Top 3 # Yêu Là Gì Wiki Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Wiki Là Gì? Tìm Hiểu Wiki Là Gì?

1 – Wiki Là Gì?

một “Wiki” là có thể được hiểu là“trang web”, cho phép nhiều người dùng có thể tham gia viết bài, chỉnh sửa trên cùng một không gian làm việc. Wiki cung cấp các công cụ soạn thảo và chỉnh sửa cơ bản cho phép người dùng có thể thao tác trực tiếp trên web mà không yêu cầu các phần mềm riêng biệt đi kèm

Hiện nay wiki đã trở nên quen thuộc đối với người dùng Internet. Một trong những minh chứng rõ nhất cho sự phát triển nhanh chóng của wiki là trang web http://en.wikipedia.org. Tính đến thời điểm hiện tại, wikipedia đã có đến 3,395,019 bài viết với tổng số 21,328,336 trang tin cùng 12,943,804 người đăng ký sử dụng.

Bên cạnh wikipedia, các ứng dụng của wiki còn được sử dụng rất rộng rãi dưới nhiều hình thức khác nhau: wiki của các trường đại học, các công ty, tổ chức hay các cá nhân. Đây là minh họa về một trong những ứng dụng của wiki tại University of British Columbia: http://wiki.ubc.ca/Groupwork

Hình 1: Wiki là một trang web

1.1 –

1.2 – Tại sao wiki lại có được khả năng phát triển nhanh và ứng dụng rộng rãi như vậy?

Wiki là có thể được hiểu là một trang web, cho phép nhiều người dùng có thể tham gia viết bài, chỉnh sửa trên cùng một không gian làm việc.

Wiki cung cấp các công cụ soạn thảo và chỉnh sửa cơ bản cho phép người dùng có thể thao tác trực tiếp trên web mà không yêu cầu các phần mềm riêng biệt đi kèm.

Wiki cho phép quản lý người dùng với các chế độ truy cập và sử dụng khác nhau.

Wiki cho phép người dùng có thể giám sát được các thay đổi đối với các bài viết trên trang web thông qua việc hệ thống lưu trữ (histories).

Với những đặc tính cơ bản như vậy, wiki đã thực sự trở thành công cụ hữu ích cho việc trao đổi, chia sẻ tài liệu, làm việc nhóm.

Không phải ngẫu nhiên wiki lại được xuất hiện trong các hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS/CMS) và được cung cấp rất rộng rãi dưới hình thức miễn phí hoặc đi kèm dịch vụ trên Internet.

Hình 2: Sự phát triển của Wiki là gì?

1.3 – Khả năng ứng dụng của Wiki là gì?

Với mục tiêu giới thiệu về ứng dụng của wiki, trong bài viết này chúng ta sẽ cùng trao đổi về khả năng ứng dụng của wiki trong làm việc nhóm.Để có thể sử dụng được wiki, trước hết chúng ta cần có quyền truy cập và sử dụng một trang wiki. Bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này vì hiện đã có rất nhiều wiki được cung cấp miễn phí trên Internet. Bạn có thể dễ dàng đăng ký một tài khoản wiki tại wikispaces: http://www.wikispaces.com/

Hình 3: Khả năng ứng dụng của Wiki là gì?

Kết Luận: Hiện nay wiki đã trở nên quen thuộc đối với người dùng Internet. Một trong những minh chứng rõ nhất cho sự phát triển nhanh chóng của wiki là trang web http://en.wikipedia.org. Tính đến thời điểm hiện tại, wikipedia đã có đến 3,395,019 bài viết với tổng số 21,328,336 trang tin cùng 12,943,804 người đăng ký sử dụng.

Trống Định Âm – Là Gì Wiki

Template:Nhac cu kich phat Trong bộ gõ, Trống định âm là một nhạc cụ được sử dụng nhiều nhất trong các dàn nhạc hòa tấu. Trống định âm thường bằng đồng, có hình dáng một nửa quả cầu, mặt trống có căng da, đường kính mặt da trong khoảng từ 60 cm đến 80 cm. Mặt da càng lớn âm thanh càng trầm.

Đặc điểm

Định âm: Mỗi chiếc trống được chỉnh ở một cao độ nhất định.

Chỉnh độ căng:

Bằng vít chỉnh: phải điều chỉnh sẵn từ trước bằng cách vặn vít căng mặt trống, mặt da càng căng thì âm thanh càng cao.

Bằng bàn đạp: dậm bàn đạp chỉnh độ căng ngay trong khi đang trình tấu, âm thanh thay đổi lên hoặc xuống từng nửa cung.

Ghép bộ: từ 2 đến 4 chiếc trống được ghép lại thành từng bộ, sử dụng 1, 2, hoặc 3 bộ cho một tác phẩm, như vậy có thể lên đến 12 chiếc cho những tác phẩm phức tạp.

Vấn đề kỹ thuật

Nốt ghi: do âm thanh cố định, nốt có thể ghi được trên khuông nhạc khóa Fa.

Âm vực: chia thành ba loại:

Bộ trống lớn có âm vực như sau:

Bộ trống vừa có âm vực như sau:

Bộ trống nhỏ có âm vực như sau:

Ký hiệu trống: dòng nhạc viết cho từng chiếc trống phải được viết cung của trống bằng tiếng Đức ở đầu khuông nhạc (ví dụ: Gis, F, Es… nghĩa là trống Sol thăng, trống Fa, trống Mi giáng…)

Chuyển âm: dùng ký hiệu “muta in…” (đổi sang nốt cho trống…) để chuyển âm giữa bài nhạc.

Dùi trống: có hai đầu, đầu mềm dùng cho sắc thái khẽ (ppp), đầu cứng dùng cho sắc thái mạnh (fff).

Nốt lấy đà: có một lối quen dùng cho trống là đánh vài nốt phụ đi trước nốt chính gọi là nốt lấy đà (như trống quân hành sử dụng: ra, la, fla; nghĩa là 2, 3, 4 nốt lấy đà).

Giảm âm: ký hiệu coperti (tương đương với con sordino) để sử dụng miếng dạ giảm âm; ký hiệu aperti (tương đương với senza sordino) để thôi giảm âm.

Sử dụng trong dàn nhạc

Trống định âm đã có một thời kỳ được dùng làm bè trầm cho bộ kèn đồng, khi chưa xuất hiện kèn Tuba.

Khi kết hợp với đàn Đại Hồ cầm, trống định âm bồi bổ cho bè trầm để tạo những âm thanh kịch tính: tạo tiếng sấm, tạo nền đen đe dọa, tạo uy lực hành khúc, tạo tiết tấu nhộn nhịp trong vũ đạo…

Danh sách những tác phẩm viết cho timpani

Template:Thể loại Commons

Tham khảo

Template:Sơ khai

Thể loại:Nhạc cụ kích phát Thể loại:Trống Thể loại:Từ ngữ tiếng Ý

Cây Thân Gỗ – Là Gì Wiki

Template:1000 bài cơ bảnTemplate:Dablink

Cây là thực vật thân có thớ gỗ sống lâu năm. Người ta thường định nghĩa cây bao gồm một thân gỗ phát triển trên mặt đất, trên thân có nhiều nhánh cấp 2 và có ngọn hướng lên trên.[1] Chiều cao thấp nhất của cây trưởng thành, theo nhiều tác giả, thay đổi từ 3 m[2] đến 6 m;[3] và đường kính thân cây nhỏ nhất là 10 cm (chu vi 30 cm).[4] Các cây thân gỗ có thân không đạt được những yếu tố trên thì được gọi là cây bụi. So với hầu hết các thực vật khác, cây có đời sống dài hơn, một số cây có tuổi hơn 1000 năm và cao đến 115 m (379 ft).[5]

Cây là thành phần quan trọng trong cảnh quan tự nhiên do chúng có tác dụng chống xói mòn và bảo vệ hệ sinh thái trong và bên dưới tán của nó. Cây cũng có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra ôxy và giảm carbon dioxit trong khí quyển cũng như điều hòa nhiệt độ mặt đất. Cây cũng là nhân tố cơ bản trong thiết kế cảnh quan và nông nghiệp về mặt thẩm mỹ và mùa vụ (cây ăn quả như táo). Gỗ khai thác từ cây dùng làm vật liệu xây dựng cũng như là nguồn năng lượng sơ cấp ở các quốc gia đang phát triển. Năm 2005, có khoảng 400 triệu cây trên Trái Đất, bình quân khoảng 61 cây/người.[6]

Định nghĩa

Mặc dù “cây” là một thuật ngữ của cách nói thông thường, nhưng không có định nghĩa chính xác công nhận những loại gì thì được gọi là cây cả trong thực vật học và ngôn ngữ phổ thông.[7][8][9]

Trong nghĩa rộng, cây thân gỗ là bất cứ loài thực vật nào có thân dài, nâng đỡ bộ lá quang hợp hoặc có nhánh mọc trên thân cây.[10][11] Cây cũng được định nghĩa theo chiều cao,[12][13][14] với các cây nhỏ hơn được gộp vào nhóm cây bụi,[15] tuy nhiên, chiều cao tối thiểu được định nghĩa thay đổi trong khoảng rộng từ 10 m đến 0,5 m.[14] Theo các định nghĩa này, các loài thân thảo lớn như đu đủ và chuối cũng được gọi là cây, mặc dù không được coi là cây theo định nghĩa chặt chẽ hơn.[7][9][16][17][18][19]

Tiêu chuẩn khác thường được thêm vào đĩnh nghĩa về cây thân gỗ là chúng có thân bằng gỗ.[14][20][21] Theo định nghĩa này thì nó loại trừ các cây thân thảo như chuối và đu đủ. Các loài Monocot như tre và họ cau có thể được xem là cây thân gỗ theo định nghĩa này.[22] Mặc dù là thân thảo[23][24] và không trải qua quá trình phát triển thứ cấp và không bao giờ tạo ra gỗ,[25][26][26][27] cau và tre có thể tạo ra các thớ gỗ gỗ giả bằng các tế bào hóa gỗ được tạo ra thông quan quá trình phát triển ban đầu.

Bên cạnh những định nghĩa về cấu trúc, cây thân gỗ cũng thường được định nghĩa theo chức năng sử dụng. Cây thân gỗ có thể được định nghĩa là các loài thực vật có thể sản xuất ra gỗ.[9]

Lịch sử tiến hóa

Các loài sinh vật giống cây thời kỳ đầu tiên là dương xỉ một, cỏ đuôi ngựa và thạch tùng, chúng phát triển trong các khu rừng trong kỷ Cacbon. Cây đầu tiên có thể là Wattieza, hóa thạch này được tìm thấy ở tiểu bang New York năm 2007 có tuổi Devon giữa (khoảng 385 triệu năm trước). Trước khi phát hiện ra hóa thạch này, Archaeopteris từng được cho là cây thân gỗ sớm nhất.[28] Cả hai nhóm này được sinh sản bằng bào tử thay vì hạt và chúng được xem là có liên kết giữa dương xỉ và thực vật hạt trần đã tiến hóa trong kỷ Trias. Thực vật hạt trần bao gồm các loài cây lá kim, tuế, Gnetophyta và ginkgo (bạch quả) và chúng có thể đã xuất hiện như là kết quả của sự kiện gen trùng lặp toàn bộ đã diễn ra vào khoảng 319 triệu năm trước.[29] Ginkgophyta từng là một nhóm phân bố rộng rãi[30] trong đó chỉ có một loài còn sinh tồn Ginkgo biloba. Loài bạch quả này được xem là hóa thạch sống vì nó có hình dạng không thay đổi so với các mẫu hóa thạch được tìm thấy trong các trầm tích kỷ Trias.[31]

Trong suốt Đại Trung Sinh (245 đến 66 triệu năm trước) các loài cây lá kim đã phát triển mạnh mẽ và thích nghi dần trong nhiều môi trường sống chính trên cạn. Sau đó các dạng cây thân gỗ của thực vật có hoa đã tiến toán trong suốt kỷ Creta. Chúng bắt đầu thống trị các loài cây lá kim trong suốt phân đại Đệ Tam (66 đến 2 triệu năm trước) khi các khu rừng bao phủ toàn cầu. Khi khí hậu lạnh đi vào 1,5 triệu năm trước và kỷ băng hà đầu tiên trong 4 kỷ băng hà xuất hiện, các khu rừng thu hẹp lại diện tích khi băng mở rộng. Trong các kỳ gian băng, các loài cây tái chiếm lĩnh đất liền ngay sau bắt đầu thời kỳ băng hà tiếp theo.[32]

Sinh thái học

Cây là thành phần quan trọng của hệ sinh thái trên cạn,[33] cung cấp môi trường sống cần thiên cho các quần xã sinh vật. Thực vật biểu sinh như dương xỉ, một số loài rêu, liverworts, phong lan và một số loài thực vật ký sinh khác (như chùm gởi) sống treo trên các nhánh cây; các loài này cùng với địa y sống trên cây, tảo, và nắm cung cấp các vi sinh cảnh cho chúng và các loài sinh vật khác, bao gồm cả động vật. Lá, hoa và quả cũng xuất hiện theo mùa. Trên mặt đất dưới tác cây là bóng râm, và thường có những loài sống tán dưới, lá rụng, cành rơi, và gỗ phân đang phân hủy, những yếu tố này cũng tạo nên một sinh cảnh khác. Cây ổn định đất, làm chậm dòng chảy tràn, giúp chống sa mạc hóa, có vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu và giúp duy trì đa dạng sinh học và cân bằng hệ sinh thái.[34]

Nhiều loài cây hỗ trợ cho các loài động vật không xương sống đặc biệt của chúng. Trong các sinh cảnh tự nhiên, 284 loài côn trùng khác nhau được tìm thấy trên cây sồi Anh (Quercus robur) [35] và 306 loài động vật không xương sống trên cây sồi Tasmania (Eucalyptus obliqua).[36]

Hình ảnh

Tập tin:WisconsinScenery.jpg

Tập tin:Arbres.jpg

Tập tin:Neukom-Vivarium-2919.jpg

Tập tin:Leavessnipedale.jpg

Chú thích

Tham khảo

Pakenham, T. (2002). Remarkable Trees of the World. ISBN 0-297-84300-1

Pakenham, T. (1996). Meetings with Remarkable Trees. ISBN 0-297-83255-7

Tudge, C. (2005). The Secret Life of Trees. How They Live and Why They Matter. Allen Lane. London. ISBN 0-713-99698-6

Liên kết ngoài

Template:Wiktionarypar

Thể loại:Rừng

[[Thể loại:Hình tháithực vật Thể loại:Lâm nghiệp Thể loại:Bài cơ bản dài trung bình Thể loại:Thực vật Thể loại:Sinh thái rừng Thể loại:Hình thái học thực vật

Yêu Nước Là Yêu Gì?

Tình yêu nước bao giờ cũng là một khái niệm khó định nghĩa. Tại sao? Bởi “nước” và “yêu” cũng là một khái niệm khó định nghĩa. Yêu nước là yêu ai? Yêu những con người cùng nòi giống, cùng tiếng nói với mình? Yêu những người cùng mình sinh sống trên một mảnh đất nào đó? Hay là yêu một quốc gia mà từ nhỏ ta đã được dạy là phải yêu, phải hi sinh cho nó – yêu một thứ mà ta không được lựa chọn như một thứ định mệnh lớn áp đặt lên chính ta?

Năm cấp 2, giống như bao nhiêu học sinh khác, tôi phải làm một bài văn nghị luận về tình yêu nước. Bài văn nghị luận ấy đã mang cho tôi một điểm 10 môn Văn từ cô giáo khó tính nhất trường. Lúc ấy, tôi đã đinh ninh rằng tôi thật sự rất yêu nước, yêu đến mức có thể hiến dâng mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước – nơi mình đang sinh sống. Trong bài văn nghị luận thuở trẻ con ấy, tôi đã viết rằng yêu nước là yêu mảnh đất nơi mình sinh sống, yêu tiếng nói, yêu con người, yêu lịch sử hào hùng và vẻ vang; trong tình yêu ấy có cả sự tự hào dòng máu Việt Nam. Những lập luận ấy không có gì mới mẻ, mà có phần tự huyễn. Càng lớn lên, tình yêu nước mờ nhạt dần bởi vì hóa ra tình yêu đó được hình thành không phải vì tôi tự hào về nòi giống của mình mà chỉ tự hào về điểm 10 Văn ngày ấy. Cái cảm giác khi nói về một điều gì đó bất kể mình có thật lòng hay không, được người khác thừa nhận, mang lại một sự khoái cảm tinh thần nhiều đến mức tự thôi miên bản thân đồng nhất với điều đó.

Tình yêu nước mờ nhạt ấy cũng làm tôi nhớ đến nhiều mối tình trong quá khứ. Những anh chàng đã đi qua thời trẻ trung của tôi đều rất ngọt ngào và rất dễ dàng để thốt lên “Anh yêu em”. Và rồi tình yêu ấy cũng nhạt dần theo thời gian. Bất cứ tình yêu nào người ta dễ dàng phát biểu thì đều xen lẫn hoặc chút ít giả dối hoặc quá nhiều tự kỷ ám thị. Thời gian sẽ khiến những giả dối dần lộ diện và những ám thị hết hiệu lực, chúng ta sẽ dần tỉnh và nghĩ rằng tình yêu đích thực của mình là dành cho thứ khác. Cứ thế, cứ thế, ta rơi vào hết tình yêu này đến tình yêu khác: yêu người tình, yêu gia đình, yêu đất nước, yêu nhân loại, yêu trái đất, yêu vũ trụ… Sao mà người ta có thể dễ dàng nói ra lời yêu đến thế?! Có hàng ngàn, hàng vạn, vô cùng tận các cách thức để biểu hiện tình yêu, sao cứ phải phát thành lời chữ “yêu”? Chẳng phải vì một thói quen ngôn ngữ đã ăn mòn trong tâm trí ta đến mức ta không còn có thế biểu hiện theo một cách nào đó khác? Hay bởi vì ta chỉ là một cỗ máy lặp đi lặp lại những định dạng ngôn từ trừu tượng để tự thôi miên bản thân vào một kịch bản lâm li.

Tình yêu dành cho đất nước, cũng giống như mấy loại yêu khác, đòi hỏi nhiều điều hơn là sự phát biểu. Chúng ta không thể chọn được đất nước nơi mà ta sinh ra, và trong nhà trường hay trong xã hội, chúng ta được tuyên truyền về trách nhiệm của mình đối với đất nước như một thứ định mệnh mà ta bất khả cưỡng. Nhưng đất nước là gì? Tất cả dường như quá mờ ảo. Cái thứ tình yêu nước mờ ảo ấy giống như cô dâu thời phong kiến bước về nhà chồng mà còn chưa biết mặt chồng, cô ấy sẽ mã hóa sự cam chịu của mình bằng tình yêu chồng chứ khó có thể yêu anh ta thật lòng được. Khi không thể xác định được “đất nước” mình cần yêu là gì, người ta chỉ có thể tự thôi miên mình vào một thứ căn cước (Identity) để định danh bản thân, dùng lòng tự hào để tự trói buộc và hành xử theo lối “Ta về ta tắm ao ta/Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Bởi thế, tình yêu nước loại này mù quáng và tự đóng khung trong một mê cung chật hẹp của thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà mỗi khi chúng ta lạc trong đó, chúng ta sẽ không thể nào biến đất nước nơi ta đang sống thành một nơi tốt đẹp hơn được.

Tôi sẽ không định nghĩa tình yêu nước là gì, tôi không muốn xây thêm bất cứ bức tường ngôn ngữ nào để giam bản thân tôi và độc giả vào cái mê cung cũ kỹ ấy nữa. Tôi sẽ kể về một số cách người ta yêu nước, những cách không đơn thuần chỉ là phát biểu.

Hãy nhìn về lịch sử nước ta, triều đại Lý – Trần rực rỡ, một triều đại điển hình cho sự tự cường của quốc gia. Ông tổ của các vị vua Lý và vua Trần đều di cư từ Phúc Kiến (Trung Quốc) xuống miền Bắc Việt Nam; thế nhưng trong chính hai triều đại này, sự tự cường của quốc gia lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hết lần này đến lần khác, triều đình Lý – Trần ngăn chặn thành công những đợt xâm lược từ phương Bắc. Tại sao? Bời vì họ không bị lệ thuộc vào căn tính sâu xa từ thời tổ tông của mình. Họ gắn bó với mảnh đất mà họ đang sinh sống, từng ngày họ nỗ lực để xây dựng và cải thiện sao cho mảnh đất này tốt đẹp hơn. Họ yêu những thành quả mà họ đã tạo ra và cố hết sức để bảo vệ thành quả ấy. Họ là những người dám dũng cảm để khẳng định: “Nam quốc sơn hà nam đế cư” (Lý Thường Kiệt) bởi vì cái “Nam quốc” ấy có ghi dấu mồ hôi và xương máu của mỗi người trong số họ. Hoàng tộc Lý – Trần từ lâu đã vứt bỏ căn tính phương Bắc của mình để đại diện cho tinh thần Đại Việt, hợp tác với những người dân bản địa trên mảnh đất này, cùng đấu tranh và xây dựng. Tôi cho rằng, có nhiều người yêu đất nước này (dù là thuộc nòi giống khác hay nòi giống bản địa) bởi vì họ đã dày công để kiến tạo nên các giá trị tốt đẹp của đất nước. Hàng ngày, họ trăn trở vì những điều tệ hại vẫn còn đầy rẫy và không quản ngại mọi khó khăn, cản trở để chấm dứt sự tệ hại. Có thể đúc rút sự trăn trở ấy trong hai câu: “Tiên thiên hạ chi ưu chi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc chi lạc” (Nghĩa là “Lo trước cái lo của thiên hạ/ Vui sau cái vui của thiên hạ). Những người này, họ ít phát ngôn lắm, họ chỉ phát ngôn khi phát ngôn của họ thực sự có thể thay đổi tình trạng hiện tại; còn lại, họ sẽ âm thầm làm việc chẳng bận lòng đến công danh.

Tôi có quen một cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, hiện ông đang làm công việc gỡ bom mìn giải quyết hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ – Việt, ông cũng yêu Việt Nam lắm, yêu tới mức dành phần lớn thời gian ở nước ta và bất cứ người Việt nào cần giúp đỡ, ông đều không hề từ chối. Nhiều người cho rằng lòng tốt của ông với Việt Nam là do ông quá áy náy về tội lỗi của nước Mỹ nhưng chỉ khi trò chuyện và tiếp xúc, tôi mới thấy rằng tình yêu ấy không xuất phát từ mặc cảm. Ông chia sẻ rằng khi ở với người Việt Nam, ông thấy có sự kết nối về mặt tinh thần, gần gũi và thân tình. Mỗi khi ông ở Việt Nam, ông thấy như ở nhà. Tôi cho rằng cũng không ít người yêu nước vì cảm thấy sự kết nối với con người sống tại đó. Sự kết nối này rất khó để mô tả, chỉ có thể là cảm giác. Và cũng không thể khiên cưỡng, chỉ có thể xuất phát một cách tự nhiên do một nhịp đập vô thanh nào đó của trái tim. Trái tim có thể biến bất cứ một người thuộc bất kỳ nòi giống hay quốc tịch nào đó khác trở thành người Việt Nam giống như những người bản địa.

Hai cách yêu mà tôi vừa kể trên, một lý trí – một tình cảm, nhưng không tình yêu nào mù mờ trong hư ảo. Họ đều cố gắng để hiểu rõ đối tượng mà mình muốn yêu và họ muốn yêu một cách hiệu quả, yêu sao cho đất nước trở nên tốt đẹp hơn. Họ không yêu chỉ để mà yêu, chỉ để phát biểu. Họ không yêu nước để được một sự thừa nhận rằng họ là “nhà yêu nước”. Họ không biến tình yêu nước thành một thứ giải tỏa cho những mặc cảm tinh thần cuộn trào dưới vỏ bọc của chủ nghĩa dân tộc. Thật nực cười khi ai đó cả một đời chẳng hề đau đáu đến sự dựng xây đất nước thành một nơi tốt đẹp hơn lại hô to rằng “tôi yêu nước” trong một cơn kích động! Chẳng gì nực cười hơn khi người ta có thể nhân danh tình yêu nước để tàn phá và giết người (Chẳng phải lịch sử của thế kỷ 20 ở nước ta đã chìm đắm trong cơn mê muội ấy hay sao?)! Tình yêu nước trong vô thức trở thành một thứ cân bằng tâm lý tự nhiên cho các hành vi trái với lương tri, nó xoa dịu các vết đau do tội lỗi và cho những người vô thức ấy một cái huy hiệu được gọi là “nhà yêu nước”.

Việt Nam ta vốn dĩ không phải một quốc gia thống nhất mà là một quốc gia đa sắc tộc và văn hóa. Những lý luận sai lầm trong nghiên cứu văn hóa và dân tộc học đã dẫn đến tình trạng cố gắng xóa bỏ sự đa nguyên ấy để hướng tới một khối đại đoàn kết dân tộc giả tạm, dần dần, trói buộc người dân vào thứ chủ nghĩa dân tộc lệch lạc chứ không phải tình yêu nước. Bởi thế, người dân mất đi nhận thức rằng mọi sự lao động của mình đều đang để kiến tạo một quốc gia phồn thịnh và rồi họ không còn biết đâu là thành quả của mình nữa, lấy đâu động lực để giữ gìn và bảo vệ? Sự cực đoan của chủ nghĩa dân tộc che mờ con tim đến mức người với người chẳng thể kết nối hay cảm nhận thấy nhau, lấy gì để yêu nhau, để hỗ trợ nhau?

Vậy thì những người dường như có vẻ thờ ơ với đất nước thì sao? Họ không yêu nước ư? Hay họ tỉnh táo? Chỉ đơn giản vì họ không cảm thấy kết nối nào với những con người ngoài kia hoặc vì sự kiến tạo của họ đang hướng tới mục đích khác, và họ trung thực với điều ấy. Họ có đáng để lên án hay không nếu những hoạt động của họ không hề tổn hại đến đất nước nơi mà họ đang sống? Sự thờ ơ ấy có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Tệ hại thì là do lòng tham ích kỷ và lòng tham bao giờ cũng tàn phá mọi thứ mà nó chạm đến. Khá hơn một chút là do nghĩ rằng sức của mình chẳng thay đổi được gì. Xa hơn thế là do họ có mục đích khác để hướng tới mà mục đích ấy còn cao xa hơn các vấn đề đất nước và dân tộc, hơn những thứ tầm thường của cuộc sống. Thế thì, ai yêu nước cứ yêu nước, ai thờ ơ cứ thờ ơ. Yêu nước cũng được, thờ ơ cũng được chỉ cần đừng làm điều gì tệ hại trái với lương tri, miễn là lương tri còn ít nhiều tồn tại.