tôi xin nêu một số ý kiến như sau:
2. Trong lĩnh vực sinh học, vô tính nghĩa là “không có giới tính (sinh học)”. Theo Từ điển Sinh học Anh – Việt và Việt – Anh của Ban Từ điển, NXB Khoa học và Kỹ thuật (1997) thì vô tính là một tính từ được dịch từ từ tiếng Anh asexual. Như vậy, vô tính trong sinh học là một từ phải đi kèm với một danh từ cụ thể để bổ nghĩa cho danh từ đó, không đứng riêng lẻ (ít nhất là trong tiếng Việt), ví dụ: sự sinh sản vô tính (asexual reproduction), sự nhân giống vô tính (asexual propagation), bào tử vô tính (asexual spore), loài vô tính (asexual species), v.v. Đây cũng là một thuật ngữ thông dụng nên việc phổ biến hơn là điều bình thường.
Khu Học Chánh Vancouver. (n.d.). Cho Cha Mẹ và Người Chăm Sóc Thiếu Niên Chuyển Tính và Đa Tính.
“…Vô tính luyến ái: Người không ham muốn tình dục với bất cứ phái tính nào. Người vô tính luyến ái vẫn có thể luyến ái với những người thuộc các phái tính và khuynh hướng tình dục khác nhau và có các mối liên hệ luyến ái không tình dục.”
Vũ Hoàng Hiếu. (2018). Người đồng tính trong xã hội Việt Nam đương đại: từ ẩn ức đến tự sự. Luận án Tiến sĩ Văn hóa học. Học viện KHXH.
“…Đồng tính luyến ái (homosexuality), gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới….”
4. Các thuật ngữ LGBT hiện vẫn còn nhiều thiếu sót, thiếu tư liệu, nên phải tự kiểm chứng và lập luận để đưa ra những thuật ngữ hợp lý. Asexuality được dịch thành Vô tính luyến ái là phù hợp, một là để thể hiện được tính chất quan hệ luyến ái của một xu hướng tính dục, hai là để phân biệt với thuật ngữ vô tính [asexual] (tính từ) của sinh học, ba là tạo ra cách dịch phân biệt giữa asexuality [vô tính luyến ái] với asexual [(người/sinh vật) vô tính] (dạng danh từ). Tạm thời theo từ điển Wiktionary, ta có những diễn giải sau:
Asexual (tính từ) có 2 nghĩa chính:
Không có ham muốn tình dục, bị hấp dẫn tình dục. (có thể dịch thành vô tính hoặc vô tính luyến ái, đặc biệt trong phạm trù xã hội học)
(sinh học) Không có giới tính phân biệt, không có cơ quan sinh dục. (đã được các tài liệu chuyên ngành sinh học, y học dịch thành vô tính).
Asexual (danh từ) có 2 nghĩa chính:
Người không có ham muốn tình dục, không bị hấp dẫn tình dục (có thể dịch thành người vô tính hoặc người vô tính luyến ái)
Một loài sinh sản bằng quá trình sinh sản vô tính (tương đương với asexual species – loài vô tính)
Asexuality (danh từ) có 2 nét nghĩa chính cần quan tâm:
Trạng thái không bị hấp dẫn tình dục (mang nét nghĩa xã hội học, dịch là “(sự) vô tính luyến ái”)
Trạng thái không thực hiện quan hệ tình dục, không có cơ quan sinh dục (mang nét nghĩa sinh học, dịch là “(sự) vô tính”)
5. Các nguồn dẫn của Alphama về cơ bản là không đủ tin cậy để tham khảo lĩnh vực này. Từ điển Hồ Ngọc Đức là một dự án từ điển phổ quát, không đi sâu chuyên môn. Bên cạnh đó, mục từ [asexuality] – [(sinh vật học) tính chất vô tính] mang tính giải nghĩa, không là một thuật ngữ được chuẩn hóa, đồng thời từ điển chỉ nói áp dụng cho lĩnh vực sinh học, không phải xã hội học. Nguồn thứ hai Từ điển y học Pháp-Anh-Việt là nói về từ [asexual] (dạng tính từ), không phải là [asexuality] (danh từ), và cũng chỉ áp dụng cho lĩnh vực sinh học, không phải xã hội học. Nguồn thứ 3 là một từ điển tự xuất bản, không phải là nguồn được chấp nhận (Tác giả: Nam H Nguyen; Nhà xuất bản: Nam H Nguyen, 2018?).
6. Vấn đề Lưỡng tính/Song tính? Lưỡng và Song đều là “hai”, nhưng là hai cái “hai” gần như khác nhau. Xét các ví dụ như lưỡng cực (hai cực đối lập), lưỡng lự (suy tính hai đường), lưỡng nghi (âm-dương, trời-đất), lưỡng thê (động vật sinh ra dưới nước nhưng sống trên cạn) và song sinh (hai người cùng sinh ra với nhau), song thân (cha mẹ cùng sinh ra mình), song thai (hai bào thai cùng trong bụng mẹ), song hành (cùng sóng đôi với nhau). Qua đó, cho thấy dù có nghĩa là “hai”, nhưng Lưỡng là “hai” đẳng lập, còn Song là “hai” đồng nhất. Lưỡng là hai cốc nước và dầu trộn với nhau thành hỗn hợp phân tách. Còn Song là hai cốc nước đường và nước muối hòa tan trộn với nhau thành dung dịch muối và đường hòa lẫn. Chính vì khác biệt về nét nghĩa, nên Song tính hiện được ưu tiên sử dụng để dịch Bisexual/Bisexuality theo định nghĩa gốc của nó. Hiện từ này đang được sử dụng nhiều trong các tài liệu chuyên môn. Ví dụ như văn bản hướng dẫn của Bộ Y Tế:
@P.T.Đ: Tôi không ở Việt Nam vì vậy có thể nào bạn sử dụng một từ điển giấy nào đó uy tín và từ điển chuyên ngành xem xét kỹ lại không? A l p h a m a Bạn P.T.Đ ghi ra khá hợp lý, vì vậy tên bài “Vô tính luyến ái” là đúng. Meigyoku Thmn (💬🧩) 13:30, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Điểm qua một số tư liệu:
A. S. Hornby. (2015). Từ điển song ngữ Anh – Việt Oxford. NXB Trẻ.
Viện Ngôn ngữ học. (2003). Từ điển tiếng Việt. đồng tính luyến ái: có quan hệ yêu đương, ham muốn tình dục với người cùng giới tính. (trang 344) Không có mục từ “dị tính (luyến ái)”, “song tính (luyến ái), còn “vô tính” thì dẫn ra mục từ “sinh sản vô tính”.
Trung tâm ICS. (2016). Cẩm nang hành động: Trường học cầu vồng.
“Homosexual – Đồng tính luyến ái (tính từ)” (trang 31) “Bisexual – Song tính (tính từ)” (trang 29) “Asexual – Vô tính (tính từ)” (trang 29)
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. (2020). “Giáo viên nói tôi bị bệnh” – Những rào cản đối với quyền giáo dục của thanh thiếu niên LGBT ở Việt Nam.
“Dị tính luyến ái (Heterosexual)” (trang ii) “Đồng tính luyến ái (Homosexual)” (trang ii) “Song tính (Bisexual)” (trang i) “Vô tính (Asexual)” (trang i)
Viện iSEE. (n.d.). Bảng đối chiếu thuật ngữ LGBT
“Người dị tính: Heterosexual” “Người đồng tính: Homosexual” “Người song tính: Bisexual” “Người vô tính: Asexual”
Khu Học Chánh Vancouver. (n.d.). Cho Cha Mẹ và Người Chăm Sóc Thiếu Niên Chuyển Tính và Đa Tính. Bản tiếng Anh tương ứng để đối chiếu
“Người dị tính luyến ái: Heterosexual” “Song tính luyến ái: Bisexual” “Vô tính luyến ái: Asexual”
Xét thêm thuật ngữ tiếng Trung: Heterosexuality: 异性恋/異性戀 (Dị tính luyến), 異性向 (Dị tính hướng) Homosexuality: 同性戀 (Đồng tính luyến), 同性向 (Đồng tính hướng), 同性愛 (Đồng tính ái) Bisexuality: 双性恋/雙性戀 (Song tính luyến), 雙性向 (Song tính hướng) Asexuality: 無性戀 (Vô tính luyến), 無性向 (Vô tính hướng).
Giải nghĩa trên Wiktionary: heterosexual, heterosexuality homosexual, homosexuality bisexual, bisexuality asexual, asexuality
Một số tài liệu của Alphama đưa ra không phải dịch “bisexual” thành “song tính luyến ái”, mà là “người song tính luyến ái”, đọc kỹ văn cảnh cả câu để nhận định.
Xét thấy chùm thuật ngữ này chưa được thống nhất trong các tư liệu, một số tư liệu lại có phần lạc hậu, chưa được cập nhật, nên tôi đưa ra một số nhận định.
Heterosexuality (Dị tính luyến ái), Homosexuality (Đồng tính luyến ái), Bisexuality (Song tính luyến ái), Asexuality (Vô tính luyến ái) là những xu hướng tính dục, có tính chất quan hệ luyến ái. Do đó, nếu dịch vắn tắt thành Dị tính, Đồng tính, Song tính, Vô tính sẽ được hiểu đơn thuần là chỉ ra đặc trưng của tương quan giới tính (sinh học/xã hội) (khác giới tính, cùng giới tính, đôi giới tính, không giới tính), mà không thể hiện được ý nghĩa mối quan hệ luyến ái của một xu hướng tính dục, thậm chí bị sai lệch nghĩa trong trường hợp Vô tính luyến ái (theo định nghĩa là không có ham muốn tình dục, không bị hấp dẫn tình dục, chứ không là không có giới tính). Nên phải đi kèm từ “luyến ái” để bổ nghĩa cho nội hàm thuật ngữ tương xứng với định nghĩa trong tiếng Anh. Như ở tiếng Trung sẽ có các từ “luyến”, “hướng”, “ái” đi kèm để bổ nghĩa.
Heterosexuality, Homosexuality, Bisexuality, Asexuality là những danh từ phái sinh từ tính từ Heterosexual, Homosexual, Bisexual, Asexual bằng cách gắn thêm tiếp vĩ ngữ “-ity” nhằm thể hiện một trạng thái, một tính chất phù hợp với đặc tả của tính từ tương ứng.
Như vậy, xét về ngữ nghĩa xã hội học, các danh từ Heterosexuality, Homosexuality, Bisexuality, Asexuality và các tính từ tương ứng Heterosexual, Homosexual, Bisexual, Asexual có thể dịch tương ứng là: (sự) Dị tính luyến ái, (sự) Đồng tính luyến ái, (sự) Song tính luyến ái, (sự) Vô tính luyến ái; cũng có thể viết tắt (không khuyến khích) thành: (sự) Dị tính, (sự) Đồng tính, (sự) Song tính, (sự) Vô tính. Nhưng Heterosexual, Homosexual, Bisexual, Asexual ở dạng danh từ, theo các định nghĩa của Wiktionary lại chỉ về người sở hữu xu hướng tính dục tương ứng, nên phải dịch thành: Người dị tính luyến ái, Người đồng tính luyến ái, Người song tính luyến ái, Người vô tính luyến ái; cũng có thể viết tắt thành: Người dị tính, Người đồng tính, Người song tính, Người vô tính.
Có thể tạm ổn về mặt nghĩa xã hội học, nhưng một số thuật ngữ trong chùm thuật ngữ trên lại có thêm ngữ nghĩa sinh học.
Xét Bisexual/Bisexuality trong nghĩa thực vật học, có nghĩa “có cả bộ phận hay chức năng đặc trưng của giống cái và giống đực trên cùng một cơ thể”. Hiện đang được dịch là Bisexual (tính từ): lưỡng tính / Bisexual (danh từ): thực vật/nấm/bộ phận lưỡng tính / Bisexuality (danh từ): tính lưỡng tính. Nghĩa này không liên hệ gì đến nghĩa xã hội học.
Xét Asexual/Asexuality trong nghĩa sinh học, có nghĩa “không có giới tính phân biệt, không có cơ quan sinh dục, không có hành động tình dục”. Hiện được dịch là Asexual (tính từ): vô tính / Asexual (danh từ): loài vô tính (theo định nghĩa) / Asexuality (danh từ): (tính) vô tính. Nghĩa này không liên hệ gì đến nghĩa xã hội học.
@ P.T.Đ: bạn ơi, bisexual/bisexuality là song tính, tức là nam yêu cả nam nữ hoặc nữ yêu cả nam nữ, chứ không phải 2 bộ phận nam nữ, nếu bạn nói lưỡng tính có 2 bộ phận nam nữ thì phải là sinh vật lưỡng tính hoặc liên giới tính
Liệu có thể dịch tên cho bài này là “Xu hướng vô tính dục”, thế là khỏi cần tranh cãi luôn? Meigyoku Thmn ( 💬🧩) 10:04, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Song tính/Song tính luyến ái:
Vô tính/vô tính luyến ái:
Vô tính (Asexual) Trang chú giải i, “GIÁO VIÊN NÓI TÔI BỊ BỆNH”, HRW
Vô tính (Asexual) Science Glossary, trang 2
Vô tính (Asexual) Chiến lược LGBTIQA+, NDIS.GOV.AU
Rất tiếc tôi chưa thấy tài liệu hàn lâm nào dịch “asexuality” là “vô tính luyến ái” cả? Một điều tôi khá ngạc nhiên là tại sao từ bisexual lại bị dịch thành “song tính luyến ái” rất nhiều tài liệu? Nếu theo chiếu theo đó để dịch thành “vô tính luyến ái” liệu có hợp lý khi chưa có tài liệu nào dịch như vậy hay bạn muốn Wikipedia chúng ta là nơi tiên phong?
A l p h a m a Talk 11:35, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Nào tập 2, tôi nghĩ cụm từ “asexual”, “bisexual”,.. chỉ là tính từ của danh từ tương ứng “asexuality”, “bisexuality” chứ không hai từ không có tách biệt nhau. A l p h a m a Talk 11:42, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)
“x tính luyến ái” có vẻ như được dịch từ tiếng Trung “x tính luyến” rồi thêm “ái” vào cho dễ hiểu. Nếu “vô tính luyến ái” vẫn chưa phổ biến trong các tài liệu hàn lâm (các dẫn chứng ở trên cho thấy “vô tính” hiện tại vẫn phổ biến hơn) thì nên giữ tên gọi vô tính. KhủngLong (tám) 🌴🦕🦖– 09:47, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Tôi cũng không có ý kiến gì thêm, những phân tích có thể trình bày đã được viết ra, mọi người có thể đọc, cũng như căn cứ thêm quy định để đưa ra quyết định. Tôi chỉ đính chính lại chỗ tiếng Trung.
Ở phía trên, nhận định “Như ở tiếng Trung sẽ có các từ “luyến”, “hướng”, “ái” đi kèm để bổ nghĩa” là có phần nhầm lẫn. Thực chất thì trong tiếng Trung, cấu trúc ngữ pháp chủ yếu là phụ trước-chính sau, khác với tiếng Việt. Xét thuật ngữ “vô tính luyến” thì thực chất, “vô tính” là định ngữ có chức năng tu sức (bổ nghĩa) cho trung tâm ngữ là “luyến”. Như vậy, “luyến” mới đóng vai trò chủ đạo, còn “vô tính” chỉ là từ bổ nghĩa để làm rõ tính chất của thuật ngữ. Điều này cũng hợp lý với bản thân định nghĩa của thuật ngữ. Do đó, nếu chỉ để “vô tính” (không nói đến trường hợp viết tắt) như trong một số tài liệu tiếng Việt thì cơ bản là sai lệch hoặc thiếu ý nghĩa so với định nghĩa gốc (xét trong ngữ cảnh xã hội học, không nói về sinh học). Một ví dụ khác như 无性生殖 (vô tính sinh thực), thì “vô tính” là từ bổ nghĩa cho “sinh thực”, chứ không phải ngược lại, cụm từ tương đương trong tiếng Việt là “sinh sản vô tính”.
Quan điểm của tôi, Alphama
Trước hết, tôi ghi bối cảnh cho các bạn hiểu. Wikipedia thông thường sẽ tổng hợp hay viết lại những gì mà báo chí, khoa học đã nêu. Tức là, Wikipedia luôn đi sau mọi vấn đề trong xã hội. Theo Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia thì “Wikipedia không phải là nhà xuất bản những ý tưởng chưa công bố”. Tức là nếu không có nguồn chứng minh thì sẽ khó ghi vào đây. Tuy nhiên, tôi gặp không hiếm trường hợp Wikipedia là nơi tiên phong, thậm chí phát minh ra các cụm từ mới, nhất là tên các loài sinh vật học. Theo những gì P.T.Đ phân tích, tôi thấy có lý do hợp lý để chia các cụm từ này thành 2 mảng theo ý nghĩa khác nhau:
mảng xã hội học
mảng sinh học
Như vậy nếu dịch theo mảng xã hội học thì có lẽ tên bài này “vô tính luyến ái” theo đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên chúng ta gặp 2 vấn đề:
Tài liệu hàn lâm đề cập vấn đề này rất lung tung, mâu thuẫn. Điều đó có thể cho thấy trình độ nghiên cứu học thuật của người Việt nói chung chưa đủ mạnh và sâu rộng.
Không có nguồn chứng minh cho cụm từ đó dịch như vậy.
Xét thấy, có lẽ đây là 1 trong những trường hợp “bất đắc dĩ” và Wikipedia phải chấp nhận là “người khai phá thông tin”. Tôi miễn cưỡng đồng ý với tên bài này là “vô tính luyến ái”. Tuy nhiên, đây là cá nhân tôi, nếu có ai đó thắc mắc có lẽ lúc đó sẽ có cuộc tranh luận và tìm đồng thuận mới. Nếu các bạn đồng ý quan điểm của tôi về tên bài thì ghi ở dưới. A l p h a m a Talk 15:52, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Chưa đồng ý Một số bài sinh vật có tên tự chế vì không có tài liệu hàn lâm tiếng Việt nào về nó cả. Còn “vô tính” và “vô tính luyến ái” đều có tài liệu hàn lâm tiếng Việt, với “vô tính” có vẻ phổ biến hơn như các bạn đã chỉ ra cho nên chúng ta vẫn nên dùng “vô tính” cho đến khi có thay đổi trong cộng đồng học thuật KhủngLong (tám) 🌴🦕🦖– 09:56, ngày 11 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Mình không có kiến thức về mảng xã hội học này nên chỉ góp ý thêm là trong Tiếng Anh có hiện tượng danh từ hóa thậm chí là dùng tính từ như danh từ mà không có sự biến đổi hình thức nào cả, cho nên mới có Asexual là tính từ với nghĩa “có tính vô tính dục [luyến ái]” nhưng cũng được dùng để chỉ luôn người asexual hay “người vô tính dục [luyến ái]”. Khá tương đồng với hiện tượng dùng động từ như danh từ trong Tiếng Việt, ví dụ “bảo vệ” ám chỉ luôn “người bảo vệ”. Meigyoku Thmn ( 💬🧩) 05:16, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Chà, vậy tìm đồng thuận ở đây khó hơn tôi tưởng. Có lẽ khó là trường hợp, nếu phân định rạch ròi thì đỡ, đằng này tên bài cứ bát nháo. A l p h a m a 07:46, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC) Đồng ý Xem xét hết các thông tin, dẫn chứng nêu trên, tôi thiên về cách dùng “vô tính luyến ái” hơn. ~ Violet (talk) ~ 07:58, ngày 12 tháng 9 năm 2020 (UTC)
@ Khủng Long: Khủng Long cho ý kiến thêm đi bạn để chúng ta có thể tìm đồng thuận sớm. Nếu không cần xem xét lại toàn bộ. A l p h a m a Talk 23:32, ngày 14 tháng 9 năm 2020 (UTC) Nếu không ai phản hồi nữa thì tạm để tên bài là “Vô tính luyến ái” cho đến khi tìm đồng thuận mới. A l p h a m a Talk 12:45, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Thống nhất tên bài
Vô tính Vô tính luyến ái Tên gọi khác Không phải cái gì cũng rập khuôn như vậy. A l p h a m a 15:52, ngày 10 tháng 9 năm 2020 (UTC) Có vẻ đã đồng thuận ở trên. A l p h a m a Talk 12:45, ngày 19 tháng 9 năm 2020 (UTC)
Nội dung không rõ nguồn gốc