Top 9 # Từ Ghép Hán Việt Chính Phụ Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Tìm 15 Từ Ghép Hán Việt

Các từ ghép hán việt sau có gì khác nhau:Hậu vệ,giam cầm,quốc lộ,thất nghiệp,hồi hương,nhập ngũ

Viết 1 đoạn văn trong đó có sử dụng từ Hán Việt

( chú thích )

Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

1. Giải thích các yếu tố Hán và tìm các từ có yếu tố Hán Việt: khai, cảm, mẫu

1. Giải thích các yếu tố Hán và tìm các từ có yếu tố Hán Việt: xúc, cầu, vong

Tiếng thiên trong từ thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiên trong các từ Hán Việt sau đây nghĩa là gì?

-Thiên niên kỉ.

-Thiên lí mã.

-Lý Công Uẩn thiên đô về Thăng Long.

2. Hãy phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ sau: Từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt đồng âm

Nghĩa của yếu tố Hán Việt

hoa1: hoa quả, hương hoa

hoa2: hoa mĩ, hoa lệ

phi1: phi công, phi đội

phi2 : phi pháp, phi nghĩa

phi3: cung phi, vương phi

tham1: tham vọng, tham lam

tham 2: tham gia, tham chiến

gia1: gia chủ, gia súc

gia 2: gia vị, gia tăng

Bài 1 : Tìm yếu tố Hán Việt : Nghi ( ngờ ) Thực ( ăn ) Ảo ( giả ) Đoạn ( đứt )Bài 2 : Có ý kiến cho rằng : Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng . Chứng minh qua đoạn trích ” Trong lòng mẹ “

Mọi người giúp mk vs !!! Cảm ơn mng trước nha !!!

Em hãy đặt câu :

– Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ

– Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính

– Tạo sắc thái cổ, phù hợp vs bầu không khí xã hội xa xưa

— Trả lời giúp mình nha!!! Thanks trc

Tìm những từ Hán – Việt có các yếu tố sau

Thiết( sắt), đột( bất ngờ),ly( chia lìa)

viet 2 cau van co sử dụng từ hán việt(2 câu riêng biệt có thể là bài hát,ca dao)

tìm những từ ghép thuần việt tương ứng với những từ hán việt sau:

thiên địa

giang sơn

huynh đệ

nhật dạ

sinh tử

phụ tử

phong vân

quốc gia

tiền hậu

sinh nhật

Trong từ gia đình tiếng gia có nghĩa là nhà. Trong các từ sau, từ nào trong đó có tiếng gia cũng có nghĩa là nhà?

gia cảnh, gia cầm, gia công, gia quyến, gia nhập.

Tìm các từ Hán Việt có trong bài “Nam Quốc Sơn Hà” và “Phò giá về kinh”.Giải thích nghĩa các từ đó.

Ai làm đúng và nhanh nhất sẽ được thưởng free mười tick!

Thế Nào Là Từ Ghép? Lưu Ý Cách Phân Loại Từ Ghép Chính Phụ, Đẳng Lập

Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên, các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ như ông bà, trắng tinh, bút chì,…

2. Các loại từ ghép

Từ ghép có hai loại là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

Ví dụ 1:

“Bánh hình tròn là tượng trời, ta đặt tên là bánh giầy.” (Bánh chưng, bánh giầy)

Bánh giầy:

Bánh: tiếng chính/giầy: tiếng phụ

Ví dụ 2:

“Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình.” (Theo Xuân Diệu)

Hoa phượng:

Hoa: tiếng chính /phượng: tiếng phụ

Trong từ ghép chính phụ có nguồn gốc thuần Việt, tiếng chính thường đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

Ví dụ 3:

“Lúc sấu chín cũng là lúc Hà Nội sắp vào thu với man mác heo may, vàng tươi hoa cúc.” (Theo Tạ Việt Anh)

Vàng tươi:

Vàng: tiếng chính/tươi: tiếng phụ

Trong từ ghép chính phụ có nguồn gốc Hán Việt, tiếng chính có thể đứng trước hoặc đứng sau so với tiếng phụ.

Ví dụ 4:

“Chao ôi, mùa thu biên giới, người và cảnh thật là hết chỗ trữ tình.” (Theo Nguyễn Tuân)

Trữ tình (trữ: chứa đựng; tình: tình cảm)

Trữ: tiếng chính/tình: tiếng phụ

Ví dụ 5:

“Gác mái ngư ông về viễn phố

Gõ sừng mục tử lại cô thôn” (Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)

Viễn phố (viễn: xa; phố: bến sông)

Viễn: tiếng phụ/phố: tiếng chính

Trong trường hợp này, để phân biệt tiếng chính và tiếng phụ, ta thường giải nghĩa từ ghép chính phụ có nguồn gốc Hán Việt trên cơ sở tách từ đã cho thành các yếu tố Hán Việt và giải nghĩa chúng thành từ thuần Việt (trữ tình bao gồm yếu tố trữ có nghĩa thuần Việt là chứa; yếu tố tình có nghĩa thuần Việt là tình cảm).

Nếu xét thấy thứ tự các yếu tố Hán Việt được xếp theo đúng trật tự với nghĩa thuần Việt của chúng thì tiếng chính sẽ đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

Ngược lại (viễn phố bao gồm yếu tố viễn có nghĩa thuần Việt là xa; yếu tố phố có nghĩa thuần Việt là bến sông), thứ tự các yếu tố Hán Việt xếp không đúng trật tự nghĩa thuần Việt, chúng ta phải đảo nghĩa của chúng lại mới hiểu được chính xác thì tiếng chính sẽ đứng sau, tiếng phụ sẽ đứng trước.

Từ ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp, không phân tiếng chính, tiếng phụ.

Ví dụ:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.” (Ca dao)

“Tôi nhớ những dòng nước lấp lánh từ triền đá cao ào ào đổ xuống, róc rách len vào khe đá rồi thong thả bò qua con đường trải đá, chảy xuống xóm làng.” (Theo Tản văn Mai Văn Tạo)

3. Nghĩa của từ ghép

3.1. Nghĩa của từ ghép chính phụ

Nghĩa của từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của nó sẽ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.

Ví dụ:

Bánh giầy: Dùng để chỉ một loại bánh cụ thể, rõ ràng.

Hoa phượng: Dùng để chỉ một loại hoa cụ thể.

3.2. Nghĩa của từ ghép đẳng lập

Nghĩa của từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của nó khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.

Ông bà: Dùng để chỉ ông bà, tổ tiên nói chung.

Ông: bậc cha, chú của cha hoặc mẹ, người đàn ông lớn tuổi nói chung.

Bà: bậc cô, dì, mẹ của cha hoặc mẹ, người phụ nữ lớn tuổi nói chung.

Xóm làng: Dùng để chỉ vùng nông thôn nói chung.

Xóm: khu vực sinh sông, nơi ở của người dân ở nông thôn.

Làng: đồng nghĩa với xóm

Từ đó, từ ghép đẳng lập mang nghĩa rộng hơn so với các tiếng cấu tạo nên chúng.

Tóm lại, nghĩa của từ ghép nói chung sẽ tùy theo phân loại của từ ghép mà có đặc điểm riêng. Biết kết hợp giữa việc xác định nghĩa các tiếng tạo nên từ ghép và vai trò ngữ pháp của chúng sẽ giúp ta xác định được từ phức đó là từ láy hay từ ghép; từ ghép đó là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.

Bên cạnh các từ ghép ta hay sử dụng, sáng tỏ về mặt nghĩa, vẫn có một số tiếng trong từ ghép ngày nay không còn rõ nghĩa do chúng được tạo nên từ tiếng địa phương (phương ngữ), từ một số ngôn ngữ dân tộc thiểu số hay trong các văn bản cổ.

Trong phương ngữ Thái Bình:

“Một vùng cỏ áy bóng tà

Gió hiu hiu thổi một vài bông lau” (Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Tiếng áy trong cỏ áy ở đây là tiếng địa phương Thái Bình (vốn là quê vợ của Nguyễn Du), có nghĩa là vàng úa.

Trong ngôn ngữ Khmer:

“Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ tức khơ mâu, tiếng Miên nghĩa là “nước đen”.” (Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)

Tiếng Cà và Mau trong Cà Mau được nói chệch âm đi, tạo thành một âm khác gần với âm gốc của nó. Cà và Mau được nói trại đi theo ngôn ngữ dân tộc Khmer (một dân tộc anh em thiểu số tập trung nhiều ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nước ta) là tức khơ mâu. Trong đó, tức có nghĩa nước; khơ mâu có nghĩa là đen.

Trong văn bản cổ:

“Phùng An con trai Ngài, do cảm nhận được những tình cảm ấy của dân chúng và binh lính cũng suy tôn Ngài làm “Bố Cái đại vương”.” (Bố Cái Đại vương Phùng Hưng)

Tiếng cái trong Bố Cái ở đây mang nghĩa cổ là mẹ. Cũng như thành ngữ xưa có câu ” Con dại cái mang” ứng với câu thành ngữ ngày nay “Con hư tại mẹ” là vậy.

Từ ghép là loại từ, xét theo tiêu chí cấu tạo, chiếm số lượng khá lớn trong kho từ ngữ Việt. Vì thế việc hiểu rõ nghĩa cũng như phân loại của chúng sẽ giúp chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt linh hoạt, phong phú và chính xác hơn. Từ đó giúp ta biểu đạt suy nghĩ, tình cảm của mình một cách hiệu quả, rõ ràng, tạo nên cơ sở, nền tảng để thành công trong công việc cũng như cuộc sống.

Vì thế nên ông bà ta xưa có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang./Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” cũng không phải là điều ngẫu nhiên, tình cờ. Mỗi người chúng ta hãy là ” người khôn” để sống tốt, sống đẹp và ý nghĩa!

Từ Hán Việt Là Gì? Những Từ Hán Việt Hay Và Ý Nghĩa

Từ Hán Việt là gì?

Từ Hán Việt là từ ngữ trong tiếng Việt vay mượn, có nghĩa gốc từ tiếng Hán (Trung Quốc). Các từ Hán Việt được ghi bằng chữ cái La tinh, phát âm phù hợp với mặt ngữ âm tiếng Việt. Tuy nhiên, khi phát âm từ Hán Việt, có thể thấy âm thanh gần giống với tiếng Trung Quốc.

Sự vay mượn của tiếng Việt giúp ngôn ngữ Việt Nam thêm phần phong phú, đồng thời vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng Việt.

Trong kho tằng từ Hán Việt, người ta đã nghiên cứu và phân loại thành 3 nhóm đó là từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt Hoá.

Từ Hán Việt cổ

Từ Hán Việt cổ là những từ có nguồn gốc khá lâu đời. Những từ này bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Nhà Đường. Những từ này có phát âm gần như giống hoàn toàn với tiếng Trung.

Từ Hán Việt

Những từ Hán Việt này ra đời sau giai đoạn mà từ Hán Việt cổ xuất hiện và được dùng. Những từ này có nguồn gốc từ giai đoạn thời nhà Đường cho tới đầu thế kỷ 10.

Từ Hán Việt Việt hoá

Các từ Hán Việt không nằm trong 2 trường hợp trên được xem là từ Hán Việt Việt Hoá. Những từ này có quy luật biến đổi ngữ âm rất khác, nhưng vẫn dựa trên cơ sở âm điệu và ý nghĩa chữ Hán.

THIÊN: Trời; ĐỊA: Đất; CỬ: Cất; TỒN: Còn; TỬ: Con; TÔN: Cháu; LỤC: Sáu; TAM: Ba; GIA: Nhà; QUỐC: Nước; TIỀN: Trước; HẬU: Sau; NGƯU: Trâu; MÃ: Ngựa; CỰ: Cựa; NHA: Răng; VÔ: Chăng; HỮU: Có; KHUYỂN: Chó; DƯƠNG: Dê; QUY: Về; TẨU: Chạy; BÁI: Lạy; QUỴ: Quỳ; KHỨ: Đi; LAI: Lại; NỮ: Gái; NAM: Trai; QUAN: Mũ; TÚC: Đủ; ĐA: Nhiều; ÁI: Yêu; TĂNG: Ghét; THỨC: Biết; TRI: Hay; MỘC: Cây; CĂN: Rễ; DỊ: Dễ; NAN: Khôn (khó); CHỈ: Ngon; CAM: Ngọt; TRỤ: Cột; LƯƠNG: Rường; SÀNG: Giường; TỊCH: Chiếu; KHIẾM: Thiếu; DƯ: Thừa; CÚC: Cuốc; CHÚC: Đuốc; ĐĂNG: Đèn; THĂNG: Lên; GIÁNG: Xuống; ĐIỀN: Ruộng; TRẠCH: Nhà; LÃO: Già; ĐỒNG: Trẻ; TƯỚC: Sẻ (chim Sẻ) ; KÊ: Gà

Outsource là gì? Ưu nhược điểm của Outsource ? Có nên… Tôn trọng (respect) là gì? Ý nghĩa và vai trò của… Chân lý (Truth) là gì? Ý nghĩa của chân lý trong…

Hán Việt Và Việc “Việt Hóa” Từ Gốc Hán Để Tạo Thành Từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một đề tài được bàn luận từ rất lâu nhưng luôn là vấn đề thời sự nóng bỏng. Bởi lẽ, ngoài tư cách là đối tượng nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học thì đó còn là một hiện tượng liên qua đến việc giao tiếp hàng ngày vì thế được nhiều người quan tâm. Việc dùng từ Hán Việt như thế nào được gọi là đúng, thế nào là sai không phải là vấn đề đơn giản. Trong các nội dung được đem ra tranh luận về từ Hán Việt, không ít người thắc mắc sự sai lệch ngữ nghĩa của từ Hán nguyên gốc và từ Hán Việt. Liệu có phải ai thông thuộc tiếng Hán thì cũng biết cách sử dụng từ Hán Việt một cách chính xác hay không? Đó là vấn đề mà bài viết này muốn đề cập đến.

2. Sự sai lệch giữa nghĩa tiếng Hán nguyên gốc và nghĩa từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một hiện tượng phức tạp. Nó là kết quả của quá trình giao lưu và tiếp xúc ngôn ngữ giữa hai dân tộc Hán và Việt trong nhiều thế kỷ. Do những nguyên nhân lịch sử và địa lý đặc biệt, cuộc tiếp xúc ngôn ngữ của hai thứ tiếng này có những đặc trưng riêng khó tìm thấy ở các cuộc tiếp xúc ngôn ngữ khác. Bởi thế, tính chất, đặc điểm và cách sử dụng của từ Hán Việt cũng hoàn toàn khác với các loại từ cũng do tiếp xúc ngôn ngữ mà có, như: Hán – Nhật, Hán – Hàn, Hàn – Triều… Sự khác biệt ấy thể hiện trước hết ở phương diện, khối lượng từ Hán Việt trong kho từ vựng tiếng Việt là rất lớn (Theo các kết quả thống kê từ vựng học, trong một số phong cách chức năng, chẳng hạn, trong phong cách hành chính, số lượng từ Hán Việt lên tới 80 -85%). Thứ hai, quá trình xử lý các yếu tố gốc Hán (các từ gốc Hán) trong tiếng Việt cũng hoàn toàn khác với các ngôn ngữ khác trong vùng cùng có quan hệ tiếp xúc với tiếng Hán. Đây là những lý do khiến cho các nhà nghiên cứu không chỉ của Việt Nam mà ngay cả của Trung Quốc cũng phải thừa nhận: từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt. Nó là một loại từ ngữ đi vay mượn nhưng vay mượn không hoàn toàn.

Chẳng hạn, theo nghĩa tiếng Việt: từ “chung cư” là chỉ khu nhà bao gồm nhiều hộ dân sinh sống, bên trong chung cư bố trí các căn hộ khép kín cho các gia đình sinh sống. Theo nghĩa tiếng Hán: “chung cư” là nơi ở cuối cùng, tức là mồ chôn hay nghĩa địa. Giữa nghĩa tiếng Hán nguyên gốc và nghĩa tiếng Việt có sự khác nhau nhưng người Việt Nam vẫn luôn hiểu và dùng từ chung cư là khu nhà cho nhiều hộ dân sinh sống.

Từ Hán Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Hán nhưng đọc theo âm tiếng Việt. Có nhiều người hiểu rằng từ Hán Việt được sử dụng theo nghĩa tiếng Hán và được người Việt mượn để dùng. Thực tế, đây là một cách hiểu máy móc.Khi xem xét nghĩa của từ Hán Việt, chúng ta không thể rập khuôn theo kiểu đối chiếu với nghĩa của từ Hán nguyên gốc. Đây là việc làm có phần cứng nhắc, dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo linh hoạt của người Việt Nam. Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt. Có nghĩa là, chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Có thể dẫn ra vô số trường hợp để nói về điều này. Chẳng hạn, từ “hy sinh” trong tiếng Hán có nghĩa chỉ con vật dùng tế trời hoặc thần linh. Nhưng khi vào tiếng Việt, nó lại có ý nghĩa là “chết vì một lý tưởng cao cả” hay “tự nguyện nhận về phần mình những thiệt thòi mất mát vì lợi ích chung của cộng đồng” (ví dụ: Các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc.). Từ “khôi ngô”, từ Hán có nghĩa “to lớn”, còn từ Hán Việt lại có nghĩa “thông minh”.Khi mượn, ngôn ngữ đi vay mượn có thể thay đổi theo quy ước của mình để sử dụng cho phù hợp chứ không nhất thiết phải sử dụng nguyên xi.

Người Việt đã Việt hóa các từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt chủ yếu theo 3 con đường sau đây:

Phổ biến nhất là xu hướng rút gọn hàng loạt từ ghép thành từ đơn: văn(văn chương, văn học), lệnh(mệnh lệnh), đảm(đảm đương), hạn(kỳ hạn), điệu(yểu điệu), nghiệt(khắc nghiệt)… Không chỉ rút gọn, người Việt còn phát triển thành từ ghép Việt Nam theo công thức: từ Việt + từ Hán. Ví dụ: cảm mến, bao gồm, bày biện, bình bầu, biến đổi, bồi đắp, kỳ lạ, sống động…

Ngay cả những từ ghép mang gốc Hán hoàn toàn, khi trở thành từ Hán Việt thì đã đảo vị trí. Ví dụ: náo nhiệt(Hán: nhiệt náo), di chuyển(Hán: chuyển di), tố cáo(Hán: cáo tố), phóng thích(Hán: thích phóng)…

Bên cạn đó, còn có những từ ghép hoàn toàn mang gốc Hán, song người Việt thay hẳn một yếu tố nào đấy để dùng riêng: họa sĩ(Việt) – họa sư/họa công(Hán); tường tận – tường tế … Thậm chí, những kết cấu ngôn ngữ Hán rất ổn định, rất bền vững là thành ngữ, thì cũng phải thay đổi lúc trở thành thành ngữ Hán Việt. Những từ nằm trong ngoặc đơn ở các thí dụ sau là gốc Hán: tác oai tác quái (tác uy tác phúc), khẩu Phật tâm xà (Phật khẩu xà tâm), du thủ du thực (du thủ hiếu nhàn), thập tử nhất sinh (cửu tử nhất sinh), an phận thủ thường (an phận thủ kỹ), thượng lộ bình an (nhất lộ bình an)…

Với những từ ghép đa nghĩa, người Việt chỉ chọn một số ý nghĩa nào đấy mà thôi. Chẳng hạn từ phù phiếm, ta chỉ dùng nghĩa bóng là “không thiết thực” mà không dùng nghĩa đen là “ngồi thuyền dạo chơi”. Nhiều trường hợp, khi vay mượn từ gốc Hán, người Việt chủ động phát triển thêm một vài nghĩa không có trong tiếng Hán. Từ Hán đinh ninhvốn có nghĩa “dặn dò”, lúc trở thành từ Hán Việt thì có thêm nghĩa mới là “yên trí”. Hoặc từ bồi hồi vốn có nghĩa “đi đi lại lại”, người Việt còn hiểu là “bồn chồn, lòng dạ không yên”.

Ngoài ra, khi mượn từ gố Hán, người Việt còn thay đổi hoàn toàn ý nghĩa: hình thức vay mượn, song ý nghĩa lại khác hoàn toàn. Như từ mê ly, từ Hán có nghĩa “mơ hồ, khôngrõ”, từ Hán Việt có nghĩa “rất hay, rất hấp dẫn”. Hoặc lẫm liệt, từ Hán có nghĩa là “rét mướt”, từ Hán Việt có nghĩa “oai phong”.

Thông thường, với hai từ đồng nghĩa (một từ Hán Việt và một từ thuần Việt), thì dùng từ Hán Việt mang tính trịnh trọng hơn, hoặc văn hoa hơn. Chẳng hạn: trường thọ/sống lâu; từ trần/chết; phụ nữ/đàn bà; nhi đồng/trẻ em; phu nhân/vợ; mẫu tử/mẹ con; …

Tuy nhiên, có những từ Hán Việt lại mang màu sắc tu từ trái ngược so với từ gốc Hán. Ví dụ: Dã tâmtrong tiếng Hán chỉ mang nghĩa “tham vọng”, song biến thành từ Hán – Việt thì có nghĩa “lòng dạ hiểm độc”. Đáo đểvốn có nghĩa “đến tận đáy”, “đến cùng”, song trong ngôn ngữ Việt Nam lại là “riết róng, đanh đá”. Thủ đoạn tiếng Hán có nghĩa “phương pháp, kỹ pháp”, song đối với chúng ta thì đây là từ chỉ “mưu mẹo, mánh khóe” theo nghĩa xấu.

Từ Hán Việt là một bộ phận đặc biệt hợp thành nên ngôn ngữ tiếng Việt. Bằng sự vay mượn mang tính sáng tạo Việt hóa gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt đã, đang và sẽ làm giàu thêm ngôn ngữ của dân tộc.

Ngôn ngữ suy cho cùng là để phục vụ cho quá trình giao tiếp, dù sử dụng với ý nghĩa gì thì mục đích cuối cùng cũng là để cho đối tượng giao tiếp hiểu vấn đề mà người giao tiếp muốn truyền tải. Ngôn ngữ chỉ có ý nghĩa khi được mọi người trong cộng đồng đó sử dụng và chấp nhận. Vậy thiết nghĩ, nếu từ Hán Việt sử dụng theo nghĩa nguyên gốc tiếng Hán nhưng người Việt không hiểu, không sử dụng và không chấp nhận thì ngôn ngữ đó còn có ý nghĩa gì nữa? Cách sử dụng từ Hán Việt của người Việt Nam chính là sự Việt hóa từ gốc Hán để tạo thành từ Hán Việt. Đây chính là sự tiếp thu văn hóa nói chung và ngôn ngữ nói riêng một cách có chọn lọc theo cách hòa nhập nhưng không hòa tan để giữ gìn, sáng tạo và phát huy ngôn ngữ của dân tộc mình.

Tài liệu tham khảo

5.https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB_H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t

6. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4n_ng%E1%BB%AF