Top 9 # Otp Trong Kpop Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Otp Là Gì Trong Kpop? Thuật Ngữ Thông Dụng Mà Fan Kpop Ruột Cần Biết!

OTP là gì trong Kpop?

Đi tìm hiểu OTP là gì Kpop? OTP là những ký tự viết tắt của từ One True Pairing. Đây được hiểu là sự kết hợp giữa các thành viên của nhóm Kpop mà các fan yêu thích. Từ này hiện nay thường được dùng rất nhiều trong cộng đồng fan yêu nhạc Kpop.

Theo đó, bên canh hiểu rõ OTP là gì trong Kpop? OT là từ viết tắt của từ One True. Các fan thường dùng từ OT đi kèm với số lượng thành viên nhóm nhạc nào đó. Có ý nghĩa để nhằm thể hiện sự yêu thích của những thành viên trong nhóm nhạc đó.

Ví dụ từ OT7 nhằm thể hiện sự quan tâm, yêu mến của fan dành cho cả 7 thành viên của nhóm BTS. Nhóm chỉ thực sự hoàn hảo khi có đủ cả 7 người, không thêm hay bớt đi một ai.

Theo đó, cách dùng OT như sau: Ở cùng 1 nhóm nhạc thần tượng của hàn quốc có 8 người, nếu như fan thích cả 8 thành viên đó, thì sẽ gọi theo cấu trúc: Tên nhóm + OT8.

Trong trường hợp fan không thành 1 thành viên nào đó còn lại của nhóm, thì OT sẽ sử dụng như sau: OT + số thành viên còn lại + tên thành viên mà bạn không thích.

Một số ví dụ về OT trong Kpop Với nhóm nhạc BTS

OT7 chính là từ được dùng để chỉ nhóm nhạc BTS. Cộng đồng fan BTS đang nổi lên tranh cãi về OT6 Jungkook và OT6 Bash Jungkook. Điều này có nghĩa là thích 6 người trong nhóm trừ Jungkook. Các fan này chỉ muốn nhóm BTS có 6 thành viên và muốn loại bỏ Jungkook.

Với nhóm nhạc EXO

Gà cưng nhà SM là một trong những nhóm nhạc phải đối mặt với vấn nạn OT dữ dội nhất với 3 nhánh như sau:

– EXO OT12: Gồm đầy đủ các thành viên như hồi mới ra mắt.

– EXO OT9: bao gồm 9 thành viên.

– EXO OT8: gồm có 8 thành viên đều là người Hàn Quốc.

Nhóm SNSD

SNSD được chia làm 2 hai phe:

– SNSD OT9: với đầy đủ các thành viên như hồi mới ra mắt

– SNSD OT8: Đội hình 8 thành viên, bởi Jessica đã rời nhóm.

Nhóm T-ara

– T-ara OT6: Ủng hộ đội hình cả 6 thành viên như ban đầu

– T-ara OT4: Ủng hộ 4 thành viên, không cần sự có mặt của Boram, Soyeon.

Một số thuật ngữ khác thường được fan kpop sử dụng hiện nay

Bên cạnh đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi OTP là gì trong Kpop? Là fan Kpop ruột không thể bỏ qua một số thuật ngữ thông dụng hiện nay:

Daebak

Fan kpop sử dụng từ daebak có nghĩa thật tuyệt vời, ngạc nhiên, giống như “Wow”.

Omo

Omo là từ viết tắt của omona, nhằm để biểu hiện sự ngạc nhiên.

Bagel girl

Là từ được dùng để chỉ những người có khuôn mặt dễ thương, ngây thơ, nhưng lại sở hữu body gợi cảm, nóng bỏng và vô cùng quyến rũ.

Ulzzang/momzzang

Ulzzang là từ dùng để chỉ người có dung mạo thu hút. Còn từ momzzang nhằm để chỉ những người có thân hình đẹp.

Comeback

Từ này thường được dùng để chỉ những người nghệ sĩ sẽ xuất hiện trở lại sau một thời gian dài vắng bóng trên sân khấu. Họ quay lại để quảng bá cho những ca khúc, album mới của mình.

Netizen

Đây là từ dùng để chỉ cộng đồng mạng.

Fancam

Là đoạn video do fan quay lại khi thần tượng của mình đang biểu diễn. Các đoạn fancam này sẽ được fan giữ lại hoặc chia sẻ trên mạng xã hội.

Bias Là Gì? Bias Trong Kpop Nghĩa Là Gì?

Cập nhật ngày 18/04

“Mày bias thành viên nào trong nhóm, bias của mày là ai?” Bạn đã bao giờ ngỡ ngàng hay bị “đơ” khi nghe những câu hỏi như vậy chưa? Tìm mọi lời giải đáp trong bài viết sau đây.

Bias nghĩa là gì?

Bias được sử dụng nhiều trong giới hâm mộ Kpop. Thành viên mà bạn yêu thích nhất trong một nhóm nhạc nào đó được gọi là Bias hay đơn giản, bias là nghệ sĩ mà bạn yêu thích. Chẳng hạn, trong nhóm nhạc BTS, người bạn yêu thích nhất là Suga (Min Yoongi) thì Suga chính là Bias của bạn, hay nếu bạn thích Jenie trong Blackpink nhất nghĩa là bạn Bias Jenie.

Khi bias một thành viên, cách đối xử của bạn với thành viên đó sẽ đặc biệt hơn so với những người khác trong nhóm. Ví dụ, bias của bạn trong EXO là Baekhyun, khi đi fansign (sự kiện idol gặp gỡ fan để giao lưu hoặc ký tặng) bạn sẽ dành phần quà đặc biệt hơn cho Baekhyun và những thành viên khác được quà bình thường.

Tuy nhiên, đừng nhầm lẫn Bias và Stan. Hai từ này đều chỉ thành viên mà bạn yêu thích nhất trong nhóm nhưng stan được hiểu với chiều hướng xấu hơn. Bias là hâm mộ theo hướng hòa bình, ôn hòa còn stan sẽ có những hành động quá khích như theo dõi, bám đuôi,… nhưng mức độ không nghiêm trọng bằng sasaeng fan.

Thậm chí, các stan có thể công kích thành viên khác trong cùng nhóm nhạc để bảo vệ idol của họ. Chính vì vậy, những “thành phần” stan nhiều khi còn bị mọi người trong fandom ghét, mức độ chỉ sau sasaeng fan (fan cuồng) mà thôi.

Mặt khác, vì được sử dụng phổ biến trong Kpop nên nhiều người nhầm lẫn đây là từ chuyên dùng của những người hâm mộ Kpop nói riêng. Bias là từ có nguồn gốc tiếng Anh.

Danh từ Bias được hiểu là:

Đường chéo: Cắt chéo (vải).

Độ dốc, xiên, nghiêng.

Khuynh hướng, sự thiên về (to have a bias in favour of something); thiên vị (to bias towards someone), thành kiến (nghĩa bóng) (to have a bias against someone).

Độ dịch: Trong cách biểu diễn số dấu phẩy động. Nghĩa này được dùng trong tin học.

Thế hiệu dịch: Chính là thế hiệu dịch tự động (automatic bias). Với ý nghĩa này thường được dùng trong vật lý.

Khi là phó từ bias có nghĩa là:

Chéo theo đường chéo

Xiên, nghiêng

Bias là phó từ sẽ được hiểu theo ý nghĩa là gây sự chú ý của người khác ảnh hưởng đến một việc nào đó. Hay sự yêu thích mến mộ của cộng đồng cho một người nào đó, vấn đề nào đó. Đây là ý nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Bias là ngoại động từ mang ý nghĩa:

Ảnh hưởng đến (mang ý nghĩa xấu)

Hướng: Hướng dư luận của công chúng

Gây thành kiến: Có thành kiến đối với ai đó (to have a bias against someone).

Nếu đã tìm hiểu về Kpop thì chắc chắn bạn không thể bỏ qua những thuật ngữ sau:

Ngoài nghĩa đứng một mình, bias còn có nhiều nghĩa đa dạng khi kết hợp với những từ khác nhau như:

Bias + tên nhóm nhạc nào đó: Chỉ nhóm nhạc mà bạn yêu thích nhất. Ví dụ: Bias BTS nghĩa là bạn hâm mộ nhóm BTS.

Bias Wrecker: Được hiểu đơn giản là người của công chúng. Họ không nhất định phải hoạt động nghệ thuật. Họ có thể là hotgirl, hotboy mạng xã hội nổi lên sau một trào lưu nào đó.

Bias Idol: Cụm từ này đồng nghĩa với Bias. Nó chỉ nhấn mạnh hơn người đó là idol, không phải nhạc sĩ, diễn viên, người mẫu,…

Bias list: Một fan có thể bias nhiều người khác nhau, tập hợp lại thành một danh sách gọi là bias list.

Ultimate bias: Trong danh sách ở trên thì Ultimate bias là người mà bạn yêu thích nhất.

Vocal, Visual Là Gì? Các Vai Trò Trong Nhóm Nhạc Kpop

Vocal, Visual là hai thuật ngữ này được biết đến nhiều trong âm nhạc, nhất là trong giới Kpop. Tuy nhiên, Vocal là gì, Visual là gì? Trong âm nhạc nói chung, Kpop, nhóm nhạc thì những thuật ngữ này được hiểu như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Vocal trong tiếng anh có ý nghĩa là những người có tiếng nói to. Họ phát ra âm thanh khá to khi nói khiến cho người nghe đôi khi cảm thấy không thoải mái, khó chịu.

Trong âm nhạc nói chung, Kpop nói riêng, vocal được hiểu là thành viên hát chính của một nhóm nhạc.

Với mỗi một nhóm nhạc thì vị trí quan trọng nhất không thể thiếu là hát chính (main vocal). Người hát chính có giọng hát nội lực, chất lượng giọng cực tốt, kỹ thuật thanh nhạc hoàn hảo và luôn có màu sắc riêng. Họ sẽ là người đảm nhận những phân đoạn khó, điệp khúc và nốt cao của bài hát mà nhóm thể hiện. Đồng thời, main vocal cũng là người nắm giữ linh hồn, thể hiện cảm xúc của ca khúc đó. Vocal của nhóm nhạc giúp bài hát được hoàn hảo hơn.

Vocal là vị trí quan trọng, không thể thiếu trong một nhóm nhạc. Ví dụ như: Rose của Black Pink, Hyorin của SISTAR, Jonghyun của SHINee…

Sub vocal và lead vocal là gì?

Lead Vocal: Đây là người hát dẫn dắt của nhóm. Kỹ thuật hát của họ tốt thứ hai sau main vocal. Trách nhiệm của lead vocal là chia sẻ phần điệp khúc với người hát chính. Đồng thời dẫn dắt, kết nối các đoạn khác của bài khác, dẫn dắt các phân đoạn ngân nốt cao cho main vocal. Chẳng hạn như Tiffany của SNSD, Onew của SHINee…

Sub-Vocal/Vocalist: Hát phụ. Nhiệm vụ của họ là hỗ trợ cho lead vocal và main vocal. Họ thường hát những câu đơn giản, bắt tai và những nốt thấp trong ca khúc nhóm thể hiện. Ví dụ như YoonA của SNSD, Sehun của EXO, Chanwoo của iKON, Tzuyu của Twice…

Tuy nhiên, để phù hợp với mỗi bài hát khác nhau thì vẫn nên có sự thay đổi vị trí của những thành viên trong nhóm nhạc.

Visual là gì?

Visual trong tiếng anh có nghĩa là thị giác.

Trong giới fan Kpop, visual được hiểu là một gương mặt rất nổi bật. Họ sở hữu nét đẹp như cực kì xinh đẹp, đáng yêu mà ai nhìn vào cũng ấn tượng, phải chú ý đến và không thể nào quên được.

Gương mặt visual không nhất thiết phải là người giỏi nhất nhóm nhưng là đóng vai trò quan trọng nhất. Họ chính là gương mặt đại diện của nhóm, giúp khán giả nhớ đến tên nhóm.

Ví dụ như: Park Ji Yeon là visual của T-ara, hay Naeun là gương mặt visual của nhóm A Pink, Jungkook của nhóm BTS.

Các vai trò khác trong nhóm nhạc Kpop

Leader: Trưởng nhóm. Đây là người đưa ra những quyết định của nhóm. Leader thường là người chín chắn, nghiêm túc nhất nhóm. Người luôn quan tâm, chăm sóc đến những thành viên khác trong nhóm.

Bao gồm: Nhảy chính và nhảy dẫn

Main Dancer: Đóng vai trò là người nhảy chính, có kỹ thuật nhảy giỏi và đẹp nhất nhóm. Nhảy chính có nhiệm vụ nhảy những đoạn khó nhất. Đồng thời, main dancer cũng là người chiếm nhiều spotlight nhất trong phần dance. Cụ thể như: Lisa của BP, Kai của EXO hay Taemin của SHINee…

Lead Dancer: Nhảy dẫn, nhảy giỏi và đẹp thứ hai trong nhóm sau main dancer. Xuất hiện nhiều ở phần dance nhưng không chiếm nhiều spotlight bằng nhảy chính. Chẳng hạn: YoonA của nhóm SNSD, Yerin của Gfriend, Sehun của EXO…

Trong một nhóm nhạc Kpop, không chỉ có main vocal và visual mới thu hút đông đảo khán giả. Main dancer cũng tạo nên được tên tuổi của mình. Họ tuy không được thể hiện nhiều mọi mặt nhưng lại thể hiện được tài năng nhảy đẹp mắt, thuần thục, đôi khi là hát solo nhiều ca khúc gây tiếng vang. Ví dụ DK (Kim Dong Hyuk) là Dancer chính của nhóm Ikon.

Giống như vocal, rapper có được chia thành: Main Rappers, Lead Rappers và Sub-Rappers/Rappers.

Main Rappers: Là người rap tốt nhất trong nhóm. Main Rapper thường đảm nhận hầu hết những đoạn rap trong ca khúc. Một vài main rapper còn có khả năng tự viết lời cho bài hát. Chẳng hạn như CL của nhóm 2NE1, RM của nhóm nhạc BTS…

Không chỉ rap được bằng tiếng Hàn mà main rapper còn có khả năng rap bằng tiếng anh.

Lead Rappers: Là thành viên rap giỏi thứ 2 trong nhóm. Trong một nhóm nhạc thường có 1 main rapper và 1 lead rapper. Không có sự khác biệt quá lớn giữa hai vị trí này. Tuy nhiên, main rapper là người nổi bật, thu hút hơn lead rapper nếu như đó là một nhóm nhạc lớn. Điển hình như Dahyun của nhóm nhạc Twice, Suga của BTS, hay Lisa của BLACKPINK, TOP của BIGBANG…

Sub-Rappers/Rappers: Rap ít hơn main rapper. Họ thường đảm nhận vai trò là dancer. Họ có giọng hát không tốt so với thành viên khác trong nhóm nên thường có một vài dòng rap trong ca khúc. Chẳng hạn Yuri của nhóm nhạc Red Velvet…

Hiện nay, trong mỗi nhóm nhạc vị trí rapper đều được ấn định người đảm nhận. Đây chính là những người tạo nên phần trình diễn đầy thu hút, ấn tượng với người nghe. Thậm chí, trong một nhóm nhạc, rapper đôi khi còn nổi bật, thu hút hơn những thành viên khác do có chất riêng biệt của mình. Điển hình là G-Dragon của nhóm nhạc Big Bang.

Là thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhóm nhạc, chính là em út. Maknae luôn được quan tâm, chăm sóc, yêu thương và chiều chuộng nhất nhóm. Maknae có tính cách vô cùng đa dạng. Bao gồm: Lạnh lùng, dễ thương, thiên thần, ác quỷ, trưởng thành hoặc lầy lội…

Center là người có thần thái, sức hút riêng biệt và phù hợp nhất với phong cách của nhóm nhạc đang theo đuổi. Vị trí center trong nhóm không nhất thiết phải là người có ngoại hình đẹp.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn không còn thắc mắc vocal là gì, visual là gì. Bạn cũng phân biệt được sub vocal và lead vocal là gì, cùng một số thuật ngữ khác được sử dụng phổ biến trong Kpop. Hy vọng các thông tin được chia sẻ hữu ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi.

>> Có thể bạn quan tâm: Bias là gì? Bias trong Kpop có ý nghĩa gì?

Mã Otp Là Gì? Những Đặc Điểm Của Otp

Mã OTP là gì? Làm thế nào để có mã OTP? Vì sao cần bảo vệ mã OTP cẩn thận? Chức năng của mã OTP là gì? Sử dụng mã OTP như thế nào? Các loại mã OTP hiện nay? Và mã OTP có nguy cơ bị lộ hay không?

OTP là mật khẩu chỉ sử dụng một lần với mục đích đó là xác nhận giao dịch ngay lúc đó nhằm và nhằm tăng tính bảo mật cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử hoặc thanh toán online hoặc mạng xã hội. OTP bao gồm một dãy các ký tự hoặc chữ số ngẫu nhiên được gửi đến số điện thoại của bạn và bạn chỉ được sử dụng duy nhất 1 lần và cho 1 giao dịch nhất định, bạn cũng không thể sử dụng nó cho bất kì giao dịch nào khác.

OTP là viết tắt của One Time Password, có nghĩa là mật khẩu một lần.

Có thê hiểu Mã OTP là lớp bảo mật cuối cùng trước khi tiền được chuyển ra khỏi tài khoản của bạn hoặc xác nhận danh tính mạng xã hội. Vì vậy, hãy luôn kiểm tra kỹ lý do hoặc số tiền (nếu có trong tin nhắn xác thực giao dịch) trước khi nhập mã OTP để thanh toán.

Vì sao cần bảo vệ mã OTP cẩn thận

Theo như định nghĩa ở trên thì mã OTP là loại mật khẩu chỉ được sử dụng một lần, nên sau khi giao dịch, ngay cả khi bạn để lộ mã OTP cũ và mật khẩu tài khoản ngân hàng thì kẻ gian cũng không lấy được tiền của bạn. Bởi vì, mã OTP chính lớp áo an toàn cuối cùng được gửi về điện thoại giúp bạn xác nhận lại giao dịch lần cuối. Với hình thức này, kẻ gian chỉ có thể lấy tiền hoặc thực hiện giao dịch online trên tài khoản của bạn nếu như hắn có trong tay cả mật khẩu Internet Banking, điện thoại cũng như mật khẩu mở khóa điện thoại để đọc được tin nhắn SMS.

Chức năng của mã OTP là gì?

Trong bối cảnh tội phạm công nghệ đang phát triển như hiện nay, nguy cơ mất tiền trong tài khoản của khách hàng là rất cao. Vì vậy, việc sử dụng mã OTP là điều cần thiết để tăng thêm tính bảo mật cho tài khoản của bạn.

Ngoài ra, khi nhập thông tin thanh toán online dùng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, mặc định mã OTP cũng sẽ được gửi về số điện thoại để người dùng xác nhận giao dịch. Bằng cách này, dù bạn có bị mất thẻ thì kẻ gian cũng chưa chắc lấy được tiền của bạn.

Tuy nhiên, trong trường hợp bạn bị mất điện thoại hoặc mất thẻ, bạn cần phải gọi trực tiếp cho trung tâm khách hàng của ngân hàng hoặc các đơn vị dịch vụ để khóa thẻ hoặc tài khoản ngay. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn.

Cách sử dụng mã OTP rất đơn giản và gần như là tự động, mã sẽ được ngân hàng gửi về số điện thoại đăng ký trên thông tin tài khoản ngân hàng.

Giả sử bạn muốn chuyển tiền sang số tài khoản khác bằng Internet Banking hoặc các dịch vụ thanh toán trực tuyến khác, bạn tiến hành các bước sau để có thể lấy được mã OTP:

Bước 1: Bạn tiến hành đăng nhập bình thường bằng tên tài khoản và mật khẩu tài khoản đã đăng ký.

Bước 2: Sau khi bạn hoàn tất các thông tin giao dịch như người nhận, số tiền chuyển, hình thức chuyển,… ứng dụng Internet Banking của ngân hàng sẽ yêu cầu bạn kiểm tra lại thông tin giao dịch một lần nữa kèm theo nút “Lấy mã OTP”.

Bước 3: Ấn vào nút “Lấy mã OTP”, một đoạn mã bằng số thường gồm 4 đến 6 ký tự (tùy ngân hàng) sẽ được gửi về điện thoại của bạn trong vòng vài phút.

Bước 4: Bạn chỉ cần nhập mã OTP trên ứng dụng để xác nhận yêu cầu giao dịch lần cuối

SMS OPT là hình thức được sử dụng nhiều nhất hiện nay đối với cả ngân hàng và google, Facebook. Mã OTP sẽ được gửi bằng SMS tin nhắn về số điện thoại đăng ký. Bạn phải nhập mã OTP thì mới có thể thực hiện được giao dịch. Đa số các ngân hàng hiện nay đều có sử dụng mã OTP này.

Một hạn chế của OTP chính là người dùng không thể sử dụng ở nơi không có sóng, hoặc di chuyển ra nước ngoài. Khi đó, các hình thức OTP khác sẽ được thực hiện.

Tokey Key (Tokey Card)

Đây là thiết bị có thể giúp tạo mã OTP, nó có thể sinh ra tự động sau mỗi phút mà không cần kết nối internet. Mỗi tài khoản cần đăng ký Tokey Key riêng cho mỗi tài khoản, và sau một thời gian quy định thì ngân hàng sẽ đổi Tokey Key của bạn.

Đây là thiết bị rời, nhỏ gọn cho nên có thể mang đi bên mình. Tuy nhiên cũng cần phải bảo quản cẩn thận vì dễ đánh mất.

Smart OTP – Smart Token

Đây là hình thức kết hợp hoàn hảo giữa SMS OTP và Token Key. Smart OTP được tích hợp với ứng dụng trên smartphone. Smart OTP sẽ được gửi về ứng dụng khi xuất hiện yêu cầu giao dịch.

Hiện nay, tại Việt Nam Vietcombank và TPBank đang sử dụng hình thức xác thực bằng Smart OTP bên cạnh SMS OTP. Ngoài ra, google cũng áp dụng mang tên Google Authenticator.

Để sử dụng OTP người dùng phải đăng ký với ngân hàng hoặc các nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, không thể có nhiều thiết bị sử dụng chung một ứng dụng tạo ra mã OTP.

Mã OTP có nguy cơ bị lộ hay không?

Đây là lớp bảo mật cuối cùng trước khi tiền được chuyển ra khỏi tài khoản của bạn vì vậy hãy luôn kiểm kĩ số tiền và khoản chi trước khi nhập mã OTP để thanh toán. Đặc biệt, bạn không nên giao dịch thanh toán online trên máy tính công cộng, không đưa mã OTP cho người khác trong bất kỳ trường hợp nào cũng như phải nhanh chóng báo ngân hàng khóa chức năng giao dịch online khi điện thoại bị mất.

Đồng thời bạn cũng nên thực hiện nhiều hành động để bảo vệ lớp bảo mật này như:

Luôn đặt mật khẩu cho điện thoại mà bạn đăng ký nhận mã OTP để tránh trường hợp người khác có thể lấy mã OTP từ điện thoại của bạn.

Thường xuyên thay đổi mật khẩu để đảm bảo an toàn tối đa cho tài khoản của bạn.

Không được để mật khẩu đơn giản như ngày sinh, số điện thoại, ….

Báo ngay với Ngân hàng để khóa tạm thời tính năng SMS OTP khi bạn bị mất điện thoại.

Mã OTP được xem là lớp bảo mật an toàn thứ hai cho tài khoản của bạn mà hầu hết các ngân hàng trong nước cũng như quốc tế đều áp dụng để đảm bảo quyền lợi cho người dùng. Với lớp bảo mật này, bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng các hoạt động của bạn sẽ được bảo vệ. Tuy nhiên, cũng khó tránh được việc sơ hở để lộ mã OTP, nên bạn cũng bảo vệ lớp mật khẩu này cẩn thận.