Top 10 # Yêu Kiều Có Nghĩa Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Kiều Hối (Remittances) Là Gì? Tại Sao Lại Có Kiều Hối?

Kiều hối trong tiếng Anh là Remittances.

Kiều hối là sự di chuyển tiền bạc từ những người đang sống và lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ ở quê hương.

Theo World Bank (WB): ” Kiều hối là các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động và dân di cư ở nước ngoài”.

Theo định nghĩa về kiều hối của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), “kiều hối là hàng hoá và các công cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước của họ”.

Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/8/1999 có giải thích định nghĩa về kiều hối: ” Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau:

– Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép

– Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế.

– Cá nhân mang ngoại tệ theo người Việt Nam. Cá nhân khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho người thụ hưởng ở trong nước”.

Xuất phát của các khoản kiều hối

Những người lao động xa xứ hoặc người sống ở nước ngoài thường quan tâm tới cuộc sống của người thân ở quê nhà, do đó, họ thường hỗ trợ thân nhân từ xa bằng một khoản kiều hối trợ cấp.

Thứ hai là xuất phát từ lợi ích cá nhân. Những người di cư làm ăn thành công sẽ có những ý định đầu tư. Kiều hối là một hình thức đầu tư giúp các kiều bào tham gia vào các lĩnh vực sinh lời như bất động sản, công nghệ, các tài sản tài chính,… trong nước.

Mở rộng hơn, động cơ của các khoản kiều hối có thể là nhằm mục đích bảo hiểm, giảm thiểu những rủi ro do thị trường tài chính không hoàn hảo tại nước ngoài. Với bối cảnh tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, các cuộc khủng hoảng về chính trị hay kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Việc một quốc gia có nền chính trị ổn định và nền kinh tế lành mạnh như Việt Nam luôn nhận được dòng kiều hối cao và ổn định qua các năm là điều dễ hiểu. Kiều hối của Việt Nam tăng liên tục trong vòng 9 năm qua, trong đó năm 2018 vừa rồi đạt mốc 15,9 tỷ USD.

(Theo Giáo trình Kinh tế Đầu tư, ĐH Kinh tế Quốc dân và World Bank)

Việt Kiều Là Gì? Việt Kiều Có Được Quyền Mua Nhà Ở Việt Nam Không?

Việt Kiều là gì? Việt Kiều có được quyền mua nhà ở Việt Nam không?

Việt Kiều được hiểu theo nghĩa đúng nhất là Kiều Bào Hải Ngoại hay Kiều Bào. Vậy “thuật ngữ” này dùng những đối tượng nào? Pháp luật nước ta có quy định ra sao về quyền sử dụng đất đối với Việt Kiều?

Thuật ngữ “Việt Kiều” chỉ những đối tượng nào?

1. Việt Kiều là gì?

Khái niệm: Việt kiều là những công dân Việt Nam cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.

Nhiều người thắc mắc rằng nếu như Việt kiều quay về nước sinh sống thì có được cấp chứng minh nhân dân hay không?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, những đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân, cụ thể như sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này;

– Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.

Như vậy, nếu Việt kiều cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại một địa phương nhất định thì và đủ 14 tuổi, thì có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu để làm chứng minh nhân dân.

2. Người Việt Kiều có được quyền mua nhà ở Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 3 điều 3 Luật quốc tịch năm 2008: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng: là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam), và là người có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Vì vậy thực tế hiện nay chỉ còn quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam) hay chị thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Đức (người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài) thì theo quy định trên chị vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do vậy, việc mua, sở hữu nhà tại Việt Nam của chị sẽ được áp dụng theo chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai ngày 18/12/2009 quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

Người Việt Kiều phải “mượn danh” mua nhà.

Do không được trực tiếp đứng tên để mua nhà ở tại Việt Nam, cùng việc Luật nhà ở 2014 cũng nới lỏng hơn, pháp luật quy định người gốc Việt ở nước ngoài có công đóng góp cho đất nước, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu, người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống trong nước sẽ được sở hữu nhà không hạn chế về số lượng.

Nhiều người nước ngoài mua nhà thời điểm này thường nhờ người thân đứng tên do người Việt Nam vẫn đề cao viêc nhờ ngừoi anh em, người thân đứng tên khá phổ biến.

Tiền Land

Chúa Là Tình Yêu Có Nghĩa Là Gì?

Câu hỏi: Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?

Trả lời: Hãy xem Kinh Thánh mô tả tình yêu như thế nào, và sau đó chúng ta sẽ thấy một lí do mà Chúa là thực chất của tình yêu. “Tình yêu thương hay nhịn nhục; tình yêu thương hay nhân từ; tình yêu thương chẳng ghen tị, chẳng khoe mình, chẳng lên mình kiêu ngạo, chẳng làm điều trái phép, chẳng kiếm tư lợi, chẳng nóng giận, chẳng nghi ngờ sự dữ, chẳng vui về điều không công bình, nhưng vui trong lẽ thật. Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự. Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ”(I Cô-rinh-tô 13:4-8a). Đây là mô tả tình yêu của Chúa, và bởi Chúa là tình yêu (I Giăng 4:8), nên đó chính là bản chất của Ngài.

Tình yêu (Chúa) không ép buộc người khác yêu thương Ngài. Những người đến với Ngài là để đáp lại tình yêu của Ngài. Tình yêu (Chúa) bày tỏ lòng nhân từ với tất cả mọi người. Tình yêu (Chúa Giê-xu) thực hiện về những việc tốt cho tất cả mọi người mà không thiên vị. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không tham muốn những gì người khác có, sống một cuộc sống khiêm nhường mà không than phiền. Tình yêu (Chúa Giê-xu) không khoe khoang với ai về địa vị củaNgài lúc trong xác thịt, mặc dù Ngài có quyền lực vượt hơn những người Ngài đã từng tiếp xúc.. Tình yêu (Chúa) không đòi hỏi sự vâng lời. Chúa không đòi hỏi con Ngài phải vâng lời, nhưng đúng hơn Chúa Giê-xu sẵn sàng tuân phục Cha Ngài trên trời. “Nhưng thế gian phải biết rằng ta yêu mến Cha, và làm theo điều Cha đã phán dặn” (Giăng 14:31). Tình yêu (Giê-xu) là luôn luôn tìm lợi ích cho người khác.

Biểu hiện lớn nhất của tình yêu của Chúa được truyền đạt cho chúng ta trong Giăng 3:16: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến đỗi đã ban con một của Ngài hầu cho hễ ai tin Con ấy sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời” Rô-ma 5:8 tuyên bố cùng một thông điệp: “Nhưng Đức Chúa Trời tỏ tình yêu của Ngài cho chúng ta trong điều này: Trong khi chúng ta vẫn còn là tội nhân, Chúa Giê-xu đã chết cho chúng ta.” Chúng ta có thể nhìn thấy từ những câu Kinh Thánh, mong muốn lớn nhất của Chúa là chúng ta ở cùng với Ngài trong thiên đàng quê hương vĩnh cữu. Ngài đã khiến điều đó trở nên có thể bằng cách trả giá cho tội lỗi của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta bởi vì Ngài chọn như vậy, đó là ý muốn của Ngài.. Tình yêu thương tha thứ. ” Còn nếu chúng ta xưng tội mình, thì Ngài là thành tín công bình để tha tội cho chúng ta, và làm cho chúng ta sạch mọi điều gian ác.” (I Giăng 1:9).

Vậy thì, Chúa là tình yêu có nghĩa là gì? Tình yêu là một thuộc tính của Chúa. Tình yêu là phương diện trọng tâm của bản chất của Chúa, Thân Vị của Ngài. Tình yêu của Chúa không có mâu thuẩn với sự thánh khiết, công bình, công lý, hoặc thậm chí cơn giận của Ngài. Tất cả các thuộc tính của Chúa hoàn toàn hòa hợp. Tất cả những gì Chúa làm là yêu thương, cũng giống như tất cả mọi thứ Ngài làm là công bình và ngay thẳng. Chúa là kiểu mẫu hoàn hảo của tình yêu chân thật. Đáng ngạc nhiên, Chúa đã ban cho những người nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa cách cá nhân là khả năng yêu thương như Chúa, thông qua quyền năng của Chúa Thánh Linh (Giăng 1:12; I Giăng 3:1, 23-24).

English

Trở lại trang chủ tiếng Việt Chúa là tình yêu có nghĩa là gì?

Oppa Có Nghĩa Là Gì? Em Yêu Trong Tiếng Hàn Là Gì?

2. Cách gọi Oppa trong tiếng Hàn

Có hai trường hợp khi gọi “anh” trong tiếng Hàn là:

(1) Em gái gọi anh trai, thì anh trai sẽ được gọi là Oppa(오빠).

(2) Em trai gọi anh trai, lúc này anh trai sẽ được gọi khác đi là Hyung(형).

Như vậy giữa em trai và em gái khi gọi anh trai sẽ có cách gọi khác nhau.

Từ Oppa theo nghĩa tiếng Việt là “anh”, anh ở đây có thể là anh ruột hoặc là nam giới lớn tuổi. Mặc dù trong tiếng Việt danh xưng “anh” có thể được sử dụng chung trong trường học, ngoài xã hội hay ở nơi làm việc để gọi những người nam giới lớn tuổi hơn mình. Nhưng trong tiếng Hàn thì lại khác. Người Hàn rất nhạy cảm, con gái Hàn Quốc dè dặt với danh xưng Oppa(오빠) này. Bởi vì đây là cách gọi thể hiện sự thân thiết, gần gũi. Tại Hàn, nếu một cô gái gặp ai cũng gọi là Oppa(오빠) thì sẽ bị đánh giá có phần “dễ dãi”. Chính vì vậy mà con gái Hàn Quốc chỉ dùng từ Oppa để gọi anh trai ruột, anh họ, người yêu, chồng và những người thực sự thân thiết quý mến(như thần tượng).

3. Dùng từ gì để thay thế từ Oppa?

Như vậy, trong những trường hợp không phải là anh trai ruột, anh họ, người yêu, chồng và những người thật sự thân thiết quý mến thì con gái gọi nam giới lớn tuổi hơn mình như thế nào? Bạn có thể sử dụng một số từ thay thế Oppa như:

(1) Jeogiyo(저기요) dùng với nam giới trẻ tuổi.

(2) Ahjishi(아저씨) nghĩa là “chú” dùng với nam giới lớn tuổi hơn từ trung niên trở lên.

(3) Sunbae(선배) có nghĩa là “tiền bối” dùng với nam giới là người trong ngành, trường học.

(4) Ngoài ra, nếu trong công ty bạn có thể gọi tên kèm chức vụ, nếu mới gặp và chỉ biết tên thì gọi bắng “tên riêng + 씨” (đây là cách xưng hô lịch sự, khách sáo).

4. Em yêu trong tiếng Hàn là gì?

Có rất nhiều bạn nam được người yêu mình gọi là Oppa(오빠) nhưng lại không biết gọi lại như thế nào. Vậy trong tình yêu con gái kêu anh là Oppa thì con trai gọi em là gì?

Trong trường hợp này, tiêng Hàn không có từ dành riêng để gọi em. Vì vậy, bạn có thể sử dụng một số từ thay thế khác như: Cha-ki-ya(자기야) hay Yobo-ya(여보야) để biêu đạt tình cảm và gọi nhau một cách thân mật(dành cho mối quan hệ yêu đương, vợ chồng).

자기(Cha0ki) và 여보(Yobo) đều được dùng chung cho cả nam và nữ có nghĩa là: mình à, anh(em) yêu à…