Sự ra đời của Internet là thành tựu phát triển vượt bậc của công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin và trở thành một phần thiết yếu cho đời sống con người. IOT là một thuật ngữ đã quá quen thuộc đối với mỗi người dân trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay. Vậy IOT là gì?
IOT được viết tắt bởi cụm từ “Internet of Thing” hiểu đúng như nghĩa của chúng là mạng lưới truyền tải thông tin của mọi sự vật, của mọi thứ.
Internet vạn vật có đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên toàn thế giới được kết nối với nhau qua mạng internet để thu thập, xử lý dữ liệu, kết nối từ thiết bị đến thiết bị, kết nối con người với thiết bị, thiết bị điều khiểm thiết bị, con người điều khiển thiết bị. Nhờ bộ xử lý giá rẻ, mạng internet không dây cho phép các thiết bị giao tiếp với nhau hợp nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý. Qua đó con người có thể theo dõi, điều khiển, kết nối mọi thiết bị với nhau.
Công nghệ IOT phát triển dựa trên nền tảng kết hợp công nghệ mạng Internet( mạng wifi, mạng viễn thông băng rộng 4G, 5G) và công nghệ vi cơ điện tử. Các công nghệ hiện đại kết hợp với nhau mang đến nhiều ứng dụng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng giúp tăng trưởng, hiệu quả năng suất công việc.
Lịch sử ra đời của IOT
Và internet of thing được Kevin Ashton đưa ra lần đầu tiên vào năm 1999 dùng để chỉ các vật thể có thể được nhận biết cũng như sự tồn tại của chúng. Đến năm 2016 IOT đã khẳng định vị trí và bước tiến vượt bậc của mình nhờ có sự phát triển công nghệ bao gồm truyền tải thông tin thông qua hệ thống mạng internet không dây, mạng viễn thông 3G, 4G…
Ban đầu, IOT được áp dụng với lĩnh vực kinh doanh và sản xuất, một trong những ứng dụng của nó là machine – to – mahine, nhưng cho đến thời điểm hiện nay, khoa học công nghệ đã biến văn phòng, nhà xưởng hay căn hộ của chúng ta tràn ngập những thiết bị thông minh phù hợp, thuận tiện với nhu cầu của người dùng
Một số ví dụ điển hình về ứng dụng IOT
Khi tất cả mọi thứ đều được kết nối thì việc liên lạc làm việc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. con người có thể kiểm soát được mọi thứ ví dụ như số tiền có trong thẻ ATM, các giao dịch thực hiện, thời gian và số tiền giao dịch, chúng ta có thể thanh toán các hóa đơn, mua sắm trực tiếp chỉ thông qua ứng dụng trên smart phone… mà không cần phải trực tiếp đi đến ngân hàng hay cửa hàng.
Hoặc như công nghệ phun nước, tưới nước tự động trong các trang trại nuôi trồng được tích hợp công nghệ IOT giúp con người điều khiển, kiểm soát quy trình tưới nước, lượng nước trong một lần phun…việc này rất dơn giản khi các ứng dụng này được kết nối với máy tính, laptop hay thậm chí là cả smart phone. Nhờ có công nghệ như vậy chúng ta có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như kiểm soát làm chủ được với mọi thứ xung quanh.
Ý nghĩa của công nghệ IOT trong cuộc cách mạng 4.0
Công nghệ IOT được con người nghiên cứu và phát triển nhằm đáp ứng như cầu, phục vụ cho đời sống con người trong mọi lĩnh vực. Thế giới ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng đi lên và IOT đang dần trở thành một phần không thể thiếu của con người.
Đối với các doanh nghiệp, lợi ích của IOT phụ thuộc vào các ứng dụng triển khai cụ thể, doanh nghiệp có thể truy cập vào nguồn dữ liệu vô tận về sản phẩm của mình và có hệ thống nội bộ riêng.
Với nguồn dự liệu vô tận, cùng với việc thu thập, phân tích dữ liệu toàn diện, theo thời gian, các hệ thống sản xuất sẽ trở nên nhanh nhạy và năng suất hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp đang áp dụng công nghệ cảm biến vào các sản phẩm để họ có thể truyền tải dữ liệu, điều này giúp cho các công ty có thể phát hiện ra khả năng sản phẩm bị lỗi và trao đổi, điều khiển nó trước khi gây ra lỗi.
Trong thì trường Việt Nam, thương hiệu BKAV đã đạt được nhiều thành tựu đáng nể về internet of thing. BKAV đã cho ra đời mô hình hệ thống ngôi nhà thông minh được kết nối internet và có thể tự động điều chỉnh, điều khiển qua smartphone. Sau nhiều năm nghiên cứu, sản xuất và phát triển BKAV đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh với các thương hiệu phần mềm thông minh khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, các thương hiệu nổi tiếng như Google, Apple, Microsoft, Samsung, LG…. cũng đang xâm nhập vào thị trường Việt Nam hứa hẹn sẽ có một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ về cả chất lượng cũng như giá cả, đưa IOT vươn lên một tầm cao mới.
Như vậy, internet of thing đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người trong xã hội hiện tại. Xã hội được internet hóa, người dùng hoàn toàn có thể điều khiển, kiểm tra kiểm soát mọi vật chỉ thông qua một thiết bị thông minh, có thể nói internet of thing chính là xu hướng của xã hội trong thời đại 4.0.
Ứng dụng IOT trong chiếu sáng
Chắc hẳn bạn đã nghe đến cụm từ Smart home – nhà thông minh? Đây là những thiết kế nhằm mang lại sự thoải mái nhất cho người dùng, bạn có thể mở hoặc tắt đèn cầu thang hay điều chỉnh màu ánh sáng nếu bạn muốn dù bạn đang không ở nhà bằng kết nối wifi- đó chính là 1 dạng ứng dụng IOT trong chiếu sáng.
Chỉ số IP là gì ? Các cấp độ IP ứng dụng trong ngành chiếu sáng
Công suất là gì ? Hệ số công suất và ý nghĩa trong thiết bị điện