Top 11 # Yêu Đương Luyến Ái Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

12. Tình Yêu Và Ái Luyến

Nhiều lần tôi nói về tình thương, đối với tôi tu không phải là dứt tình (đoạn tình) mà là chuyển tình. Nhưng một thầy tu mà nói về tình thương hay tình yêu không khéo sẽ có Phật tử hiểu lầm ngay. Ở cõi Ta Bà này là cõi nhiều chuyện nên Phật Thích Ca đã phải nói suốt 45 năm, ấy vậy mà vẫn còn nhiều người hiểu lầm. Sau cùng Phật phải tuyên bố: từ lúc thành đạo cho đến nhập niết bàn, ta chưa hề nói một lời nào.

Trước hết ta cần phân biệt giữa tình thương và ái luyến. Trong tiếng Việt, hai chữ thương và yêu hình như được dùng lẫn lộn, thương với yêu đồng nghĩa, có người nói thương là tiếng bắc, còn yêu là tiếng nam, hoặc ngược lại. Song le trong sự bày tỏ tình cảm, chữ thương có vẻ nhẹ hơn chữ yêu. Nhiều khi rắc rối quá người ta nói luôn hai chữ cho rồi.

Trong vòng giây xích 12 nhân duyên, vòng thứ 8 là ái (tanha), tiếng Việt dịch là yêu hay thương. Tôi nghĩ nếu chỉ có ái không thôi thì chắc không có vấn đề gì, nhưng vì yêu (ái) rồi muốn nắm giữ (thủ) làm của mình (hữu) nên mới sinh ra ái luyến. Chữ luyến có nghĩa là yêu mến không rời bỏ ra được. Do đó tình yêu trai gái thường được gọi là ái luyến, cô cậu một khi yêu nhau thì không thể rời xa nhau được, tiếng Pháp là amour-attachement. Có lẽ vì chữ yêu (ái) còn mang nhiều tính chất của vô minh nên trong đạo Phật người ta không thích dùng hoặc không dám dùng nó mà thay thế bằng chữ từ bi. Từ bi tiếng Pali là metta-karuna, tiếng Pháp dịch là amour (từ)-compassion (bi). Theo Hán-Việt thì từ là tình thương hay sự hiền lành, bi là thương xót, thương hại. Sau này khi nói đến từ bi, quý thầy dịch cho gọn là ban vui cứu khổ. Nhưng ban vui cứu khổ chỉ là kết quả hay sự thể hiện của cái tình bên trong. Có thương và xót thì mới ban vui cứu khổ được chứ!

Từ từ hai chữ từ bi có vẻ đi gần và hợp với tình thương hơn là tình yêu. Một thầy tu mà nói yêu Phật tử thì thật loạn luân, không thể chấp nhận được, nhưng nếu ông ta đổi đi một chút, nói thương Phật tử thì người ta sẽ bảo là ông từ bi. Cũng cùng là một thứ tình nhưng nếu phát ngôn không đúng với tâm lý xã hội thì sẽ có chuyện ngay.

Con người là loài hữu tình, có quả tim nên ai cũng biết thương, biết yêu, nhưng hầu như mọi sự thương yêu đều dẫn đến thủ hữu, bám víu và ái luyến. Vì ái luyến nên mới đau khổ. Nếu ái mà không luyến, không thủ hữu thì ái (yêu) trở thành từ bi. Vì thế công việc tu hành không phải là cắt ái mà là chuyển ái thành từ, nói cách khác là ái mà không luyến.

Ðối với tôi tình yêu hay tình thương đều được, miễn sao biết yêu thương đúng mức, đúng nghĩa, yêu mà không dính mắc, bám víu, không chiếm làm của mình, yêu một cách sáng suốt tỉnh thức, không ích kỷ và nhất là không được xem đối tượng yêu như một món vật mà là một con người.

Nếu ta thực sự yêu một người nào, ta sẽ không tìm cách thay đổi hay biến người đó theo ý mình, ngược lại ta sẽ giúp người đó tìm lại tư cách của họ, trở thành chính họ và không còn lệ thuộc vào ta nữa.

Thông thường khi yêu nhau, người ta hay có khuynh hướng xâm lấn vào thế giới của người yêu và vô tình tước đoạt dần tự do của người kia. Từ từ tình yêu đẹp đẽ ban đầu bị biến thái, trở thành chiếm hữu, ghen tuông, tranh dành quyền lợi, muốn điều khiển kẻ kia, v.v…

Nếu biết yêu thực sự, không vô minh ái luyến thì tình yêu trở thành một sự tự do vô bờ bến. Và tình yêu này bắt đầu ngay nơi bản thân mình, cá nhân mình, tức là ta phải biết yêu thương mình trước hết. Ta đừng làm kẻ ăn mày đi xin xỏ tình yêu. Ta có dư đủ tình yêu để ban cho mình kia mà! Vì không biết hoặc quên đi điều đó nên ta phải tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để khiến người khác yêu ta, ban cho ta những gì ta muốn. Vả chăng nếu người kia có yêu ta đi nữa thì động lực vô minh ban đầu đã khiến cho tình yêu này bị ô nhiễm, trở thành một thứ tình yêu lợi dụng, đổi chác.

Trí huệ hiểu biết rất cần thiết để chuyển hóa tình yêu say mê thành tình yêu chân thật tự tại. Yêu say mê hay si tình là một thứ ái luyến, bám víu và ràng buộc. Tình yêu chân thật có tính chất cởi mở và thông cảm.

Trên đời, người ta yêu nhau, cưới nhau đều đều, nhưng chắc ít có ai biết yêu thực sự. Chỉ có những người trưởng thành tâm linh mới biết yêu đúng với ý nghĩa của tình yêu. Một cặp vợ chồng yêu nhau, quyến luyến nhau, không rời nhau được, đó chỉ là một loại tình yêu ái luyến mường tượng, tức là có vẻ giống như tình yêu nhưng không phải tình yêu.

Một người đã tìm lại được chính mình, biết sống thực với mình, biết thương yêu chính mình thì tự thân người này tỏa ra hào quang của tình yêu. Một người vô ý thức, không biết chính mình, không biết thương yêu mình thì làm sao có tình yêu dư thừa để toát ra ngoài được! Chính vì thế mà anh ta cần phải đi tìm tình yêu từ bên ngoài, giống như một kẻ ăn xin đi gặp một người ăn xin khác và tưởng rằng người kia sẽ có tình yêu cho mình. Nhưng cuối cùng cả hai đều thất vọng và cảm thấy như bị lường gạt. Làm sao ta có thể ban cho người khác những gì mà chính ta không có? Làm sao thương yêu kẻ khác khi chính ta không biết yêu thương mình? Tệ hơn nữa là sau khi thất vọng, thất tình, vì không hiểu biết nên người ta lại đổ lỗi cho nhau, người này bảo lỗi tại người kia…

Khi tình yêu biết cho, biết ban ra, đó là tình yêu thực sự. Khi tình yêu chỉ biết lấy vào, ôm vào, đó là tình yêu giả mạo, một sự khát ái, cần tình.

Tình yêu có ba trình độ:

* Trình độ thứ nhất thuộc thú tánh, mang nặng tính chất sinh lý, nó phát hiện một cách tự nhiên và vô ý thức. Thí dụ một người đàn ông gặp một người đàn bà đẹp, có hình dáng hấp dẫn, thì tự nhiên anh ta như bị thu hút, khởi tâm ưa thích và yêu người đàn bà kia.

* Trình độ thứ hai bớt thô trọc hơn, nó không còn là sự hấp dẫn giữa hai thể xác mà là giữa hai tâm hồn. Nó mang nặng tình cảm hơn là sinh lý. Nhưng nó cũng chịu chung một quy luật, luật vô thường: thành, trụ, hoại, diệt, nói cách khác nó phát sinh rồi sẽ đi đến tàn lụi, chìm dần vào vô thức.

* Trình độ thứ ba thuộc tâm linh. Ðến trình độ này ta không còn yêu ai nữa, không yêu một người hay một đối tượng nào nữa, vì ta với yêu là một, ta là tình yêu, tình yêu là ta. Tình yêu này không hướng vào một đối tượng cá nhân, nếu cần đối tượng thì đối tượng sẽ là cả vũ trụ pháp giới. Tình yêu này tự nó tỏa ra yêu thương như mặt trời tỏa ánh sáng, như bông hoa tỏa mùi thơm dù có hay không có ai ở đó thưởng thức. Loại tình yêu thanh tao và cao thượng này thường là do kết quả của thiền quán hay sự chín mùi của tâm linh. Nó phát sinh khi ta tỉnh thức nhận ra mình là ai và biết sống thật với chính mình. Người mà ý thức được mình với sự sống là một thì biết được tình yêu này. Nó là căn bản mà cũng là cứu cánh của tất cả tôn giáo, đạo giáo. Chúa Giê-Su có nói: ‘thương người như mình ta vậy’. Ðức Phật nói bồ tát thương yêu chúng sinh như con một.

Ða số người đời khi nói về tình yêu, họ chỉ biết đến hai trình độ hay hai loại tình yêu đầu. Hai loại tình yêu này thường được người tu xem là giây oan nên họ tìm cách dứt tình. Nhưng làm sao dứt tình được, họ chỉ chuyển tình của họ đến Chúa, đến Phật. Nhưng nếu chỉ biết yêu Chúa, thương Phật thôi, không biết thương yêu kẻ khác thì vẫn chưa đạt đến loại tình yêu thứ ba này. Tu là tập chuyển tình, chuyển hai loại tình yêu nhục dục và ái luyến thành loại tình yêu cao thượng.

Ái luyến

Ái luyến là muốn người, vật và hoàn cảnh luôn luôn như ý mình và không bao giờ thay đổi. Không muốn thân xác mình già yếu, không muốn tình cảm thay đổi, không muốn tình yêu phai nhạt. Mỗi khi bắt đầu yêu một người nào thì liền có ái luyến theo sau, và đương nhiên là dẫn đến phiền phức và khổ đau. Vì ái luyến ta trở nên chiếm hữu, sợ mất người yêu hoặc người yêu của ta sẽ yêu kẻ khác… Từ đó ta phải suy nghĩ tính toán mưu kế để giữ gìn người yêu. Vô tình ta xâm lấn tự do và biến người yêu thành một món đồ, một vật sở hữu. Cuộc tình ban đầu dần dần trở thành một sự giằng co: một bên xâm lấn, một bên dành lại độc lập tự do. Và nếu cứ tiếp tục sống bên nhau thì chả còn tình nghĩa gì nữa mà là hỏa ngục, danh từ trong đạo gọi là oắn tắng hội khổ. Vì thế ái luyến là thuốc độc của tình yêu, tàn hoại tình yêu.

Nếu chưa yêu được theo trình độ thứ ba thì ta vẫn cứ yêu, nhưng phải học và tập yêu với sự hiểu biết thông cảm, không chiếm hữu, không ghen tuông. Yêu là một nghệ thuật, muốn yêu cho có hạnh phúc ta cần phải học vì bản chất yêu của người đời là ái luyến chứ không phải là yêu theo nghĩa thứ ba đã nói ở trên, không phải tự nhiên mà ta có thể yêu theo kiểu Chúa hay Phật được.

Chiếm hữu

Chiếm hữu là biểu tượng của sự nghèo nàn và thèm khát. Người nghèo nàn thiếu thốn tình thương bao nhiêu thì thường có khuynh hướng chiếm hữu bấy nhiêu. Tình yêu chiếm hữu cũng giống như tình trạng của một đứa bé khát sữa đòi bú mẹ. Nhưng mẹ nó bận việc không cho bú được nên nó đâm ra tức tối, giận hờn, ganh tỵ.

Một người trưởng thành về tư tưởng thì không thể chiếm hữu được. Làm sao có thể bắt người khác phải thuộc về ta? Phải thương yêu ta? Mỗi khi gặp nạn hay khổ đau mà đổ lỗi cho người khác, đó là thái độ ấu trĩ nhất trên đời. Một người biết ban bố, chia xẻ thương yêu là người đang làm thể hiện Phật tánh bên trong. Cũng thế, mỗi khi ta cảm thấy muốn đòi hỏi, chiếm hữu, lấy về làm của mình thì phải nhận thức rằng ta đang làm hiển lộ cái tánh ấu trĩ, con nít bên trong. Lúc đó ta hãy ghi nhận, quán sát cái ta con nít đó xem nó biến chuyển và lôi kéo ta như thế nào? Không cần trách mắng hay xua đuổi, chỉ cần nhận diện và quan sát nó. Nhờ tỉnh thức nhận diện, quan sát thường xuyên cái ta con nít bên trong (the baby within) ta sẽ giúp nó trưởng thành. Trước khi muốn thành Phật thì phải thành người trước đã.

Hạnh phúc

Hạnh phúc là mục đích sống của con người, là điều mà ai cũng muốn tìm. Nhưng ta không thể xác định hạnh phúc là gì vì nó tùy trình độ tiến hóa của mỗi người.

Nhân loại có thể được xếp thành ba hạng:

– Hạng thứ nhất là những người còn mê ngủ.

– Hạng thứ hai là những người sửa soạn gần thức giấc.

– Hạng thứ ba là những người đã tỉnh giấc, không còn mê ngủ.

Hạng thứ nhất, hạnh phúc đối với họ là những cảm giác khoái lạc thuộc về thể xác như ăn uống, thỏa mãn nhục dục. Suốt đời họ lo chạy đi tìm hạnh phúc, nhưng loại hạnh phúc này rất mong manh. Mong manh ở đây không có nghĩa là không có, nó có nhưng không kéo dài được, thoáng có để rồi nhường chỗ ngay cho sự thèm khát khổ đau. Loại hạnh phúc này rất nguy hiểm, đạo Phật thường ví nó như kẻ khát uống nước muối, càng uống càng khát, hoặc như liếm mật trên lưỡi dao, thoáng nếm vị ngọt nhưng bị đứt lưỡi ngay sau đó.

Càng đi tìm hạnh phúc lại càng thèm khát và không bao giờ được thỏa mãn. Vì thế hạng người này phải tìm cho nhiều, nhiều tiền, nhiều danh, nhiều sắc, họ sống trong ảo tưởng về số lượng (quantité), nghĩ rằng nếu có nhiều thì mới được thỏa mãn hạnh phúc.

Ðối với hạng thứ nhì, hạnh phúc thuộc về phẩm (qualité). Ðối tượng hạnh phúc của họ không còn là những thứ thô kệch như vật chất, sắc đẹp thể xác hào nhoáng bên ngoài, họ chú ý về phẩm chất nhiều hơn. Họ vẫn đi tìm khoái lạc cảm giác, nhưng thanh tao hơn, như nghe một bản nhạc hay, ngâm thơ vịnh phú, thưởng thức hương trà, ngắm kiểng cắm hoa, v.v… hoặc đàm luận với bạn bè, hoặc đơn giản được sống bên cạnh người yêu, người thân là họ cảm thấy hạnh phúc rồi. Loại hạnh phúc này thanh tao, sâu sắc và có vẻ lâu bền hơn loại hạnh phúc thứ nhất nhưng nó vẫn còn tùy thuộc vào đối tượng bên ngoài như thơ, nhạc, hoa, trà, cảnh, người, v.v…Và nếu ngày nào đó đối tượng kia mất đi thì hạnh phúc liền biến thành khổ đau.

Ðối với hạng thứ ba, hạnh phúc không còn tùy thuộc vào đối tượng bên ngoài nữa. Loại hạnh phúc này có thể được xem là hoàn toàn nhất. Hạnh phúc là sự bình an của tâm hồn, là sự tỉnh thức không còn ngủ mê trong đêm tối. Họ sống trong ánh sáng, không còn bóng dáng của chấp ngã lo âu, ham muốn bám víu vào một đối tượng bên ngoài. Họ sống trong hiện tại, bây giờ và ở đây, sống hòa nhịp với cuộc đời và sự sống. Loại hạnh phúc này là một loại sung sướng thứ thật (chân lạc), nó ở ngay trong ta và nó cũng chính là bản chất hay bổn tánh của ta.

Thích Trí Siêu

“Đồng Tính” Và “Luyến Ái”

Có lúc tôi tự hỏi, chữ “luyến” trong cụm từ “đồng tính luyến ái” có nghĩa gì không.[*] Tôi biết, tất nhiên là nó có ý nghĩa, nhưng cụ thể là vai trò của nó như thế nào trong việc tạo nên hàm nghĩa cho toàn cụm từ. Lý do là vì khoảng độ cách đây 4 hay 5 năm gì đó, người ta bắt đầu ghi nhận việc bỏ đi chữ “luyến” và dùng từ “đồng tính ái” như một từ đầy đủ và đưa vào trong nhiều ý kiến, bài báo khoa học. Nhưng thời gian gần đây thì lại ít sử dụng hơn và có vẻ càng ngày càng không được ưa dùng. Xin ghi chú ở đây là tôi không đề cập đến việc bỏ cả từ “luyến ái” thành “đồng tính”, vì đây là cách nói tắt thông thường, được mọi người ngầm hiểu, chứ bản thân từ “đồng tính” thì chưa đủ nghĩa để diễn đạt về “homosexuality”.

*Luyến, Ái và Luyến Ái

“Luyến” hay “ái” thì cũng có nghĩa rất giống nhau, “yêu”, “thương”, “thích”, nói chung là có tình cảm.[1] “Luyến ái” mà dịch ra thì là “yêu thương”. Có thể có suy nghĩ rằng “luyến” là “thương” còn “ái” mới là “yêu”. Thật ra theo như tôi tra từ điển [2] thì thấy “luyến” là “love”, “ái” cũng là “love”, thú vị nữa là tra thử cả từ “luyến ái” thì… cũng là love. Từ đây mà tôi mới chợt nhớ ra, trong tiếng Việt hay dùng (nhưng xưa lắm rồi) từ “luyến ái” như một cụm từ, và nó có nghĩa chung là “yêu thương” chứ không phải tách từ này là yêu, từ kia là thương. Ví dụ như cái câu “chuyện tình cảm luyến ái của con người thì khó mà nói trước được”.

Tra cứu một hồi, tôi lạc vào một trang wiki tiếng Nhật, bài về “luyến ái”[3] (tiếng Nhật luôn, nhưng viết giống tiếng Trung Quốc, ngộ cái là nửa phồn nửa giản), và tương đương với bài này bên trang tiếng Anh đó là “falling in love”. Cho nên tôi nghĩ chính xác nhất thì “luyến ái” nên dịch là “yêu đương.”

Cho nên dùng “đồng tính luyến ái” là không phải trùng hay dư. Nó có nghĩa là “chuyện yêu đương cùng giới”. Còn “đồng tính ái” là “yêu cùng giới”. Tôi có cảm tưởng “đtla” nhấn mạnh tới “luyến ái”, còn “đta” lại nhấn mạnh cái “đồng tính” (không biết vậy có quá cảm tính không). Khó diễn đạt nhỉ, cứ tưởng tượng vầy, “đồng tính luyến ái” là “falling in love with same-sex person”, còn “đồng tính ái” là “loving same-sex person.” (lưu ý là “fall in love” có khác với “love”, nó còn là một khái niệm chứ không chỉ là thành ngữ đơn thuần)

*Vậy nên dùng từ nào?

Theo ý kiến cá nhân tôi, nên dùng từ “đồng tính ái” như là thuật ngữ chính thức khi đề cập đến “homosexuality”. Về lý thuyết thì bỏ đi từ “luyến” chả ảnh hưởng ngữ nghĩa gì cả, vì trong ngôn ngữ Hán-Việt thì từ “luyến ái” không còn ngữ cảnh thích hợp để dùng nữa. Ngoài ra theo xu hướng chung của ngôn ngữ hiện đại thì nên giản tiện và ngắn gọn hơn. Còn về tính thực dụng thì bỏ đi từ này sẽ làm cái khái niệm nó… bớt sến hơn, giảm bớt một âm trắc, thêm nữa là tiết kiệm chữ, thời gian, giấy, mực…

Từ đó mà nảy sinh vấn đề nữa là cái từ “đồng tính ái” lại có vẻ lưng chừng (chưa kể là nghe nó còn hơi “ái ái” :)). Nên đa số bài viết đều dùng ngắn gọn là “đồng tính”, còn nếu muốn viết dài thì ghi ra cả ĐTLA chứ cũng chẳng ghi ĐTA làm gì. Tôi thì nghĩ từ “đồng tính” ngắn gọn, thân thuộc và dễ hiểu. Dù bản thân từ “đồng tính” là chưa đủ nghĩa, nhưng ai cũng hiểu, thì nên dùng luôn cho thuận tiện. Còn khi phải đề cập một cách chính thống và hàn lâm thì nên dùng “đồng tính ái”, cho cái từ “luyến” vào dĩ vãng luôn.

*Chắc không đó?

Tra thử tiếng Hoa thì thấy người ta cũng dùng (hoặc đã dùng rồi mình cũng dùng) cả hai cách này nhưng “đồng tính ái” (同性爱) nhiều hơn hẳn “đồng tính luyến ái” (同性恋爱). Cách dùng ngắn “同性” cũng không phải ít.

Vậy nếu “luyến” hay “ái” đều giống nhau, miễn là đừng “luyến ái”, thì mình có thể dùng “đồng tính luyến” được hay không? Câu trả lời là về mặt lý thuyết là hoàn toàn được. Bên Trung Quốc họ dùng từ “đồng tính luyến” là từ chính thức trong wikipedia và nhiều tài liệu khác. (trong trang wiki nếu tìm trang “đồng tính ái” thì nó sẽ chuyển hướng sang trang “đồng tính luyến”) [4]

Đương nhiên không thể nói Wikipedia là chính thống và chính xác tuyệt đối, nhưng tôi nghĩ ít ra nó cũng trả lời được cho câu hỏi là có thể dùng “đồng tính luyến” hay không. Tuy vậy, họ dùng như thế không có nghĩa mình cũng nên dùng như thế, điều này tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh xã hội của từng quốc gia.

*Tóm lại

Nói chung thì tôi nghĩ quan trọng là “đồng tính”, còn thôi thì theo thói quen cái gì cũng được vậy. Về bản thân thì tôi khuyến nghị dùng từ “đồng tính ái” ở dạng long form, và “đồng tính” ở tất cả các trường hợp bình thường khác.

[*] Bài viết này được tổng hợp lại từ cuộc trao đổi với một người bạn.[1] Tự điển Hán Việt – http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php[2] Từ điển Trung – Anh – http://www.nciku.com[3] Wikipedia tiếng Nhật – http://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%81%8B%E6%84%9B[4] Wikipedia tiếng Trung giản thể – http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%90%8C%E6%80%A7%E6%81%8B

Có lúc tôi tự hỏi, chữ “luyến” trong cụm từ “đồng tính luyến ái” có nghĩa gì không.[*] Tôi biết, tất nhiên là nó có ý nghĩa, nhưng cụ thể là vai trò của nó như thế nào trong việc tạo nên hàm nghĩa cho toàn cụm từ. Lý do là vì khoảng độ cách đây 4 hay 5 năm gì đó, người ta bắt đầu ghi nhận việc bỏ đi chữ “luyến” và dùng từ “đồng tính ái” như một từ đầy đủ và đưa vào trong nhiều ý kiến, bài báo khoa học. Nhưng thời gian gần đây thì lại ít sử dụng hơn và có vẻ càng ngày càng không được ưa dùng. Xin ghi chú ở đây là tôi không đề cập đến việc bỏ cả từ “luyến ái” thành “đồng tính”, vì đây là cách nói tắt thông thường, được mọi người ngầm hiểu, chứ bản thân từ “đồng tính” thì chưa đủ nghĩa để diễn đạt về “homosexuality”.”Luyến” hay “ái” thì cũng có nghĩa rất giống nhau, “yêu”, “thương”, “thích”, nói chung là có tình cảm.[1] “Luyến ái” mà dịch ra thì là “yêu thương”. Có thể có suy nghĩ rằng “luyến” là “thương” còn “ái” mới là “yêu”. Thật ra theo như tôi tra từ điển [2] thì thấy “luyến” là “love”, “ái” cũng là “love”, thú vị nữa là tra thử cả từ “luyến ái” thì… cũng là love. Từ đây mà tôi mới chợt nhớ ra, trong tiếng Việt hay dùng (nhưng xưa lắm rồi) từ “luyến ái” như một cụm từ, và nó có nghĩa chung là “yêu thương” chứ không phải tách từ này là yêu, từ kia là thương. Ví dụ như cái câu “chuyện tình cảm luyến ái của con người thì khó mà nói trước được”.Tra cứu một hồi, tôi lạc vào một trang wiki tiếng Nhật, bài về “luyến ái”[3] (tiếng Nhật luôn, nhưng viết giống tiếng Trung Quốc, ngộ cái là nửa phồn nửa giản), và tương đương với bài này bên trang tiếng Anh đó là “falling in love”. Cho nên tôi nghĩ chính xác nhất thì “luyến ái” nên dịch là “yêu đương.”Tra thử tiếng Hoa thì thấy người ta cũng dùng (hoặc đã dùng rồi mình cũng dùng) cả hai cách này nhưng “đồng tính ái” (同性爱) nhiều hơn hẳn “đồng tính luyến ái” (同性恋爱). Cách dùng ngắn “同性” cũng không phải ít.Vậy nếu “luyến” hay “ái” đều giống nhau, miễn là đừng “luyến ái”, thì mình có thể dùng “đồng tính luyến” được hay không? Câu trả lời là về mặt lý thuyết là hoàn toàn được. Bên Trung Quốc họ dùng từ “đồng tính luyến” là từ chính thức trong wikipedia và nhiều tài liệu khác. (trong trang wiki nếu tìm trang “đồng tính ái” thì nó sẽ chuyển hướng sang trang “đồng tính luyến”) [4]Đương nhiên không thể nói Wikipedia là chính thống và chính xác tuyệt đối, nhưng tôi nghĩ ít ra nó cũng trả lời được cho câu hỏi là có thể dùng “đồng tính luyến” hay không. Tuy vậy, họ dùng như thế không có nghĩa mình cũng nên dùng như thế, điều này tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh xã hội của từng quốc gia.Nói chung thì tôi nghĩ quan trọng là “đồng tính”, còn thôi thì theo thói quen cái gì cũng được vậy. Về bản thân thì tôi khuyến nghị dùng từ “đồng tính ái” ở dạng long form, và “đồng tính” ở tất cả các trường hợp bình thường khác.–[*] Bài viết này được tổng hợp lại từ cuộc trao đổi với một người bạn.[1] Tự điển Hán Việt – http://annonymous.online.fr/HVDic/onldic.php[2] Từ điển Trung – Anh – http://www.nciku.com[3] Wikipedia tiếng Nhật – http://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%81%8B%E6%84%9B[4] Wikipedia tiếng Trung giản thể – http://zh.wikipedia.org/wiki/%E5%90%8C%E6%80%A7%E6%81%8B

Gay Là Gì? Đồng Tính Luyến Ái Nam Có Mấy Loại?

1. Gay là gì?

Gay là những người đồng tính nam, họ có xu hướng tình dục thích những người cùng giới. Nghĩa là, một người đàn ông bị thu hút bởi một người đàn ông khác, họ cũng có cảm xúc yêu thương, hẹn hò, yêu đương và cũng mong muốn xây dựng gia đình với nhau.

Gay chỉ thể hiện xu hướng tính dục của một người, tức là cảm xúc của họ với người khác, chúng ta không thể nhận biết được qua vẻ bề ngoài. Vì vậy, quan điểm cho rằng Gay là những người đàn ông ẻo lả, điệu đà không đúng. Có những người đàn ông là “gay” có vẻ bề ngoài, cử chỉ, hành động rất nam tính.

Một số những thuật ngữ khác có thể bạn sẽ quan tâm

2. Những loại Gay phổ biến

Gay Top

Top là những người đóng vai trò là chồng trong một mối quan hệ đồng tính nam. Họ là người che chở, bảo vệ cho người còn lại. Gay Top còn được hiểu là người ở bên trên (nghĩa là nằm ở bên trên) khi cặp đôi quan hệ tình dục.

Gay Bottom

Ngược lại với Top, Gay Bottom hay gọi tắt là Bot là những người đóng vai trò là vợ trong mối quan hệ đồng tính nam. Những người Gay Bottom còn được hiểu là người nằm bên dưới khi cặp đôi đồng tính quan hệ tình dục.

Có một số Bot nặng về tình cảm với người con trai mình yêu, rất dễ rung động, có cảm xúc mãnh liệt. Đôi khi có Bot rất nguy hiểm có thể “giết chết” người con trai đã từng có kỷ niệm đẹp yêu thương nhau trước đó nếu bị phản bội.

Center Gay

Center Gay là kết hợp của Bot và Top, nghĩa là khi quan hệ tình dục với người đàn ông cùng giới, họ vừa có thể nằm trên, vừa có thể nằm dưới.

Secret Gay (gay kín)

Secret Gay (viết tắt là Sec) hay còn gọi là đồng tính nam kín kẽ. Sec là những người đồng tính nam có những cử chỉ, hành động rất đàn ông, rất “chuẩn men” hoặc là những người cố gắng tỏ ra mình là “trai thẳng” với mọi người xung quanh. Vì vậy, họ khó bị người khác nhận ra họ là đồng tính nam.

Những cử chỉ, hành động đó có thể là cố tình tỏ ra thích một cô gái, hay đi cùng với một bạn gái nào đó để những người khác không hiểu rằng họ là những người đồng tính. Những Sec này chưa từng QHTD với người cùng giới bao giờ.

Tìm hiểu thêm Dấu hiệu nhận biết gay kín

Openly Gay

Openly Gay (viết tắt là Ope) hay còn gọi là đồng tính nam lộ, trái ngược với Secret Gay. Open là những người đồng tính nam hay bộc lộ những cử chỉ, hành động thể hiện một cách lộ liễu rằng họ là một người đồng tính.

Graceful Gay

Graceful Gay (viết tắt là Grac) hay còn gọi là đồng tính nam ẻo lả. Grac là những người đồng tính nam có những cử chỉ, hành động tha thiết, ẻo lả, đỏm dáng lả lướt như một người con gái. Tuy nhiên, những hành động này không phải cố tình mà do bản thân họ vốn đã như vậy rồi.

Vậy là đồng tính nam có nhiều kiểu khác nhau, mỗi nhóm lại có những đặc điểm riêng, bạn có thể tham khảo cách nhận biết đồng tính nam trong phần tiếp theo.

3. Dấu hiệu nhận biết đồng tính luyến ái nam

Về ngoại hình, sẽ rất khó phân biệt gay top và gay kín với trai “thẳng” vì họ đều có vẻ bề ngoài nam tính, mạnh mẽ. Tuy nhiên, nếu là gay top, openly gay, graceful gay thì có thể nhận biết được vì họ có vẻ bề ngoài, hành động, cử chỉ dịu dàng và có phần nữ tính hơn.

Thêm vào đó, gay bị thu hút bởi đàn ông nên sẽ có những hành động, cử chỉ hướng đến người đàn ông mà họ để ý. Bạn có thể nhận thấy điều này khi quan sát cách họ nói chuyện với người đàn ông khác, cách họ nói về người đàn ông khác. Ngoài ra, cách họ nói chuyện với phụ nữ cũng có thể là một dấu hiệu bạn nên lưu ý.

4. Nguyên nhân dẫn đến đồng tính nam

Nhiều người vẫn cho rằng đồng tính nam là bệnh và có thể chữa được. Tuy nhiên, gay không phải bệnh, nguyên nhân dẫn đến đồng tính nam có thể do bẩm sinh, do tác động từ hoàn cảnh sống và cũng có thể là do người đó tự nguyện lựa chọn. Vì vậy có thể phân nhóm đối tượng này một cách đơn giản như sau:

Nhóm đối tượng có biểu hiện bẩm sinh từ nhỏ.

Nhóm đối tượng chuyển hướng vì thực sự tìm được chính mình.

Nhóm đối tượng tự chấp nhận vào cuộc tự nguyện.

Nhóm đối tượng chấp nhận đồng thuận bằng sự giả vờ vì một mục tiêu cá nhân vụ lợi nào đó.

5. Đồng tính nam có thể chữa được không?

Đối với nhóm đối tượng đầu tiên, đồng tính nam là do bẩm sinh, không thể thay đổi được.

Đối với nhóm đối tượng thứ 2, những người này thường là sau tuổi dậy thì mới nhận ra mình là gay. Tuy nhiên, cũng giống với nhóm ở trên, những người này cũng là do bẩm sinh, chỉ là họ nhận ra muộn hơn mà thôi, do đó cũng không thể chữa trị được.

Đối với nhóm thứ 3, họ tự nguyện muốn mình trở thành gay. Một số nguyên nhân cho trường hợp này như: họ quá cô đơn nên muốn tìm thành gay để có bạn, họ muốn thành gay theo phong trào, do tác động của gia đình (gia đình muốn có con gái nhưng lại sinh ra con trai nên cho bé trai đó ăn mặc giống bé gái,…) và nhiều lý do khác. Với nhóm này, họ là gay giả, vì vậy có thể can thiệp để giúp họ trở về với giới tính thật của mình.

Nhóm đối tượng thứ 3, nhóm này cũng tự nguyện trở thành gay nhưng với mục đích tiêu cực giả gay để cướp tài sản, giả gay để lừa tình qua mạng,… Nhóm này tất nhiên có thể quay trở lại thành trai “thẳng”, chỉ là họ có muốn hay không thôi.

6. Những quan điểm không đúng của mọi người về “Gay”

Gay bao gồm gồm tất cả những người đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới

Quan điểm này chỉ đúng ở thời điểm thế kỷ 19 và thế kỷ 20. Đến thế kỷ 21, cộng đồng LGBT có tên gọi riêng và có nhiều nhóm nhỏ đại diện cho một xu hướng tính dục khác nhau và gay chỉ những người đồng tính nam.

Gay là một căn bệnh thần kinh

Quan điểm này hoàn toàn sai, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã “giải mã” thiên hướng tình dục và công bố loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm thần.

Tất cả những người đồng tính nam đều muốn “chuyển sang” thành nữ

Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Giống với đồng tính nữ, đồng tính nam chỉ xu hướng tính dục, những người đàn ông bị thu hút bởi người đàn ông khác. Người đồng tính nam không hứng thú và cũng không có nhu cầu chuyển đổi giới tính.

Những người đàn ông chuyển giới thành nữ là những người sinh ra có vẻ bề ngoài khác với bản chất giới tính bên trong của họ. Khi sinh ra họ là nam nhưng trong nội tâm, họ luôn nghĩ mình là nữ (nhận dạng giới tính nữ) và mong muốn chuyển giới để trở về với giới tính thật của mình.

Chúng tôi hy vọng, qua bài viết này, mọi người sẽ nhận biết rõ ràng hơn về những người đồng tính nam, hiểu được gay là gì, gay gồm những kiểu nào và xóa bỏ được những định kiến sai lầm trước đó.

Tuyên Bố “Yêu Em Là Chân Ái”

“Tân binh khủng long” Orange từng gây “chao đảo” cộng đồng mạng vào năm 2018 với ca khúc bằng chất giọng khỏe và nội lực. đạt được thành tích là MV cán mốc 100 triệu view nhanh nhất lịch sử nhạc Việt. Kể từ bản hit đình đám ấy, Orange liên tục gặt hái nhiều thành công và giải thưởng không chỉ tại Việt Nam mà còn tại Hàn Quốc (Mnet Asian Music Awards), Hồng Kông (Hong Kong Asian-Pop Music Festival). Giọng ca sinh năm 1997 rất có duyên kết hợp với những nam rapper đa tình bậc nhất Vpop như: Karik ( Người Lạ Ơi), Binz ( Tình Nhân Ơi) và sản phẩm mới nhất – là sự bắt tay cùng rapper Khói. Chất giọng trầm ấm và đầy tự sự trong những ca khúc Rap Love của Khói cùng giọng hát của Orange dự đoán sẽ tạo nên màn kết hợp ăn ý giữa bộ đôi ca sĩ – rapper.

Những hình ảnh và video nhá hàng về lần trở lại này nhận được nhiều phản hồi tích cực của cộng đồng mạng và kích thích sự tò mò của khán giả về cả phần âm nhạc lẫn nội dung câu chuyện. Không để khán giả phải chờ đợi lâu thêm nữa, MV Chân Ái đã chính thức lên sóng vào 19:00 ngày 17 tháng 02. MV gây ấn tượng về cả phần nghe lẫn phần nhìn, là một sản phẩm “tân-cổ giao duyên” khi kết hợp RnB/HipHop với worldmusic, ca từ hiện đại, thả thính cực mạnh trên nền nhạc cụ dân tộc: đàn tranh, đàn tỳ bà, sáo tây…

Chân Ái là ca khúc được “thai nghén” từ tận cách đây 1 năm, Nhà sản xuất âm nhạc Châu Đăng Khoa chia sẻ: ” Bài hát được ra đời trên chuyến xe sau khi Khoa ăn tết ở quê Buôn Ma Thuột vào Sài Gòn, trong đầu cứ lẩn quẩn suy nghĩ: Không biết khi nào thì mình có người yêu nhỉ? Đen bạc nên chắc sẽ đỏ tình nhỉ? và 2 chữ CHÂN ÁI lóe lên lúc đó. Đến Sài Gòn, Khoa ngồi ngay vào bàn làm việc và chỉ tốn 30 phút để hoàn thành bài hát – cũng là bài hát khai bút đầu năm 2019. “

Nội dung bài hát là những dòng suy nghĩ vẩn vơ của một trái tim đang đối diện với tình yêu mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng đôi lần gặp phải: giả vờ mềm yếu, đau ốm và than vãn để ai đó có thể chú ý, để mắt và chăm sóc. Lời thả thính như lời khẳng định để “bắt” được trái tim của chàng trai: “Yêu em là chân ái nên anh chớ ngần ngại”.

” Bài hát này thật sự đã làm cho cả Khoa lẫn Orange lao tâm khổ tứ không ít, đã thử nghiệm rất nhiều bản phối khác nhau nhưng cuối cùng, Khoa vẫn chọn lựa bản demo đầu tiên – thể loại Rnb/Hiphop. Tuy nhiên lần này Khoa muốn mang thêm hơi thở đương đại vào sáng tác của mình nên đã mạnh dạn kết hợp với worldmusic qua những tiếng đàn tranh , đàn tỳ bà và sáo tây /flute … Đặc biệt, tất cả nhạc cụ đều được ekip thu thật để cảm xúc bài hát được trọn vẹn nhất.”- Châu Đăng Khoa bộc bạch đầy tâm huyết về dự án . Đặc biệt, Nhà sản xuất âm nhạc còn tiết lộ về kế hoạch dành cho “Tân binh khủng long”: “Chân Ái là sản phẩm mở màn chuỗi dự án của Châu Đăng Khoa và Orange, bao gồm nhiều câu chuyện nối tiếp được kể bằng âm nhạc và hình ảnh”.

Riêng Orange lại hóm hỉnh cho biết mình hy vọng Chân Ái sẽ được khán giả đồng cảm và yêu thích: “Mong rằng giọng hát và hình ảnh Orange sẽ đến gần với khán giả hơn, để mọi người không phải thắc mắc “biết giọng hát cô Orange nhưng mặt mũi cô ấy trông thế nào ấy nhỉ?” nữa”.

MV được xây dựng bởi đạo diễn hàng đầu V-Pop – Đinh Hà Uyên Thư. Giám đốc sáng tạo Denis Đặng lấy cảm hướng từ các loại hình sân khâu Á Đông để nhào nặn nên không gian nghệ thuật đặt trong bối cảnh một sân khấu kịch ở thập niên 60 với những đào, kép họa mặt cầu kỳ, phục trang lộng lẫy, kết hợp múa hát, diễn xuất. Lồng ghép trong bối cảnh nghệ thuật là cốt truyện drama kịch tính pha trộn chất liêu trai về cuộc chiến giữa những người phụ nữ tranh giành vị trí đào chính trên sân khấu lẫn vị trí trong lòng người đàn ông họ yêu, khiến họ không từ thủ đoạn hãm hại nhau. Plot twist ở đoạn cuối nhuộm màu sắc liêu trai cho cả MV khiến người xem đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác “lạnh sống lưng”.

Trên nền bối cảnh sân khấu kịch Liên Hoa, Orange trong vai Tuệ Mẫn – cô đào duyên dáng nhưng mang chút kỳ ảo. Cô được chàng kép chính (Huy Phong) phải lòng ngay từ ánh mắt đầu tiên và ứng cử cho vị trí đào chính cho vở kịch “Hoa Liên Yêu” thay thế cô đào Lý Lệ Thanh (Fung La). Cũng chính vì thế nên Tuệ Mẫn là tâm điểm để Lý Lệ Thanh coi như “cái gai trong mắt” và liên tục lườm nguýt, tìm cách hãm hại, thậm chí găm những chiếc kim sắc nhọn vào đôi giày múa của Tuệ Mẫn. Thế nhưng tất cả điều đó đều không khiến Tuệ Mẫn bị tổn thương, cú twist cuối MV khiến khán giả vỡ lẽ hóa ra Tuệ Mẫn chính là ma nữ yêu kiều ẩn nấp tại rạp hát Liên Hoa. Lý Lệ Thanh đập phá bàn thờ của Tuệ Mẫn vì tính đố kỵ, ganh đua đã nuốt chửng tâm trí cô. Đến cuối cùng Lý Lệ Thanh nhận lại được kết cục hóa điên trong chính vai diễn “Hoa Liên Yêu” trên sân khấu mà cô đã dành cả đời để theo đuổi. MV còn có sự xuất hiện của dàn cameo đình đám: Denis Đặng, Châu Đăng Khoa, Khói và Đặng Mai Phương.

Lần đầu tiên đảm nhận một vai diễn đòi hỏi nhiều cảm xúc, Orange chia sẻ: ” Mình rất lo lắng vì chưa có kinh nghiệm trước đây. Ví dụ như những cảnh đau đớn hay là cảnh lãng mạn, đầy nữ tính hoàn toàn trái với tính cách “đàn ông” của mình, nên lúc quay và nhìn diễn viên nam mình khó nhập vai và hay bật cười. May là ekip của đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư rất là giỏi trong việc bắt cảm xúc cho diễn viên, la có, mắng có, chọc cười cũng có, nhờ vậy mà mình hoá thân vào nhân vật dễ hơn rất nhiều”.

Để tái hiện lại những màn trình diễn kịch sân khấu Á Đông mỹ lệ, hoành tráng này, Nhà sản xuất – Nhạc sĩ Châu Đăng Khoa đã không tiếc kinh phí tiền tỷ hiện thực hóa ý tưởng của Giám đốc sáng tạo Denis Đặng với kỳ vọng có thể đem đến cho xem trải nghiệm chất lượng nhất có thể thông qua MV Chân Ái.

Denis Đặng chia sẻ thêm về quá trình lên ý tưởng cũng như những khó khăn khi thực hiện MV Chân Ái: “Từ lâu Denis đã luôn bị thu hút mạnh mẽ bởi những yếu tố tâm linh kỳ bí, những gánh hát của Á Đông cũng truyền cảm hứng đặc biệt đến cho Denis về ý tưởng. Đó là lý do mà Denis muốn lồng ghép 2 yếu tố này vào sản phẩm Chân Ái. Denis muốn tạo không gian cho Chân Ái với loại hình nghệ thuật trình diễn sân khấu có màu sắc Á Đông, tuy không cụ thể riêng biệt về kinh kịch, hát bội hay cải lương,… nhưng khi kết hợp và đặt cạnh nhau hy vọng sẽ mang đến sự hợp lý và dễ chịu, tạo nên nét riêng và ấn tượng cho sản phẩm.

Nếu mọi người để ý sẽ nhận ra sự “cố tình” của Denis khi kết hợp tạo hình của “Hoa Liên Yêu” Orange và Fung La mang đậm màu sắc của kinh kịch Trung Quốc và hát bội – cải lương Việt Nam, còn những chi tiết như Phượng Quan – mũ đội là của phụ nữ cổ đại Phương Đông, vũ công nữ thì mang khăn vấn áo yếm rất truyền thống Việt Nam hay cách vẽ mặt nạ, mũ lông của kép nam chính lại mang hơi hướng của Nhật Bản. Sản phẩm này như một “món quà” kết nối nhiều nền văn hóa khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ được chất riêng của mà không bị hòa lẫn. Câu chuyện mà Denis được ông bà anh chị đi trước trong nghề kể về sự canh tranh khốc liệt của những kép hát là có thật. Mỗi vai diễn như thể diện và danh dự của người nghệ sĩ, vậy nên khi bị cướp vai diễn, Denis mới khắc họa sự tức giận của Fung La lên đến đỉnh điểm và có những hành động kiêng kỵ như đập phá bàn thờ. Chi tiết này khá nhạy cảm nhưng Denis đã có xin phép và hỏi han những nghệ sĩ gạo cội trước rồi mới dám thực hiện.”