Top 8 # Yêu Dân Nghĩa Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Định Nghĩa Yêu Là Gì? Tình Yêu Là Gì? Yêu Có Ăn Được Không?

Định nghĩa yêu là gì? Tình yêu là gì?

+ Yêu là một trạng thái hay cảm xúc của con người hoàn toàn tự do. Bạn không thể mua được, cũng như không thể bán hay trao đổi được tình yêu. Cũng như khiến ai đó yêu hay ngừng yêu bạn được, cho dù bạn có tốn bao nhiêu tiền.

+ Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm – “mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác”. Nó cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác, chính bản thân mình hoặc các con vật.

Đối với người thân: Tôi yêu mẹ tôi, yêu anh/chị, ông, bà,…

Đối với động vật: Tôi yêu con mèo này lắm

Đối với thiên nhiên: Tôi yêu con đường này, yêu cái cây xanh ngoài kia,…

Tuy nhiên, khi nói về tình yêu thì người ta thường liên tưởng đến tình yêu nam nữ, đây là loại tình cảm gắn bó đặc biệt giữa 2 người khác giới với nhau.

Yêu có ăn được không?

+ Tình yêu không ăn được nhưng nó mang lại cho chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau, biết hy sinh và chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.

+ Suy cho cùng “yêu một người” là chấp nhận, tình nguyện, dành mọi thứ tốt nhất cho người ấy. Là có những ước muốn tươi đẹp cùng người ấy trong hiện tại và tương lai.

Bạn định nghĩa tình yêu như thế nào?

+ Yêu là để sống, sống là để yêu, tình yêu tuyệt nhiên không phải là vế đối phải trả giá bằng mạng sống để chứng minh điều gì cả. Sau cái chết sẽ kết thúc tất cả, bạn đừng mong thiên hạ sẽ đời đời ghi nhớ câu chuyện tình đẫm lệ của bạn khi bạn lìa đời.

+ Yêu là đặt nghị lực của mình vào tay kẻ khác

+ Tình yêu, vốn là một thứ tình cảm muôn hình vạn trạng. Chưa từng bị bỏ rơi, chưa từng bị tổn thương, liệu có thể hiểu được người yêu không? Tình yêu, vốn là một sự trải nghiệm, nhưng mong ước bền lâu

+ Tình yêu là sự rung cảm của một tâm hồn khi gặp một tâm hồn đồng điệu, là sự hòa nhịp của hai trái tim, làm người ta nhìn thấy mọi vật tươi đẹp hơn

Tổng kết

+ Ở mỗi trường hợp khác nhau thì yêu sẽ được định nghĩa khác nhau.

+ Yêu không ăn được nhưng mang lại cho chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn định nghĩa được yêu là gì? Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để được cập nhật những tin tức mới nhất

Chủ Nghĩa Dân Túy Là Gì?

Nguồn: ” What is populism?”, The Economist, 19/12/2016

Thuật ngữ “chủ nghĩa dân túy” (populism) được sử dụng rộng rãi kể từ những năm 1890, khi phong trào dân tuý của Mỹ thúc đẩy người dân nông thôn và Đảng Dân chủ chống lại những người Cộng hòa thường sống ở đô thị hơn. (Nó cũng được sử dụng để đề cập đến phong trào dân túy ( narodnichestvo) của Nga vào thế kỷ 19, chủ yếu bao gồm các trí thức tự ghét bỏ tầng lớp mình và đồng cảm với giai cấp nông dân).

Trong những năm 1950, các học giả và các nhà báo bắt đầu áp dụng thuật ngữ này một cách rộng rãi hơn để mô tả tất cả mọi thứ, từ các phong trào phát xít và cộng sản Châu Âu tới chủ nghĩa chống cộng McCarthy của Mỹ và chủ nghĩa Peron ( Peronistas) của Argentina. Như Benjamin Moffitt đã giải thích trong cuốn sách của mình, “Sự nổi lên toàn cầu của chủ nghĩa dân tuý” (” The Global Rise of Populism “), một hội nghị tại Trường Kinh tế London vào năm 1967 đã đồng ý rằng thuật ngữ này, mặc dù hữu ích, lại quá rộng để có thể gắn với một cách mô tả duy nhất.

Một số học giả liên kết nó với sự thất vọng về sự sụt giảm của địa vị hoặc tài sản, một số khác lại liên hệ nó với nỗi niềm hoài cổ của các nhà dân tộc chủ nghĩa. Những người khác coi nó như là một chiến lược chính trị, trong đó một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn thu hút công chúng trong khi dẹp các tổ chức qua một bên (mặc dù không phải tất cả các phong trào dân túy đều có một nhà lãnh đạo như vậy). Bất chấp sự mơ hồ đó, việc sử dụng thuật ngữ này ngày càng gia tăng.

Năm 2004, Cas Mudde, một nhà khoa học chính trị tại trường Đại học Georgia, đưa ra một định nghĩa ngày càng có ảnh hưởng. Theo quan điểm của ông, chủ nghĩa dân túy là một “hệ tư tưởng mỏng”, chỉ đơn thuần xây dựng lên một khuôn khổ: một dân tộc trong sạch chống lại một tầng lớp tinh hoa mục nát. (Ông đối lập nó với chủ nghĩa đa nguyên (pluralism), một chủ nghĩa chấp nhận tính hợp pháp của nhiều nhóm khác nhau.) Hệ tư tưởng mỏng này có thể được gắn liền với tất cả các hệ tư tưởng “dày” với nhiều nội dung đa dạng hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa dân tộc, tư tưởng chống đế quốc hoặc chống phân biệt chủng tộc, nhằm giải thích thế giới và biện minh cho những mục tiêu cụ thể.

Ông Kaczynski của Ba Lan, một nhà dân túy dân tộc-tôn giáo, đã vận động cho việc tiếp quản của Nhà thờ đối với các thể chế trong nước từ tay những nhà tự do thế tục trong giới tinh hoa. Ông Wilders của Hà Lan, một nhà dân túy dân tộc-thế tục, yêu cầu đàn áp Hồi giáo (với lý do bảo vệ quyền lợi người đồng tính) và chỉ trích tầng lớp tinh hoa đa văn hóa. Đảng Podemos của Tây Ban Nha, một đảng dân túy vô chính phủ-xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy việc tịch thu các tòa nhà bỏ trống thuộc sở hữu của các ngân hàng và phân phối chúng cho người nghèo, và tấn công tầng lớp tinh hoa ( la Casta).

Nhưng các học giả khác cảm thấy định nghĩa về hệ tư tưởng mỏng không thể nắm bắt được một số chiều kích. Jan-Werner Müller, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Princeton, nghĩ rằng các nhà dân túy được xác định bởi tuyên bố của họ rằng chỉ có họ đại diện cho nhân dân, và rằng tất cả những nhóm khác là bất hợp pháp. Ngoài ra, còn có những khác biệt quan trọng trong nội hàm, chẳng hạn như sự khác biệt giữa các nhóm bao trùm và phân biệt. Chủ nghĩa dân túy phân biệt (exclusive populism) tập trung vào việc loại trừ các nhóm bị kỳ thị (những người tị nạn, người di gan…), và thường phổ biến hơn ở châu Âu. Còn chủ nghĩa dân túy bao trùm (inclusive populism) yêu cầu rằng chính trị phải được mở rộng cho các nhóm bị kỳ thị (người nghèo, các nhóm thiểu số…), và phổ biến hơn ở châu Mỹ Latinh.

Người Yêu Cũ Nghĩa Là Gì?

1. Người yêu cũ, một danh xưng chẳng mấy vui vẻ và dễ chịu khi nhắc đến. Thế nhưng, đó cũng là người đã đồng hành cùng bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Dù muốn dù không thì bạn cũng chẳng thể dễ dàng quên đi.

2. Người yêu cũ dạy tôi bài học trưởng thành, dạy tôi cách giữ lại chút tự tôn cuối cùng để kiêu hãnh bước đi. Người yêu cũ giống như một bản nhạc có đủ cung bậc cảm xúc vui, buồn, hạnh phúc, khổ đau.

3. Người yêu cũ thật sự là điều – đã – cũ, nhắc đến chỉ thêm đau lòng. Người cũ, chuyện cũ nên để quá khứ ngủ yên.

4. Người yêu cũ từng hứa với tôi “sẽ yêu em mãi mãi”. Nhưng hóa ra, mãi mãi mà người ấy nhắc cũng có hạn định trong vài năm. Cuộc đời luôn có những bất ngờ khiến con người ta khó lòng chấp nhận, đành miễn cưỡng để nó vào một góc thật sâu.

5. Tôi gọi người yêu cũ là người từng thương. Bởi vì sau tất cả, tôi vẫn thầm cảm ơn những năm tháng đẹp đẽ ấy. Hoài niệm dù vui, dù buồn cũng là điều đáng nâng niu, trân quý.

6. Người yêu cũ như một nhành hoa hồng, đẹp lung linh nhưng lại đầy những gai nhọn, ngắm nhìn chứ không thể nắm lấy. Thế nên, đến cuối cùng, tôi chọn cách nhìn bông hoa ấy khoe sắc từ đằng xa.

7. Tôi từng hận người yêu cũ vì đã phản bội tấm chân tình nơi tôi. Từng mong người ấy sống một cuộc sống “sóng gió triền miên không yên ngày nào”. Nhưng hóa ra, khi bão lòng qua đi, tôi hiểu rằng, người ấy đến lúc cần phải rời khỏi cuộc đời tôi. Chúng tôi chỉ là những người đi chung một đoạn đường rồi chia ngả chia đôi.

8. Ngày chia tay, tôi từng hứa sẽ sống cuộc đời của riêng tôi, sẽ thật hạnh phúc, sẽ thật xinh đẹp để người ấy phải hối tiếc. Thời gian đằng đẵng trôi qua, ngần ấy năm chúng tôi chưa một lần gặp lại nhau dù hít chung một bầu không khí, ở chung một thành phố quen thuộc.

9. Người yêu cũ là mối tình đầu nhiều dại khờ nhưng cũng thật đẹp. Là người cùng tôi ôn bài, cùng tôi “chạy đua với thanh xuân”. Chúng tôi từng ngỡ là tất cả của nhau, nhưng khi trưởng thành, chúng tôi lại chọn cách rời xa nhau trong im lặng.

10. Tôi mất đến 3 năm để nguôi ngoai vết thương lòng, nhưng chỉ một khoảnh khắc gặp lại người ấy, lòng tôi bỗng cuộn sóng. Hóa ra, quên lãng là điều người ta tự huyễn hoặc bản thân, chỉ để tim bớt đau sau chia tay.

11. Anh ấy chia tay tôi với lý do “tập trung cho sự nghiệp”. Chưa đầy một năm, anh dắt tay cô ấy vào lễ đường, nguyện chung thân cuộc đời bằng một đám cưới hạnh phúc. Khi còn yêu người ta tự khắc tìm cách, hết yêu người ta tìm lý do. Người yêu cũ của tôi bây giờ đã là chồng của một người khác.

13. Người yêu cũ là những tiếc nuối, là lời hứa chưa trọn vẹn nên mãi đau đáu trong lòng. Có thể đến một lúc nào đó, ai rồi cũng có niềm hạnh phúc cho riêng mình, mối tình năm ấy xem như kỷ niệm mà thôi.

14. Người yêu cũ của tôi thật sự rất tốt, tốt đến nỗi tôi chẳng thể tìm được một ai giống như thế nữa.

12. Tôi trải qua kha khá mối tình, bạn muốn tôi kể về người yêu cũ thứ mấy?

Tuệ Nhi

Chủ Nghĩa Yêu Nước Anh Hùng Cách Mạng, Tính Dân Tộc

– Yêu nước là tình cảm gắn bó của con người với q uê hương đất nước, là một tình cảm nhân bản, cao đẹp của con người. Tình cảm này được thể hiện ở rất nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau.

– Yêu nước anh hùng cách mạng là yêu nước nhưng được soi sáng dưới ánh sáng của lí tưởng cách mạng, được thử thách trong những hoàn cảnh khốc liệt và được chứng minh qua 2 cuộc kháng chiến của dân tộc: kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.

– Căm thù giặc, kiên cường chiến đấu bảo vệ đất nước.

– Niềm tự hào đối với những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

– Thái độ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước.

– Khát vọng hòa bình, độc lập và ý thức trách nhiệm xây dựng đất nước.

– Thê hiện bằng các hình thức nghệ thuật phù hợp.

Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Tất cả những yếu tố trên hoà hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945- 1975 về khuynh hướng thẩm mĩ.

– Sử thi: một thể loại văn học dân gian còn được gọi là Anh hùng ca, trường ca…là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự dân gian, với một số đặc trưng cơ bản là: đề cập đến những vấn đề lớn lao của cộng đồng, xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng là kết tinh sức mạnh vật chất và tinh thần của cộng đồng trong cảm hứng ngợi ca…

– Khuynh hướng sử thi được dùng để chỉ phẩm chất của một tác phẩm văn học, trào lưu văn học, giai đoạn văn học Việt Nam 1945 – 1975.

– Xây dựng được nhân vật trung tâm là những người anh hùng, những con người mang sức mạnh phẩm chất và vẻ đẹp cộng đồng.

– Cảm hứng chủ đạo: ngợi ca, tự hào.

– Xây dựng được một không gian rộng lớn.

– Bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa.

– Ngôn ngữ trang trọng, tráng lệ, giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu tượng.

– Giọng điệu chủ đạo: tự hào, ngợi ca.

– Cảm hứng là nguồn gốc trực tiếp của sự sáng tạo nghệ thuật. Cảm hứng lãng mạn khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm xúc và hướng về lí tưởng, về tương lai.

– Cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945 – 1975 là cảm hứng lãng mạn tích cực, cảm hứng lãng mạn cách mạng- một chủ nghĩa lãng thấm nhuần tinh thần chiến thắng và chủ nghĩa anh hùng. Nó giúp con người ta vượt lên trên cuộc sống gian khổ và ác liệt mà hướng về tương lai chiến thắng, về cuộc sống hạnh phúc và xây dựng chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh

– Là cảm hứng mà mỗi vần thơ, câu thơ có cái nhìn đẹp hơn về thực tại, hướng về tương lai, khơi dậy niềm vui, lòng tin tưởng vào cuộc sống cách mạng.

– Thi vị hóa hiện thực xây dựng và chiến đấu.

– Lý tưởnghóa tương lai.

– Tuyệt đốihóa giữa thiện và ác, giữa ta và địch.

– Cái tôi lãng mạn của tác giả, bút pháp lãng mạn, giọng điệu,…

Là một phẩm chất thuộc bản chất xã hội của văn học. Mỗi dân tộc đều có cuộc sống, cách cảm thụ thế giới và hệ giá trị riêng do truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lí và ngôn ngữ tạo thành. Những yếu tố này khi thể hiện vào văn học sẽ tạo nên tính dân tộc trong văn học.

– Thường ca ngợi truyền thống dân tộc, tính cách dân tộc, đặc điểm tâm hồn, cốt cách của dân tộc.

– Bức tranh thiên nhiên dân tộc, các địa danh.

– Đặc trưng trong đời sống dân tộc.

– Ca ngợi những con người ưu tú của dân tộc.

– Thể thơ truyền thống: thể thơ lục bát thuần túy của dân tộc.

– Biên pháp tu từ quen thuộc.

– Cấu tứ quen thuộc.