Top 7 # Yêu Là Cái Gì Vậy Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Triết Lý Là Cái Gì Vậy?

BERTRAND RUSSELL trả lời phỏng vấn

Thưa Huân tước Russell, triết lý là cái gì vậy?

BERTRAND RUSSELL : Câu hỏi đó gây ra nhiều cuộc tranh luận đấy. Tôi không tin rằng sẽ có hai triết gia đáp y như nhau. Riêng tôi, tôi có thể nói với ông rằng triết lí là suy luận về những đầu đề chưa thể có một tri thức đích xác được. Và tôi nói vậy là trả lời riêng về phần tôi, chứ không trả lời thay cho một người nào khác.

Cụ có thấy triết lí và khoa học khác nhau ở chỗ nào không?

BERTRAND RUSSELL : Đại khái thì chúng ta có thể nói rằng khoa học là cái gì mình biết, mà triết lí là cái gì mình không biết. Định nghĩa đó đơn sơ; vì vậy mà chúng ta thường thấy những vấn đề triết lí chuyển qua khu vực khoa học.

Vậy, cái gì mình xác định được, chứng minh, khám phá được thì không còn là triết lí nữa mà thành khoa học ư?

BERTRAND RUSSELL : Phải. Và có nhiều vấn đề xưa kia mang cái nhãn triết lí, nay đã bỏ nhãn đó đi rồi.

Thế nào là triết lí tốt?

BERTRAND RUSSELL : Thực ra, tôi thấy triết lí có hai công dụng. Công dụng thứ nhất: duy trì sự suy tư về những môn mà chúng ta vẫn chưa thể sắp vào loại tri thức khoa học được; vì tri thức khoa học vẫn chủ bao gồm một phần rất nhỏ những vấn đề nhân loại chú điểm lợi ích vô cùng mà khoa học, ít nhất là lúc này, chưa bàn xét gì tới mấy; và nếu chúng ta không tưởng tượng gì khác ngoài những cái gì mình biết rồi thì tôi cho là đáng tiếc lắm. Tưởng tượng vũ trụ, đặt giả thuyết để mở rộng nó ra, đó có thể là một công dụng khác, theo tôi, quan trọng cũng không kém: là triết lí cho chúng ta thấy rằng có những điều chúng ta tưởng là biết rồi mà sự thật chưa biết. Một triết lí bắt chúng ta phải suy tư hoài về những cái chúng ta có thể biết được; mặt khác nó nhắc nhở chúng ta phải khiêm tốn, nghĩ rằng cái mà chúng ta cho là biết rồi, là tri thức, sự thực chưa phải là tri thức.

Triết gia Anh Bertrand Russell (1872-1970). Nguồn ảnh: http://yalebooksblog.co.uk

Cụ có thể cho chúng tôi biết vài suy tư nào đã đưa tới những kết quả cụ thể được chăng?

B.R : Được chứ. Chẳng hạn triết học Hi Lạp hồi xưa đưa nhiều giả thuyết mới đầu không thể kiểm chứng được, mà đời sau thấy là rất quí báu. Tôi nghĩ tới thuyết nguyên tử. Desmocrite đưa giả thuyết rằng vật chất gồm nhiều nguyên tử nhỏ xíu: hơn hai ngàn năm sau, chúng ta thấy rằng ý kiến đó đúng, mặc dầu Ông chỉ gợi ý ra như vậy thôi. Rồi như Aristarque nữa. Ông Aristarque này là người đầu tiên giả thiết rằng trái đất quay chung quanh mặt trời, chứ không phải mặt trời quay chung quanh trái đất; mà chính vì trái đất quay như vậy nên ta mới thấy các vì tinh tú mỗi ngày di chuyển trọn một vòng trên trời, chứ sự thực không phải vậy. Giả thuyết bị chôn vùi, bỏ quên, mãi hai ngàn năm sau, tới thời Copernic nó mới được đưa trở ra ánh sáng. Mà có phần chắc chắn rằng nếu Aristarque không nghĩ tới vấn đề đó trước thì Copernic cũng không bao giờ nghĩ tới.

Cụ có cho như vậy là nhờ một trực giác không?

B.R : Không đâu! Những người đầu tiên đưa ra những giả thuyết như vậy không thể bảo rằng: “Đây là chân lí”, mà chỉ có thể bảo: “Đây có thể là chân lí”. Có một trí tưởng tượng khoa học phong phú thì ông cũng có thể nghĩ tới vô số điều có thể đúng được. Đó là bản thể của khoa học. Ông bắt đầu suy nghĩ về một điều nào đó, rồi ông rán tìm xét xem nó có đúng không. Thường thường thì nó không đúng.

Tôi chắc Platon cho thuyết nguyên tử của Démocrite không đứng vững được?

B.R : Platon ? Ông ấy kinh hoảng lên chứ. Ông ấy bảo phải đem đốt hết các sách của Démocrite đi. Là vì Platon không thích khoa học. Ông ấy thích môn toán đấy, còn các ngành khác của khoa học thì ông không ưa.

Nhưng như vậy thì chẳng hóa ra triết lí tự lãnh nhiệm vụ phục vụ khoa học sao?

Cụ có nhận thấy từ xưa tới nay các triết gia đã thay đổi thái độ, và độc giả, thính giả của họ cũng vậy không?

B.R : Cái đó còn tùy ông muốn nói về triết nào. Platon và Aristote đều cho rằng điều quan trọng là tìm hiểu thế giới (và tôi nghĩ rằng triết lí phải nhắm mục tiêu đó). Rồi sau các triết gia phải khắc kỉ nhấn mạnh vào luân lí- chúng ta phải khắc kỉ nghĩa là phải giữ vững chí của mình trong cảnh khốn cùng- riết rồi mọi người đều bảo có thái độ như vậy là có tinh thần “triết nhân”.

Cụ có cho Marx là một triết gia không?

B.R : Hiểu theo một nghĩa nào đó thì ông ấy là một triết gia, nhất định vậy. Nhưng có nhiều hạng triết gia. Có những nhà chống đỡ một trật tự, một tổ chức đã thành lập; lại có những nhà chỉ nhắm lật đổ trật tự, tổ chức đó; và dĩ nhiên Marx ở trong hạng sau. Cả hai thái độ đó đều không hợp với tôi: tôi cho đó không phải là nhiệm vụ đích thực của triết gia. Nhiệm vụ đích thực của triết gia không phải là thay đổi thế giới mà tìm hiểu nó- mà như vậy là trái hẳn với lời của Marx.

Cụ có tự đặt cụ vào một hạng triết gia nào không?

B.R : Từ trước tới nay tôi chỉ dám cho tôi mỗi một cái nhãn : phái nguyên tử về lô gích, nhưng thực ra tôi không chú trọng tới cái nhãn, trái lại coi đó là một điều nên tránh nữa.

Phải nguyên tử về lô gích là nghĩa làm sao?

B.R : Dùng tiếng đó là tôi muốn nói rằng muốn đạt được thực thể cái gì mình nghiên cứu thì phải dùng phương pháp phân tích- và ông có thể phân tích cho tới khi đụng phải những cái không thể phân tích được nữa, tức những cái nguyên tử lô gích. Tôi gọi những cái đó là nguyên tử lô gích vì nó không phải là những phần tử rất nhỏ của vật chất, mà là những phần tử rất nhỏ của những ý niệm mà tôi cho là thành phần của các vật.

Ngày nay trào lưu triết lí nào lớn nhất?

B.R : Phải phân biệt các xứ nói tiếng Anh và lục địa Âu châu. Các trào lưu tư tưởng ngày nay chia rẽ hơn hồi xưa. Hơn nhiều. Tại các xứ nói tiếng Anh, nhất là ở Anh, đã xuất hiện một triết lí mới, theo tôi, là do người ta muốn phân định cho triết học các khu vực riêng của nó. Lúc nãy tôi đã nói, cơ hồ như triết lí là một khoa học chưa thành tựu. Có nhiều người không thích lối nhận định như vậy. Họ muốn cho triết học một khu vực riêng của nó. Và như vậy họ đã tạo nên thứ triết học này mà tôi có thể gọi là triết học ngôn ngữ, nghĩa là thứ triết học không nhắm giải quyết một vấn đề mà chỉ cốt rọi thật nhiều ánh sáng vào ý nghĩa của vấn đề đó thôi. Về phần tôi, tôi không chấp nhận quan niệm đó, nhưng tôi có thể kể cho ông một thí dụ. Một hôm đi xe đạp lại Winchester, tôi lạc đường. Tới làng thứ nhất, tôi vô một tiệm nọ, hỏi thăm: “Ông làm ơn chỉ cho tôi con đường nào ngắn nhất lại Winchester”. Người đó không biết, hỏi lại một người khác ở phía trong mà tôi không thấy: “Một ông tới hỏi con đường nào ngắn nhất lại Winchester”. Người ở trong đáp: “Winchester ư ?- Ờ- Con đường ngắn nhất ư ? – Ờ – Tôi không biết”. Thế là tôi chẳng biết lại tiếp tục đi. Đấy, cái triết lí giới thiệu ở Oxford như vậy đó.

Nhận định cho đúng vấn đề mà không quan tâm tới cách giải ư?

B.R : Đúng vậy. Cách giải là công việc của người khác

Thế còn triết học ở “lục địa”, có nhận định vấn đề một cách khác vậy không?

B.R : Triết học ở “lục địa” đặt vấn đề một cách không tới nỗi “bần huyết” như vậy. Tôi không tán thành đó “đa huyết” hơn, gần với các triết học thời xưa hơn. Có nhiều triết thuyết gốc từ Kierkegaard, từ sự suy tư của ông về vấn đề hiện sinh. Người ta lại còn thấy cơ hội luận chiến với tôn giáo cổ truyền. Có một số như vậy đó. Nhưng theo tôi, chẳng có gì là quan trọng cho lắm.

Còn triết thuyết của riêng cụ, có ích lợi thực tế nào không cho một người muốn biết phải cư xử ra sao?

B.R “Ông hỏi câu đó thực hợp “tôi nhận được vô số thư của những người rất hoang mang không biết phải cư xử ra sao. Những người đó không còn nhắm theo những mục tiêu cổ truyền để tìm con đường hành động chính đáng nữa; và họ không phải nhắm theo những mục tiêu mới nào. Tôi thấy triết thuyết của tôi chủ trường có được một ích lợi này: nó giúp cho chúng ta quả quyết hành động cả những khi chúng ta không hoàn toàn chắc chắn rằng hành động của chúng ta quả thực là tốt. Tôi cho rằng chúng ta không nên chắc chắn về một cái gì hết. Nếu ông chắc chắn (về một cái gì) thì chắc chắn là ông lầm rồi, vì không có cái gì đáng coi là chắc chắn cả; và luôn luôn trong cái điều mà chúng ta tin, phải dành chỗ cho một chút hoài nghi nào đó; và mặc dầu hoài nghi như vậy, chúng ta vẫn phải có thể hành động một cách cương quyết. Xét cho cùng thì một ông tướng khi chuẩn bị giao chiến, cùng hành động như vậy, phải không? Ông ta đâu có biết chắc được quân địch sẽ làm gì, nhưng nếu ông ta có tài thì sẽ đoán đúng. Nếu vô tài, ông ta sẽ đoán sai. Mà trong đời sống thực tế, chúng ta phải dựa vào những cái có thể xảy ra mà hành động; và tôi cho rằng mục đích của triết học là khuyến khích chúng ta cứ hành động đi, không đợi phải được chắc chắn hoàn toàn.

Vâng, nhưng lại có bất tiện khác: bất tiện là làm cho thiên hạ hóa ra hoài nghi về những điểm mà dù đúng dù sai hộ cũng đã tin tưởng rồi. Như vậy chẳng là làm cho họ hóa hoang mang ư?

B.R : Phải, ngay lúc đó thì phải. Tôi cho rằng có một chút hoang mang là điều cần thiết cho sự luyện tinh thần, nhưng một chút tri thức về khoa học có thể dằn họ, tránh cho họ khỏi bị nhồi lên nhồi xuống khi họ hoài nghi, vì có lúc họ phải hoài nghi.

Theo cụ thì tương lai triết học sẽ ra sao?

B.R: Tôi không cho rằng sau này sẽ được coi trọng như thời cổ Hi Lạp hoặc thời Trung cổ. Tôi thấy sự tiến triển của khoa học nhất định làm cho triết học mất quan trọng đi.

Hiện nay chúng ta có lẽ có nhiều triết gia quá chăng?

B.R : Tôi nghĩ rằng một triết gia không nêu đưa ý kiến về vấn đề đó. Để các người không phải là triết gia đưa ý kiến thì phải hơn.

Xin cụ tóm tắt ít lời cho chúng tôi biết theo cụ thì trên thế giới này, trong những năm sắp tới, triết học quan trọng ra sao?

B.R : Tôi nghĩ rằng trên thế giới hiện đại, nó quan trọng lắm. Trước hết, như tôi đã nói, nó cảnh cáo chúng ta, nhắc nhở chúng ta rằng có những vấn đề rất nghiêm trọng mà khoa học – ít nhất là lúc này- chưa thể nghiên cứu được, mà thái độ khoa học, chỉ thuần túy khoa học thôi, không phải là thái độ thích hợp. Lại thêm, triết học làm cho chúng ta có tinh thần khiêm tốn hơn; nhờ triết học mà chúng ta nhận ra được rằng có nhiều điều hồi xưa cho là chắc chắn, thì bây giờ đã thấy là sai; và chúng ta không thể dùng con đường tắt mà đạt tới tri thức được. Loài người phát giác được rằng trong cái việc rất khó khăn tìm hiều vũ trụ- triết gia nào cũng phải nhắm mục đích ám tàng đó- cần phải mất nhiều thì giờ và phải có tinh thần không võ đoán mới được.

Nguồn: Bertrand Russell. Thế giới ngày nay và tương lai nhân loại, Nguyễn Hiến Lê dịch Nxb. Văn Hóa, Hà Nội, 1996. Phiên bản điện tử do chúng tôi thực hiện.

Javascript: Callback Là Cái Gì Vậy ?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng học và hiểu thêm về callback qua các ví dụ đơn giản.

Đơn giản: callback là một function được thực thi ngay sau khi một function khác được thực thi xong.

Phức tạp hơn : Trong JS, functions là các objects. Bởi vì thế nên function này có thế lấy các function khác làm tham số, và nó cũng có thể được trả về từ một function khác. Các function đó được gọi là higher-order function. Bất cứ function nào được truyền dưới dạng một tham số đều được gọi là một function callback.

Vì một lý do rất quan trọng – JavaScript là ngôn ngữ hướng sự kiện. Điều này có nghĩa là thay vì chờ phản hồi trước khi tiếp tục chạy tiếp, JavaScript vẫn sẽ tiếp tục thực thi trong khi listen các sự kiện khác. Hãy xem một ví dụ cơ bản:

Đúng như bạn mong đợi, function đầu tiên được thực thi trước và function thứ hai được thực thi ngay sau đó – và sẽ log vào console:

Khá ổn, đúng không?

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu function đầu tiên chứa một đoạn code không thể được thực thi ngay lập tức? Ví dụ: một request API nơi chúng ta phải gửi request sau đó chờ response? Để mô phỏng việc này, chúng ta sẽ sử dụng setTimeout, đây là một function của JavaScript dùng để gọi một function khác sau một khoảng thời gian nhất định. Chúng ta sẽ delay function lại trong 500 mili giây để mô phỏng việc request API. Code mới của chúng ta sẽ trông như thế này:

Kết quả:

Mặc dù chúng ta đã gọi function first() trước tiên, nhưng kết quả của hàm đó đã được log ra sau kết quả của function second()

Không phải là JavaScript đã thực thi các function sai thứ tự mà thay vào đó, JavaScript đã không đợi respone từ first() trước khi chuyển sang thực thi second().

Vậy tại sao mình lại cho bạn xem các ví dụ này? Bởi vì bạn đôi khi không thể mong chờ rằng các hàm của bạn được thực thi đúng thứ tự. callback là một cách để đảm bảo 1 đoạn code nhất định sẽ không thực thi cho đến khi đoạn code khác được thực thi xong.

Ở trên, chúng ta đã khai báo 1 function greeting(). Function của chúng ta nhận có một tham số name. Tiếp tục:

Bây giờ chúng ta sẽ thêm vào 1 callback – sử dụng như là tham số cuối cùng của function greeting(). Function callback sau đó được định nghĩa trong tham số thứ hai khi thực thi function greeting().

Nhưng các function callback không nhất thiết là phải được khai báo và định nghĩa trong khi gọi hàm. Chúng cũng có thể được định nghĩa ở ngoài như sau:

Kết quả của ví dụ này hoàn toàn giống với ví dụ trước, nhưng thiết lập hơi khác một chút. Như bạn có thể thấy, chúng ta đã truyền định nghĩa function nice() làm tham số để thực thi function greeting()

Đây là một ví dụ đơn giản về việc lấy dữ liệu từ 1 URL bằng một request:

Đoạn code dưới cũng sẽ trả về kết quả như đoạn trên:

Như bạn thấy, request nhận 1 function như là tham số cuối cùng của nó. Function này không được thực thi cùng lúc ở 2 đoạn code trên. Nó được lưu lại để thực thi ngay sau khi việc lấy dữ liệu qua HTTP(s) hoàn tất. Request HTTP(s) đang chạy là một giao thức bất đồng bộ (asynchronous) và không ngừng thực thi các function khác. Function callback sẽ được đặt vào một hàng đợi được gọi là event loop cho đến khi nó được thực thi bởi respone của request.

Mình sẽ nói rõ hơn về event loop trong các bài viết tiếp theo

Làm tốt lắm! Bây giờ các bạn đã có thể hiểu đơn giản callback là gì và cách thức hoạt động của nó. Đây chỉ là một phần rất nhỏ của callback, và vẫn còn nhiều điều nữa để tìm hiểu về nó và mình sẽ cố gắng đưa tới các bạn những kiến thức mới về nó. Xin cảm ơn vì đã đọc.

All Rights Reserved

Tình Yêu Là Cái Gì?

Các bạn trẻ thân mến,

Điều gì làm cho các bạn mất thời giờ nhiều nhất? Điều gì làm cho các bạn quan tâm nhất? Điều gì làm cho các bạn hạnh phúc nhất và cũng có thể đau khổ nhất? Thưa đó chính là tình yêu. Công chưa thành, danh chưa toại người ta có thể tiếp tục phấn đấu vươn lên, nhưng sống mà không còn ai để thương để nhớ, để “Mòn con mắt đợi cổng trường. Người ta về… các ngả đường xôn xao” thì đó là cuộc đời đang chết dần chết mòn theo năm tháng.

Nhưng yêu là gì? Tình yêu đích thực cần phải biểu lộ cho người mình yêu như thế nào?

Cách thức thể hiện tình yêu của CGS cũng thật gần gũi với đời sống của chúng ta. Tình yêu của Ngài cũng khởi đầu từ một nhu cầu trao ban tình yêu, mong ước được chia sẻ vui buồn với người mình yêu, thể hiện sự chân thành và chung thủy qua giao ước vĩnh cửu để mãi mãi trao ban hạnh phúc cho người mình yêu.

Vậy yêu là gì? Tại sao lại phải yêu? Và thế nào mới là một tình yêu chân thực?

Có người bảo rằng yêu nhau là nhớ nhau

Sự thụ hút này tạo nên sự gắn bó làm cho họ ham muốn tìm hiểu lẫn nhau, kèm theo một nhu cầu yêu mến lẫn nhau, ham muốn thực hiện một điều chung với nhau, chia sẻ cho nhau…họ có những dự định ngắn hạn, họ tìm cách làm vui lòng nhau,những kỷ vật lần lượt được trao tặng nhau như trao gởi tình yêu của mình, như biểu lộ tấm lòng khao khát làm vui lòng người yêu, nhưng giai đoạn này tình yêu vẫn mang tính vị kỷ, nghĩa là vẫn chỉ là tìm hạnh phúc cho riêng mình, cần người bạn để thỏa mãn cho sự khao khát, say sưa của bản thân nhiều hơn là lo cho người mình yêu. Điều này thể hiện qua những lời nói: “anh cần em, anh nhớ em”. Sự cần và nhớ đưa đến những buổi hẹn hò thật thơ mộng, lãng mạn và vui tươi, nhưng cũng mang lại biết bao sầu đông vì người yêu lỡ hẹn, phải một mình thẫn thờ dạo mãi quanh sân. Như Hồ Zếnh đã từng thốt lên:

“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,

Để lòng buồn anh dạo mãi quanh sân.

Nhìn trên tay điếu thuốc cháy lụi dần,

Anh khẽ nói : ‘Gớm ! Sao mà nhớ thế !” (chuyện ôn kỷ niệm nhân 60 măm)

Tất cả nỗi nhớ thương, sự thu hút lẫn nhau, các tình cảm nồng nàn được biểu lộ qua sự quan tâm đến đời sống của nhau làm cho hai con người gần nhau hơn, hiểu nhau hơn và dẫn đến một nỗi ham muốn chia sẻ đến độ không còn của anh hoặc của tôi mà củachúng ta. Tất cả trở thành tình yêu vào lúc hai người thật sự dấn thân hứa trao ban trọn vẹn cho nhau, đón nhận nhau trong viễn tượng tương lai, khi thịnh vượng cũng như lúc gian, mạnh khỏe, ốm đau. Yêu nhau là cùng dìu nhau đi đến tương lai, thế nên viễn tưởng tương lai khi yêu nhau không chỉ là ôm nhau trong vòng tay hôm nay, mà là quyết định yêu nhau mãi mãi, cùng nhau đi đến hết đoạn cuộc đời. Tình yêu chân thực luôn mang tính vĩnh cửu, không chỉ yêu nhau khi tuổi còn thanh xuân mà phải gắn bó với nhau khi tóc bạc mái đầu.

Người ta vẫn thường nói : “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở – Đời mất vui khi vẹn câu thề”. Cuộc tình vẫn còn đẹp khi còn quan tâm đến nhau, chia sẻ cho nhau và cùng nhau xây dựng hạnh phúc cho nhau, nghĩa là công việc vẫn dở dang. Họ vẫn và đang tiếp tục hy sinh cho nhau, quan tâm lo lắng cho nhau và tìm cách làm vui lòng nhau. Còn khi hai người không còn gì để giúp nhau, cho nhau thì cuộc đời lúc đó sẽ mất vui. Có biết bao cuộc tình tan vỡ vì họ không còn gì để trao cho nhau. Họ sống với nhau như một bổn phận và trách nhiệm, khôngcòn mặn nồng để làm vui lòng nhau nên thiên đàng của tình yêu đã sớm trở thành hỏa ngục chứa đầy ghen tương, giận hờn và khổ đau.Như cha ông xưa đã nói:

Qua những phân tích trên cho chúng ta thấy tình yêu nơi con người được chia thành hai loại. Tình yêu dâng hiến (Agape) và tình yêu chiếm đoạt (Eros).

Tình yêu chiếm đoạt: đó là tình yêu vị kỷ. Họ chỉ nhắm đến nhu cầu của mình mà quên mất nhu cầu của người mình yêu. Họ luôn đòi hỏi người yêu phải mang lại hạnh phúc cho mình, tìm mọi cách để khai thác người yêu như phương tiện thỏa mãn nhu cầu thể xác và tâm hồncủa mình. Bất chấp luật lệ và thiếu tôn trọng người mình yêu.

Chúc các bạn hiểu được thế nào là tình yêu chân thật, và dám sống tình yêu cho tha nhân, cho bạn bè để kiến tạo mùa xuân ngập tràn hạnh phúc cho trần gian. Chúc các bạn luôn tìm được niềm vui đích thực trong cuộc sống hôm nay. Amen

Đức ông Linh Tiến Khải

Tình Yêu Là Gì Vậy Mọi Người Ơi ..?

Tình yêu là gì vậy mọi người ơi, tìm hiểu xem tình yêu là gì, câu hỏi: tình yêu là gì mà sao người người phải đau khổ vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem khoa học giải thích thế nào nhé…

Tình yêu là cái phép lạ hằng ngày.

Tình yêu là sự vượt qua và xóa bỏ định kiến.

Tình yêu nới rộng khoảng cách trái tim và thu hẹp khoảng cách không gian.

Tình yêu là cái khiến Lý Mạc Sầu ôm hận nặng sâu, khiến Romeo và Juliet tự sát và khiến bản tình ca My Heart Will Go on trở nên bất hủ. Ôi tình yêu, chủ đề muôn thưở của nhân loại. Nhân loại qua thời gian sung sướng yêu đương hay đau khổ thất tình đã sinh đẻ ra quá nhiều định nghĩa về tình yêu. Các định nghĩa này có thể thành công trong việc biểu đạt cảm xúc, nhưng thất bại trong việc cho bạn một cái nhìn toàn diện và rõ ràng về tình yêu.

Vậy tình yêu, một cách dễ hiểu nhất, nghĩa là gì?

Tình yêu là nguyên lý thứ 2 của phát triển cá nhân.

Hẳn nhiên tình yêu là một loại cảm xúc, nhưng không chỉ đơn thuần là cảm tính. 2 lựa chọn cơ bản nhất khi bạn gặp một vấn đề là: tiếp cận hay tránh xa. Bạn có thể làm quen với người khác, hoặc xa cách họ. Bạn có thể say mê vào công việc, hoặc trì hoãn. Bạn có thể tiếp cận con người, địa điểm, sự vật, vấn đề theo một trong hai hướng: kết nối lại gần nhau hoặc tránh xa giữ khoảng cách. Và quyết định kết nối chính là bản chất của tình yêu.

Đôi khi tình yêu trỗi dậy tự phát đập vào mặt bạn như tiếng sét ái tình. Nhà tâm phân học người Đức Sigmund Freud cắt nghĩa tiếng sét ái tình rất rõ. Tâm trí người chia thành Ý Thức – miền kiểm soát được, Vô Thức – lãng quên không kiểm soát được, Tiềm Thức – cái kho chứa đồ cũ chuyện cũ. Bạn đã từng thích cặp mắt mèo của cô A, giọng trầm bass của cô B, vòng eo cong cong của cô C, đôi tai mềm như bông của cô D, bộ ngực phập phồng nhựa sống của cô E. Cô X tuy xa lạ nhưng có đặc điểm của A, B, C, D, E nên bạn lập tức “té vào tình yêu” ngay. Tình yêu không xảy ra chớp nhoáng, nó là một quá trình được chuẩn bị qua thời gian dài của ý thức, vô thức và tiềm thức.

Tình yêu làm bạn cảm thấy cảm hứng đột khởi với một con người, một địa điểm, một hoạt động nào đó. Bạn có thể gặp một người bạn mới nhưng cảm thấy bạn ấy sẽ trở thành tri kỷ của đời mình. Bạn có thể chỉ biết miền Tây sông nước qua hình ảnh và văn thơ mà cảm thấy lòng trìu mến dạt dào với cuộc sống con người ở đây. Bạn có thể lần đầu làm một công việc và biết mình thuộc về nơi này, mình sinh ra để làm chuyện này.

Bạn không nhận thức điều này, nhưng cuộc sống luôn đòi hỏi bạn đưa ra quyết định kết nối mỗi ngày. Tình yêu không xa lạ với bạn. Hành động của bạn quyết định bạn sẽ liên kết hay tránh né điều gì. Bạn sẽ hòa mình vào bữa cơm gia đình hay cắm đầu vào màn hình vi tính? Bạn sẽ thân mật trò chuyện với bạn bè hay lang thang trên Facebook? Bạn sẽ kết nối với vợ hay tình nhân? Bạn sẽ đi nghỉ mát tại địa điểm quen thuộc hay đến một vùng đất lạ? Bạn sẽ đặt chân vào trường kinh doanh, kỹ thuật hay nghệ thuật? Tất cả đều là lựa chọn kết nối. Và tạo ra những kết nối cũng chính là tạo ra tình yêu.

Bạn sẽ không tránh khỏi những lựa chọn kết nối tồi. Nhưng qua trải nghiệm bạn sẽ xây dựng được những kết nối đầy tình yêu thương hơn. Bạn sẽ dần ngắt kết nối với những người chỉ muốn lợi dụng bạn để tìm đến những người thật sự quan tâm đến bạn. Bạn sẽ dần biết mình liên kết mạnh mẽ nhất với loại công việc nào và loại bỏ đi những thứ nhàm chán đang vắt kiệt linh hồn bạn. Bạn sẽ dần biết mình phù hợp nhất với loại nhạc gì, loại phim gì, loại người gì, loại hoạt động gì, loạt sự kiện gì… Một người đầy yêu thương không phải là người yêu tất cả mọi thứ, mà là người biết cách chọn và xây dựng các kết nối một cách tốt nhất.

Thợ sơn sửa nhà tại quận 2

Nếu bạn muốn phát triển một cách ý thức, bạn phải chủ động quyết định sự kết nối. Bạn sẽ nắm chặt hơn và sự kết nối nào bạn sẽ buông tay ra. Những lựa chọn này sẽ định hình cuộc sống của bạn. Cuộc sống của bạn sẽ là hình ảnh phản hồi của những gì bạn lựa chọn kết nối thường xuyên nhất. Bạn vui vẻ khi kết nối với lòng biết ơn. Bạn thành công khi kết nối với đam mê công việc. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc với những kết nối của mình, bạn đã đầy tình yêu thương.

Tình yêu = Kết nối