Top 5 # Xuất Xứ Oem Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Xuất Xứ Hàng Hóa Là Gì? Quy Định Về Xuất Xứ Hàng Hoá Xnk

Ngày nay việc lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu từ trong nước ra ngoài nước và ngược lại ngày càng thuận tiện nhờ chính sách mở cửa của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, để việc lưu thông hàng hóa diễn ra suôn sẻ thì một trong những công đoạn quan trọng không thể bỏ qua đó là xác minh xuất xứ hàng hóa hàng hóa. Vậy xuất xứ hàng hóa là gì? Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa như thế nào?

Các nội dung chính của bài viết

1. Khái niệm xuất xứ hàng hóa, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Xuất xứ hàng hóa (tên tiếng Anh là Certificate of Origin và thường viết tắt là CO) là một thuật ngữ kinh tế chỉ về nguồn gốc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa, nơi thực hiện công đoạn gia công cuối cùng đối với hàng hóa (trong trường hợp có nhiều quốc gia tham gia sản xuất).

2. Mục đích của việc xác định xuất xứ hàng hóa

Dựa vào xuất xứ hàng hóa để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không. Đối với chính sách thương mại của một quốc gia và thỏa thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt để áp dụng chính sách ưu đãi về thuế.

Nếu sản phẩm được xuất xứ đến từ các nhóm trong nước thì thủ tục có thể đơn giản.

Nếu sản phẩm được xuất xứ từ các nhóm ngoài nước thì có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ lưỡng hơn.

Xác định xuất xứ hàng hóa có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể khác.

Trong các trường hợp, khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác. Việc xác định xuất xứ hàng hóa giúp các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi hơn.

Xuất xứ hàng hóa là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại. Xác định xuất xứ giúp cho việc thống kê các số liệu thương mại hằng năm dễ dàng hơn.

Trên cơ sở này, các cơ quan thương mại duy trì được hệ thống hạn ngạch. Bên cạnh đó, việc xác định xuất xứ hàng hóa là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng, nhất là đối với những sản phẩm thô và đặc sản.

3. Quy định để xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu-nhập khẩu

Phạm vi điều chỉnh: Thông tư thể hiện quy định về các yếu tố như quy định hồ sơ xác định trước xuất xứ, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục, nội dung kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Đối tượng áp dụng của quy định về xuất xứ hàng hóa là:

Thương nhân

Cơ quan quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa, tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.

Cơ quan kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tổ chức giám định xuất xứ hàng hóa.

Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa bao gồm:

Bản kê nguyên liệu, vật tư dùng để sản xuất hàng hóa.

Bản mô tả sơ bộ quy trình sản xuất hàng hóa hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần do nhà sản xuất cung cấp.

Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.

Trong trường hợp, Cục hải quan tỉnh – thành phố nơi đăng khai hải quan nhận được kết quả về các thông tin đề nghị xác minh thì gửi ngay cho chi cục hải quan để thông báo cho người khai được biết và đồng thời báo kết quả về cho Tổng cục Hải quan.

Trong trường hợp, không nhận được kết quả trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nộp đơn thì Cục hải quan tỉnh, thành phố nơi đăng ký tờ khai hải quan có thể thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất theo quy định.

Thủ tục kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

Khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được căn cứ vào các trường hợp cụ thể sau:

Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

Đối với tờ khai hải quan điện tử: người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử.

Đối với tờ khai hải quan giấy: người khai hải quan khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy.

Trường hợp chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan:

Đối với tờ khai hải quan điện tử, người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử. Khi nộp bổ sung chứng từ người khai hải quan phải cung cấp thông tin về số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai bổ sung.

Đối với tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan. Khi nộp bổ sung chứng từ người khai hải quan phải cung cấp bổ sung số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Các trường hợp không phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

Hàng hóa xuất khẩu

Hàng hóa nhập khẩu không thuộc hàng hóa quy định

Hàng hóa nhập khẩu thuộc trường hợp quy định miễn nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Quy trình sản xuất.

Bảng kê chi phí nguyên liệu vật tư đầu vào, trị giá sản phẩm đầu ra kèm hóa đơn, chứng từ mua bán nguyên liệu, vật tư đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “tỷ lệ phần trăm giá trị”.

Bảng kê chi tiết nguyên liệu, vật tư đầu vào, sản phẩm đầu ra đối với trường hợp áp dụng tiêu chí xuất xứ “chuyển đổi mã hàng hóa”.

Xử lý kết quả kiểm tra, xác minh tại cơ quan, tổ chức cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

Trường hợp kết quả kiểm tra tại cơ sở sản xuất và các thông tin cũng như giấy tờ phù hợp với nội dung khai xuất xứ hàng hóa thì cơ quan hải quan chấp nhận nội dung khai của người khai hải quan về xuất xứ hàng hóa.

Trường hợp kết quả kiểm tra tại cơ sở sản xuất chưa cung cấp đầy đủ các giấy tờ và nội dung giải trình thì cơ quan hải quan căn cứ vào các hồ sơ và giấy tờ hiện có để xử lý theo quy định.

Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành quy định kiểm tra cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu được gửi cho người sản xuất thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hoặc gửi bằng thư hay fax. Thời gian kiểm tra cơ sở không quá 10 ngày làm việc.

Căn cứ kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

Điều ước quốc tế mà Việt nam là nước thành viên.

Các thông tư hướng dẫn thực hiện các hiệp định thương mại tự do của Bộ Công Thương.

Nội dung khai của người khai báo hải quan.

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan và kết quả kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa nhập khẩu.

Kiểm tra hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

Chứng từ do cơ quan hải quan, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ.

Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh.

Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container thì xem xét chứng nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là và thông tin tra cứu trên e -manifest để biết chi tiết.

Xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu:

Người xuất khẩu, người nhập khẩu

Phương tiện vận tải

Mô tả hàng hóa, mã số hàng hóa

Số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng hàng hóa

Nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ xuất xứ hàng hóa

Ngày tháng năm cấp chứng nhận chứng từ xuất xứ hàng hóa

Chữ ký trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giáp lưng, giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ:

Kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu:

Kiểm tra điều kiện vận tải trực tiếp

Xử lý kết quả xác minh, kiểm tra xuất xứ hàng hóa:

Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

[TẢI VỀ] THÔNG TƯ SỐ 38/2018/TT-BCT QUY ĐỊNH VỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Trừ lùi giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

Được thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan, người có thẩm quyền xác minh là người ban hành quyết định kiểm tra sau thông quan.

3.4 Kiểm tra, xác định, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Các chứng từ chứng nhận điều kiện vận tải trực tiếp phải cung cấp cho cơ quan Hải quan là:

Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan có quyền xác minh xuất xứ hàng hóa và đề nghị người khai hải quan cung cấp các chứng nhận, giấy tờ, tài liệu ,..để xác minh thông tin xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.

Để tiến hành kiểm tra trực tiếp tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu, Tổng cục Hải quan phải tiến hành gửi văn bản thông báo kế hoạch kiểm tra tới người xuất khẩu hoặc người sản xuất có nhà xưởng sẽ bị kiểm tra trực tiếp.

Hàng hóa nhập khẩu khi được thông quan nhưng phải trải qua một bước kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật về hải quan thì mới được nhập khẩu.

Co Là Gì? Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa Là Gì?

CO là gì? C/O (Hay còn gọi là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) là một chứng từ quan trọng trong xuất nhập khẩu. Nó cho biết nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa được sản xuất tại vùng lãnh thổ, hay quốc gia nào.

Thuật ngữ trong tiếng Anh là Certificate of Origin, thường được viết tắt là C/O.

Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, thì yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp bạn được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Phần này có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, khiến số tiền thuế giảm được có thể là khá lớn. Cũng vì thế mà các bác hải quan soi rất kỹ khi bạn làm thủ tục hải quan với những lô hàng có C/O.

Với chủ hàng xuất khẩu, thì việc xin C/O chỉ là theo quy định trong hợp đồng với người mua hàng nước ngoài. Nếu bạn là người xuất khẩu thì vài trò của C/O cũng không to tát lắm, nhiều khi lại thêm việc làm thủ tục.

Các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ

Có khá nhiều loại C/O, tùy từng lô hàng cụ thể (loại hàng gì, đi/đến từ nước nào…) mà bạn sẽ xác định mình cần loại mẫu nào. Hiện phổ biến có những loại sau đây:

C/O mẫu A (cấp cho hàng XK đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP)

C/O mẫu D (các nước trong khối ASEAN)

C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc)

C/O mẫu AK (ASEAN – Hàn Quốc)

C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản)

C/O mẫu VJ (Việt nam – Nhật Bản)

C/O mẫu AI (ASEAN – Ấn Độ)

C/O mẫu AANZ (ASEAN – Australia – New Zealand)

C/O mẫu VC (Việt Nam – Chile)

C/O mẫu S (Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia)

Xin C/O ở đâu?

Nếu làm hàng xuất cần xin Giấy chứng nhận xuất xứ, bạn cũng cần biết đến cơ quan nào để làm thủ tục.

Hiện nay, Bộ công thương có quyền cấp C/O. Bộ này ủy quyền cho một số cơ quan, tổ chức đảm nhận công việc này. Mỗi cơ quan được cấp một số loại C/O nhất định:

VCCI: cấp C/O form A, B…

Các Phòng Quản lý XNK của Bộ Công thương: cấp C/O form D, E, AK …

Các Ban quản lý KCX-KCN được Bộ Công thương ủy quyền: cấp C/O form D, E, AK…

Quy trình xin cấp C/O tại VCCI

Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau:

2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào).

– C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.

Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN).

3. Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành.

4. Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.

5. Packing List: 1 bản gốc của DN

6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”

7. Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài;

hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước

8. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.

Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu (xem phần “Hướng dẫn giải trình sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ” và tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

9. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo.

Ebook Cẩm nang C/O của VCCI chúng tôi tài liệu này khá đầy đủ nội dung (nhưng hơi cũ) về C/O.

Sản Xuất Thiết Bị Gốc (Oem) Là Gì?

– Apr 22, 2019-

Định nghĩa: Một nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) là bất kỳ sản phẩm hoặc thành phần đặc biệt được thiết kế và sản xuất cho phù hợp với sản phẩm gốc. Nói cách khác, nó là một thành phần đặc biệt được làm cho sản phẩm cuối cùng, không phải là sản phẩm aftermarket

 

Phụ tùng OEM là đối diện của bộ phận thị trường phần nói chung chất lượng cao và có một quá trình đảm bảo chất lượng kỹ lưỡng hơn bởi vì khách hàng là một công ty lớn muốn chất lượng cao nhất của sản phẩm ban đầu của nó. Mặc dù vậy, nhiều nhà cung cấp bây giờ bán phụ tùng OEM trực tiếp đến người tiêu dùng do nhu cầu cao đối với mô hình thực hành riêng của họ. Điều này là phổ biến trong ngành công nghiệp máy tính, nhiều người trong số họ có quan tâm đến lắp ráp các thiết bị của họ bằng cách sử dụng nguyên liệu thành phần.

Chúng ta hãy xem xét một ví dụ ngắn này.

Ví dụ

Vista Electronics INC là một công ty sản xuất thiết bị điện tử vô tuyến cho người tiêu dùng cuối cùng và các nhà sản xuất máy tính. Công ty hiện đang làm việc với khỉ máy tính LLC cung cấp bàn phím không dây cho tất cả các máy tính họ sản xuất. Khỉ máy tính yêu cầu Vista để sản xuất các bộ phận chất lượng cao cho bàn phím của họ. Mỗi lô sản phẩm chuyển giao sẽ được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo họ đáp ứng mức chất lượng mong đợi. Sản phẩm được yêu cầu bởi OEM hoặc aftermarket?

 

Dựa trên các khái niệm mà chúng tôi đã giải thích ở trên, sản phẩm OEM là đầu dòng sản phẩm được thiết kế cho sản phẩm gốc. Trong trường hợp này, Vista điện tử là xây dựng một thành phần cho bàn phím gốc của khỉ máy tính. Kể từ khi các thành phần sẽ được đầy đủ thương mại hóa bên trong bàn phím, nó phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng do Monkey. Điều này có nghĩa là các thành phần bàn phím là một thành phần của OEM.

Tóm tắt định nghĩa

Xác định các nhà sản xuất thiết bị gốc: OEMs là bộ phận được sản xuất bởi công ty ban đầu đã được thiết kế và bán chúng.

                

Chỉnh sửa bởi Bonnie

Chiều cao âm nhạc cụ Co., ltd

Quy Trình Sản Xuất Mỹ Phẩm Oem Là Gì?

OEM thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác (chịu trách nhiệm phân phối). Một cách dễ hiểu hơn, công ty OEM sẽ sản xuất “hộ” cho công ty khác. Sản phẩm được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm.

ODM là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Nếu bạn gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự. Những năm gần đây số lượng công ty ODM đang tăng mạnh trên toàn thế giới. Một công ty ODM thường có nhiều đối tác khác nhau, đảm nhận một phần không nhỏ trong quá trình sản xuất.

Ngoài hai khái niệm trên, trong sản xuất công nghiệp còn có khái niệm OBM- Original Brand Manufacturing (tạm dịch: sản xuất thương hiệu gốc). Đây là khái niệm để chỉ các công ty không tham gia vào quá trình thiết kế hay sản xuất mà chỉ phát triển thương hiệu. Các công ty đó mua lại sản phẩm được chế tác hoàn toàn bởi công ty khác và chỉ đóng thương hiệu của mình lên đó để làm tăng giá trị cho sản phẩm.

Quay trở lại với OEM và ODM, điểm khác biệt cơ bản đó là các công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế, còn công ty ODM thường chỉ đơn thuần thiết kế chứ không trực tiếp tham gia sản xuất. Do vậy, để thu hút các khách hàng, các công ty ODM thường mua lại các nguyên mẫu (prototype) từ các công ty khác, để minh hoạ trình độ kỹ thuật, chủng loại sản phẩm mà họ có thể đảm nhiệm. Các nguyên mẫu này đôi khi được đăng lên website như các “sản phẩm thực”, dễ làm cho khách hàng bị hiểu lầm. Nếu một công ty chỉ đăng sản phẩm mà không kèm hướng dẫn để mua, đặt mua sản phẩm thì nhiều khả năng đó là công ty ODM.

Ưu điểm của chiến lược OEM đó là giúp cho các đối tác nhận được sản phẩm mà không cần phải xây dựng một nhà xưởng mới. Thông qua đó, chi phí sản xuất có thể giảm xuống. Tuy nhiên, các công ty này sẽ có khả năng tiếp cận với các tri thức, các kết quả nghiên cứu – R&D mà công ty khách hàng đang nắm giữ vì vậy vấn đề lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy luôn cần phải được đặt lên hàng đầu. Các công ty sản xuất của Trung Quốc và Hàn Quốc thường bắt đầu từ OEM rồi mới chuyển sang chiến lược OBM.

Ngược lại, đối với ODM bạn không phải lo lắng nhiều về việc bị ăn cắp công nghệ. Nhưng các sản phẩm được làm ra theo thông số kỹ thuật của đối tác nên đôi khi sẽ gây ra khó khăn khi bạn bắt tay vào sản xuất. Để tránh điều này, tốt nhất hãy luôn đặt ra một giới hạn nhất định về thiết kế.