Top 11 # Tình Yêu Thương Loài Vật Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Suy Nghĩ Về Ý Nghĩa Tình Yêu Thương Các Loài Vật

Suy nghĩ về ý nghĩa tình yêu thương các loài vật

Từ khi biết thuần hóa các loài vật để nuôi trong nhà, con người đã có tình yêu mến các loài vật. Đặc biệt là các loài vật gần gũi với con người như chó, mèo, trâu, bò, chim chóc,… Các loài vật nuôi đóng vai trò rất lớn trong đời sống lao động và tình cảm của con người. Thế nhưng, ngày nay, khi đời sống phát triển, con người ngày càng phai nhạt tình yêu thương đối với chúng. Phải chăng, chúng ta ngày càng mất dần đi tình yêu thương loài vật nuôi?

Nước ta vốn là một đất nước nông nghiệp. Đời sống lao động và tinh thần con người Việt Nam gắn chặt với làng quê, đồng ruộng. Bởi thế, các loài vật nuôi thường gắn bó thân thiết với con người. Con người Việt nam lại giàu lòng nhân ái, sống nghĩa tình và hòa hợp. Đối với con vật nuôi cũng hết sức tình nghĩa.

Trong lao động sản xuất, con trâu, con bò gắn bó với con người nhất. Trâu, bò giúp người nông dân cày xới, chuyên chở, làm cho vụ mùa tốt tươi. Tuy là con vật nuôi để tân dụng sức kéo nhưng người Việt rất yêu mến chúng. Trong tinh thần người Việt, con trâu, con bò trở thành những người bạn thân thiết, gắn chặt với cuộc đời người nông dân. Hình ảnh con trâu thân thiện đi vào ca dao với sự mến yêu vô hạn:

“Trâu ơi ta bảo trâu này!Trâu ăn no cỏ trâu cày với taCái cày vốn nghiệp nông giaTa đây, trâu đấy, ai mà quản công”.

Nếu con trâu là biểu tượng của đồng quê bình dị, trù phú, thì con chó lại là biểu tượng của tinh thần trung thành và lòng dũng cảm trong văn hóa người Việt ta. Chó sống gần gũi với con người hơn cả loài trâu. Chó lại là loài tinh khôn, nhanh nhẹn nên rất được con người yêu mến.

Ngoài việc trong giữ nhà cửa, chó còn là loài săn mồi xuất sắc. Hình ảnh con chó săn dũng cảm và thiện chiến đi vốn được con người kính trọng. Loài chó lại còn mang một ý nghĩa tâm linh sâu sắc bởi có linh tính nhạy cảm. Bởi thế, chó được người Việt tôn thờ như một linh vật. Người ta tin rằng nó chính là vị thần giữ cửa âm phủ, dẫn dắt linh hồn con người đến địa ngục.

Người Việt ta còn nuôi các giống gà trong vườn để làm thực phẩm. Tuy loài gà không tinh khôn nhưng là loài hiền lành, thân thiện, luôn được con người yêu mến. Các loài chim cũng được thuần hóa và nuôi trong nhà để làm đẹp không gian. Các loài chim cảnh tô điểm cho cuộc sống thêm phần rộn rã và tươi xinh.

Khi cuộc sống phát triển, máy móc thay sức kéo của trâu bò, công việc bận rộn, con người sống vội vã và mất dần tình yêu thương đối với các loài vật nuôi. Ngày nay, trâu bò được nuôi như một loại thực phẩm sống. Chó, mèo cũng không còn giữ vai trò là người bạn thân thiết như xưa nữa. Các loài chim chóc vẫn được nuôi trong nhà nhưng con người đã vơi cạn một tình yêu tha thiết đối với chúng.

Con người ngày càng trở nên vô cản và tàn nhẫn với các loài vật. Con người ngày nay nuôi loài vật vì mục đích kinh tế chứ không phải bằng tình yêu thương đối với chúng. Bởi thế, họ sẵn sàng hành hạ hoặc hủy diệt sự sống của chúng khi không cần chúng nữa. Đó là một thực trang đáng buồn của xã hội ngày nay.

Con vật nuôi cũng như con người, chúng rất cần được chăm sóc, yêu thương và bảo vệ. Dù cuộc sống có phát triển, không gian trở nên chật hẹp nhưng khi đã nuôi chúng, con người cần phải dành cho chúng một tình cảm tốt đẹp. Con người cần phải biết yêu thương và dành cho chúng sự chăm sóc cần thiết. Phải đảm bảo chúng được sống và phát triển tốt. Phải tôn trọng chúng như tôn trọng sự sống trên trái đất này.

Không được hành hạ hay đối xử tàn bạo đối với các loài vật nuôi. Chúng phải được an toàn trong sự bảo vệ của con người. Bởi các loài vật nuôi rất dễ bị tổn thương trong điều kiện nuôi nhốt. Chúng tồn tại là mang đến niềm vui và sự hữu ích cho con người. Chúng ta cần phải trân trọng điều đó.

Hãy xây dựng một tình cảm tốt đẹp đối với động vật nuôi. Phải yêu thương chúng như yêu thương cuộc sống của chúng ta. Chỉ khi biết yêu thương loài vật nuôi, con người mới biết yêu thương lẫn nhau.

Xã hội phải ra sức bảo vệ các loài vật nuôi. Chúng là những con vật vô tội. Chúng không đáng bị đối xử tàn bạo. Kiên quyết lên án và xử phạt các hành vi hành hạ, bạo lực tàn nhẫn với động vật. Chúng chỉ là loài vật nuôi và hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của con người. Để làm được điều đó, pháp luật phải có những điều luật cụ thể trong việc chăm sóc và bảo vệ các loài vật nuôi.

Con người không thể tồn tại mà không có các loài vật. Dù có nhiều loài vật nuôi đã mất đi vai trò của mình trong thời đại ngày nay nhưng chúng luôn có một mối liên hệ khăng khít đối với cuộc sống của chúng ta. Hãy yêu thương các loài vật nuôi và ra sức bảo vệ chúng. Đừng để đến một ngày nào đó, ta chỉ còn mường tượng chúng qua hình ảnh trong sự hối tiếc muộn màng.

Sau Tình Yêu Thương, Là Gì?

Sứ Điệp của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, tháng Chín năm 2016

Chủ Tịch Thomas S. Monson, vị tiên tri yêu quý của chúng ta, dạy rằng “tình yêu thương là thực chất của phúc âm.”

Tình yêu thương quan trọng đến mức Chúa Giê Su gọi đó là “điều răn thứ nhất và lớn hơn hết” và phán rằng hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.

Tình yêu thương là động lực chủ yếu của tất cả mọi điều chúng ta làm trong Giáo Hội. Mỗi một chương trình, mỗi một buổi họp, mỗi hành động mà chúng ta tham gia vào với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô đều cần phải nảy sinh từ thuộc tính này-vì nếu không có lòng bác ái, “tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô,” thì chúng ta chẳng là gì hết.

Một khi chúng ta hiểu được điều này với tâm trí và tấm lòng mình, một khi chúng ta tuyên bố tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình-thì sau đó là điều gì?

Việc cảm thấy có lòng trắc ẩn và tình yêu thương dành cho người khác có phải là đủ chưa? Việc bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và những người xung quanh có làm tròn nghĩa vụ của chúng ta đối với Thượng Đế không?

Truyện Ngụ Ngôn về Hai Người Con Trai

Tại đền thờ ở Giê Ru Sa Lem, các thầy tế lễ cả và các trưởng lão Do Thái đến cùng Chúa Giê Su và bắt bẻ lời Ngài. Tuy nhiên, Đấng Cứu Rỗi “chuyển hướng suy nghĩ của họ” bằng cách kể một câu chuyện.

Ngài kể “Một người kia có hai đứa con trai”. Người cha đến cùng đứa thứ nhất và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Nhưng nó từ chối. Nhưng về sau đứa con đó “ăn năn, rồi đi.”

Rồi người cha đi đến cùng đứa con trai thứ hai và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Đứa thứ hai hứa rằng nó sẽ đi, nhưng không bao giờ đi.

Rồi Đấng Cứu Rỗi quay sang các thầy tế lễ cả và các trưởng lão, “Trong hai con trai đó, đứa nào làm theo ý muốn của cha?”

Họ phải thú nhận rằng đó là đứa con thứ nhất-là đứa nói rằng nó sẽ không đi nhưng rồi ăn năn và đi làm trong vườn nho.

Đấng Cứu Rỗi sử dụng câu chuyện này để nhấn mạnh đến một nguyên tắc quan trọng-chính là những ai vâng theo các lệnh truyền, thì đó là những người thực sự yêu mến Thượng Đế.

Có lẽ đó là lý do tại sao Chúa Giê Su yêu cầu dân chúng lắng nghe và tuân theo những lời của người Pha Ri Si và những nhà thông thái chứ đừng bắt chước việc làm của họ. Các thầy giảng tôn giáo này đã không giữ lời hứa của họ. Họ thích nói về tôn giáo, nhưng buồn thay họ quên mất thực chất của tôn giáo.

Các Hành Động và Sự Cứu Rỗi của Chúng Ta

Trong một trong số các bài giảng cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi dành cho môn đồ của Ngài, Ngài nói với họ về Sự Phán Xét cuối cùng. Những kẻ tà ác và những người ngay chính sẽ được chia tách ra. Người ngay chính sẽ thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu; kẻ tà ác sẽ bị đưa đến sự rủa sả đời đời.

Có điều gì khác biệt giữa hai nhóm người này?

Những người nào thể hiện tình yêu thương của họ qua hành động sẽ được cứu rỗi. Những ai không làm như thế sẽ bị đoán phạt. Sự cải đạo thực sự đến với phúc âm của Chúa Giê Su cùng các giá trị và nguyên tắc của phúc âm sẽ được thể hiện bằng những hành động trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Cuối cùng, chỉ có lời tuyên bố về tình yêu thương dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình không thôi sẽ không cho chúng ta hội đủ điều kiện cho sự tôn cao. Chúa Giê Su dạy: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.”

Sau Tình Yêu Thương Là Gì?

Câu trả lời cho câu hỏi “Sau tình yêu thương là gì?” vừa đơn giản và cũng vừa thẳng thắn. Nếu chúng ta thực sự yêu thương Đấng Cứu Rỗi, thì chúng ta hướng lòng mình đến với Ngài rồi chúng ta đi theo con đường của vai trò môn đồ. Khi chúng ta yêu mến Thượng Đế, thì chúng ta sẽ cố gắng để tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

Nếu chúng ta thực sự yêu mến đồng loại của mình, thì chúng ta dang tay giúp đỡ “những kẻ nghèo khó và những kẻ túng thiếu, những người bệnh tật và những người đau buồn.” Vì những ai làm những hành động đầy vị tha và phục vụ này, họ cũng là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Đây chính là điều sẽ đến sau tình yêu thương.

Đây chính là sự thực chất của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Tình Yêu Là Gì… Tình Yêu Là Gì Thế?

Có tình yêu buồn bã ngay từ lúc khởi đầu, có tình yêu chỉ buồn khi kết thúc. Và nhiều người không thể buộc tâm trí của mình thôi nhớ đến đoạn đau lòng đó. Nhưng ngay cả khi sự việc chắc chắn sẽ xảy ra như thế đi chăng nữa cũng không thể ngăn được người ta yêu nhau và cũng không có nghĩa là tình yêu thì luôn luôn buồn bã.

Có tình yêu sẽ kéo dài vĩnh viễn. Cho dù người ta có còn được bên nhau hay không.

Cũng có tình yêu chỉ ghé ngang và thì thầm điều gì đó vào tai ta rồi đi mãi. Nhưng ta cũng kịp nhận ra tiếng thì thầm và câu chuyện kia là ấm áp. Một lần nữa ta lại thương nhớ nó không nguôi.

Đừng bao giờ đóng kín mọi cánh cửa. Và cũng đừng bao giờ nghĩ rằng khi cuộc đời đóng những cánh cửa kia lại chứ không phải ta, thì cơn gió lạnh buốt của nỗi buồn không thể thổi xuyên qua.

Bởi vậy ta luôn cần một bàn tay siết chặt để giữ ta ấm áp và hy vọng. Để ta không phải giật mình khi thấy mình cô đơn như thế nào trên mặt đất. Có thể điều quan trọng là ta không phải cô đơn. Vì nếu ấm áp mà chỉ có một mình thì cũng chẳng để làm mẹ gì. Ta lạnh lẽo cha nó ngay từ đầu cho gọn gàng và đơn giản.

Có người nói tình yêu như là một khách lạ. Khi tình yêu gõ cửa, ta nên mạnh dạn mời nó vào nhà và cùng trò truyện. Cho đến khi người khách kia không còn muốn ở trong nhà của ta nữa và chỉ muốn ra đi. Không phải lúc nào ta cũng đủ dũng cảm để mời khách vào nhà, vì ta e ngại những tổn thương. Và cũng ko phải lúc nào ta cũng được mời vào nhà để trò truyện, có thể vì chủ nhà cũng e ngại tổn thương, hoặc vì ta đến quá trễ.

Tôi muốn tình yêu của tôi như là một người bạn chứ ko phải là người khách lạ. Có thể ko phải lúc nào tôi cũng vui vẻ tự nhiên được với bạn của mình, nhưng tôi thích giống như luôn có một kết nối, cho dù ko phải lúc nào cũng là bền chặt. Bởi vì tôi nghĩ thật buồn bã nếu một lúc nào đó trong đời, tôi không thể nào nắm lại bàn tay đã siết chặt mình, cho dù tôi có ước muốn điều đó nhiều như thế nào đi chăng nữa.

Tình yêu. Thường thì sẽ mang lại nhiều hạnh phúc, nhưng ta khó mà nhớ được niềm vui đó khi mà những tổn thương luôn sâu sắc và nhắc nhở. Tóm lại, không thể biết được điều gì sẽ chờ ta phía trước. Có thể là những ngày nắng đẹp, có thể mặt trời sẽ tắt mãi trong ta.

Tôi muốn nắm chặt một bàn tay. Tôi cũng muốn sống trong những ngày nắng đẹp. Vì cho dù thành phố này có đông đúc đến đâu đi chăng nữa. Ngoài kia cũng lạnh lẽo biết bao nhiêu

Tooctila – chúng tôi

Ruồi Vàng Đục Trái Là Loài Sinh Vật Gây Hại Yêu Thích Chất Cồn

Ruồi vàng đục trái là niềm trăn trở gây phiền toái lớn đối với nhà vườn, chúng là những sinh vật hết sức lì lợm và khó trị. Chúng tấn công lên nhiều loại cây trồng, trái cây bị chúng đục sẽ bị giảm chất lượng và không thể xuất khẩu được. 

Alcohol (cồn) là chất cực kỳ hấp dẫn chúng

Ruồi đục trái là loại “sâu rượu” điển hình. Trái cây khi chín sẽ chuyển hóa (lên men) một phần lượng đường thành alcohol – vốn là thứ rất thu hút chúng, và đó cũng là lý do cho sự phá hoại ở chúng. Hết thảy thực phẩm được thu hoạch là mục tiêu mà chúng hướng đến. Chúng thích mùi vị lên men của trái cây nên đó là nguyên nhân vì sao những loài sinh vật này luôn bay lượn quanh đống ủ hữu cơ, nhất là những đống ủ có nhiều trái cây. Ở một góc độ khác, có lẽ chúng là những tay thưởng thức rượu chuyên nghiệp. Chúng sinh trưởng cực nhanh, thậm chí bạn phải tính bằng giờ.

Tập tính sinh sản của ruồi vàng

Ruồi đục trái có tập tính đẻ trứng vào những khu vực có tiềm năng tiếp cận thực phẩm, nơi mà ấu trùng đẻ ra của chúng có thể dễ dàng tìm đến thức ăn, và nơi lý tưởng nhất không đâu khác chính là khu vườn của bạn, ngoài ra chúng còn tìm đến cống rãnh hay bãi rác, nhưng trái cây và rau củ mới là điều thu hút chúng nhất. Khả năng đẻ trứng của chúng thuộc hàng đẳng cấp vì mỗi lần đẻ là 500 quả trứng, lượng trứng gấp 5 lần mẹ Âu Cơ…  

Giải pháp xử lý ruồi vàng

Lập hàng rào sinh học

Tinh dầu hương thảo: có công dụng xua đuổi ruồi , bọ chét, muỗi và ấu trùng côn trùng như sâu bướm bắp cải.

Tinh dầu bạc hà: loại bỏ rầy mềm, bọ xít, kiến, nhện , bọ cánh cứng và bọ chét.

Tinh dầu xạ hương giúp chống lại các loại sâu, côn trùng cắn như con ve,

Tinh dầu đinh hương giúp làm giảm nhiều côn trùng bay.

Những loài cây này là hàng rào sinh học vừa xua đuổi côn trùng mà vừa không gây ô nhiễm môi trường. 

Lập bẫy

Mùi hương là 1 ý tưởng để bẫy ruồi vàng, bạn nhất thiết phải có hương nhu (tinh dầu) – thứ này mang hormon kích thích. Loài ruồi bị mùi này hấp dẫn nên cứ thế mà lao vào… Tuy nhiên đây là con đường 1 chiều, vào thì dễ nhưng ra thì hên xui… Ngoài ra, nông dân các nước họ còn có cách bẫy đơn giản mà hiệu quả, họ cắt 1/3 chai nước suối tính từ nắp, sau đó lộn ngược phần nắp lại rồi lấy băng keo dán cho chắc chắn phần tiếp nối, bên trong đổ một ít giấm táo (giấm khác sẽ không hiệu quả vì mùi không thơm), sau đó nhỏ vài giọt nước rửa chén rồi lắc đều lên hoặc đơn giản chỉ cần bỏ vài lát chuối chín rục hoặc trái táo là ổn. 

Thường thì các nước họ chỉ dụ ruồi vàng vào bẫy rồi gom lại tiêu huỷ chúng trực tiếp. Thế nhưng Việt Nam lại có lượng thảo mộc thênh thang, mỗi vùng mỗi miền có một loại đặc trưng. Phía Bắc có củ ấu tẩu, hạt mã tiền… phía Nam có hạt bình bát, hạt mãng cầu có thể thỏa sức chế tác dung dịch diệt trừ ruồi vàng nên không cần phải gom lại diệt mà để luôn các dung dịch này vào bẫy. 

Công thức xử lý ruồi vàng

Nguyên liệu:

Rượu nếp than 500 ml

Chuối chín trứng quốc 1 trái

Lá hương nhu 8 lá

Nhân hạt bình bát 50 gram

Chế biến: Cho hết thảy nguyên liệu vào máy xay nhuyễn. Nếu thấy dung dịch có vẻ khô quá thì hòa thêm chút nước.

*Ghi chú:

Nhà nào có khả năng thì ngâm sẵn 50 gram bột nhân hạt bình bát, 30 gram bột hạt mã tiền và nửa lít rượu/cồn 45 độ. Khi dùng chỉ việc lấy 100 ml rượu loại này + 1 trái chuối + 1 giọt tinh dầu hương nhu là ok. Thuốc trừ sâu cũng dùng loại rượu ngâm này, chỉ thêm 50 gram bột tỏi khi ngâm là được.

Thực chất, việc diệt trừ sâu hại chỉ nên ở mức kiểm soát và không nên tận diệt, việc loại bỏ một giống loài ra khỏi chu trình tự nhiên không phải là điều gì đó sáng suốt. Mỗi loài có trong Tạo Hóa này đều mang ý nghĩa cho sự tồn tại của chúng, bất kỳ hệ sinh thái nào muốn phát triển cũng đòi hỏi phải có đủ đầy và đa dạng giống loài.