Top 6 # Ý Nghĩa Marketing Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Marketing Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Marketing

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa Marketing là gì

Hôm nay, xin mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa của Marketing là gì? Những ý nghĩa của Marketing. Tại sao các doanh nghiệp hiện nay lại thường xuyên sử dụng thuật ngữ Marketing trong báo cáo doanh nghiệp

Ngày nay, các doanh nghiệp thường sử dụng Marketing như một công cụ để thăm dò thị trường; tạo ra những sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Với sự phát triển của xã hội hiện nay các doanh nghiệp phải cạnh tranh rất gay gắt. Chính vì thế, marketing đang trở thành công cụ đắc lực để củng cố và giữ vững vị thế trên thương trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ bản chất của “Marketing” để mang lại hiệu suất kinh doanh tốt nhất.

Định nghĩa Marketing là gì?

Đây là thuật ngữ có nguồn gốc từ Mỹ bao gồm hai thành tố “Market” (thị trường) và “ing” (diễn đạt quá trình đang diễn ra của hoạt động).

Marketer là gì?

Marketer là những chuyên viên làm trong lĩnh vực Marketing. Công việc chủ yếu bao gồm thu thập dữ liệu, nghiên cứu, phân tích thị trường để vạch ra kế hoạch, chiến lược tiếp thị sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp.

Công việc cụ thể của một marketer trong doanh nghiệp là gì?

*Đặt ra mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch thực hiện

Để đảm bảo tính thực tế của mỗi mục tiêu đề ra, các Marketer phải dảnh rất nhiều thời gian để nghiên cứu, đánh giá về mức độ phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh các mục tiêu về khối lượng công việc phải hoàn thành trong ngày, họ còn phải định hướng về những cột mốc marketing trong các chiến lược của doanh nghiệp. Cho dù thế nào thì các Marketer cũng phải giữ vững tính khả thi cho các chiến lược để đạt được thành công.

*Theo dõi và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

*Nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng tiềm năng

Người tiêu dùng hay còn gọi là khách hàng chính là đối tượng quan trọng nhất trong các chiến dịch marketing. Vì thế, marketer cần phải luôn theo dõi, tìm hiểu để xác định nhóm đối tượng mục tiêu cho dòng sản phẩm của doanh nghiệp mình là gì. Công cụ phổ biến nhất chính là “customer portrait”, marketer phải thu thập dữ liệu từ 3 vấn đề chính:

+ Thu thập những dữ liệu cần thiết về khách hàng.

+ Cập nhật hồ sơ khách hàng vào hệ thống quản lý.

*Viết content:

Marketer chuyên nghiệp là những người có khả năng viết những bài content có ích, thu hút nhằm để sản phẩm tiếp cận rộng rãi đến khách hàng. Nhưng để không nhàm chán, marketer cần phải tạo ra nhiều mẫu content marketing khác nhau để gây ấn tượng với khách hàng trong các phân khúc mua sắm khác nhau. Marketer cần biết cách viết blog, infographics, meme, webinars, slide decks,… và nhiều thứ khác nữa. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phân biệt rõ các loại, mức độ để đạt được hiệu quả cao trong content marketing.

*Duy trì quan hệ với khách hàng

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng đã khó; nhưng để duy trì mối quan hệ với khách hàng thì còn khó hơn. Mối quan hệ này chính là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp có được nguồn doanh thu ổn định. Chính vì vậy, marketer phải biết vạch ra những kế hoạch để giúp doanh nghiệp xây dựng mạng lưới khách hàng bằng cách gửi đi những emails automated; trong đó có những bài viết về mối quan tâm của khách hàng.

*Lắng nghe những phản hồi

Việc lắng nghe những phản hồi từ tiêu cực đến tích cực về sản phẩm của mình sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời có phương án điều chỉnh phù hợp. Đồng thời việc lắng nghe phản hồi còn thể hiện sự tôn trọng khách hàng.

*Đưa ra những nội dung sáng tạo mới

Những nội dung, ý tưởng mới có tính sáng tạo độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp có được đặc trưng riêng trên thị trường; giúp người tiêu dùng dễ dàng ghi nhớ và tiếp cận với sản phẩm của mình. Cụ thể, các Marketer phải luôn cập nhật tình hình, bắt được các xu hướng đang “hot” hiện nay để tạo ra những chiến lược thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

*Thử nghiệm:

Các marketer có thể làm 1 số thử nghiệm nhỏ bằng cách thay đổi màu sắc của CTA tại nhiều vị trí khác nhau. Hoặc là họ có thể kiểm tra cả 2 phiên bản của cùng 1 landing page, hoặc là phải loạn lên với việc kiểm tra lại toàn bộ website.

Với sự hỗ trợ của nền công nghệ web thông minh, các marketer sẽ biết được so với những khách hàng thân thiết thì khách hàng mới truy cập vào website của doanh nghiệp mình lần đầu tìm kiếm những gì.

Tố chất để trở thành một marketer chuyên nghiệp:

*Biết lắng nghe và quan sát

Tính chất của nghề Marketer là tìm cách bán được sản phẩm, dịch vụ nhiều nhất. Vì thế, việc biết lắng nghe và quan sát sẽ giúp các chuyên viên nắm bắt được tâm lý và nhu cầu khách hàng. Từ đó, đưa ra những ý kiến, đóng góp giúp cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.

* Sở hữu khả năng thích nghi linh hoạt

Sự cố bất ngờ luôn là yếu tố có thể khiến kế hoạch phải thay đổi nên là một Marketer, bạn phải luôn giữ bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm cách giải quyết vấn đề; thích nghi với mọi hoàn cảnh một cách linh hoạt để không làm ảnh hưởng đến tiến độ của kế hoạch đã đề ra trước đó.

* Sức sáng tạo và sự nhiệt tình

Marketer là những người định hướng cho sự phát triển của một doanh nghiệp. Do đó, sự sáng tạo và lòng nhiệt tình trong công việc sẽ giúp chiến lược marketing có nhiều ý tưởng độc đáo, đủ sức ảnh hưởng để vượt qua những đối thủ khác và khẳng định vị trí của thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.

* Kỹ năng Sale

Không chỉ có những salesman mới cần kỹ năng này, mà Marketer cũng phải trang bị cho mình kỹ năng bán hàng vì nhiệm vụ của họ chính là giúp cho người tiêu dùng nhận ra rằng họ cần sản phẩm , dịch vụ này khi cả khi họ không có ý định đó lúc đầu.

* Kỹ năng giao tiếp tốt

Với bản chất công việc là thường xuyên gặp gỡ và trao đổi từ khách hàng cho đến đối tác, kỹ năng giao tiếp – thuyết phục chính là yếu tố cực kì quan trọng đối với những người làm trong lĩnh vực Marketing này. Một Marketer chính hiệu và chuyên nghiệp chính là người có lối ứng xử một cách linh hoạt; biết nắm bắt tâm lý của đối tượng giao tiếp; từ đó đưa ra những phương án đàm phán, thuyết phục đạt hiệu quả cao.

* Kỹ năng làm việc nhóm

Bất kì dự án nào cũng không thể được hoàn thiện nếu chỉ có một người duy nhất thực hiện. Đặc biệt, các chiến lược Marketing lại đòi hỏi sự đóng góp của nhiều người thì mới có thể thành công. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

Mục đích của Marketing:

Những công dụng hữu ích của Marketing:

Phân tích thị trường – người tiêu dùng và hành vi của người tiêu dùng:

Đây là chức năng được xem là quan trọng nhất của Marketing. Theo đó, những cuộc nghiên cứu được các chuyên viên của doanh nghiệp thực hiện nhằm thu thập những thông tin xoay quanh đến những vấn đề sau:

+ Những mong muốn, nhu cầu của lượng khách hàng tiềm năng.

+ Các hành vi lựa chọn và mua sắm của khách hàng mục tiêu;

+ Khách hàng mục tiêu thường lựa chọn sản phẩm ở mức giá nào?

+ Khách hàng mục tiêu thích kênh phân phối nào?

Tất cả những thông tin này chính là căn cứ để doanh nghiệp tìm ra khách hàng mục tiêu phù hợp để phát triển mạnh cho sản phẩm của mình.

Xây dựng thương hiệu

Thương hiệu đóng vai trò nổi trội chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí của khách hàng. Một thương hiệu thành công không chỉ dựa vào truyền thông sáng tạo mà còn phải phụ thuộc vào việc thiết kế và phát triển sản phẩm. Việc sở hữu một thiết kế đặc biệt giúp công ty có lợi thế để cạnh tranh trên thị trường.Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải phát triển sản phẩm liên tục thì thương hiệu mới tạo được dấu ấn riêng trên thị trường.

Tiêu chuẩn hóa và chấm điểm

Doanh nghiệp phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe của con người, bảo vệ môi trường và quyền lợi người tiêu dùng. Tiêu chuẩn hóa giúp cho hoạt động quản lý giảm thiểu được những sai lệch về tiêu chuẩn.

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng hay còn gọi là dịch vụ hậu mãi là một khâu không thể thiếu trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt không chỉ giúp doanh nghiệp giữ quan hệ tốt với khách hàng mà còn là đặc điểm để giúp doanh nghiệp nổi trội hơn trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Vai trò của Marketing trong việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp

Đáp ứng và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng

Những doanh nghiệp thành công thường là những người thích ứng được với những thay đổi của thị trường; biết cách thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Vì thế, hiện nay, các nhà Marketing phải liên tục tìm hiểu, phân tích và xác định thị hiếu của khách hàng mục tiêu để đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp. Do nhu cầu của khách hàng còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố văn hóa – xã hội; yếu tố cá nhân và yếu tố tâm lý.

Nghiên cứu thị trường

Các doanh nghiệp sản xuất thường tiến hành một hoặc nhiều hơn trong những phương pháp cơ bản sau:

Điều tra, khảo sát (Survey): Đây là phương pháp với bảng câu hỏi ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề. Dựa vào câu trả lời của khách hàng, doanh nghiệp sẽ phân tích được nhóm khách hàng mục tiêu đại diện cho thị trường của mình. Ngày nay, nhiều nhà marketing thường lựa chọn phỏng vấn trực tiếp (In-person surveys) để giúp doanh nghiệp thu thập những thông tin phản hồi tức thì nhưng phương pháp này đòi hỏi chi phí cao, tốn thời gian và nhân lực. Vì vậy, bên cạnh đó, còn có những phương pháp khảo sát khác thân thiện hơn cho doanh nghiệp như: khảo sát qua điện thoại (telephone surveys); khảo sát qua thư (mail surveys); khảo sát trực tuyến (Online surveys).

Phương pháp phỏng vấn sâu (Personal Interviews): Là phương pháp đối thoại giữa người nghiên cứu với người cung cấp thông tin. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có điểm hạn chế là câu trả lời không được chuẩn hóa; trong một số trường hợp người nghiên cứu có thể gây áp lực với người cung cấp thông tin. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng tốn khá nhiều thời gian nên chưa được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi.

Phương pháp Quan sát hành vi (Observation): Đây là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Mục đích của phương pháp này chủ yếu là để ghi lại hành vi, cử chỉ nhằm thu thập những số liệu.Điểm hạn chế là thông tin có khả năng mang tính chủ quan, có thể sai lệch.

Phương pháp Thử nghiệm (Field Trials): Trong các hoạt động Marketing, các chuyên viên nghiên cứu cũng mượn những kỹ thuật của khoa học để đưa sản phẩm vào môi trường thực tế. Phương pháp này đem lại những giá trị thực tế cao vì khách hàng được trực tiếp sử dụng thử sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp này là chi phí cao.

4Ps của Marketing

Product – Sản phẩm

Sàn phẩm là tất cả những gì đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời có thể buôn bán trên thị trường. Sản phẩm có thể bao gồm sản phẩm hữu hình (sản phẩm được sản xuất) và sản phẩm vô hình (dịch vụ). Sản phẩm có thể được phân loại theo thời gian sử dụng; hình thức tồn tại, sản phẩm tiêu dùng và tư liệu sản xuất.

Price – Giá cả

Giá sản phẩm chính là số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để nhận lại một sản phẩm hay dịch vụ nào đó với một chất lượng nhất định. Đối với doanh nghiệp, đây chính là một trong những yếu tố quan trọng để cạnh tranh trên thương trường; là công cụ để quyết định doanh số và lợi nhuận của một doanh nghiệp.

Place – Kênh phân phối

Cũng là một yếu tố không thể thiếu trong marketing. Các doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những kênh phân phối phù hợp để thúc đẩy doanh số lên mức cao nhất; đồng thời kênh phân phối đó phải thuận tiện để khách hàng có thể tiếp cận đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Promotion – Khuyến mãi

Là phần thiết yếu trong các chiến dịch Marketing. Đại đa số các doanh nghiệp đều cung cấp cho khách hàng một số lợi ích bổ sung đi kèm. Đây chính là thủ thuật trong kinh doanh. Chiến lược “promotion” nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng vào yếu tố “lợi ích đi kèm” đế tăng số lượng khách hàng tới mua nhiều hơn. Không những thế, nếu làm tốt, chiến lược “promotion” còn giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp đó.

Tóm lại, để không bị loại trong môi trường thị trường mới một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải được trang bị kiến thức, kỹ năng kịp thời để nắm luật chơi. Thực tế tại Việt Nam, tất cả các doanh nghiệp dù muốn hay không thì cũng phải tập trung xây dựng cho mình chiến lượng marketing phù hợp thì mới đứng vững trên thương trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

11 bộ phận chính trong marketing

Public relations – Bộ phận Quan hệ công chúng

Là bộ phận có nhiệm vụ giao tiếp với các cá nhân, tổ chức để xây dựng mối quan hệ tích cực có lợi cho doanh nghiệp của mình. Những người hoạt động trong bộ phận này phải có kỹ năng giao tiếp và thuyết phục tốt.

Customer service – Bộ phận chăm sóc khách hàng

Trường hợp một sản phẩm đượ bày bán trên thị trường với cùng một mức giá, cùng một chất lượng thì lúc này yếu tố con người trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Khi đó, khách hàng sẽ lựa chọn doanh nghiệp nào chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Distribution – Bộ phận phân phối

Việc sở hữu các kênh phân phối đa dạng và tiện lợi chính là một trong những lợi thế giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

Market research – Bộ phận nghiên cứu thị trường

Là bộ phận chuyên tiến hành những nghiên cứu để thu thập dữ liệu và phân tích thông tin. Những dữ liệu sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về cách mà mọi người phản ứng trước những sản phẩm hay dịch vụ của mình.

Media planning – Bộ phận kế hoạch truyền thông

Direct marketing

One-to-one marketing

Là việc truyền tải thông tin sản phẩm, dịch vụ, các gói khuyến mãi đã được cá nhân hóa đến đúng nhu cầu của từng khách hàng mục tiêu. Đây là chiến lược được thiết kế rất chi tiết.

Impression marketing

Là thành viên của phòng ban này, bạn phải làm sao để khiến người dùng có được nhận thức tốt về sản phẩm và dịch vụ của bạn.

Product pricing – Bộ phận định giá sản phẩm

Là bộ phận đưa ra những định hướng dài hạn về giá nhằm đạt mục tiêu KPI của doanh nghiệp. Đồng thời bộ phận này còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường.

Sales – Bộ phận bán hàng

Là bộ phận đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Bên cạnh đó, bộ phận này còn giúp giải đáp những thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ nhằm thuyết phục khách hàng mua hàng; tăng doanh thu cho công ty.

Kết luận

Thông qua bài viết này, blog chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ Marketing là gì? Những ý nghĩa của Marketing. Và cũng mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ Marketing mà các doanh nghiệp thường sử dụng hiện nay

Content Marketing Là Gì? Ý Nghĩa Của Content Marketing

Nếu bạn đang tìm một người nào đó để tìm trách nhiệm cho các khuôn khổ và giới hạn của content marketing thì Joe Pulizzi là người bạn nên tìm hiểu.

Một phần, điều khiến cho content marketing rất khó có thể định nghĩa/ xác định giới hạn hay đo lường là bởi rất nhiều công ty đang đẩy mạnh content marketing.

Bởi vì ai ai cũng có hoặc muốn một phần của content, do vậy thuật ngữ này đang trở nên bao trùm lên tất cả mà Skinner hay Forrester đều không muốn tự lấy dao đâm vào ngực mình nếu nỗ lực định lượng hóa thị trường. Nhưng bởi vì nó rất quan trọng, rất giá trị nên Forrester định nghĩa content marketing là “sản xuất, quản trị và chia sẻ nội dung dựa trên yêu cầu của người dùng và mang tới kết quả có thể nhìn thấy được”. Một cách thực tế hơn, chuyên viên Skinner n ói rằng “nó trở thành điều mà nhà marketing hãy tự định nghĩa lấy cho mình.”

Nếu bạn đang tìm kiếm ai đó để quy trách nhiệm hay đổ lỗi cho giới hạn của từ “content marketing” thì Joe Pulizzi có thể người bạn nên nghĩ tới. Là Phó tổng Giám đốc tập đoàn truyền thông Penton Custom từ đầu những năm 2000, Joe cho biết “tôi bắt đầu nghĩ đến định nghĩa cho thuật ngữ content marketing. Cứ nói đến xuất bản, truyền thông, truyền thông thương hiệu hay nội dung cải biến riêng cho khách hàng chẳng bao giờ lọt được vào lỗ tai của các giám đốc marketing”.

“Nhưng nếu tôi nói content marketing, ngay lập tức họ sẽ ngồi xuống ghế.”

Ông rời công ty Penton năm 2007 và bắt đầu Học viện Content Marketing, đẻ ra tạp chí Chief Content Officer Marketing (Giám đốc Marketing Content), trình diễn thương mại Content Marketing World, xuất bản sách từ công ty Content Inc. và thậm chí đưa ra lịch sử của content marketing. Hay nói cách khác, rất nhiều thứ nói đến Content Marketing.

Tất nhiên hành vi có tính lợi nhuận từ khách hàng không nhất thiết phải là con số bán hàng. Đó có thể là sự trung thành, sự giới thiệu và những yếu tố khác, dựa theo chiến lược. Hãy xem xét Dynamic Signal, công ty bán một nền tảng “Giới thiệu/quảng bá dựa theo nhân viên” đơn giản hóa hoạt động chia sẻ nội dung được tạo ra từ các nhân viên trên các kênh xã hội và đo lường độ Reach (tiếp cận) và hiệu quả. Một số công ty đã dùng nền tảng này như Mindshare, Deloitte, SAP và Humana.

Humana bắt đầu sử dụng hệ thống Dynamic Signal để phát tán nội dung đến từ các nhân viên dựa trên nguyên tắc xung phong tự nguyện và cho thấy mức độ quảng bá từ nhân viên tăng lên 8% về mức độ đề cập đến thương hiệu trên mạng xã hội, Jason Spencer, quản lý c ấp cao của đội ngũ social media doanh nghiệp cho biết: Rất nhiều nội dung tập trung về sức khỏe và cách sống lành mạnh, mang đến những lợi ích thiết thực cho công ty trả chi phí y tế cho nhân viên, bên cạnh những tác động tích cực cho thương hiệu.

“Tôi hiểu một số người trong ngành thậm chí ghét khái niệm này” Pulizzi kể “Tôi nói với họ, nhìn này, công việc kinh doanh vẫn tiến triển tốt, đúng không? Vậy tại sao anh phải nhăn nhó? Nếu mà có thuật ngữ nào hay hơn xuất hiện, chúng ta sẽ là người đầu tiên xem xét mà.”

Tuy nhiên xu hướng, hoàn toàn có thể quay ngược lại. Pulizzi chỉ ra phương thức Gartner Hype Cycle, xác định content marketing “đã qua đỉnh” (Peak of inflated expectations) và ở mốc để đi xuống, tuy nhiên Gartner vẫn dự đoán là content marketing vẫn trên tiếp tục tăng trưởng và phải hai đến 2-5 năm nữa mới bước vào giai đoạn bình phẳng (Plateau of Productivity)

Có khoảng 9 trên mỗi 10 công ty đang thực hiện content marketing theo một cách nào đấy, tuy nhiên tỉ lệ thành công của họ chỉ vào khoảng 30%, theo nghiên cứu của Học viện Content Marketing, Pulizzi nói rằng đó là kết quả khá bi kịch.

Lý do là do thiếu chiến lược.

Dù thế, một khảo sát gần đây của Forrester Wave cho thấy một đợt sóng lớn đang trở lại. Chỉ có 10% đáp viên cho biết sẽ cắt giảm ngân sách content năm nay, giảm 23% so với số dự định cắt giảm năm 2013. Trong số 90% những đáp viên cho biết sẽ tăng chi phí cho content marketing, hơn một nửa cho biết họ sẽ tăng thêm 20% hoặc hơn.

Sưu tầm tại: chúng tôi

Định Nghĩa Marketing Là Gì? Những Định Nghĩa Về Marketing

1. Định nghĩa Marketing là gì?

Thực sự rất khó để định nghĩa marketing là gì? Hiểu một cách nôm na rằng. Marketing là một khái niệm rất rộng về những hoạt động phức tạp hỗ trợ quá trình hoạt động của tổ chức.

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ. Marketing là một nhiệm vụ trong tổ chức và là một tập hợp các quy trình. Nhằm mục đích tạo ra sự giao tiếp và truyền đạt giá trị cho khách hàng. Khách hàng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Theo Kotler, cha đẻ của lĩnh vực Marketing. Ông định nghĩ rằng Marketing là một hoạt động hướng đến khách hàng nhằm giải quyết nhu cầu và mong muốn của họ. Quá trình đó được thực hiện thông qua sự tương tác và trao đổi.

2. Mục đích của Marketing?

Theo Peter Drukker, một trong những nhà lý thuyết chính về các vấn đề quản lý Đối với một hoạt động marketing. Mục đích tiếp thị không nhất thiết phải thúc đẩy doanh số bán hàng. Mục đích của nó là để nhận ra và hiểu khách hàng. Mức hàng hóa hoặc dịch vụ đáp ứng thị hiếu của khách hàng và được người tiêu dùng tiêu thụ.

Điều này không phủ định Những định nghĩa về marketing, nó cũng không phủ nhận ý nghĩa của việc thúc đẩy tiêu dùng trở thành một phần của tiếp thị hỗn hợp. Đó là một phần của một bộ thủ thuật tiếp thị mà chúng ta cần phải kết hợp hài hòa. Đạt được tác động mạnh nhất trên thị trường.

Những định nghĩa về marketing hiện đại. Chúng ta nhận thấy tiếp thị hiện đại tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bằng cách tập trung vào thị trường và tập trung vào khách hàng. Các doanh nghiệp đầu tiên cần chú ý đến nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Sau đó đi vào sản xuất hàng hóa hoặc tạo ra dịch vụ. Tiếp thị được thiết lập trên cơ sở khách hàng chỉ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi họ có nhu cầu hoặc dịch vụ có lợi ích thiết thực cho họ.

2.2 Các nhiệm vụ phổ biến của Marketing

Marketing là công việc tìm kiếm khách hàng mới và giữ liên lạc với khách hàng cũ.

– Nghiên cứu tiếp thị và thông tin. Tìm hiểu sự thật của khách hàng tiềm ẩn

– Biên soạn hồ sơ thị trường và dự báo doanh thu

– Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu và định vị thương hiệu cho sản phẩm

– Phát triển sản phẩm, sàng lọc sản phẩm với các thuộc tính dự kiến ​​của thị trường

– Quản lý vòng đời sản phẩm: Sinh ra, phát triển, bão hòa, suy thoái và đôi khi hồi sinh.

3. Chiến lược 4Ps trong tiếp thị.

Trong hoạt động marketing hay tiếp thị chúng ta thường nghe nói đến Mô hình 4Ps. Nó được sử dụng như một công cụ hiệu quả. Trong hoạt động kết hợp tiếp thị của doanh nghiệp. Định nghĩa Marketing là gì? Mô hình bao gồm P1 – Product, P2 – Place, P3 – Price và P4 – Promtion.

Trong quyết định về sản phẩm, doanh nghiệp có thể chọn nội dung

– Phát triển sản phẩm mới, bán sản phẩm mới trên thị trường hiện tại.

– Mở rộng thị trường, bán sản phẩm hiện tại tại các thị trường mới

– Đổi mới sản phẩm, thay đổi một số thuộc tính của sản phẩm

– Đa dạng hóa, kết hợp mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm mới

3.2 Kênh phân phối

Lựa chọn kênh kinh doanh để phân phối sản phẩm là một trong những yêu cầu bắt buộc. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động marketing nói riêng. chúng ta có 2 dạng kênh phân phối.

– Kênh phân phối trực tiếp

– Kênh phân phối gián tiếp

Doanh nghiệp sẽ chọn phương pháp định giá cho sản phẩm. Bạn cũng cần nhớ rằng, nghiên cứu về giá cũng là một hoạt động không thể thiếu của bộ phận marketing. Có những tiêu chuẩn khác nhau để định giá sản phẩm ví dụ như:

– Đặt giá dựa trên chi phí, đặt giá dựa trên chi phí sản xuất sản phẩm đó.

– Định giá theo giá trị, định giá theo nhu cầu của khách hàng.

– Giá dựa trên cạnh tranh, giá dựa trên ngành và đối thủ cạnh tranh.

3.4 Khuyến mãi để bán

– Đẩy xúc tiến: Thực hiện các chính sách nhắm mục tiêu trung gian. Để họ có thể bán cho doanh nghiệp thông qua tỷ lệ chiết khấu tăng. Doanh thu tiền thưởng và hơn thế nữa.

– Kéo xúc tiến: Thực hiện chính sách hướng người tiêu dùng để kích thích nhu cầu và hành vi mua hàng. Thông qua giảm giá, giảm giá, dùng thử và hơn thế nữa.

Marketing Là Gì? Định Nghĩa Marketing Của Philip Kotler

Thực tế, có nhiều định nghĩa marketing là gì? Thuật ngữ Marketing ra đời lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu thế kỷ XX. Nó được truyền bá sang châu Âu, châu Á, rồi tới nước ta vào những năm 1980. Marketing có nguồn gốc từ chữ “market” có nghĩa tiếng Anh là cái chợ, thị trường. Đuôi “ing” mang nghĩa tiếp cận, vì vậy marketing thường bị hiểu nhầm là tiếp thị.

Định nghĩa marketing là gì?

Định nghĩa tổng quát về marketing của Philip Kotler:

Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi.

Nguyên bản định nghĩa marketing tiếng anh:

“The science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit”

Định nghĩa này bao trùm cả marketing trong sản xuất và marketing xã hội. Để hiểu rõ hơn về định nghĩa trên, chúng ta nghiên cứu một số khái niệm:

Nhu cầu (Needs): là một cảm giác về sự thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu ăn, uống, đi lại, học hành, giải trí… Nhu cầu này không phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra, Chúng tồn tại như một bộ phận cấu thành của con người.

Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người không ngừng phát triển và được định hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùa chiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp thông qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để thực hiện mục tiêu của mình.

Trao đổi là hành vi nhận từ một người hoặc một tổ chức nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người hoặc tổ chức một thứ gì đó.

Trao đổi là quá trình, chỉ xảy ra khi có các điều kiện:

– Ít nhất phải có hai bên, mỗi bên phải có một thứ gì đó có thể có giá trị với bên kia

– Mỗi bên đều có khả năng giao dịch và chuyển giao hàng hoá, dịch vụ hoặc một thứ gì đó của mình

– Mỗi bên đều mong muốn trao đổi và có quyền tự do chấp nhận hay khước từ đề nghị của bên kia, hai bên thoả thuận được những điều kiện trao đổi.

“Marketing là quá trình xác định tham gia và sáng tạo ra nhu cầu mong muốn tiêu thụ sản phẩm và tổ chức tất cả nguồn lực của công ty nhằm làm hài lòng người tiêu dùng để đạt được lợi nhuận hiệu quả cho cả công ty và người tiêu dùng” (G. F. Goodrich ).

Nói chung có rất nhiều quan niệm về Marketing tuy nhiên chúng ta có thể chia làm hai quan niệm đại diện, đó là quan niệm truyền thống và quan niệm hiện đại.

Marketing truyền thống

Được sử dụng để chỉ các kỹ năng Marketing được áp dụng trong thời kỳ đầu.

Đặc trưng của thị trường trong thời kỳ này:

– Sản xuất chưa phát triển, phạm vi thị trường, số lượng nhà cung cấp còn hạn chế, thị trường do người bán kiểm soát;

– Phạm vi hoạt động của Marketing chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương mại nhằm tìm kiếm thị trường để tiêu thụ những hàng hoá hoặc dịch vụ sẵn có;

– Triết lý bán hàng: bán cái mà nhà xuất có nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa cho người bán.

Marketing hiện đại

Đặc trưng của thị trường sau đại chiến thế giới thứ 2:

– Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao

– Tiến bộ KH-CN diễn ra nhanh chóng

– Cạnh tranh diễn ra gay gắt

– Giá cả hàng hoá biến động mạnh

– Khủng hoảng thừa liên tiếp xảy ra

– Rủi ro trong kinh doanh nhiều

– Vai trò của người mua trở nên quan trọng hơn (hệ quả).

Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác.

Khái niệm marketing nên được biểu hiện rõ sự chỉ dẫn hướng đến con đường lập kế hoạch, giúp doanh nghiệp phân tích, cực đại hoá lợi nhuận và làm thoả mãn nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những điểm mạnh và những điểm yếu của nó trong các lĩnh vực chức năng hoạt động khác như:sản xuất, tài chính, kỹ thuật và nhân sự. Các kế hoạch marketing cần phải tạo cân bằng các mục tiêu, nhu cầu tiêu thụ và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp

Quá trình phát triển của marketing

Các thời kỳ phát triển của marketing

Nguồn gốc của Marketing được lần theo việc sử dụng ngay từ ban đầu của con người đối với quá trình trao đổi hàng hoá.

– Cyrus H.M.C Lormick (1809 – 1884) là người đầu tiên ở phương Tây nghiên cứu marketing rất kỹ lưỡng. Ông cho rằng marketing là một chức năng tập trung và thống nhất của các công ty thương mại là một công việc đặc biệt của quản lý nhằm tìm ra và thu hút khách hàng. Ông đã sáng tạo ra những công cụ cơ bản của marketing hiện đại như: nghiên cứu và phân biệt thị trường, nội dung và cơ cấu của thị trường, chính sách giá cả, chính sách bán hàng, xúc tiến bán hàng, tín dụng,…

– Năm 1905, W.E.Krensi đã dạy một khoá marketing các sản phẩm ở trường Đại học Tổng hợp Pennsylvania (Mỹ).

– Năm 1910, Ralph Star Butler đã dạy một khoá ” Phương pháp Marketing” ở trường đại học tổng hợp Wisconsin (Mỹ).

– Marketing đúng theo ý nghĩa của nó xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 ở Mỹ, phát triển từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1932, đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong những năm 30 và 40 của thế kỷ 20, marketing và những vấn đề của nó đã xuất hiện ở châu Âu. Nhiều cơ sở marketing được hình thành ở Anh, Đức và nhiều nước khác. Mục đích chính của Marketing trong giai đoạn này là hoàn thiện những phương pháp, kỹ thuật lưu thông hàng hoá. Chính vì vậy mà có một thời thương mại và marketing được sử dụng như những từ đồng nghĩa.

Sự phức tạp của sản xuất tiêu thụ sản phẩm trong những năm 50 và 60, cũng như sự cạnh tranh gay gắt của thị trường tư bản chủ nghĩa càng làm tăng vai trò, ý nghĩa của marketing trong quản trị kinh doanh. Hàng loạt viện khoa học, cơ sở marketing, văn phòng tư vấn được thành lập trong các công ty.

Vào những năm 70, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhiệm vụ của marketing ngày càng phức tạp, lĩnh vực áp dụng marketing ngày được mở rộng. Nó không chỉ được sử dụng trong các xí nghiệp, công ty, mà còn được sử dụng trong quản lý toàn bộ xã hội tư bản. Nhiệm vụ chủ yếu của marketing trong giai đoạn này là đảm bảo đến mức cao nhất lợi nhuận độc quyền nhà nước, thông qua việc sử dụng hoạt động kinh doanh năng động và cụ thể của các xí nghiệp, công ty, tập đoàn.

Hoạt động bán hàng và những triết lý marketing

Marketing tập trung vào sự phân tích người tiêu dùng và làm thoả mãn họ, tác động trực tiếp trong kinh doanh sử dụng nguồn tài nguyên để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi, kích thích đến sự thay đổi của những đặc điểm và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người tiêu dùng. Dưới góc độ triết lý marketing, thì hoạt động bán hàng được sử dụng để nhằm tiếp cận người tiêu dùng và hiểu biết họ thêm. Thực vậy, vấn đề không hài lòng của người tiêu dùng sẽ đưa đến sự thay đổi trong chính sách của công ty từ đó mang lại doanh số bán hiệu quả hơn sau khi điều chỉnh.

Marketing tìm kiếm những sự khác nhau một cách rõ ràng trong thị hiếu người tiêu dùng và từ đó phát triển hoạt động làm thoả mãn họ. Marketing được định hướng cho thời gian dài, và mục tiêu được định ra nhằm làm tác động đến mục tiêu tổng thể của công ty. Sau cùng, Marketing xem xét nhu cầu người tiêu dùng ở phạm vi rộng hơn là phạm vi nhỏ hẹp.

Comments