Top 6 # Yêu Là Gì Vậy Mọi Người Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Tình Yêu Là Gì Vậy Mọi Người ?

Mọi người cho em hỏi định nghĩa về tình yêu , tìm mãi rồi mà không câu trả lời nào giống nhau cả ,

Tình yêu thật sự không phải là cảm xúc, dù nó thường đến cùng những cảm xúc mạnh đến mức làm con người choáng ngợp. Tình yêu không thể kéo dài nếu hai người chỉ có cảm xúc với nhau.

Sự hiểu biết lẫn nhau mới là nền tảng của tình yêu thật sự. Con có thể “phải lòng” một chàng trai thậm chí chưa bao giờ nói chuyện. Nhưng để có một tình yêu thật sự, con cần phải tìm hiểu về người ấy. Bởi biết về tư cách và cá tính người mình yêu là vô cùng quan trọng.

Cùng chung một mục đích sống sẽ giúp cho con và người ấy có được tình yêu dài lâu, bởi các con sẽ đi cùng hướng suốt cuộc đời. Nếu tham vọng của con trở thành một doanh nhân quốc tế, còn điều duy nhất người ấy mong ước là một mái ấm sum vầy, no đói có nhau, thì chắc chắn là xung đột sẽ nảy sinh. Nếu con khao khát một cuộc sống đổi thay, đầy thử thách, còn người ấy yêu một cuộc sống tĩnh lặng, thanh thản, thì dù cảm xúc có lớn đến mấy, sẽ cũng có lúc những cá tính sẽ va chạm. Và tình yêu sẽ tan vỡ cho dù hai người vẫn còn cảm xúc với nhau.

Tình yêu không phải là tình dục. Tình dục được tạo ra cho hôn nhân – một sự cam kết lâu dài. Nếu vượt ra ngoài hôn nhân, tình dục chỉ mang lại hậu quả khắc nghiệt: có thai ngoài ý muốn, những căn bệnh lây lan qua đường tình dục, điều tiếng dư luận, và có thể cả sự xấu hổ tủi thẹn. Một mối quan hệ chỉ dựa trên sự ham muốn. Con có hiểu không?

Tình yêu là sự lựa chọn. Là một sự cam kết. Mặc dù cảm xúc là một phần không thể thiếu được của tình yêu, mặc dù tình dục là một phần của hôn nhân, thì tình yêu cũng không thể tồn tại nếu chỉ dựa vào những điều đó. Nếu con hỏi mẹ tình yêu là gì, thì mẹ sẽ nói với con:

Source(s):

Tình yêu vốn đã có sẵn trong bản thân bạn , chỉ cần bạn biết yêu thương thì tình yêu sẽ ở cùng . Bạn sẽ tự biết , không cần nhờ vả , vay mượn bất cứ của ai nói về tình yêu cho bạn hiểu .

Chính tình yêu trong bạn khi lên ” Cơn Yêu ” sẽ trả lời cho bạn rõ ràng nhất .

Thân mến

http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=4shDRbDnkX

tình yêu là suy nghĩ thêm một chút, nói về tình yêu là gì ? thì rất bao la, nhưng người không có tình yêu thì rất dễ nhận ra.

Trước hình dáng 1 người đau, 1 em bé đứng cạnh cầu thang, một túi xách ai đó bỏ quên, 1 bịch nilon theo gió bay lơ lửng … làm ngơ, không suy nghĩ giúp thêm một chút, chỉ cần 1 cái nhấc tay của ta là người đau kia cảm thấy ấm lòng, bé kia ko ngã, ai đó không khóc vì mất tài sản, túi nilon kia sẽ ko làm nghẹt đường mái tôn nước chảy.

tình yêu là cảm xúc làm cuộc sống trọn vẹn, là cảm xúc tạo liên kết. Trái với tình yêu là hận thù, chiến tranh, chia rẽ. Có người nhận định rằng : thuơng nhau lắm, cắn nhau đau- đó là nhận điịnh sai. Khi có tình yêu thì việc gì cũng tròn cả, tình yêu của 1 vị thầy dành cho học trò khác với bổn phận , bổn phận truyền đạt kiến thức của 1 người đến 1 người, bạn có thấy ko ? khác nhau lắm. Ví dụ : 1 ông đứng trên bục giảng truyền đạt kiến thức, xong hết giờ, ra về, trong giờ truyền đạt, trả lời mau, thái độ bất nhẫn … còn Thầy thì khác, các em có gì hỏi trong bài cũ ko ? các em đã đọc bài hôm nay chưa ? Ai chưa đọc dơ tay lên, và đánh dấu chéo vào bảng, em chưa đọc này. Và chúng ta vào bài nhé !

Tình yêu vợ chồng là tình yêu nam nữ xây dựng thành, cũng gần tuơng tự như thế !

How do you think about the answers? You can sign in to vote the answer.

Sign in

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu ,

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều ,

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt ,

Bằng hương nhè nhẹ nắng hiu hiu . “

Bạn giở trang 77 sách Giáo dục công dân lớp 10 sẽ có câu trả lời.

Tuy nhiên theo mình nghĩ: Tình yêu là thứ mật có 2 vị :Ngọt và đắng.

Still have questions? Get your answers by asking now.

Ask Question

Join Yahoo Answers and get 100 points today.

Join

Tình Yêu Là Gì Vậy Mọi Người Ơi ..?

Tình yêu là gì vậy mọi người ơi, tìm hiểu xem tình yêu là gì, câu hỏi: tình yêu là gì mà sao người người phải đau khổ vậy, chúng ta cùng tìm hiểu xem khoa học giải thích thế nào nhé…

Tình yêu là cái phép lạ hằng ngày.

Tình yêu là sự vượt qua và xóa bỏ định kiến.

Tình yêu nới rộng khoảng cách trái tim và thu hẹp khoảng cách không gian.

Tình yêu là cái khiến Lý Mạc Sầu ôm hận nặng sâu, khiến Romeo và Juliet tự sát và khiến bản tình ca My Heart Will Go on trở nên bất hủ. Ôi tình yêu, chủ đề muôn thưở của nhân loại. Nhân loại qua thời gian sung sướng yêu đương hay đau khổ thất tình đã sinh đẻ ra quá nhiều định nghĩa về tình yêu. Các định nghĩa này có thể thành công trong việc biểu đạt cảm xúc, nhưng thất bại trong việc cho bạn một cái nhìn toàn diện và rõ ràng về tình yêu.

Vậy tình yêu, một cách dễ hiểu nhất, nghĩa là gì?

Tình yêu là nguyên lý thứ 2 của phát triển cá nhân.

Hẳn nhiên tình yêu là một loại cảm xúc, nhưng không chỉ đơn thuần là cảm tính. 2 lựa chọn cơ bản nhất khi bạn gặp một vấn đề là: tiếp cận hay tránh xa. Bạn có thể làm quen với người khác, hoặc xa cách họ. Bạn có thể say mê vào công việc, hoặc trì hoãn. Bạn có thể tiếp cận con người, địa điểm, sự vật, vấn đề theo một trong hai hướng: kết nối lại gần nhau hoặc tránh xa giữ khoảng cách. Và quyết định kết nối chính là bản chất của tình yêu.

Đôi khi tình yêu trỗi dậy tự phát đập vào mặt bạn như tiếng sét ái tình. Nhà tâm phân học người Đức Sigmund Freud cắt nghĩa tiếng sét ái tình rất rõ. Tâm trí người chia thành Ý Thức – miền kiểm soát được, Vô Thức – lãng quên không kiểm soát được, Tiềm Thức – cái kho chứa đồ cũ chuyện cũ. Bạn đã từng thích cặp mắt mèo của cô A, giọng trầm bass của cô B, vòng eo cong cong của cô C, đôi tai mềm như bông của cô D, bộ ngực phập phồng nhựa sống của cô E. Cô X tuy xa lạ nhưng có đặc điểm của A, B, C, D, E nên bạn lập tức “té vào tình yêu” ngay. Tình yêu không xảy ra chớp nhoáng, nó là một quá trình được chuẩn bị qua thời gian dài của ý thức, vô thức và tiềm thức.

Tình yêu làm bạn cảm thấy cảm hứng đột khởi với một con người, một địa điểm, một hoạt động nào đó. Bạn có thể gặp một người bạn mới nhưng cảm thấy bạn ấy sẽ trở thành tri kỷ của đời mình. Bạn có thể chỉ biết miền Tây sông nước qua hình ảnh và văn thơ mà cảm thấy lòng trìu mến dạt dào với cuộc sống con người ở đây. Bạn có thể lần đầu làm một công việc và biết mình thuộc về nơi này, mình sinh ra để làm chuyện này.

Bạn không nhận thức điều này, nhưng cuộc sống luôn đòi hỏi bạn đưa ra quyết định kết nối mỗi ngày. Tình yêu không xa lạ với bạn. Hành động của bạn quyết định bạn sẽ liên kết hay tránh né điều gì. Bạn sẽ hòa mình vào bữa cơm gia đình hay cắm đầu vào màn hình vi tính? Bạn sẽ thân mật trò chuyện với bạn bè hay lang thang trên Facebook? Bạn sẽ kết nối với vợ hay tình nhân? Bạn sẽ đi nghỉ mát tại địa điểm quen thuộc hay đến một vùng đất lạ? Bạn sẽ đặt chân vào trường kinh doanh, kỹ thuật hay nghệ thuật? Tất cả đều là lựa chọn kết nối. Và tạo ra những kết nối cũng chính là tạo ra tình yêu.

Bạn sẽ không tránh khỏi những lựa chọn kết nối tồi. Nhưng qua trải nghiệm bạn sẽ xây dựng được những kết nối đầy tình yêu thương hơn. Bạn sẽ dần ngắt kết nối với những người chỉ muốn lợi dụng bạn để tìm đến những người thật sự quan tâm đến bạn. Bạn sẽ dần biết mình liên kết mạnh mẽ nhất với loại công việc nào và loại bỏ đi những thứ nhàm chán đang vắt kiệt linh hồn bạn. Bạn sẽ dần biết mình phù hợp nhất với loại nhạc gì, loại phim gì, loại người gì, loại hoạt động gì, loạt sự kiện gì… Một người đầy yêu thương không phải là người yêu tất cả mọi thứ, mà là người biết cách chọn và xây dựng các kết nối một cách tốt nhất.

Thợ sơn sửa nhà tại quận 2

Nếu bạn muốn phát triển một cách ý thức, bạn phải chủ động quyết định sự kết nối. Bạn sẽ nắm chặt hơn và sự kết nối nào bạn sẽ buông tay ra. Những lựa chọn này sẽ định hình cuộc sống của bạn. Cuộc sống của bạn sẽ là hình ảnh phản hồi của những gì bạn lựa chọn kết nối thường xuyên nhất. Bạn vui vẻ khi kết nối với lòng biết ơn. Bạn thành công khi kết nối với đam mê công việc. Khi bạn cảm thấy hạnh phúc với những kết nối của mình, bạn đã đầy tình yêu thương.

Tình yêu = Kết nối

Này, Người Yêu Cũ Đã Dạy Ta Điều Gì Vậy?

Có những điều không muốn nhớ, có những vết đau không muốn lành, có những người không nên nhớ.

Có một nỗi nhớ không tên, có một nỗi buồn vô cớ, có một số điện thoại không muốn nhớ và có một người không muốn quên.

Hai tiếng người cũ xa vời mà gần ngay tầm với, chỉ nhắc đến thôi khiến ta có cảm giác vừa rời đi từ miền hoang hoải.

Có những người chia tay vì duyên phận, có những mối tình đứt gánh vì ghen và có những buổi tiệc tàn không rõ lý do. Dù muôn vàn lời giải thích thì kết cục cũng đã định rằng ta là chuyện đã cũ của nhau.

Ai trong đời rồi cũng sẽ trở thành quá khứ của ai đó, thậm chí là vô hạn lần của quá khứ. Tất nhiên, chẳng thể quên nhưng cũng không thể nhớ về nhau trong nỗi đau dằn vặt bởi chí ít ta cũng từng có thời gian đi chung đường, cùng chung một bầu trờ, cùng ngắm nhìn hoàng hôn tắt dần trên cánh đồng hoang và cùng nắm tay da khẽ chạm da vào những đêm trăng trộm.

Đâu đó trên chuỗi sống này ta đã từng bên nhau và từng gặp gỡ, suy cho cùng quá khứ ấy bây giờ cũng chỉ gói gọn trong một cái tên có danh về một người đã từng.

Bởi vậy, đừng hết yêu người cũ, chỉ là đừng yêu khi họ đã tìm thấy hạnh phúc mới và đi con đường mới.

Này, người yêu cũ đã dạy ta điều gì vậy?

Rằng sau chia tay, ngoài những nước mắt, ngoài những thương tổn chúng ta đều có cho riêng mình một bài học trong tình yêu

Rằng trước khi thương người hãy thương lấy chính mình, nhưng yêu rồi thì mọi lý trí đều bị đánh gục.

Người yêu cũ đã dạy ta một bài học về sự trưởng thành. Đôi lần cô đơn khô khốc cả một quãng ký ức, nhấn chìm trong quên lãng bằng việc lấy niềm vui từ những cuộc chuyện trò với bạn bè, lắng nghe và gom nhặt những nỗi buồn của những người xa lạ tin tưởng mình.

Cái cách ta nhớ về người cũ cũng thật hay ho. Gặm nhấm dư vị nỗi đau, nếm một chút ngọt rắc một chút cay, là nỗi đau mà ta không thể chạm tới mỗi lần nhắc nhớ, tựa nắng giữa tháng 6 gay gắt hễ chạm vào là bỏng rát cả một vùng trời của ký ức.

Nhưng tại sao lại là người ấy? Tại sao phải để chúng ta gặp được người cả đời yêu nhất vào những năm tháng định sẵn sẽ bỏ lỡ kia?

Và rồi, một ngày đẹp trời ngẫu nhiên, hai người cũ chạm mặt nhau trên con đường quen mà nay xa lạ. Khẽ gật đầu mỉm cười vì một thời để nhớ.

Mỗi người một câu chuyện, một nỗi buồn nhưng chung quy lại kết thúc cuộc tình sẽ còn đó những giọt nước mắt, cả những nụ cười méo mó không giữ nổi bước chân người ấy.

Thôi thì, buông bỏ đi, hãy nhớ về người cũ với những ký ức vui vẻ, đừng tự dày xéo chính mình, bởi dẫu sao cũng đã đôi đường đôi ngả.

Cho dù có còn nhớ nhau đi chăng nữa thì mối lương duyên nào dù đẹp đến đâu mà hết duyên thì coi như hết nợ. Chỉ là đi qua đợi nhau, nhưng dừng lại rất lâu, thương nhau rồi để đó, rồi rời đi.

Thực hiện: Phương Hiền – RadioMe Gom yêu thương – Trao hạnh phúc

Nguồn: Guu.vn

Yêu Thương Môi Trường Và Mọi Người Hơn

Trên khắp thế giới, có rất nhiều câu chuyện về sự hồi sinh của tự nhiên khi con người rút lui vào mái ấm của mình: rùa biển kéo nhau làm tổ, đẻ trứng trên bãi biển Phuket (Thái Lan); nai tung tăng đi dạo ở thủ đô London (Anh)…

Ở chúng tôi tôi nhận thấy không khí trong thời gian giãn cách xã hội vào giờ cao điểm buổi sáng và tối có khá hơn.

Mặc dù có thể có rất nhiều lý do dẫn đến sự cải thiện này, chúng ta khó mà bỏ qua nguyên nhân là do người dân ở nhà nhiều hơn và cường độ hoạt động của chúng ta thực sự góp một phần lớn trong việc quyết định “sức khỏe” của Trái đất.

Dù đây là dấu hiệu tốt, môi trường không thể được cải thiện bằng những biện pháp thiếu bền vững với cái giá là nhiều người – đặc biệt là người nghèo, yếu thế – không thể làm việc hoặc bị mất việc và từ đó có cuộc sống bất ổn.

Khi phải chung sống với COVID-19 trong thời gian dài sắp tới, tôi nghĩ điều cần làm của chúng ta là hạn chế những ảnh hưởng của mình đến môi trường xung quanh theo cách tích cực hơn cách chúng ta từng làm trước đây.

Khi quyết định không trở về Canada mà ở lại Việt Nam trong thời gian dịch bệnh COVID-19 diễn ra, tôi đã dành nhiều thời gian hơn để liên lạc với bạn bè, người thân ở quê nhà.

Việt Nam đã quản lý dịch bệnh rất tốt, số ca nhiễm mới mỗi ngày rất thấp và không khí bình yên xung quanh có một phần làm tôi sốc khi biết COVID-19 đã gây ra tác động lớn như thế nào ở quê nhà.

Khi số ca mắc bệnh tăng lên và nhiều người tử vong tại Canada, tôi nhận ra việc gần gũi với gia đình mình là một điều quan trọng mà bấy lâu nay, do đi nhiều nước, tôi đã không để tâm.

Tôi yêu gia đình nhưng tôi luôn cảm thấy ổn với việc thỉnh thoảng mới nói chuyện với mọi người ở nhà từ một nơi nào đó trên thế giới kể từ hơn 20 năm qua.

Giờ đây, tôi cảm thấy mình cần nỗ lực hơn và duy trì việc liên lạc với gia đình thường xuyên, có mặt khi họ cần, dù là qua điện thoại.

Có thể gia đình luôn có ý nghĩa lớn ở Việt Nam và mọi người gắn bó, sống gần nhau nên không có sự khác biệt lớn trong vấn đề này. Với tôi và nhiều bạn bè của tôi, chúng tôi cam kết khi dịch bệnh qua đi, thói quen mới của mình sẽ là gần gũi hơn với gia đình mình.

Cẩn thận trong mỗi hành động với môi trường, yêu thương và đùm bọc nhau sẽ là những thói quen mới (mà cũ) và cần thiết với mỗi chúng ta.

Ryan Patey (người Canada) – Hồng Vân ghi Việt Nam sẽ tiếp tục hành động đúng

Việt Nam đã hành động đúng ngay từ đầu, tiến hành các biện pháp như cách ly tập trung tất cả những ai nhập cảnh, từng bước siết chặt hành động, cách ly xã hội…

Việt Nam cũng yêu cầu tất cả mọi người phải đeo khẩu trang, các dịch vụ ăn uống đóng cửa để kiểm soát sự lây truyền của virus từ trong gốc rễ. Và phần tuyệt vời nhất, Việt Nam kêu gọi mọi người đồng lòng tham gia “cuộc chiến” này.

Họ cũng không bỏ rơi một ai, thậm chí những người già và có bệnh nền vẫn được chăm sóc tốt và cứu sống. Khi nghĩ đến điều này, tôi đã rơi nước mắt.

Đây là ví dụ tốt nhất cho việc cả cộng đồng cùng hành động. Tôi nghĩ về những máy “ATM gạo”, nơi người ta giúp đỡ người nghèo, để không ai phải chịu cảnh đói khổ hay tuyệt vọng.

Đó là một điều rất tự hào mà Việt Nam đã làm trong cuộc khủng hoảng này, thậm chí dù tôi không phải là người Việt Nam, tôi vẫn tự hào về đất nước này bằng cả trái tim mình.

Tôi nghĩ sau đại dịch, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục làm những điều đúng đắn. Tôi được biết rằng chính quyền cũng đã nhắc đến “trạng thái bình thường mới” với ý thức rằng COVID-19 vẫn còn ở đâu đó.

Tôi nghĩ Việt Nam sẽ phát triển và xuất bản một bộ quy chuẩn dễ hiểu cho mọi người biết mình phải làm gì. Sẽ là điều tốt khi các cửa hàng và nhà hàng nhận thức được các nguyên tắc của “trạng thái bình thường mới” để không gây nguy hiểm cho khách hàng của mình.

HERBY NEUBACHER (người Đức) – NGỌC ĐÔNG ghi

Đừng sa thải tài xế xe đưa rước học sinh

Tôi có hai con đang học lớp 2 và lớp 6 tại một trường quốc tế Pháp ở Q.9, chúng tôi Chưa bao giờ tôi chứng kiến cảnh các con tôi và trẻ em toàn cầu “bỗng dưng thất học” dài đến thế. Những ngày này, gia đình tôi trao đổi với nhau nhiều nhất là về giáo dục.

Trong những ngày cách ly xã hội, trên các diễn đàn của phụ huynh có rất nhiều dòng thăm hỏi, sẻ chia ấm áp vào thời điểm không được ra đường này.

Trong đó có một câu chuyện mà chúng tôi hết sức cảm kích: có phụ huynh viết thư cho nhà trường đề nghị liên hệ với công ty dịch vụ xe đưa rước đừng sa thải tài xế, mà nên giữ họ để khi hết dịch họ sẽ vẫn đi làm lại vì học sinh đã quen thuộc và tin tưởng họ.

Ravel Eric (người Pháp, sống tại Q.3, TP.HCM) Việt Nam cần đầu tư sản xuất hàng nội địa

Sắp tới, tại Việt Nam, những ngày cách ly không còn nữa nhưng đại dịch kinh tế là điều sẽ đối mặt. Khi khó khăn mà đến với nhau bằng tình cảm sẻ chia thì tôi tin khó khăn sẽ nhanh lùi bước trước tình người.

Tôi là giảng viên tại một số trường đại học quốc tế ở Việt Nam. Tôi rất ấn tượng với cách phản ứng nhanh và quyết đoán của Chính phủ Việt Nam trong việc phòng chống dịch Covid-19.

Ở góc độ là giảng viên đại học, tôi có một góp ý nhỏ cho Việt Nam khôi phục kinh tế sau dịch. Cụ thể, kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguồn hàng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Trung Quốc và Mỹ.

Và cả hai nước này hiện nay vẫn đang đối mặt với những vấn đề của họ, trong đó Mỹ sẽ phải mất một thời gian lâu nữa mới hồi phục hoàn toàn để giao thương trở lại như trước.

Bên cạnh đó, thị trường nội địa của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phát triển nên nhu cầu tiêu thụ chưa đủ lớn để bù đi phần mất khi không xuất khẩu được hàng hóa.

Trong đó, thị trường du lịch nội địa có lẽ sẽ ít bị ảnh hưởng nhất sau khi toàn bộ lệnh cách ly được gỡ bỏ, một phần do cơ sở hạ tầng đã có sẵn, phần khác do khách quốc tế vẫn chưa thể thoải mái đến Việt Nam.

ROB LOCK (người New Zealand) – Hà My ghi

Từ trước đến nay, khách du lịch nội địa chỉ gấp 4-9 lần số khách quốc tế, trong khi tại các nước lân cận như Philippines và Indonesia số khách du lịch nội địa gấp 25-50 lần khách quốc tế.

Chính vì vậy tôi tin rằng đây nên là hướng phát triển của Việt Nam để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế.

‘ATM gạo’ – nhân bản yêu thương, lan tỏa tình người

TTO – Một tuần sau khi ra đời, ‘ATM gạo’ dành cho người nghèo, khó khăn do dịch COVID-19 ở chúng tôi đã tạo thành làn sóng mạnh mẽ, lan tỏa khắp cả nước. Những mô hình tương tự đã nhân bản ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên…