Top 8 # Yêu Kiều Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Kiều Hối (Remittances) Là Gì? Tại Sao Lại Có Kiều Hối?

Kiều hối trong tiếng Anh là Remittances.

Kiều hối là sự di chuyển tiền bạc từ những người đang sống và lao động ở nước ngoài đến thân nhân của họ ở quê hương.

Theo World Bank (WB): ” Kiều hối là các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động và dân di cư ở nước ngoài”.

Theo định nghĩa về kiều hối của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), “kiều hối là hàng hoá và các công cụ tài chính do người lao động sống và làm việc ở nước ngoài từ một năm trở lên chuyển về đất nước của họ”.

Theo quyết định 170/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/8/1999 có giải thích định nghĩa về kiều hối: ” Kiều hối là các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi được chuyển vào Việt Nam theo các hình thức sau:

– Chuyển ngoại tệ thông qua các tổ chức tín dụng được phép

– Chuyển ngoại tệ thông qua các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính bưu chính quốc tế.

– Cá nhân mang ngoại tệ theo người Việt Nam. Cá nhân khi nhập cảnh vào Việt Nam có mang theo ngoại tệ hộ cho người Việt Nam phải kê khai với Hải quan cửa khẩu số ngoại tệ mang hộ từ nước ngoài gửi về cho người thụ hưởng ở trong nước”.

Xuất phát của các khoản kiều hối

Những người lao động xa xứ hoặc người sống ở nước ngoài thường quan tâm tới cuộc sống của người thân ở quê nhà, do đó, họ thường hỗ trợ thân nhân từ xa bằng một khoản kiều hối trợ cấp.

Thứ hai là xuất phát từ lợi ích cá nhân. Những người di cư làm ăn thành công sẽ có những ý định đầu tư. Kiều hối là một hình thức đầu tư giúp các kiều bào tham gia vào các lĩnh vực sinh lời như bất động sản, công nghệ, các tài sản tài chính,… trong nước.

Mở rộng hơn, động cơ của các khoản kiều hối có thể là nhằm mục đích bảo hiểm, giảm thiểu những rủi ro do thị trường tài chính không hoàn hảo tại nước ngoài. Với bối cảnh tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, các cuộc khủng hoảng về chính trị hay kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Việc một quốc gia có nền chính trị ổn định và nền kinh tế lành mạnh như Việt Nam luôn nhận được dòng kiều hối cao và ổn định qua các năm là điều dễ hiểu. Kiều hối của Việt Nam tăng liên tục trong vòng 9 năm qua, trong đó năm 2018 vừa rồi đạt mốc 15,9 tỷ USD.

(Theo Giáo trình Kinh tế Đầu tư, ĐH Kinh tế Quốc dân và World Bank)

Việt Kiều Là Gì? Việt Kiều Có Được Quyền Mua Nhà Ở Việt Nam Không?

Việt Kiều là gì? Việt Kiều có được quyền mua nhà ở Việt Nam không?

Việt Kiều được hiểu theo nghĩa đúng nhất là Kiều Bào Hải Ngoại hay Kiều Bào. Vậy “thuật ngữ” này dùng những đối tượng nào? Pháp luật nước ta có quy định ra sao về quyền sử dụng đất đối với Việt Kiều?

Thuật ngữ “Việt Kiều” chỉ những đối tượng nào?

1. Việt Kiều là gì?

Khái niệm: Việt kiều là những công dân Việt Nam cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam.

Nhiều người thắc mắc rằng nếu như Việt kiều quay về nước sinh sống thì có được cấp chứng minh nhân dân hay không?

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, những đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân, cụ thể như sau:

– Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này;

– Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng.

Như vậy, nếu Việt kiều cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại một địa phương nhất định thì và đủ 14 tuổi, thì có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu để làm chứng minh nhân dân.

2. Người Việt Kiều có được quyền mua nhà ở Việt Nam không?

Theo quy định tại khoản 3 điều 3 Luật quốc tịch năm 2008: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Như vậy người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm 2 đối tượng: là công dân Việt Nam (có quốc tịch Việt Nam), và là người có gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Vì vậy thực tế hiện nay chỉ còn quốc tịch Việt Nam (công dân Việt Nam) hay chị thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch Đức (người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài) thì theo quy định trên chị vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do vậy, việc mua, sở hữu nhà tại Việt Nam của chị sẽ được áp dụng theo chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 Luật đất đai ngày 18/12/2009 quy định về quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

“1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:

a) Người có quốc tịch Việt Nam

b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hóa, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.

2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”

Người Việt Kiều phải “mượn danh” mua nhà.

Do không được trực tiếp đứng tên để mua nhà ở tại Việt Nam, cùng việc Luật nhà ở 2014 cũng nới lỏng hơn, pháp luật quy định người gốc Việt ở nước ngoài có công đóng góp cho đất nước, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu, người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống trong nước sẽ được sở hữu nhà không hạn chế về số lượng.

Nhiều người nước ngoài mua nhà thời điểm này thường nhờ người thân đứng tên do người Việt Nam vẫn đề cao viêc nhờ ngừoi anh em, người thân đứng tên khá phổ biến.

Tiền Land

Tình Yêu Là Gì… Tình Yêu Là Gì Thế?

Có tình yêu buồn bã ngay từ lúc khởi đầu, có tình yêu chỉ buồn khi kết thúc. Và nhiều người không thể buộc tâm trí của mình thôi nhớ đến đoạn đau lòng đó. Nhưng ngay cả khi sự việc chắc chắn sẽ xảy ra như thế đi chăng nữa cũng không thể ngăn được người ta yêu nhau và cũng không có nghĩa là tình yêu thì luôn luôn buồn bã.

Có tình yêu sẽ kéo dài vĩnh viễn. Cho dù người ta có còn được bên nhau hay không.

Cũng có tình yêu chỉ ghé ngang và thì thầm điều gì đó vào tai ta rồi đi mãi. Nhưng ta cũng kịp nhận ra tiếng thì thầm và câu chuyện kia là ấm áp. Một lần nữa ta lại thương nhớ nó không nguôi.

Đừng bao giờ đóng kín mọi cánh cửa. Và cũng đừng bao giờ nghĩ rằng khi cuộc đời đóng những cánh cửa kia lại chứ không phải ta, thì cơn gió lạnh buốt của nỗi buồn không thể thổi xuyên qua.

Bởi vậy ta luôn cần một bàn tay siết chặt để giữ ta ấm áp và hy vọng. Để ta không phải giật mình khi thấy mình cô đơn như thế nào trên mặt đất. Có thể điều quan trọng là ta không phải cô đơn. Vì nếu ấm áp mà chỉ có một mình thì cũng chẳng để làm mẹ gì. Ta lạnh lẽo cha nó ngay từ đầu cho gọn gàng và đơn giản.

Có người nói tình yêu như là một khách lạ. Khi tình yêu gõ cửa, ta nên mạnh dạn mời nó vào nhà và cùng trò truyện. Cho đến khi người khách kia không còn muốn ở trong nhà của ta nữa và chỉ muốn ra đi. Không phải lúc nào ta cũng đủ dũng cảm để mời khách vào nhà, vì ta e ngại những tổn thương. Và cũng ko phải lúc nào ta cũng được mời vào nhà để trò truyện, có thể vì chủ nhà cũng e ngại tổn thương, hoặc vì ta đến quá trễ.

Tôi muốn tình yêu của tôi như là một người bạn chứ ko phải là người khách lạ. Có thể ko phải lúc nào tôi cũng vui vẻ tự nhiên được với bạn của mình, nhưng tôi thích giống như luôn có một kết nối, cho dù ko phải lúc nào cũng là bền chặt. Bởi vì tôi nghĩ thật buồn bã nếu một lúc nào đó trong đời, tôi không thể nào nắm lại bàn tay đã siết chặt mình, cho dù tôi có ước muốn điều đó nhiều như thế nào đi chăng nữa.

Tình yêu. Thường thì sẽ mang lại nhiều hạnh phúc, nhưng ta khó mà nhớ được niềm vui đó khi mà những tổn thương luôn sâu sắc và nhắc nhở. Tóm lại, không thể biết được điều gì sẽ chờ ta phía trước. Có thể là những ngày nắng đẹp, có thể mặt trời sẽ tắt mãi trong ta.

Tôi muốn nắm chặt một bàn tay. Tôi cũng muốn sống trong những ngày nắng đẹp. Vì cho dù thành phố này có đông đúc đến đâu đi chăng nữa. Ngoài kia cũng lạnh lẽo biết bao nhiêu

Tooctila – chúng tôi

Định Nghĩa Yêu Là Gì? Tình Yêu Là Gì? Yêu Có Ăn Được Không?

Định nghĩa yêu là gì? Tình yêu là gì?

+ Yêu là một trạng thái hay cảm xúc của con người hoàn toàn tự do. Bạn không thể mua được, cũng như không thể bán hay trao đổi được tình yêu. Cũng như khiến ai đó yêu hay ngừng yêu bạn được, cho dù bạn có tốn bao nhiêu tiền.

+ Tình yêu thường là một cảm xúc thu hút mạnh mẽ và nhu cầu muốn được ràng buộc gắn bó. Nó cũng có thể là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, sự nhân từ, và sự thông cảm – “mối quan tâm trung thành và vị tha hướng tới người khác”. Nó cũng có thể mô tả các hành động nhân văn và thông cảm đối với người khác, chính bản thân mình hoặc các con vật.

Đối với người thân: Tôi yêu mẹ tôi, yêu anh/chị, ông, bà,…

Đối với động vật: Tôi yêu con mèo này lắm

Đối với thiên nhiên: Tôi yêu con đường này, yêu cái cây xanh ngoài kia,…

Tuy nhiên, khi nói về tình yêu thì người ta thường liên tưởng đến tình yêu nam nữ, đây là loại tình cảm gắn bó đặc biệt giữa 2 người khác giới với nhau.

Yêu có ăn được không?

+ Tình yêu không ăn được nhưng nó mang lại cho chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau, biết hy sinh và chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.

+ Suy cho cùng “yêu một người” là chấp nhận, tình nguyện, dành mọi thứ tốt nhất cho người ấy. Là có những ước muốn tươi đẹp cùng người ấy trong hiện tại và tương lai.

Bạn định nghĩa tình yêu như thế nào?

+ Yêu là để sống, sống là để yêu, tình yêu tuyệt nhiên không phải là vế đối phải trả giá bằng mạng sống để chứng minh điều gì cả. Sau cái chết sẽ kết thúc tất cả, bạn đừng mong thiên hạ sẽ đời đời ghi nhớ câu chuyện tình đẫm lệ của bạn khi bạn lìa đời.

+ Yêu là đặt nghị lực của mình vào tay kẻ khác

+ Tình yêu, vốn là một thứ tình cảm muôn hình vạn trạng. Chưa từng bị bỏ rơi, chưa từng bị tổn thương, liệu có thể hiểu được người yêu không? Tình yêu, vốn là một sự trải nghiệm, nhưng mong ước bền lâu

+ Tình yêu là sự rung cảm của một tâm hồn khi gặp một tâm hồn đồng điệu, là sự hòa nhịp của hai trái tim, làm người ta nhìn thấy mọi vật tươi đẹp hơn

Tổng kết

+ Ở mỗi trường hợp khác nhau thì yêu sẽ được định nghĩa khác nhau.

+ Yêu không ăn được nhưng mang lại cho chúng ta những cung bậc cảm xúc khác nhau.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ có thể giúp bạn định nghĩa được yêu là gì? Hãy theo dõi chúng tôi thường xuyên để được cập nhật những tin tức mới nhất