Top 7 # Yêu Dấu Có Nghĩa Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Em Yêu Dấu _ Nhưng ‘Dấu’ Nghĩa Là Gì

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.

Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?

‘Dấu’ là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.

Tục ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ ‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.

Trong từ ‘chợ búa’ thì ‘búa’ có nghĩa là gì?

‘Búa’ là âm xưa của chữ [铺], âm Hán Việt hiện đại là của chữ này là ‘phố’, nghĩa là cửa hàng, là nơi buôn bán.

‘Búa’ trong tiếng Việt hiện đại đã dần mất nghĩa và không dùng độc lập, nhưng nếu nói nó vô nghĩa thì không đúng. Tiếng Việt có rất nhiều từ cổ bị mất nghĩa khi đứng một mình, nhưng chúng không vô nghĩa.

Người ta nói ‘gậy gộc’, ‘gậy’ thì hiểu rồi, còn ‘gộc’?

‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn lớn cũng là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.

‘Gộc’ là từ mà hiện nay đã không còn nghĩa độc lập. Tiếng Hán, ‘gộc’ là chữ này [㭲]. Sách ‘Đại Nam quốc âm tự vị’ của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn(?) mà lớn’ và cho ví dụ ‘ông gộc’ là người già cả hơn hết hoặc làm lớn hơn hết trong một xứ. Cũng có tài liệu giảng ‘gộc’ là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.

Theo đó, gậy gộc nghĩa là những cây gậy lớn, thường dùng để đánh nhau.

Mình hay nói ‘hỏi han’ nhau, ‘hỏi’ thì rõ nghĩa rồi, vậy ‘han’ có nghĩa không?

Tương tự như ‘gậy gộc’, ‘hỏi han’ không phải là từ láy mà là từ ghép đẳng lập, trong đó cả ‘hỏi’ và ‘han’ đều có nghĩa.

‘Han’ nghĩa là ‘hỏi tới’, ‘nói tới’.

Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích: ‘han’ nghĩa là ‘hỏi tới’, ‘nói tới’. Theo đó, ‘hỏi han’ nghĩa là hỏi một việc gì đó, hỏi tới hay nói tới một việc nào đó.

Truyện Kiều của Nguyễn Du từng dùng ‘han’ như một từ độc lập, không dính đến từ ‘hỏi’, trong câu: ‘Trước xe lơi lả han chào / Vâng lời nàng mới bước vào tận nơi’ (Phần Kiều rơi vào tay Tú Bà và Mã Giám Sinh). ‘Han chào’ chính là chào hỏi.

Khi mình nói về một chuyện gì đó ‘to tát’ thì ‘tát’ có nghĩa là gì?

‘Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.’Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’.

‘To tát’ không phải là từ láy mà là từ ghép, cả ‘to’ và ‘tát’ đều có nghĩa. Tuy nhiên, ‘tát’ ở đây là một minh chứng cho hiện tượng dùng sai nhiều thì thành đúng trong ngôn ngữ. ‘Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.

‘Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’. Khi nói ‘tuổi tác’ thì đã mang nghĩa lớn tuổi, già rồi.. Tuy nhiên, ngày nay mình hay nói ‘tuổi tác đã lớn’, cách nói này xét về nguồn gốc thì không đúng, bị lặp từ.

Do trong quá trình sử dụng đã có nhiều biến chuyển, nên ‘tuổi tác’ thường dùng để chỉ tuổi. Thậm chí tuổi còn nhỏ cũng dùng ‘tuổi tác’, ví dụ: ‘Tuổi tác còn nhỏ’, ‘tuổi tác mới có bây lớn’,…

Riêng từ ‘to tác’ để chỉ cái gì đó lớn thì đã dùng thành ‘to tát’. Tuy nhiên, để viết đúng chính tả tiếng Việt hiện đại thì mình vẫn cứ dùng ‘to tát’.

Có câu, ‘cần cù bù thông minh’, ‘cần cù’ là từ láy hay từ ghép? ‘Cù’ có nghĩa gì không?

‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.

‘Cần cù’ là từ ghép, cả ‘cần’ và ‘cù’ đều có nghĩa. Đây là từ gốc Hán, viết là 勤劬. ‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.

Chữ ‘cù’ này còn xuất hiện trong từ ‘cù lao’ (劬劳) chỉ công ơn cha mẹ (thường nói chín chữ cù lao).

Truyện Kiều có câu: ‘Duyên hội ngộ, đức cù lao/Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’. Không nên nhầm lẫn từ ‘cù lao’ này với từ ‘cù lao’ chỉ cồn đất/cát nổi lên giữa sông do phù sa bồi lắng.

‘Núc’ là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’ và có thể hiểu núc chính là ông Táo.

– Núc là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’, cho nên có thể hiểu núc chính là ông Táo. (theo Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị)

‘Thêu thùa’ là từ ghép tổ hợp (hay ghép đẳng lập), trong đó cả thêu và thùa đều có nghĩa

Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.

– Thêu là dùng chỉ màu đính lên bề mặt vải làm ra hoa văn;

– Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.

Về cơ bản thì thêu và thùa giống nhau, đều là hành động thêm hoa văn trang trí trên vải vóc cho đẹp. Nhưng thùa đôi khi còn có nghĩa là hành động mạng lại chỗ vải bị rách cho đẹp.

‘Vải vóc’ là một từ ghép với chữ ‘vóc’ cũng có nghĩa

Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.

– Vải là chỉ bông hoặc đồ dệt bằng chỉ bông;

– Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.

Ngày nay thì vải không nhất thiết là dệt bằng chỉ bông mà có thể dệt bằng nhiều chất liệu khác. Còn vóc thì ít khi thấy dùng một mình nữa, người ta thường lầm tưởng ‘vải vóc’ là từ láy.

Chúng Ta Vẫn Thường Nói, Em Yêu Dấu, Nhưng ‘Dấu’ Nghĩa Là Gì?

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.

Dưới đây là một số từ cổ tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất bất ngờ và thú vị.

Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?

‘Dấu’ là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.

Tục ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ ‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.

Trong từ ‘chợ búa’ thì ‘búa’ có nghĩa là gì?

‘Búa’ trong ‘chợ búa’ chắc chắn không liên quan đến cái búa để đốn cây rồi. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ý kiến được xem là vững chắc nhất thì cho rằng ‘búa’ là âm xưa của chữ [铺], âm Hán Việt hiện đại là của chữ này là ‘phố’, nghĩa là cửa hàng, là nơi buôn bán. Chợ búa nói chung là nơi người ta tụ tập mua bán.

‘Búa’ trong tiếng Việt hiện đại đã dần mất nghĩa và không dùng độc lập, nhưng nếu nói nó vô nghĩa thì không đúng. Tiếng Việt có rất nhiều từ cổ bị mất nghĩa khi đứng một mình, nhưng chúng không vô nghĩa.

Người ta nói ‘gậy gộc’, ‘gậy’ thì hiểu rồi, còn ‘gộc’?

‘Gộc’ là từ mà hiện nay đã không còn nghĩa độc lập. Tiếng Hán, ‘gộc’ là chữ này [㭲]. Sách ‘Đại Nam quốc âm tự vị’ của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn(?) mà lớn’ và cho ví dụ ‘ông gộc’ là người già cả hơn hết hoặc làm lớn hơn hết trong một xứ. Cũng có tài liệu giảng ‘gộc’ là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.

Theo đó, gậy gộc nghĩa là những cây gậy lớn, thường dùng để đánh nhau.

Mình hay nói ‘hỏi han’ nhau, ‘hỏi’ thì rõ nghĩa rồi, vậy ‘han’ có nghĩa không?

Tương tự như ‘gậy gộc’, ‘hỏi han’ không phải là từ láy mà là từ ghép đẳng lập, trong đó cả ‘hỏi’ và ‘han’ đều có nghĩa.

Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích: ‘han’ nghĩa là ‘hỏi tới’, ‘nói tới’. Theo đó, ‘hỏi han’ nghĩa là hỏi một việc gì đó, hỏi tới hay nói tới một việc nào đó.

Truyện Kiều của Nguyễn Du từng dùng ‘han’ như một từ độc lập, không dính đến từ ‘hỏi’, trong câu: ‘Trước xe lơi lả han chào / Vâng lời nàng mới bước vào tận nơi’ (Phần Kiều rơi vào tay Tú Bà và Mã Giám Sinh). ‘Han chào’ chính là chào hỏi.

Khi mình nói về một chuyện gì đó ‘to tát’ thì ‘tát’ có nghĩa là gì?

‘To tát’ không phải là từ láy mà là từ ghép, cả ‘to’ và ‘tát’ đều có nghĩa. Tuy nhiên, ‘tát’ ở đây là một minh chứng cho hiện tượng dùng sai nhiều thì thành đúng trong ngôn ngữ. ‘Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.

‘Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’. Khi nói ‘tuổi tác’ thì đã mang nghĩa lớn tuổi, già rồi. Tuy nhiên, ngày nay mình hay nói ‘tuổi tác đã lớn’, cách nói này xét về nguồn gốc thì không đúng, bị lặp từ.

Do trong quá trình sử dụng đã có nhiều biến chuyển, nên ‘tuổi tác’ thường dùng để chỉ tuổi. Thậm chí tuổi còn nhỏ cũng dùng ‘tuổi tác’, ví dụ: ‘Tuổi tác còn nhỏ’, ‘tuổi tác mới có bây lớn’,…

Riêng từ ‘to tác’ để chỉ cái gì đó lớn thì đã dùng thành ‘to tát’. Tuy nhiên, để viết đúng chính tả tiếng Việt hiện đại thì mình vẫn cứ dùng ‘to tát’.

Có câu, ‘cần cù bù thông minh’, ‘cần cù’ là từ láy hay từ ghép? ‘Cù’ có nghĩa gì không?

‘Cần cù’ là từ ghép, cả ‘cần’ và ‘cù’ đều có nghĩa. Đây là từ gốc Hán, viết là 勤劬. ‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.

Chữ ‘cù’ này còn xuất hiện trong từ ‘cù lao’ (劬劳) chỉ công ơn cha mẹ (thường nói chín chữ cù lao). Truyện Kiều có câu: ‘Duyên hội ngộ, đức cù lao/Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’. Không nên nhầm lẫn từ ‘cù lao’ này với từ ‘cù lao’ chỉ cồn đất/cát nổi lên giữa sông do phù sa bồi lắng.

– Bếp là nơi nấu ăn; – Núc là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’, cho nên có thể hiểu núc chính là ông Táo. (theo Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị)

‘Thêu thùa’ là từ ghép tổ hợp (hay ghép đẳng lập), trong đó cả thêu và thùa đều có nghĩa

– Thêu là dùng chỉ màu đính lên bề mặt vải làm ra hoa văn; – Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.

Về cơ bản thì thêu và thùa giống nhau, đều là hành động thêm hoa văn trang trí trên vải vóc cho đẹp. Nhưng thùa đôi khi còn có nghĩa là hành động mạng lại chỗ vải bị rách cho đẹp.

‘Vải vóc’ là một từ ghép với chữ ‘vóc’ cũng có nghĩa

– Vải là chỉ bông hoặc đồ dệt bằng chỉ bông; – Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.

Ngày nay thì vải không nhất thiết là dệt bằng chỉ bông mà có thể dệt bằng nhiều chất liệu khác. Còn vóc thì ít khi thấy dùng một mình nữa, người ta thường lầm tưởng ‘vải vóc’ là từ láy.

Chúa Là Tình Yêu Có Nghĩa Là Gì?

Câu hỏi: Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?

Trả lời: Hãy xem Kinh Thánh mô tả tình yêu như thế nào, và sau đó chúng ta sẽ thấy một lí do mà Chúa là thực chất của tình yêu. “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ”(I Cô-rinh-tô 13:4-8a). Đây là mô tả tình yêu của Chúa, và bởi Chúa là tình yêu (I Giăng 4:8), nên đó chính là bản chất của Ngài.

Tình yêu (Chúa) không ép buộc người khác yêu thương Ngài. Những người đến với Ngài là để đáp lại tình yêu của Ngài. Tình yêu (Chúa) bày tỏ lòng nhân từ với tất cả mọi người. Tình yêu (Chúa Giê-xu) thực hiện về những việc tốt cho tất cả mọi người mà không thiên vị. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không tham muốn những gì người khác có, sống một cuộc sống khiêm nhường mà không than phiền. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không khoe khoang với ai về địa vị củaNgài lúc trong xác thịt, mặc dù Ngài có quyền lực vượt hơn những người Ngài đã từng tiếp xúc.. Tình yêu (Chúa) không đòi hỏi sự vâng lời. Chúa không đòi hỏi con Ngài phải vâng lời, nhưng đúng hơn Chúa Giê-xu sẵn sàng tuân phục Cha Ngài trên trời. “Nhưng thế gian phải biết rằng ta yêu mến Cha, và làm theo điều Cha đã phán dặn” (Giăng 14:31). Tình yêu (Giê-xu) là luôn luôn tìm lợi ích cho người khác.

Biểu hiện lớn nhất của tình yêu của Chúa được truyền đạt cho chúng ta trong Giăng 3:16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến đỗi đã ban con một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời” Rô-ma 5:8 tuyên bố cùng một thông điệp: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta trong điều này: Trong khi chúng ta vẫn còn là tội nhân, Chúa Giê-xu đã chết cho chúng ta.” Chúng ta có thể nhìn thấy từ những câu Kinh Thánh, mong muốn lớn nhất của Chúa là chúng ta ở cùng với Ngài trong thiên đàng quê hương vĩnh cữu. Ngài đã khiến điều đó trở nên có thể bằng cách trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta bởi vì Ngài chọn như vậy, đó là ý muốn của Ngài.. Tình yêu thương tha thứ. ” Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” (I Giăng 1:9).

Vậy thì, Chúa là tình yêu có nghĩa là gì? Tình yêu là một thuộc tính của Chúa. Tình yêu là phương diện trọng tâm của bản chất của Chúa, Thân Vị của Ngài. Tình yêu của Chúa không có mâu thuẩn với sự thánh khiết, công bình, công lý, hoặc thậm chí cơn giận của Ngài. Tất cả các thuộc tính của Chúa hoàn toàn hòa hợp. Tất cả những gì Chúa làm là yêu thương, cũng giống như tất cả mọi thứ Ngài làm là công bình và ngay thẳng. Chúa là kiểu mẫu hoàn hảo của tình yêu chân thật. Đáng ngạc nhiên, Chúa đã ban cho những người nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa cách cá nhân là khả năng yêu thương như Chúa, thông qua quyền năng của Chúa Thánh Linh (Giăng 1:12; I Giăng 3:1, 23-24).

English

Trở lại trang chủ tiếng Việt Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?

Dấu Hiệu Người Ấy Yêu Thật Lòng Là Gì

Dạ em năm nay 20 tuổi, hiện đang là sinh viên và cũng sắp ra trường ạ. Anh ấy hiện là giáo viên lớn hơn em 7 tuổi, em và anh ấy quen biết nhau qua facebook và cũng nói với nhau được một thời gian. Em và anh gặp nhau ở ngoài vào dịp tết năm 2014, tại em không có anh trai nên lúc quen anh em nói là nhận anh làm anh kết nghĩa của em. Cho em hỏi dấu hiệu người ấy yêu thật lòng là như thế nào?

Dạ em năm nay 20 tuổi, hiện đang là sinh viên và cũng sắp ra trường ạ. Anh ấy hiện là giáo viên lớn hơn em 7 tuổi. Em và anh ấy quen biết nhau qua facebook và cũng nói chuyện với nhau được một thời gian. Em và anh gặp nhau ở ngoài vào dịp tết năm 2014, tại em không có anh trai nên lúc quen anh em nói là nhận anh làm anh kết nghĩa của em. Thời gian đó anh dẫn em đi chơi rất nhiều nơi, vì trước đây em chỉ toàn đi học rồi về nhà chứ không có đi đâu chơi nhiều, lần nào anh cũng dẫn em đi ăn rồi mới trở về. Có lần anh đi ở trong Tân Bình nghe em gọi điện bảo thế là anh cũng ghé qua nhà em rước em vào đó chơi, em vẫn luôn nghĩ rằng tại sao anh lại tốt với một người dưng như thế? Thời gian sau đó em vô tình xem facebook của anh em thấy anh đăng hình chụp chung với một cô gái. Em đoán là chị ấy là người yêu của anh vì dưới đó có kèm theo những dòng status tình cảm lắm, không bao lâu em cũng đọc được dòng status buồn do anh viết nên em cũng nghĩ thầm chắc là có chuyện gì đó rồi. Có lẽ đúng thật hôm sinh nhật anh rủ em đi chơi cùng với anh, anh bảo anh và chị ấy chia tay rồi (em không hề hỏi gì về chuyện đó cả) sau đó anh còn hôn má em nữa. Một thời gian sau đó em với anh nói chuyện qua facebook anh hỏi: “lỡ một ngày anh thích em thì sao? Em có còn xem anh là anh trai không?” em chỉ bảo là mong anh hãy suy nghĩ kỹ về tình cảm của mình (với lại trước đó em biết anh vừa mới chia tay với chị kia) nên em cũng không muốn mình là người thay thế. Có thể một phần là do trước đó em chỉ luôn xem anh như anh trai rồi đột nhiên anh lại hỏi như vậy nên em…

Anh ấy quan tâm và lo lắng cho em rất nhiều…………………………………

Sau câu hỏi đó vào tết năm 2015 em với anh cũng không gặp nhau chỉ có một lần anh nhậu ở nhà người thân rồi hẹn gặp em. Anh chỉ đưa em đi dạo và im lặng, hình như anh cũng đang buồn về chuyện gì đó, lúc mới quen nhau đi chơi với anh em cảm thấy thoải mái lắm. Nhưng dường như sau câu hỏi đó anh cố tình né tránh em, vì có một lần em đã nói với anh về cảm giác của em qua tin nhắn anh còn hỏi em: “có phải em thấy những lần đi chơi sau này anh khác đúng không?” Sau đó vào ngày 2/9 anh có rủ em đi chơi nhưng em lại đang ở quê và một lần khác thì em lại không nghe điện thoại. Tết vừa qua anh rủ em đi xem phim lúc đầu anh đan và siết chặt vào bàn tay của em, có lúc còn kéo em dựa vào vai anh ấy và còn hôn má nữa. Em cũng không hiểu anh đang nghĩ gì tại anh là một người trầm tính, ít nói cũng ít khi chia sẻ, nhiều lúc anh không trả lời tin nhắn của em có việc muốn hỏi thì gặp trực tiếp anh mà hỏi thôi. Có thể nói anh rất quan tâm, chu đáo với em mỗi khi em đi cùng anh, không hiểu sao những lúc đi cùng anh em cảm thấy rất thoải mái, cảm giác như được che chở, trò chuyện cũng rất hợp. Có thể nói anh là người con trai đầu tiên đối với em như vậy và là người đầu tiên mà em có tình cảm, đôi lúc em tự hỏi mình không biết có phải mình đang ngộ nhận hay không nữa? Và cảm giác mà mình đang dành cho anh có phải là thích hay không? Em cũng không biết có phải anh lợi dụng tình cảm của mình hay không nữa? Em mong anh chị hãy cho em lời khuyên liệu em có nên hy vọng và chờ đợi tình cảm này hay không? Có người bảo em nên từ bỏ vì anh ấy không thích em đâu. Có người lại bảo em nên nói ra để sau này không hối tiếc, đôi lúc em cũng tự ti không dám nói vì bạn gái trước đây của anh ấy xinh đẹp mà còn giỏi giang nữa. Mặt khác, em sợ lỡ nói ra tình cảm rồi thì anh có còn gặp mình hay không? Vì trong mắt em anh là một người rất đặc biệt lại còn tốt với em nữa. Em mong anh chị cho em lời khuyên chân tình ạ! Liệu em có nên bày tỏ tình cảm với anh không ạ? Nếu có thì thời điểm nào là thích hợp nhất ạ? Dạ vậy anh, chị cho em hỏi thì bây giờ em có nên hỏi thẳng anh về tình cảm của anh hiện tại không ạ? Em có nên hỏi anh em là gì đối với anh không ạ? Hay em nên đợi thêm một thời gian nữa để xem hành động của anh như thế nào rồi mới đưa ra quyết định ạ! Vì có thể nói anh là người đầu tiên mang đến cho em cảm giác như thế nên em cũng hơi sợ mình bị lừa dối. Thế những lần sau này khi đi chơi với anh em có nên giữ khoảng cách đối với anh hay không ạ? Em cứ sợ nếu anh cứ làm như thế thì em không thể kìm chế được tình cảm của mình, nhưng em lại không dám hỏi thẳng theo anh chị em nên làm gì bây giờ ạ? Em cảm ơn anh chị rất nhiều.

Em thân mến! Cảm ơn em đã gửi tâm sự về chuyên mục Tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình của Tư vấn An Nam. Băn khoăn của em, Tư vấn An Nam xin đước đưa ra ý kiến như sau:

Hiện tại có thể tâm trạng em đang rất bối rối vì nhiều điều em không thể nào cảm nhận được suy nghĩ của người ấy, em cũng đang rất lo lắng, đắn đo trước việc có nên bày tỏ tình cảm của mình cho anh ấy biết hay không. Mặt khác em cũng lo sợ người ta sẽ không gặp mình nếu mình nói ra tình cảm, bên cạnh đó em cũng không khỏi lo lắng rằng người ta có thể lừa dối mình.

Qua tâm sự của em, chị nhận thấy rằng em không chỉ ngưỡng mộ với anh ấy, em còn cảm thấy quý mến, một người quan tâm, che chở cho em, đặc biệt là sự chu đáo của anh ấy đã khiến em cảm thấy được sự ấm áp trong lòng. Hơn thế nữa trong em, em đã cảm nhận anh ấy là một anh chàng hiền lành, đáng tin cậy. Em đã thầm giữ hình ảnh người ấy trong lòng, nên em không thể kiểm soát được những cảm xúc của mình khi ở bên anh ấy.

Em rất tin anh ấy nên em nghĩ rằng anh ấy là một người trầm tính, anh nói anh không có nhiều thời gian để trò chuyện với em, có bất cứ việc gì thì em sẽ gặp trực tiếp anh ấy, có thể anh trong tận sâu thẳm đáy lòng anh ấy chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ mới, nên nó được biểu hiện ra bên ngoài anh ấy như vậy. Em chưa biết được nhiều về mối tình cũ của anh ấy ra sao, như thế nào mà anh ấy lại chia tay, em nên tìm hiểu lý do chính xác để hiểu được liệu anh ấy có nhiều tổn thương trong chuyện tình cảm đó không, nếu sự tổn thương là lớn thì anh ấy có thể chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.

Có lần anh hỏi em “lỡ mai này thích em thì phải làm sao đúng không” có thể đó là lúc mới chia tay anh ấy còn đang rất buồn, khi đi bên em anh ấy lại cảm giác thấy mọi thứ dường như tốt hơn, khi em nói anh ấy thì anh ấy mới suy nghĩ lại liệu anh ấy có đang cần một người thay thế hay không? Vì vậy anh ấy đã né tránh em, giống như việc anh ấy cảm nhận thấy em là một người tốt và không muốn làm tổn thương em.

Tổng đài tư vấn Tâm lý – Tình yêu – Hôn nhân gia đình trực tuyến 24/7: 19006172

Trong khi em chưa xác định được vấn đề thì em không nên có sự đụng chạm gần gũi với anh ấy, khi chưa xác định đúng vấn đề mà em bày tỏ tình cảm của mình có thể khiến em ngại ngùng và chính em là người sẽ né tránh anh ấy chứ chưa chắc đã là anh ấy né tránh em đâu.

Cập nhật : bởi