Top 6 # Tình Yêu Thương Hại Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Đừng Bao Giờ Lầm Tưởng Giữa Tình Yêu Và Lòng Thương Hại…

” Anh yêu em ” – Đây chắc chắn là ba từ ngữ mang lại hạnh phúc nhiều nhất cho một người con gái. Nhưng yêu ấy, liệu có hẳn là yêu thật sự hay không? Người nói ra chưa hẳn đã một lòng với người còn lại, và người còn lại sẽ cảm thấy bản thân ngu ngốc và tồi tệ biết bao nhiêu khi không nhận ra bấy lâu nay cô ấy chỉ được anh ta tội nghiệp – tội nghiệp nên mới yêu mà thôi…

Tình yêu…

Là khi anh yêu một người mà sẵn sàng bỏ ra một khoảng thời gian dành cho việc riêng tư chỉ để trò chuyện cùng cô ấy. Là khi anh nắm chặt bàn tay cô ấy giữa rất nhiều người nơi cả hai đi qua. Tình yêu là khi anh cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi cô ấy vô tình bị lạc khỏi vòng tay anh trên một góc phố lạ lẫm. Nếu anh yêu một người, anh sẽ tức giận khi thấy cô ấy bỏ bữa, sẽ hạnh phúc khi thấy cô ấy bỗng nhiên hôm nay cười nói nhiều đến lạ lùng, sẽ đau lòng khi cô ấy khóc…

Anh sẽ tập quen với việc phải cằn nhằn cô ấy nhớ ăn đủ bữa hay đơn giản chỉ là trở thành chuyên gia báo thức bất đắc dĩ cho cô ấy mỗi sáng sớm. Nếu anh yêu cô ấy, anh sẽ cuống cuồng lục tung cả thành phố có khi chỉ vì một ngày không liên lạc được. Tình yêu mà, nó kỳ diệu đến mức có thể biến một chàng trai lạnh lùng trước giờ chỉ có game và bạn bè trở nên chu đáo và ân cần đến mức kinh ngạc. Tôi không phủ nhận được sức mạnh của tình yêu khi đã tác động được tới trái tim một chàng trai vì nó thật sự là điều chẳng ai có thể ngờ trước cả…!

Và, thương hại là khi…

Anh ở bên một người chỉ vì điều đó là trách nhiệm, chỉ vì vô tình thấy không đành lòng từ bỏ một cô gái quá đáng thương. Anh sẽ chỉ ậm ừ cho qua và hời hợt trước khi quan tâm quá nồng nhiệt của đối phương, xem sự quan tâm ấy phải chăng chỉ là thừa thãi trong cuộc sống đa sắc màu của chính bản thân mình. Anh sẽ chỉ ôm cô ấy khi anh cảm thấy có lẽ nên như thế, sẽ chỉ hôn cô ấy khi anh cảm thấy đó là điều ai yêu cũng nên là. Khi cô ấy khóc, anh sẽ thấy phiền hà và bực tức.

Khi cô ấy giận, anh sẽ thấy dỗ dành quả là một hành động ngu ngốc. Anh sẽ bỏ mặc cô ấy những lúc cô ấy cần anh nhất. Anh sẽ bận, sẽ thấy chán nhưng vẫn thể hiện rằng mình đúng, mình là một người yêu tốt. Anh biết không? Điều này còn đau đớn gấp vạn lần việc anh rời bỏ khỏi cuộc sống của đối phương, vì anh đã cho đối phương hy vọng, cho đối phương lầm tưởng, cho đối phương nghĩ rằng mình đang thật sự hạnh phúc. Dù là một lý do nào đó, thì anh cũng thật đáng trách, vì anh dùng Lòng Thương Hại của anh để nuôi lớn tình yêu của cô ấy!

Trên thế gian này, đau đớn nhất không phải là khi một người không đáp lại tình cảm của một người, không phải là khi một người bỏ rơi một người… Đau đớn nhất chính là người ta vẫn đi bên cạnh mình, vẫn nắm tay mình, vẫn ôm mình thật ấm nhưng thứ người bỏ ra hoàn toàn không phải là tình yêu…

Nếu anh không yêu, anh hãy nên dừng lại. Việc nuôi lớn một tình yêu mà người ta chỉ dành cho mình lòng thương hại thì bất hạnh cỡ nào, có lẽ anh không hiểu được. Một đứa con gái, cho dù là gái hư hay gái ngoan, khi đã yêu đều đau nỗi đau như nhau, đều có những cảm giác như nhau mà thôi.. Chẳng có người con gái nào là ngu ngốc hoàn toàn cả, họ sẽ giả vờ tin vào những điều đáng lẽ không nên tin, sẽ yêu những điều đáng lẽ không nên yêu. Để một người con gái đắm chìm trong hạnh phúc và rồi nhận ra bản thân đã ảo tưởng thì điều đó, trước hết là lỗi người con trai. Nếu có thể, xin anh hãy yêu, yêu thật lòng đúng nghĩa của nó… Điều đó có lẽ sẽ không quá khó đâu, phải không?

Sau Tình Yêu Thương, Là Gì?

Sứ Điệp của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, tháng Chín năm 2016

Chủ Tịch Thomas S. Monson, vị tiên tri yêu quý của chúng ta, dạy rằng “tình yêu thương là thực chất của phúc âm.”

Tình yêu thương quan trọng đến mức Chúa Giê Su gọi đó là “điều răn thứ nhất và lớn hơn hết” và phán rằng hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.

Tình yêu thương là động lực chủ yếu của tất cả mọi điều chúng ta làm trong Giáo Hội. Mỗi một chương trình, mỗi một buổi họp, mỗi hành động mà chúng ta tham gia vào với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô đều cần phải nảy sinh từ thuộc tính này-vì nếu không có lòng bác ái, “tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô,” thì chúng ta chẳng là gì hết.

Một khi chúng ta hiểu được điều này với tâm trí và tấm lòng mình, một khi chúng ta tuyên bố tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình-thì sau đó là điều gì?

Việc cảm thấy có lòng trắc ẩn và tình yêu thương dành cho người khác có phải là đủ chưa? Việc bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và những người xung quanh có làm tròn nghĩa vụ của chúng ta đối với Thượng Đế không?

Truyện Ngụ Ngôn về Hai Người Con Trai

Tại đền thờ ở Giê Ru Sa Lem, các thầy tế lễ cả và các trưởng lão Do Thái đến cùng Chúa Giê Su và bắt bẻ lời Ngài. Tuy nhiên, Đấng Cứu Rỗi “chuyển hướng suy nghĩ của họ” bằng cách kể một câu chuyện.

Ngài kể “Một người kia có hai đứa con trai”. Người cha đến cùng đứa thứ nhất và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Nhưng nó từ chối. Nhưng về sau đứa con đó “ăn năn, rồi đi.”

Rồi người cha đi đến cùng đứa con trai thứ hai và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Đứa thứ hai hứa rằng nó sẽ đi, nhưng không bao giờ đi.

Rồi Đấng Cứu Rỗi quay sang các thầy tế lễ cả và các trưởng lão, “Trong hai con trai đó, đứa nào làm theo ý muốn của cha?”

Họ phải thú nhận rằng đó là đứa con thứ nhất-là đứa nói rằng nó sẽ không đi nhưng rồi ăn năn và đi làm trong vườn nho.

Đấng Cứu Rỗi sử dụng câu chuyện này để nhấn mạnh đến một nguyên tắc quan trọng-chính là những ai vâng theo các lệnh truyền, thì đó là những người thực sự yêu mến Thượng Đế.

Có lẽ đó là lý do tại sao Chúa Giê Su yêu cầu dân chúng lắng nghe và tuân theo những lời của người Pha Ri Si và những nhà thông thái chứ đừng bắt chước việc làm của họ. Các thầy giảng tôn giáo này đã không giữ lời hứa của họ. Họ thích nói về tôn giáo, nhưng buồn thay họ quên mất thực chất của tôn giáo.

Các Hành Động và Sự Cứu Rỗi của Chúng Ta

Trong một trong số các bài giảng cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi dành cho môn đồ của Ngài, Ngài nói với họ về Sự Phán Xét cuối cùng. Những kẻ tà ác và những người ngay chính sẽ được chia tách ra. Người ngay chính sẽ thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu; kẻ tà ác sẽ bị đưa đến sự rủa sả đời đời.

Có điều gì khác biệt giữa hai nhóm người này?

Những người nào thể hiện tình yêu thương của họ qua hành động sẽ được cứu rỗi. Những ai không làm như thế sẽ bị đoán phạt. Sự cải đạo thực sự đến với phúc âm của Chúa Giê Su cùng các giá trị và nguyên tắc của phúc âm sẽ được thể hiện bằng những hành động trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Cuối cùng, chỉ có lời tuyên bố về tình yêu thương dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình không thôi sẽ không cho chúng ta hội đủ điều kiện cho sự tôn cao. Chúa Giê Su dạy: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.”

Sau Tình Yêu Thương Là Gì?

Câu trả lời cho câu hỏi “Sau tình yêu thương là gì?” vừa đơn giản và cũng vừa thẳng thắn. Nếu chúng ta thực sự yêu thương Đấng Cứu Rỗi, thì chúng ta hướng lòng mình đến với Ngài rồi chúng ta đi theo con đường của vai trò môn đồ. Khi chúng ta yêu mến Thượng Đế, thì chúng ta sẽ cố gắng để tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

Nếu chúng ta thực sự yêu mến đồng loại của mình, thì chúng ta dang tay giúp đỡ “những kẻ nghèo khó và những kẻ túng thiếu, những người bệnh tật và những người đau buồn.” Vì những ai làm những hành động đầy vị tha và phục vụ này, họ cũng là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Đây chính là điều sẽ đến sau tình yêu thương.

Đây chính là sự thực chất của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Tình Yêu Thương Gia Đình

Mỗi một người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Còn gì hạnh phúc hơn khi ta có một gia đình để yêu thương.

“Mỗi lần nhìn vào đôi mắt mẹ, chúng ta tìm thấy tình yêu thuần khiết nhất trên đời.”

Mẹ tôi hưởng thọ 93 tuổi khi bà mất. Cuộc đời mẹ là một chuỗi những bi kịch tiếp nối, thỉnh thoảng mới le lói chút niềm vui nhỏ nhoi. Mẹ tôi trở thành góa phụ chỉ vài năm sau khi kết hôn và phải một mình nuôi nấng hai con trai trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Ngoài công việc y tá, bà chấp nhận làm người giúp việc cho một gia đình giàu có để có tiền lo cho anh em tôi ăn học. Đôi tay mẹ thô ráp vì phải giặt giũ, lau nhà, nấu nướng và làm hàng trăm công việc không tên khác. Tuy vậy, bà vẫn cảm ơn Thượng đế vì đã ban cho bà sức khỏe tốt để nuôi dạy anh em tôi khôn lớn.

Vào một sáng Chủ Nhật mùa hè đẹp trời, tôi lái xe đến đón mẹ đi ăn sáng như thường lệ. Mẹ luôn ngồi đợi tôi trên chiếc ghế gỗ trước thềm. Mẹ rất yêu ngôi nhà nhỏ cũ kỹ này, có lẽ vì nó là chỗ ở ổn định đầu tiên trong đời bà. Vừa thấy tôi lái xe vào sân, gương mặt mệt mỏi đầy nếp nhăn của mẹ bỗng rạng rỡ hẳn lên. Mẹ tôi đã chờ đợi cả tuần chỉ để được gặp và ăn cùng tôi một bữa sáng.

Như thường lệ, mẹ mặc chiếc váy đen và áo trắng đơn giản, mang đôi giày đen được lau chùi cẩn thận. Trên ngực áo mẹ là chiếc cài áo hình chim én với dòng chữ mạ vàng “Mẹ thương yêu”. Tôi nhớ đó là món quà rẻ tiền mà tôi đã tặng mẹ nhân Ngày của Mẹ hơn 10 năm trước. Mẹ chẳng bao giờ đòi hỏi điều gì từ con cái và rõ ràng cuộc sống này cũng không hề ban tặng mẹ nhiều điều tốt đẹp.

Mẹ không có nhiều thời gian để dạy chúng tôi về cuộc sống và các giá trị sống. Nhưng nếu nhìn cách mẹ đối xử và nói chuyện với người khác, chúng tôi có thể học hỏi được nhiều điều về cách sống cũng như các giá trị sống.

Trong những buổi sáng cuối tuần ở cùng mẹ, tôi luôn cố tỏ ra cho mẹ thấy rằng thời gian ở bên mẹ rất quan trọng với tôi, nhưng chắc chắn là tôi đã thất bại. Đầu óc tôi lúc nào cũng chỉ chăm chăm nghĩ đến công việc cũng như khối tài sản vật chất mình kiếm được.

Tôi đỡ mẹ vào xe và cũng như mọi lần, mẹ trầm trồ thốt lên, “Xe của con trai mẹ đẹp quá”, trong khi tôi lại thấy chiếc xe của mình thật xấu xí mà luôn mong có đủ tiền để đổi xe mới.

Chúng tôi bước vào một nhà hàng quen thuộc và gọi những món ăn quen thuộc. Mẹ không giấu được niềm vui khi được nói chuyện với tôi sau một tuần dài, nhưng đáp lại những câu hỏi đong đầy tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ là những câu trả lời qua loa và cụt ngủn của tôi. Cuối cùng thì bữa sáng cũng kết thúc, và tôi cảm thấy thật xấu hổ vì từ sáng đến giờ, tôi đã trông chờ giây phút đưa mẹ về nhà để có thể trở lại với thế giới vật chất của mình.

Trên đường về nhà, mẹ tôi trầm ngâm trong vài phút, có lẽ mẹ nhận ra rằng thêm một buổi gặp sáng Chủ Nhật sắp kết thúc và chỉ qua vài dãy nhà nữa thôi là mẹ lại phải trở về với nỗi cô đơn của mình.

Tôi đang mải nhìn mặt đường loang lổ trong ánh nắng và những ngôi nhà cũ kỹ cần được sơn sửa hai bên đường thì bất chợt nghe tiếng mẹ thốt lên, “Buddy, con nhìn xem đẹp chưa kìa”. Tôi tự hỏi con đường cũ kỹ bẩn thỉu này thì có gì đẹp để mẹ phải trầm trồ như thế.

“Sao ạ? Mẹ nói cái gì đẹp cơ?”, tôi đáp lại vì lịch sự chứ không thật sự hứng thú.

“Bãi cỏ kia kìa, Buddy. Con nhìn xem nó có đẹp không nào”, mẹ nói như reo lên.

Bãi cỏ đẹp ư? Khi quay sang nhìn bãi cỏ, tôi nhìn thấy rõ những nếp nhăn trên gương mặt mẹ, những sợi tóc bạc lưa thưa và đôi bàn tay khẳng khiu nổi rõ gân xanh của mẹ. Đôi mắt đầy dấu chân chim của mẹ lấp lánh niềm vui và gương mặt mẹ rạng rỡ khi chỉ tay vào từng bãi cỏ xanh mướt của các gia đình trong khu phố.

Tôi từng thấy nhiều gương mặt đẹp, nhưng tôi chưa thấy gương mặt nào đẹp bằng gương mặt của mẹ tôi lúc mẹ nhìn được vẻ đẹp của một bãi cỏ bình thường trong ánh nắng mặt trời. Tâm hồn mẹ thật giàu có khi có thể tìm thấy và tận hưởng cái đẹp từ những điều bình dị nhất. Tôi bỗng thấy mình thật nghèo nàn và nông cạn khi cứ khư khư ôm lấy mớ danh vọng phù phiếm mà không hay mình đang dần đánh mất những thứ quý giá nhất trong đời. Tôi rời mắt khỏi mẹ và nhìn bãi cỏ. Bãi cỏ đẹp thật!

Mẹ quay sang nhìn tôi, đôi mắt mẹ lấp lánh như muốn nói, “Buddy, con cũng thấy bãi cỏ đẹp như mẹ nói đúng không?”.

Tôi chỉ mỉm cười mà không nói gì vì tôi sợ khoảnh khắc kỳ diệu này trôi qua, tôi sợ mình sẽ đánh mất cảm giác bình yên ấm áp tuyệt vời này.

Cuối cùng thì chúng tôi đã về đến nhà mẹ. “Cảm ơn con vì buổi sáng tuyệt vời này. Mẹ biết con rất bận. Con định làm gì chiều nay?”, mẹ tôi hỏi.

“Tình yêu thương gia đình” là quyển sách tập hợp những câu chuyện ý nghĩa và cảm động về tình cảm gia đình. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh của chính mình cũng như của những người thân trong những câu chuyện đó. Để bạn nhân ra tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những nghịch cảnh ấy một cách dễ dàng. Tình yêu thương gia đình cũng là điều con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi.

Gia đình là nơi vun đắp những tâm hồn. Ai có một gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó, nâng niu và xây đắp nó vì những thứ đã mất không thể tìm lại.

Trích sách “HGTH – Tình yêu thương gia đình”

Trọn Vẹn Tình Yêu Thương Của Người

Trọn vẹn tình yêu thương của Người

Có nhà văn nước ngoài đã nói: “Hồ Chí Minh là con người của chủ nghĩa nhân đạo đầy đủ nhất”.Hay như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét:”Trong cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như trong đời sống hằng ngày, Hồ Chủ tịch đối xử với mọi người luôn có lý, có tình. Bác Hồ luôn dành muôn vàn yêu thương đối với đồng chí, đồng bào. Trong tình yêu đó, có chỗ cho mọi người, không quên sót một ai…”. Đó là một nhận xét đầy đủ, sâu sắc về Chủ tịch Hồ Chí Minh – Con người mà cả cuộc đời 79 mùa xuân dành trọn tình yêu thương cho đất nước, cho nhân dân.

 

Bác Hồ thăm nông dân đang gặt lúa trên cánh đồng xã Hùng Sơn, (huyện Đại Từ, Thái Nguyên) vào năm 1954. Ảnh: Tư liệu

 

          Trọn vẹn là tính từ thể hiện sự đầy đủ, không thiếu mặt nào, không bỏ sót một vấn đề gì, một đối tượng nào, là điểm đến cuối cùng; đồng nghĩa với toàn vẹn, hoàn hảo. Sự trọn vẹn trong tình yêu thương mà Bác hướng tới là mọi tầng lớp nhân dân. Tình yêu thương ấy không giới hạn mà bao trùm, rộng mở, không phân biệt già trẻ, gái trai, miền xuôi hay miền ngược, đến cả những người bị áp bức cùng khổ trên toàn thế giới. Tất cả đều có chỗ trong trái tim nhân ái bao la của Người. Đúng như những vần thơ của Tố Hữu:

          Bác ơi tim Bác mênh mông thế

          Ôm cả non sông mọi kiếp người

Nhà thơ Cu Ba – Lisan đơ rơ ô tê rô cũng viết:

          Trên ngực Người không đòi hỏi huân chương

          Tâm hồn Người bao trùm thế giới.

Sự trọn vẹn được biểu hiện đầy đủ các khía cạnh: thăm hỏi, động viên, tin yêu và chăm lo hạnh phúc của con người. Sự trọn vẹn được khẳng định xuyên suốt chiều dài thời gian từ thuở thiếu thời đến những năm tháng cuối đời trước lúc Bác đi xa. Tình yêu thương của Bác không chung chung trìu tượng mà có thể nhìn thấy rõ qua từng câu nói, mỗi việc làm, cử chỉ giản dị, gần gũi. Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ cụ già “xuân về đem biếu lụa” đến em nhỏ “trung thu gửi cho quà”. Nhiều đêm Bác không ngủ vì thương đoàn dân công “ngủ ngoài rừng” đến những người chiến sỹ “đứng gác ngoài biên cương”. Nhìn phu làm đường vất vả, Bác thấu hiểu và sẻ chia:

          Phu đường vất vả lắm ai ơi

          Giải nắng dầm mưa chẳng nghỉ ngơi

          Ngựa xe hành khách thường qua lại

          Biết cảm ơn anh được mấy người.

Lo lắng, quan tâm cho công nhân, Bác nói:”không phải bắc ván để Bác đi mà phải làm sao đường sá được sạch để anh em công nhân đi làm về khỏi đi vào chỗ lầy lội, bẩn thỉu”.

Người cùng sống với người nông dân miền núi nghèo khổ và bị áp bức bằng tình cảm chan chứa yêu thương:

          Thương ôi những kẻ dân cày

          Chân bùn tay lấm suốt ngày gian lao.

                      Hồ Chí Minh.Người đã hồi sinh cuộc sống

                      Người là vầng dương

                      Đang đem lại bình minh cho nhân loại. 

Thật hiếm có vị lãnh tụ nào lại có tình thương mênh mông nhân ái dành cho bao số phận, mọi kiếp người như vậy. Là Chủ tịch nước, nhưng trong cuộc sống hằng ngày, Bác không coi nhẹ việc nhỏ. Bác quan tâm đến chỗ ở ,việc làm, đến từng bát cơm manh áo. Là người lãnh đạo cao nhất của một nước, bận trăm công nghìn việc, nhưng dù bất cứ hoàn cảnh nào, ở đâu thì trái tim nồng hậu của Bác vẫn luôn hướng về quần chúng nhân dân. Giữa thời tiết ngày hè nắng nóng, các chiến sĩ phòng không trực chiến trên nóc Hội trường Ba Đình không đủ nước uống, Người đã dành hết số tiền tiết kiệm của mình tặng bộ đội mua nước giải khát. Bác chỉ mặc cái áo mỏng, sẵn sàng nhường áo ấm cho cán bộ của mình bởi”chú mang cho ấm cũng như tôi”. Người nhường ghế cho cụ Hà Văn Quận bởi tấm lòng yêu kính người cao tuổi. Đoàn văn công miền Nam ra biễu diễn giữa mùa đông, chưa quen với cái lạnh của miền Bắc. Bác hiểu rằng: miền Nam không có mùa đông, anh chị em cần nhất lúc này là quần áo chăn màn. Đó là tình cảm ấm áp thiêng liêng của một vị lãnh tụ, vị chỉ huy luôn gần gũi, gắn bó với chiến sĩ với nhân dân; tình yêu thương chân thành tha thiết của một người ông người cha đối với cháu con. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho thế hệ măng non sự quan tâm ân cần, sâu sắc. Bác xem các cháu nhỏ là những vị khách tí hon đáng mến. Người hết lòng yêu quý, tin tưởng và chăm lo. Bác thường nhắc nhở các cán bộ, chiến sĩ và đồng bào “nhiệm vụ của chúng ta là phải làm sao cho các em có cơm ăn, có áo ấm, được đi học”. Hầu như tết trung thu năm nào Bác cũng gửi thư thăm hỏi, động viên và đặt nhiều niềm tin nơi các cháu. Nghe tiếng em bé rao hàng vào sáng sớm giá lạnh, Bác đã rơi nước mắt, xót thương các cháu phải vất vả mưu sinh. Bà Véc mét Tô rê, vợ cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Pháp Mô rít Tô rê kể rằng: ” Hồ Chủ tịch rất yêu trẻ em. Chúng tôi thấy Chủ tịch đau lòng khi nói đến những đau khổ của trẻ em Việt Nam do bọn đế quốc xâm lược gây ra”. Các em thiếu niên nhi đồng kể cả các cháu thiếu nhi trên thế giới như Liên Xô, Pháp, Ấn Độ,… đều yêu kính Bác Hồ như người ông thân thiết ruột thịt. Nhà báo A min người Yê men khẳng định: “Người không những là Bác, là Cha của thiếu nhi Việt Nam mà Người còn là Bác là Cha của thiếu nhi thế giới”. Vị Chủ tịch với phong cách giản dị, gần gũi, chân thành cùng tình yêu hòa bình cho nhân loại đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế. Bác cũng dành rất nhiều tình yêu thương, sự tin tưởng cho thanh niên- những người chủ tương lai của đất nước. “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên”. Bác xem thanh niên là người thân trong gia đình. Sự hi sinh của thanh niên cho cuộc kháng chiến dành độc lập dân tộc là nỗi đau trong cơ thể Bác. Người từng nói:” ở Việt Nam, mỗi người có một nỗi khổ riêng. Mỗi nhà có một nỗi khổ riêng. Cộng tất cả mọi nỗi khổ đau ấy là nỗi khổ đau của Người”. Khi nghe tin con trai của bác sĩ Vũ Đình Tụng hi sinh trên chiến trường, Người đã viết thư chia buồn:” tất cả thanh niên Việt Nam đều là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột”. Cả cuộc đời Bác coi mình là người lính ra trận theo mệnh lệnh của nhân dân, người đầy tớ trung thành của nhân dân. Không chỉ có lòng thương yêu vô bờ bến, điểm nổi bật ở Hồ Chí Minh là sự tôn trọng, tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh, trí tuệ và nghị lực của hàng triệu con người. Cái vĩ đại ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là đã nhìn thấy ở nhân dân – lực lượng quyết định thắng lợi của cách mạng. Người luôn luôn quan tâm tới lợi ích của nhân dân, lo những điều dân lo, nghĩ những điều dân nghĩ và đau trước nỗi đau của nhân loại. Trong ngày mừng thọ tuổi 56, lòng Bác vẫn không vui vì miền Nam chưa được bình yên. Khi nhắc đến miền Nam đang sống trong đau thương, Bác Hồ đã khóc. Nước mắt vị Cha già thương đồng bào chưa được giải phóng, chưa được tự do. Các dân tộc bị áp bức, một em bé da đen bị đói, một người con gái ở nước Pháp bị án tử hình đều làm Bác xúc động. Đúng như nhà thơ Việt Phương viết” tim đau hết nỗi đau người ở chân trời, góc bể”. Trong cuộc sống hằng ngày, Người cũng không nguôi nghĩ về đất nước, nhân dân:” Ăn một miếng ngon cũng đắng lòng vì Tổ quốc/Chẳng yên lòng khi ngắm một nhành hoa”. Bác thương dân mình còn nghèo còn khổ. Vị Chủ tịch nước chỉ ở ngôi nhà sàn nho nhỏ, quần áo giản dị, ăn uống đạm bạc, sống thanh bạch, gần gũi và không làm phiền nhân dân. Có thể nói, tình yêu thương con người của Bác là một tình cảm trọn vẹn bởi toàn bộ tâm huyết, sức lực, trí tuệ, trái tim gắn bó với vận mệnh dân tộc với đất nước, nhân dân. Người đã hi sinh cả cuộc đời 79 mùa xuân cho lợi ích của nhân dân Việt Nam và thế giới. Vì muốn dân tộc được giải phóng, nhân dân được hạnh phúc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành mới 21 tuổi đã quyết chí bôn ba khắp nơi, làm đủ mọi nghề để tìm đường cứu nước.Chính lòng yêu thương con người cháy bỏng là động lực nung nấu, thôi thúc hoạt động cách mạng không mệt mỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.Với quan niệm “nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng không có ý nghĩa gì”. Và hạnh phúc của Người là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Người lãnh đạo chống giặc đói, giặc dốt, thực hành đời sống mới ngay trong kháng chiến. Như vậy ” ưu điểm lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là không chỉ đấu tranh cho một lá cờ, cho một sự giải phóng ở bề mặt bên ngoài. Người muốn tiến hành một cuộc chiến đấu cho phẩm giá con người, cho sự giải phóng và phúc lợi của toàn dân và nhờ thế mà cuộc cách mạng Người phát động mang tầm cỡ thế giới”. Đó chính là tình yêu thương con người mang tính nhân văn cao cả, vĩ đại và thật trọn vẹn của Bác Hồ kính yêu. Trước lúc qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân bản Di chúc lịch sử. Không một chút riêng tư, trong hơn 1000 từ, được cân nhắc cẩn thận trong suốt hơn bốn năm, Người không quên bất cứ tầng lớp nhân dân nào, không quên bất cứ một công việc nào của đất nước.Và cuối cùng, quan trọng nhất ,xúc động nhất, Bác “để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng”. Bác ra đi không đem theo gì cho mình. Tất cả Bác để lại cho toàn dân tộc. Chính vì đức hy sinh cao cả và tình yêu thương trọn vẹn ấy mà “cả dân tộc khóc người thương mình nhất/Người được thương trên tất cả người thương”. Bản Di chúc trở thành báu vật của dân tộc, là sự kết tinh, đúc kết toàn bộ tình cảm thương yêu con người vô hạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

          Nhạc sỹ Lưu Hữu Phước đã gửi gắm tấm lòng của muôn triệu trái tim Việt Nam với Bác Hồ kính yêu “Người đi xa vắng, tiếng của Người còn đây. Tình người bao la sáng rọi cuộc đời ta hằng ngày”. Đất nước đang bước vào một mùa xuân  mới 2021 với nhiều sự kiện trọng đại: kỷ niệm 80 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng Việt Nam, 91 năm ngày thành lập Đảng và thành công Đại hội XIII của Đảng, lòng chúng ta càng thêm nhớ Bác. Chính tình yêu thương trọn vẹn Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho nhân dân Việt Nam và nhân loại mãi luôn là ngọn lửa sưởi ấm, là ánh sáng soi đường mỗi chúng ta đi.

                                                                 

Lê Hà

Khu di tích Kim Liên