Top 3 # Ý Nghĩa Phục Hưng Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Mỹ Thuật Phục Hưng Là Gì?

Vài nét khái quát về Phục Hưng

Thời kỳ Phục Hưng có gốc từ tiếng Pháp – Renaissance (nghĩa là sự tái sinh), còn gọi là Rinascimento (tiếng Ý), là cuộc tái sinh các giá trị nghệ thuật, tư tưởng, khoa học của thời kì Cổ đại và sự sống lại, phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây. Phong trào Phục Hưng bắt đầu từ khoảng thế kỉ 14 tại Ý và thế kỉ 16 tại Bắc Âu. Nó đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp của châu Âu từ thời kỳ Trung cổ sang thời kỳ Cận đại, cũng như từ thời kỳ phong kiến sang thời kỳ tư bản.

Phục Hưng được gọi như thế vì đặc tính cơ bản của thời kỳ này là sự hồi sinh của tinh thần thời kỳ Cổ đại. Chủ nghĩa Nhân văn chính là phong trào tinh thần cơ bản của thời kỳ này. Việc hồi sinh thể hiện ở chỗ nhiều yếu tố của tư tưởng thời kỳ Cổ đại được tái khám phá và sống lại (văn học, tượng đài kỷ niệm, tác phẩm điêu khắc, triết học,…và hơn cả đó là hội hoạ). Trong một nghĩa rộng người ta hiểu Phục Hưng là sự hồi sinh của thời kỳ Cổ đại với các ảnh hưởng của thời kỳ này đến khoa học, văn học, xã hội, cuộc sống của những tầng lớp thượng lưu và sự phát triển của con người đi đến tự do cá nhân ngược lại với chế độ đẳng cấp của thời kỳ Trung cổ. Trong nghĩa hẹp hơn Phục Hưng là một thời kỳ của lịch sử nghệ thuật – “thời kì của hội hoạ”.

Nét độc đáo trong hội họa Phục hưng

Các tác phẩm Phục Hưng mang tư tưởng nhân văn: ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, sức mạnh con người. Bỏ lối vẽ chi tiết cũ sang khái quát hóa hình thức hoành tráng. Tìm chỗ dựa ở nghệ thuật cổ đại Hy lạp – La mã. Tranh thời kì Phục Hưng là tranh của sự mẫu mực. Tả chất vô cùng độc đáo với làn da mềm mại của người phụ nữ và cơ bắp chắc khỏe của người đàn ông… Tạo hình khốc liệt, có sức mạnh về chiều sâu không gian. Các hoạ sĩ vẽ rất nhiều tranh khỏa thân, ngay cả trong tôn giáo, các thiên thần, thánh thần…

Hội hoạ thời Phục Hưng là đỉnh cao của hội hoạ, là bước ngoặt của nền mĩ thuật thế giới, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nhiều lĩnh vực như: tìm ra chất liệu sơn dầu, phát triển bộ môn giải phẫu tạo hình, luật xa gần, phối cảnh, hình hoạ, nhiếp ảnh… Là nơi sản sinh ra rất nhiều nhân tài nghệ thuật, nhiều hoạ sĩ nổi tiếng, nhiều tác phẩm để đời cho cả thế giới. Phục hưng có nghĩa là “làm sống lại”. Đã vậy, chỉ nhìn vào những tác phẩm hội hoạ của thời Phục Hưng chúng ta có thể nhận ra về mặt tôn giáo và lịch sử mà không cần phải qua sách vở. Đó là những tác phấm sống mãi với thời gian.những hoạ sĩ bậc thầy lớn để các ngòi bút không ngừng tranh cãi mặc dù đã cách xa hàng trăm năm.

Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của thời kì Phục Hưng

Giotto di Bondone (1267 – 1337)

Giotto là một thiên tài đã phá vỡ vòng kim tỏa của nghệ thuật Byzantine và thoát ra, mạo hiểm dấn thân vào một thế giới mới, đã chuyển dịch những hình tượng sống động của nghệ thuật Gothic vào trong hội họa. Người Ý tin rằng một kỉ nguyên nghệ thuật hoàn toàn mới đã bắt đầu mới sự xuất hiện của họa sĩ vĩ đại ấy. Ông nổi tiếng với các bức bích họa trong Nhà Nguyện Arena (Arena Chapel), hoàn thành khoảng năm 1305, mô tả cuộc đời Đức mẹ Đồng Trinh và Chúa Jesu. Đây được coi là một trong những kiệt tác của thời kì đầu Phục Hưng.

Các bức bích họa bên trong Nhà Nguyện Arena Nụ hôn của Dudas Vào thành Jerusalem ( Entry into Jerusalem) Phán xét cuối cùng Trích đoạn bức bích họa Phán xét cuối cùng Leona Da Vinci (1452 – 1519)

Leonar da Vinci là một họa sĩ, đồng thời cũng là nhà bác học am hiểu nhiều bộ môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên: điêu khắc, kiến trúc, toán học, cơ khí học, sinh học,… Sự hiểu biết của ông mang dấu vết liên tục trong lịch sử khoa học và nghệ thuật Châu Âu qua nhiều thế kỉ. Ông được xem là một trong những nhà nghiên cứu và sáng tạo cái mới xuất sắc. Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của mình, ông chỉ để lại khoảng 30 tác phẩm. Song mỗi tác phẩm của ông lại là một cuộc tìm tòi để tạo ra cái mới cho nhiều thế hệ sau học tập. Những tác phẩm của ông còn giữ tới ngày nay là những mẫu mực về nhiều mặt cho nền hội họa thế giới.

Trong thời gian ở Milan giữa những năm 1495- 1498, Leonar vẽ bức tranh tường cho nhà thờ Thánh Maria denhla – Hraxi ( gần Milan ) “Buổi họp kín” hay còn gọi là bữa tiệc cuối cùng (1495 – 1498) – Tranh tường. Tác phẩm không chỉ có giá trị về mặt thẩm mỹ mà còn có giá trị to lớn về tính khoa học trong nghệ thuật. Điều mà Leonar vẫn tâm đắc và tự hào.

Bữa tiệc cuối cùng (1495 – 1498)

Sẽ thật thiếu sót nếu nhắc tới Leonar mà không nhắc tới tác phẩm Monalisa hay còn gọi là La giocongdo. Bức tranh nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của họa sĩ.

Nàng Monalisa

Đây là bức chân dung miêu tả tâm lý rất thành công. Nhân vật trong tranh được tác giả chăm chút cả về vẻ đẹp ngoại hình lẫn nội tâm. Điểm đặc biệt trong bức tranh là nụ cười bí hiểm của nàng Monalisa, nụ cười vừa phảng phất niềm vui và nỗi buồn khiến người xem cứ vương vấn mãi. Vẻ đẹp của nàng là một vẻ đẹp lý tưởng không chỉ của thế kỉ XVI mà còn là vẻ đẹp lý tưởng của mọi thời đại.

Không chỉ thành công ở thể loại chân dung, đề tài về Chúa và thần thoại cũng được Leonar thể hiện rất thành công với những tác phẩm nổi tiếng như: Đức Mẹ Litta, Leda… Từ năm 1500 – 1516 Leonard dành nhiều thời gian để nghiên cứu khoa học. Ông muốn sáng tác một bộ Bách khoa toàn thư về “sự vật trong thiên nhiên”. Ngoài ra ông vẫn sáng tác cho đến cuối đời.

Lady and an ermine Đức mẹ Madona trong hang đá Bella Principessa Đức mẹ Đồng Trinh và Chúa hài đồng Đức mẹ Litta Michelangelo di Lodovico Buonarroti Simoni (1475 – 1564)

Michelangelo không chỉ là nhà điêu khắc nổi tiếng của thời kỳ phục hưng mà còn là một kiến trúc sư, một hoạ sĩ và là một nhà thơ. Ở bất kì lĩnh vực nào ông cũng để lại những tác phẩm tiêu biểu được lưu giữ mãi tới mai sau.

Ông là một hoạ sĩ kỳ tài với tác phẩm nổi tiếng nhất là quần thể tranh trong nhà thờ Sistine. Tuy vậy niềm đam mê thật sự của ông lại là tạc nên những pho tượng và tác phẩm đầu tiên đưa tên tuổi và uy tín của ông đến với mọi người là: Pietta (theo tiếng Pháp có nghĩa là “tình thương”). Tác phẩm được ông hoàn thành trong 5 năm. Với tác phẩm này ông đã rất thành công khi miêu tả nỗi xót thương, đau đớn của đức mẹ trước đứa con đã mất trên tay. Chân dung chúa Jesu cũng được tác giả miêu tả vô cùng sống động. Ở đó ta nhìn thấy rõ nỗi đau đớn mà chúa phải chịu đựng trước khi mất nhưng ta cũng nhìn thấy ở chân dung đó niềm kiêu hãnh của một vị anh hùng, một đấng cứu thế. Ngoài ra tác phẩm còn thành công trong việc thể hiện những nét gấp trang phục, chất da thịt mền mại. Bằng thủ pháp đối lập giữa nét mền mại của các nếp áo váy phong phú và đa dạng với mảng phẳng nhẵn của cơ thể chúa Jesu. Sự đối lập đó tạo nên sự nổi bật khác nhau của nhân vật, của sự sống và cái chết.

Từ năm 1501 – 1504, Michelangelo dành thời gian để tạo nên kiệt tác cho nhân loại, đó là bức tượng người anh hùng David của người dân Hebreuca đã chiến thắng người khổng lồ Goliat. Bức tượng được xem là một sự hoàn thiện mẫu mực về vẻ đẹp thể chất và vẻ đẹp tinh thần của con người. Pho tượng cao 5,5m này được đặt ở trước trụ sở hành chính của thành Phlorangxo. Đây là niềm tự hào của người dân thành phố, họ coi David là một “người khổng lồ” là biểu tượng sức mạnh của con người.

Tượng David

Những năm cuối đời là những năm sáng tác đẹp đẽ của ông. Tác phẩm tiêu biểu nhất là bức “Sự phán xét cuối cùng” và cảnh Chúa giáng thế trên trần nhà Nguyện Sistine.

Các bức bích họa trong nhà nguyện Sistine Bức bích họa trên trần nhà nguyện Phán xét cuối cùng Sự sáng tạo ra con người Raphael Santi (1483 – 1520)

Khác với Leonar, Raphael không phải là nhà sáng tạo ra cái mới. Vì nghệ thuật của ông có ý nghĩa không phải ở chỗ khám phá ra con đường mới mà là ở chỗ đã tổng hợp thành tựu của những người đi trước. Ông cùng với Leonar, Michelangelo tạo nên chuẩn mực, định hình cho sự phát triển phong cách nghệ thuật phuc hưng.

Thành phố Phlorangxo đã khiến Raphael thành công và được nhiều nhà bảo trợ hào phóng giúp đỡ. Đây cũng là thời kì ông vẽ nhiều tranh về đề tài Đức Mẹ. Trong đó nổi tiếng là tác phẩm ” Đức mẹ của Đại công tước” được ông vẽ theo yêu cầu của Đại công tước. Vị này coi tác phẩm là vô giá và luôn giữ bên mình. Ở bức tranh này ta vẫn còn thấy phảng phất nét của Peruganh, nhưng nó đã đạt đến sự mẫu mực, hoàn hảo về đề tài dạng này. Raphael đã tạo được một Madona có thực trên đời, một Madona thơ mộng, dịu dàng như trăm nghìn phụ nữ Ý khác.

Madonna of the Pinks Đức mẹ Đồng Trinh và Chúa hài đồng – Nhà nguyện Sistine The virgin of the rose Nàng La Donna Velata Madonna della seggiola

Năm 1508, Raphael từ dã Phlorangxo đến Roma. Suốt từ đấy đến lúc mất ông sống ở đó và được sự bảo trợ của hai đời Giáo hoàng là Duyn II và Leon X. Nhiều tác phẩm danh tiếng của ông đã vẽ trong thời kí này. Trong đó có một bứ vẽ treo trong phòng “Chữ kí” – phòng quan trọng nhất trong tòa thánh Vatican vô cùng thành công là bức “Trường học Aten”. Nội dung tác phẩm ca ngợi triết học Hy Lạp cổ đại. Nhân vật chính của bức tranh là Praton và Arixtot. Hai người đang tranh luận về quan điểm triết học của mình, Praton chỉ tay lên trời chị Arixtot chỉ tay xuống đất. Điều này thể hiện tư tưởng triết học duy tâm khách quan của Praton và sự dung hợp giữa triết học duy vật và duy tâm của Arixtot. Bức tranh có khoảng 50 nhân vật bao gồm những nhà tiết học, các học giả…

Trường học Athen

Cuộc tranh luận của các vị Thánh

Hoạ sĩ Bô-ti-ce-li (Botticelli 1445-1510)

Bôticeli là hoạ sĩ kết thúc thời kì Phục Hưng. Trong sự nghiệp sáng tác của Bôticeli có nhiều tác phẩm nổi tiếng trong đó có tác phẩm: Mùa xuân, Ngày sinh của thần vệ nữ, Lễ truyền tin,…

Ông là hoạ sĩ kì tài, tranh ông nổi tiếng về mặt dụng công ,đề tài tôn giáo truyên ngụ ngôn và tương huyền nhiệm. Hoạ phẩm của ông còn dễ nhận thấy ở đường nét “trong ngọc, trắng ngà” rất uyển chuyển hoà điệu. Ông tài hoa ở chỗ tinh tế lạ thường, pha thêm không khí sầu tư hóm hỉnh. Vào tuổi già tranh ông vẽ như chìm vào sự lo buồn, nét mặt người trong tranh hốc hác, có lúc lộ vẻ nhăn nhó. Có lẽ ông chịu tác động của tôn giáo và xã hội đương thời.

Bức tranh Mùa xuân Sự ra đời của Thần Vệ nữ Đức mẹ và Chúa hài đồng Đức mẹ và tám thiên thần

Năm 1498, Bôticeli nhận trang trí nhà thờ Phờ-răng-xét-cô Goa-đi. Ở đó ông vẽ bức “Truyền tin”. Tranh được vẽ kĩ ,tả tỉ mỉ, tất cả đều rõ ràng rành mạch. Tuy vậy vẫn có sự tương phản giữa những đường thẳng, sắc cạnh trong những chi tiết tường nhà, nền gạch với những đường cong nếp gấp mềm mại trong sự diễn tả trang phục của hai nhân vật chính. Trong tranh, hoạ sĩ còn tạo sự tương phản về nóng lạnh của màu sắc để diễn tả xa gần. Vẻ mặt Đức Mẹ thanh tú được diễn tả khéo léo về ánh sáng đang cúi xuống được kết hợp với hai bàn tay đưa lên, vừa như muốn ngăn thiên sứ, vừa như chấp nhận sứ mệnh của Chúa trời trao cho.

Lễ truyền tin

Bôticeli là tài năng lớn của thời kì Phục Hưng. Nhà nghiên cứu nghệ thuật người nga Ooc-lô-ra đã viết về ông như sau: “nếu không biết đên sáng tác của ông, thì khái niệm của chúng ta về hội hoạ phưc hưng sẽ không đầy đủ”. Do tài năng, uy tín của ông trong nghệ thuật, năm 1504 Bôticeli được mời tham gia uỷ ban quyết định vị trí đật tượng Đa-vít của Mi-ken-lăng-giơ. Bo-ti-xen-li mất ngày 17 tháng 5 năm 1510. Mặc dù ông qua đời dã gần 500 năm song với những bức tranh với vẻ đẹp chuẩn mực của ông vẫn được công chúng nghệ thuật thế giới nhiều thời đại yêu thích và các thế hệ nghệ sĩ thời đại sau ông học tập.

Ý Nghĩa Tên Hưng Cực Chuẩn &Amp; Bí Quyết Chọn Tên Đệm Cho Tên Hưng

Hỏi: Xin chào Giadinhlavogia, 2 tháng nữa là con trai mình chào đời. Mình là single mom nên đứa con là tất cả yêu thương và hy vọng của mình. Cô bạn thân gợi ý cho mình đặt tên Hưng cho con với mong muốn đời con sẽ được hưng vượng. GĐLVG cho mình hỏi là gì? Và gợi ý cho mình vài tên đệm Hưng thật ý nghĩa nha. Mình cám ơn.

Đáp: Xin chào, chúc mừng chị sắp đón đứa con trai kháu khỉnh. Single mom có bao khó khăn nên con trai không chỉ là tình yêu mà còn là động lực của chị. GĐLVG chúc mẹ con chị luôn vui vẻ, vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. GĐLVG giải thích ý nghĩa tên Hưng và đưa ra một số tên lót cho tên Hưng như sau:

3 ý nghĩa chính của tên Hưng là:

Bí quyết chọn tên đệm cho tên Hưng và ý nghĩa

Ý nghĩa tên Bảo Hưng: “Hưng” có nghĩa Hán – Việt là trỗi dậy theo ý tích cực, thịnh vượng & phát triển hơn.Chữ Bảo theo nghĩa Hán – Việt thường gắn liền với những vật trân quý như châu báu, quốc bảo. Nằm trong nhóm dành cho tương lai, tên “Hưng Bảo” được đặt với mong muốn một cuộc sống sung túc, hưng thịnh hơn.

Ý nghĩa tên Gia Hưng: Bé sẽ là người làm hưng thịnh gia đình, dòng tộc.

Ý nghĩa tên Khánh Hưng: Con sẽ có cuộc sống vui tươi, hưng thịnh.

Ý nghĩa tên Long Hưng (Hưng Long): Hưng Long” mang ý nghĩa con sẽ như loài rồng mạnh mẽ, trí tuệ tinh anh, mang đến hưng thịnh, sung túc cho cả gia đình.

Ý nghĩa tên Phúc Hưng: Phúc đức của gia đình và dòng họ sẽ luôn được con gìn giữ, phát triển hưng thịnh.

Một số tên vừa được gợi ý là tên phổ biến biến của người Việt. Nếu chị chưa ưng ý những tên trên, GĐLVG sẽ gợi ý thêm những tên khác.

Hỏi: Mình thích tên Gia Hưng, và nghĩ đến tên Nguyễn Gia Hưng. Giải thích dùm mình ý nghĩa tên Nguyễn Gia Hưng. Với lại Mevabe có thể giải thích cho mình biết tên Hưng thuộc mạng gì được không.

Đáp: Nguyễn Gia Hưng là tên cực kỳ tốt nha chị. Dựa trên thang điểm 100 thì tên này đạt 87.5 / 100 điểm. Ngũ cách, mạng và hành của tên như sau:

Đây là cái tên cực tốt chị có thể đặt tên cho con trai.

Hỏi: Tuyệt vời quá. Cám ơn Giadinhlavogia thật nhiều.

Theo GIA ĐÌNH LÀ VÔ GIÁ (* Phong thủy đặt tên cho con là một bộ môn từ khoa học phương Đông có tính chất huyền bí, vì vậy những thông tin trên mang tính chất tham khảo!)

Định Nghĩa Và Ý Nghĩa Của Vâng Phục

Nhưng bản chất và ý nghĩa của sự vâng phục còn đi xa hơn thế. Giáo luật điều 601 nói rằng “lời khuyên phúc âm tuân phục được đảm nhận với tinh thần đức tin và đức mến, theo gương Đức Kitô tuân phục cho đến chết, buộc phải quyết chí tuân phục các bề trên hợp pháp đại diện Thiên Chúa, khi các Ngài truyền lệnh theo Hiến Pháp riêng.” Từ định nghĩa này, ta có thể rút ra được một vài điểm cốt yếu trong sự vâng phục của đời tu.

Trước hết, người tu sĩ phải đón nhận nó với tinh thần của đức tin và đức mến. Đức tin trong sự vâng phục thể hiện ở chỗ tin rằng vị Bề trên hợp pháp là đại diện của Chúa, dù rằng người ấy có nhiều khiếm khuyết, bất toàn, thậm chí là thua kém mình mọi đàng. Tu sĩ phải tỏ lòng kính trọng bề trên, yêu mến bề trên như yêu mến Chúa vì chỉ khi yêu mến, họ mới có thể vâng phục được. Thứ đến, người tu sĩ vâng phục theo như mẫu gương Giêsu vâng phục Chúa Cha trong mọi chuyện và vâng phục đến nỗi sẵn sàng chấp nhận chịu chết. Khi nói đến điều này, ta liên tưởng đến sự vâng phục hệt như một của lễ dâng lên Chúa. Vâng phục không chỉ là chuyện cúi đầu làm theo răm rắp những gì bề trên nói như một người không có ý thức, nhưng còn là một sự từ bỏ, một nỗ lực hãm dẹp ý riêng của bản thân. Nó trở thành của lễ là vì thế.

Như thế, có một khác biệt giữa sự vâng phục trong đời tu và sự vâng phục ngoài đời thường. Các nhân viên phải nghe theo phán quyết của sếp mình, nhưng chẳng có gì gọi là đại diện Chúa hay của lễ dâng lên Chúa ở đây cả. Họ phải làm theo lệnh sếp chỉ vì miếng cơm manh áo, vì lợi ích của công ty mà thôi. Cũng chẳng phải vì nghe lời sếp mà các nhân viên trở nên hoàn thiện hơn, tốt lành hơn, dễ nên thánh hơn. Sự vâng phục trong đời tu là một sự chấp nhận hạ mình, để mình lệ thuộc vào người khác, hy sinh quyền tự quyết của mình vì tin rằng đó là điều Chúa muốn và Chúa mặc khải ý của Ngài qua sự khôn ngoan của bề trên. Các tu sĩ từ bỏ ý riêng của mình để nên giống Đức Kitô hơn. Chính qua sự vâng phục mà người tu sĩ thấy mình được liên kết với Chúa. Vâng phục là dâng Chúa tự do chứ không phải xoá bỏ nó; vâng phục là chân nhận quyền tối cao của Thiên Chúa, là dâng mình cho Thiên Chúa cách triệt để và không dè xẻn. Vâng phục là thắng chính mình, là từ bỏ hết để Chúa chiếm trọn con người mình. Nói cách khác, vâng phục là tỏ ra mềm mại trước Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động qua cộng đoàn và bề trên, cũng là cách chia sẻ trách nhiệm với Bề Trên và cộng đoàn.

Trong Cựu Ước, sự vâng phục chỉ được hiểu là giữ luật Chúa như người tôi trung, là tuân theo giao ước, hay nói cách chung, là làm theo những gì Chúa phán bảo. Trong Tân Ước, vâng phục là giữ luật tình yêu mà Chúa Kitô mang đến: yêu Cha và yêu anh chị em hết lòng. Có thể nói, vâng phục trong đời tu không có nền tảng trực tiếp từ Kinh Thánh vì không nơi nào Chúa Giêsu khuyên các môn đệ hãy vâng phục một người phàm nào, trong một cộng đoàn nào. Tuy nhiên, nó cũng có nguồn gốc sâu xa từ Kinh Thánh.Trọn cuộc đời của Chúa Giêsu là mẫu gương cho sự vâng phục thánh ý Cha (Mt 6,10; 26,39; Ga 8,29.55; Ga 4,34; Rm 5,19…), và trong sự gắn bó mật thiết với Cha, Ngài nghe được lời mời gọi của Cha và sẵn sàng làm theo thánh ý ấy, cho dù là chết.Các môn đệ được nên một với Đức Giêsu nhờ vâng phục ý muốn của Thiên Chúa. Ý muốn đó là các môn đệ phải trở nên môn đệ đích thực của Chúa Giêsu và cùng chia sẻ sứ mạng của Chúa Giêsu. Vâng phục Chúa được thể hiên qua việc vâng phục giáo huấn của Chúa Giêsu và vâng phục Tin Mừng.

Đến thời các ẩn sĩ, cách chung, đã muốn dấn thân cho Chúa thì phải tìm ý Chúa mà thực thi. Các nhà ẩn dĩ này cho rằng tự bản thân, họ có thể gặp gỡ được Thiên Chúa, biết được ý Chúa qua việc suy niệm Tin Mừng, ăn chay, khổ hạnh. Vì thế, ban đầu người ta nghĩ đến từ bỏ của cải, gia đình, chứ không nói đến từ bỏ ý riêng. Và hiển nhiên, khi sống một mình thì không phải vâng phục chúng tôi đó, xuất hiện tình trạng một người muốn đi tu thì phải thọ giáo một vị ẩn tu cao niên hơn để được chỉ dạy. Những người mới đi tu thì chưa thể tìm ý Chúa một mình được nên cần người khác trợ giúp. Đây là hình thức đầu tiên của vâng phục. Người ta bắt đầu đề cao vâng phục như một đức hạnh trỗi vượt nhất vì là đức hạnh từ bỏ chính mình, như một hình thức tiết chế của phần hồn, khác với khó nghèo và khiết tịnh là tiết chế phần xác. Cho đến khi kết thúc giai đoạn thọ giáo, thì họ cũng không cần vâng phục nữa.

Hết thời ẩn tu, sang thời cộng tu. Các tu sĩ sống chung với nhau vì cần nhau để sinh tồn và trợ giúp thiêng liêng. Có những người không thể tự mình tìm gặp Chúa nên cần người khác, đặc biệt là những người tu lâu năm. Họ tự nguyện nghe theo hướng dẫn, chỉ bảo của người này như một cách thức nghe được tiếng Chúa. Đến khi đời sống cộng đoàn đúng nghĩa được hình thành, ngoài việc phải nghe một người nào đó mà mọi người tin tưởng bầu lên hướng dẫn mọi người, còn nảy sinh việc phải vâng phục để giữ kỷ cương, trật tự trong cộng đoàn, hoặc lo những công việc chung. Khi các dòng sứ mạng ra đời, vâng phục càng cần hơn vì giữa cánh đồng bao la, người tu sĩ không biết bắt đầu từ đâu. Họ phó mình cho bề trên và tin tưởng đó là ý Chúa gửi đến cho mình. Như vậy, điểm cốt yếu của vâng phục vẫn là tìm ý Chúa mà thực thi, từ trực tiếp sang gián tiếp.

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ

Bài tiếp theo: Một sự vâng phục đúng đắn

Định Nghĩa Reinstatement/ Phục Hồi Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Việc phục hồi vị thế tín dụng của người vay với điều kiện có thể chấp nhận. việc phục hồi xảy ra khi người vay khắc phục sự thanh toán trễ hạn, bằng cách thanh toán các khoản nợ trễ hạn cộng với tiền phạt hay phí trễ hạn. Nếu tài khoản là thẻ tín dụng ngân hàng, số tài khoản của khách