Top 7 # Ý Nghĩa Lý Luận Của Định Luật Hacđi Vanbec Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Câu 2: Định Nghĩa Vật Chất Của Lênin? Ý Nghĩa Phương Pháp Luận?

Lênin đã định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lênin: Toàn tập, t.18, Nxb. Tiến bộ, M., 1980, tr.151).

1. Định nghĩa vật chất của Lênin

+ “Vật chất là một phạm trù triết học”. Đó là một phạm trù rộng và khái quát nhất, không thể hiểu theo nghĩa hẹp như các khái niệm vật chất thường dùng trong các lĩnh vực khoa học cụ thể hoặc đời sống hàng ngày.

+ Thuộc tính cơ bản của vật chất là “thực tại khách quan”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Đó cũng chính là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất và cái gì không phải là vật chất.

+ “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác”, “tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Điều đó khẳng định “thực tại khách quan” (vật chất) là cái có trước (tính thứ nhất), còn “cảm giác” (ý thức) là cái có sau (Tính thức hai). Vật chất tồn tại không lệ thuộc vào ý thức.

+ “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”. Điều đó nói lên “thực tại khách quan” (vật chất) được biểu hiện thông qua các dạn cụ thể, bằng “cảm giác” (ý thức) con người có thể nhận thức được và “thực tại khách quan” (vật chất) chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của “cảm giác” (ý thức).

Định nghĩa của Lênin về chật chất đã giải quyết được cả hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học theo lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

2. Định nghĩa vật chất của Lênin có ý nghĩa

1. Chống lại tất cả các loại quan điểm của chủ nghĩa duy tâm về phạm trù vật chất như: (Đối chiếu với các quan điểm duy tâm đã học ).

2. Đấu tranh khắc phục triệt để tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và những biến tướng của nó trong quan niệm về chất chất của các nhà triết học tư sản hiện đại. Do đó, định nghĩa này cũng đã giải quyết được sự khủng hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình

3. Khẳng định thế giới vật chất khách quan là vô cùng, vô tận, luôn vận động và phát triển không ngừng, nên đã có tác động cổ vũ, động viên các nhà khoa học đi sâu nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới và những quy luật vận động của vật chất để làm phong phú thêm kho tàng tri thức của nhân loại.

3. Ý nghĩa phương pháp luận.

– Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, song ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người; vì vậy con người phải tôn trọng tính khách quan, đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan của mình. Nếu không tôn trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh chủ quan.

– Ý có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan. Ngược lại, ý thức, tư tưởng có thể làm cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan. Nếu quá coi trọng tính khách quan sẽ dễ dẫn đến bệnh bi quan.

– Đảng ta đã chỉ rõ: Mọi đường lối chủ chương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan

* Đối với hoạt động thực tiễn của bản thân: – Phát huy năng động, sáng tạo của ý thức trong quá trình học tập và công tác – Chống bệnh chủ quan duy ý chí, có thái độ tích cực trong học tập và công tác.

Luật Hess Là Gì? »Định Nghĩa Và Ý Nghĩa Của Nó 2022

Định luật Hess trong nhiệt động lực học được sử dụng để kiểm tra gián tiếp nhiệt của phản ứng , và theo tiền thân của định luật này, nhà hóa học người Thụy Sĩ Germain Henri Hess vào năm 1840 cho rằng, nếu một quá trình của các chất phản ứng tạo ra một quá trình sản phẩm thì nhiệt của phản ứng giải phóng hoặc hấp thụ không phụ thuộc vào việc phản ứng được thực hiện trong một hay nhiều giai đoạn. Có nghĩa là, nhiệt của phản ứng chỉ cần các chất phản ứng và sản phẩm, hoặc nhiệt của phản ứng là một hàm của trạng thái.

Nguyên tắc này là một hệ thống khép kín đoạn nhiệt, tức là không có sự trao đổi nhiệt với các hệ thống khác hoặc môi trường của nó như thể nó bị cô lập, hệ thống này phát triển từ pha ban đầu sang pha cuối cùng khác. Ví dụ:

Nhiệt hình thành ðH1 của cacbon monoxit, CO:

C + 1/2 O2 = CO AH1

Nó không thể được thiết lập trực tiếp trong môi trường mà nó được tạo ra , một phần CO được chuyển thành CO2, nhưng nếu nó có thể được đo trực tiếp bằng nhiệt lượng kế , thì độ nóng của phản ứng của các quá trình sau:

CO + 1/2 O2 = CO2 AH2 = 282´6 kJ / mol C + O2 = CO2 AH3 = -392´9 kJ / mol

Nhiệt của phản ứng là tổng đại số của nhiệt của các phản ứng này.

Các nhiệt độ phản ứng của một quá trình hóa học thành lập là liên tục giống nhau, bất cứ điều gì trong quá trình thực hiện bởi các phản ứng hoặc các giai đoạn trung gian của nó.

Entanpi là một độ lớn của nhiệt động lực học được biểu diễn bằng chữ cái viết hoa H và mô tả lượng năng lượng mà một hệ trao đổi với môi trường của nó. Trong định luật Hess, nó giải thích rằng sự thay đổi entanpi là phụ gia, ΔHneta = ΣΔHr và chứa ba định mức:

Original text

Nếu phương trình hóa học được đảo ngược, ký hiệu của ΔH cũng bị đảo ngược.

Nếu nhân hệ số, nhân ΔH với cùng hệ số.

Nếu hệ số bị chia hết thì chia ΔH cho cùng một số chia.

Ví dụ: Entanpi của phản ứng được tính cho phản ứng:

2 C (s) + H2 (g) → C2H2 (g )

Các dữ liệu như sau:

Các phương trình tương ứng với các entanpi đã cho được đề xuất :

Các chất phản ứng và sản phẩm của phản ứng hóa học được tìm kiếm nằm trong đó:

Bây giờ các phương trình phải được điều chỉnh:

Phương trình (1) phải được đảo ngược (giá trị của entanpi cũng bị đảo ngược).

Phương trình (2) phải được nhân với 2 (toàn bộ phương trình được nhân lên, cả chất phản ứng và sản phẩm và giá trị của entanpi, vì nó là một tính chất mở rộng .

phương trình (3) được giữ nguyên.

Các tổng của các trang bị phương trình nên cung cấp cho các phương trình vấn đề.

Chất phản ứng và sản phẩm được thêm vào hoặc hủy bỏ.

Enthalpies thêm đại số.

Định Nghĩa, Tiên Đề, Định Luật Và Định Lý

Đến sinh viên đại học cũng rất có thể không phân biệt thế nào là định nghĩa, định luật, định lý, tiên đề. Tôi cũng để ý thấy rằng dường như trong các chương trình, từ phổ thông đến đại học, ít sách nào đề cập đến mấy khái niệm căn bản đó. Giáo viên dường như cũng quên đi việc đưa ra các khái niệm trên, còn người học được chép từ định nghĩa này đến định luật nọ, từ tiên đề này cho đến việc chứng minh định lý kia. Để rồi khi gặp những vấn đề cần động não, một bài tập nhỏ chẳng hạn, cũng chưa biết phải bắt đầu từ đâu.

Định nghĩa quan trọng hơn cả còn bởi vì các định luật định lý đều đề cập đến những đối tượng được định nghĩa trước. Tôi lấy ví dụ: định luật bảo toàn moment động lượng. Nhưng để sử dụng được định luật này cần trải qua một số “thủ tục”:

– Thế moment động lượng là gì? – Là moment của động lượng! – Thế moment là gì, động lượng là gì? – Moment của một vector là tích có hướng của vector cánh tay đòn với vector đó, động lượng là một đại lượng đặc trưng cho khả năng tương tác của vật, có giá trị bằng khối lượng nhân cho vector vận tốc. – Vậy vector là cái gì?

Câu chuyện trên nhằm minh họa cho vai trò của định nghĩa. Không có định nghĩa không làm gì được. Muốn nói gì đầu tiên cần định nghĩa. Tuy nhiên phải cẩn thận vì đôi khi những người viết sách, những người thầy của chúng ta, cũng mâu thuẫn với nhau. Tôi đã có những lần khi đối mặt với các thầy đã phải nói những câu như: “Thưa thầy theo sách Sivukhin thì nó được định nghĩa như thế này…, còn sách của Irodov lại viết khác…”

Giờ tôi nói tiếp đến và định lý. Sở dĩ tôi bàn một lúc cả hai cái để tiện so sánh. Còn vì sao tôi so sánh, vì chữ và chữ lý làm cho hai từ bắt đầu bằng chữ này trở nên dễ nhầm lẫn. Điều đó thường xuyên xảy ra vì chúng ta thường chỉ biết lấy và sử dụng chúng thôi. Về mặt này, cả định luật lẫn định lý có giá trị gần như nhau. Cấu trúc và cách phát biểu của chúng cũng rất giống nhau. Chuyện nhầm là dễ hiểu.

Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa hai khái niệm này chính là nguồn gốc của nó. Định luật vốn xuất phát từ thực nghiệm. Nó xác định quy luật của tự nhiên. Ví dụ: dựa theo kết quả quan sát thiên văn, Kepler phát hiện ra rằng các hành tinh chuyển động theo đường elip, người ta gọi đó là định luật Keple thứ nhất. Không một chứng minh duy ý chí nào ở đây cả, cứ theo khách quan mà nói, sự thật thế nào ta rút ra thế ấy, đó chính là định luật. Nói nghe có vẻ dễ dàng, nhưng để đúc kết các sự kiện trở thành định luật cũng không đơn giản. Còn định lý là phát biểu được chứng minh dựa trên những thứ có sẵn. Ví dụ như một khi đã có định nghĩa về động năng, công, lực và một số thứ khác, ta có thể kết luận một cách đàng hoàng rằng: độ biến thiên động năng bằng công của ngoại lực. Đó là một định lý, vì ta chỉ việc làm một vài phép toán biến đổi để đi đến kết luận đó mà không cần đến thực nghiệm. Định lý chính là hệ quả tất yếu nảy sinh. Theo ý nghĩa này thì các khái niệm như “hệ quả” hay “bổ đề” cũng mang nét tượng tự định lý.

Vì xuất phát từ thực nghiệm nên chỉ có khoa học tự nhiên mới có định luật, còn toán học thì không. Trong hai thứ này, ở toán học chỉ có định lý. Không hề tồn tại một định luật toán học nào cả. Ngược lại, trong bộ môn cơ học lý thuyết, chúng ta không thể tìm thấy một định luật vật lý nào. Đây là một phát hiện thú vị, các bạn cứ thử kiểm tra xem. Sở dĩ có chuyện đó bởi do đây là thứ cơ học chỉ dựa trên một vài tiên đề rồi suy ra toàn bộ phần còn lại, không lấy dẫn chứng từ bất kì thực nghiệm nào. Bởi thế người ta mới gọi là cơ học lý thuyết.

Việc nắm rõ nguồn gốc giúp ta phân định rõ ràng đâu là định lý, đâu là định luật. Sự phân định như thế lại giúp ta tư duy đúng đắn về vật lý. Có một số nhầm lẫn khá phổ biến, như định luật bảo toàn cơ năng chẳng hạn. Tôi xin nhấn mạnh rằng không có định luật nào về bảo toàn cơ năng cả. Bảo toàn cơ năng là hệ quả tất yếu sau phép định nghĩa về lực bảo toàn, hay lực thế. Nói cho đúng thì nó là một định lý. Trên thực tế chỉ có định luật bảo toàn năng lượng mà thôi.

Sau cùng tôi đề cập đến tiên đề, có lẽ không cần phải nói nhiều. Tiên đề là thứ mặc nhiên thừa nhận, dù nó có đơn giản đến mức nào đi nữa, nếu người ta muốn chọn nó làm điểm khởi đầu cho một lý thuyết. Tiên đề cũng giống như định luật hay định lý vậy, chỉ khác ở chỗ, định luật do thực nghiệm, định lý do suy diễn, còn tiên đề do chúng ta đặt lấy, thường là sự khái quát hoá một kinh nghiệm của con người.

Ta biết rằng, các định luật của Kepler về quy luật chuyển động của các hành tinh được phát minh ra trước định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. Tuy nhiên, sau khi Newton viết ra công thức tính lực hấp dẫn thì tự nhiên sẽ suy ra được các phương trình chuyển động của các hành tinh, đúng như Kepler đã nói. Nói cách khác, từ lúc bấy giờ trở đi nếu ta coi định luật vạn vật hấp dẫn là quan trọng nhất thì theo đó các định luật Keple tự nhiên biến thành hệ quả hay định lý. Mặc dù vậy, có lẽ vì tôn trọng lịch sử, người ta vẫn coi các kết luận của Keple là định luật.

Một lý thuyết vật lý bao giờ cũng có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa định nghĩa, định luật, định lý và tiên đề. Nhưng đôi khi cũng có sự thiếu rõ ràng giữa chúng. Định luật thứ hai của Newton hiện nay được dùng không khác gì một định nghĩa về lực, và cũng không khác gì một tiên đề. Tôi sẽ quay lại vấn đề cụ thể này ở bài viết sau. Ngay chính định luật bảo toàn năng lượng theo tôi không phải là một định luật, mà là một tiên đề không hơn không kém. Tôi cũng xin để dành vấn đề này cho một bài viết khác.

Vật lý cũng như các môn khoa học khác, rất lâu nữa mới tạm gọi là hoàn chỉnh. Nhưng con đường đi đến chân lý bao giờ cũng vậy, bao giờ cũng cần đến tiên đề, định nghĩa, định luật và định lý. Đối với người học, nắm chắc và phân định rạch ròi là cần thiết.

Dàn Ý Nghị Luận Về Ý Nghĩa Của Tình Yêu Thương

Dàn ý nghị luận về ý nghĩa của tình yêu thương

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của tình yêu thương

Mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”, đó là một nghĩa cử rất cao đẹp của con người. Trong cuộc sống chúng ta cần mở lòng để yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh khó khăn hơn ta. Khi chúng ta yêu thương người khác thì chúng ta sẽ được yêu thương và được quý mến hơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình yêu thương con người.

1. Giải thích

– Tình yêu thương là một khái niệm chỉ một phẩm chất tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người. Đó là tình cảm thương yêu, chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.

+ Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh

+ Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

+ Là thể hiện tình cảm yêu thương và quý mến người khác.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của tình yêu thương:

– Trong gia đình:

+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương ba mẹ

+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người

+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ

+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.

– Trong xã hội:

+ Tình yêu thương thể hiện ở tình yêu đôi lứa

+ Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí

+ Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.

+ Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.

+ Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

b) Ý nghĩa của tình yêu thương:

– Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

– Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn;

– Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

* Phản đề: Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại; những kẻ ích kỉ, chỉ biết lo cho cuộc sống của bản thân mình mà không quan tâm đến bất cứ ai.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

– Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

– Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người

– Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại.

Bài nghị luận mẫu về ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống con người

Giữa con người với con người luôn tồn tại một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao cả. Đó là tình thương. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi có tình yêu thương giữa mỗi con người. Tình thương là nền tảng để làm bền vững và gắn bó hơn các cá nhân trong xã hội.

Tình thương là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng sống và cùng tồn tại. Tình yêu thương trong xã hội được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể chỉ là một lời nói, có thể là những cử chỉ quan tâm, ân cần hay những hành động to lớn hơn. Tất cả được xuất phát từ tình thương, từ chữ tâm trong mỗi con người.

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Đó không phải là thứ tình cảm quá vĩ đại, quá xa vời như nhiều người vẫn nghĩ. Đó chỉ là sự quan tâm, động viên, chia sẻ để có thể thấu hiểu nhau hơn. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đã được đón nhận tình yêu thương của ba mẹ, được lớn lên trong tình yêu của mọi người. Hằng ngày chúng ta được chở che, bao bọc, được dạy dỗ, được rèn luyện. Ngay trong gia đình, tình thương yêu được biểu hiện một cách rõ nét và chân thực nhất. Và tình thương yêu giữa các thành viên với nhau trong gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Bởi thế có nhiều người vẫn thường bảo rằng tình thương là hạnh phúc.

Thật hạnh phúc khi chúng ta được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác. Và còn hạnh phúc hơn nữa khi bản thân mình có thể san sẻ tình yêu của mình cho những người ở bên cạnh mình. Hạnh phúc được làm nên từ những điều bình dị và nhỏ nhoi trong cuộc sống.

Việc chia sẻ yêu thương cũng giống như việc chúng ta “cho” đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại. Là nhận lại được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn. Như vậy yêu thương không bao giờ là một chiều, có thể chúng ta không nhận lại điều chúng ta mong nhưng sẽ nhận lại được điều mà mình không ngờ tới.

Trong xã hội luôn có nhiều người kém may mắn hơn mình, họ thiếu thốn tình yêu, họ cần được cộng đồng giúp đỡ. Vậy tại sao những người có đầy đủ hạnh phúc, đầy đủ vật chất lại không thể giang tay sẵn sàng giúp đỡ họ. Có thể chúng ta giúp đỡ bằng tinh thần, có thể là vật chất; nhưng đó đều xuất phát từ tâm. Gặp một cụ già yếu ớt bán vé số ở nhà ga lúc xế chiều, có thể bạn đang vội vã lên tàu để kịp giờ về nhà, nhưng nếu bạn dừng lại một chút, mua cho bà một tấm vé, để bà vui, để bà có bữa cơm ăn. Chúng ta sẽ thấy được chuyến tàu trở về này ý nghĩa và hạnh phúc phải không?

Mỗi người, mỗi ngày đều được nhận rất nhiều tình yêu thương từ người khác. Và tình thương cũng chính là một nét văn hóa cần phải gìn giữ và phát huy.

Tuy nhiên bên cạnh những người biết yêu thương người khác thì vẫn có những kẻ ích kỷ, nhỏ mọn chỉ biết sống cho riêng mình, không muốn san sẻ tình yêu. Họ làm ngơ trước sự khó khăn của người khác, họ đối xử không tốt với ba mẹ lúc về già, họ bỏ mặc tiếng kêu của đứa trẻ ăn xin ở cuối chợ. Thiếu đi tình thương họ sẽ trở thành những người vô tâm.

Để có thể thấy rằng cuộc sống này còn nhiều điều đáng trân trọng, còn nhiều người cần mình giúp đỡ, bạn hãy mở lòng ra và sẻ chia đi yêu thương. Bạn sẽ nhận lại được hạnh phúc trong tâm hồn.

Nhất là đối với những người trẻ thì tình yêu thương luôn là điều cần thiết nhận lại và cho đi. Sống cho bản thân, sống cho người khác là điều cần thiết phải rèn luyện.

Như vậy, tình yêu thương không bao giờ là thừa. Chúng ta hãy sống sao để cho mỗi ngày bắt đầu là một ngày tuyệt vời nhất.

Tâm Phương (Tổng hợp)