Top 7 # Yêu Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Yêu Nước Là Yêu Gì?

Tình yêu nước bao giờ cũng là một khái niệm khó định nghĩa. Tại sao? Bởi “nước” và “yêu” cũng là một khái niệm khó định nghĩa. Yêu nước là yêu ai? Yêu những con người cùng nòi giống, cùng tiếng nói với mình? Yêu những người cùng mình sinh sống trên một mảnh đất nào đó? Hay là yêu một quốc gia mà từ nhỏ ta đã được dạy là phải yêu, phải hi sinh cho nó – yêu một thứ mà ta không được lựa chọn như một thứ định mệnh lớn áp đặt lên chính ta?

Năm cấp 2, giống như bao nhiêu học sinh khác, tôi phải làm một bài văn nghị luận về tình yêu nước. Bài văn nghị luận ấy đã mang cho tôi một điểm 10 môn Văn từ cô giáo khó tính nhất trường. Lúc ấy, tôi đã đinh ninh rằng tôi thật sự rất yêu nước, yêu đến mức có thể hiến dâng mình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước – nơi mình đang sinh sống. Trong bài văn nghị luận thuở trẻ con ấy, tôi đã viết rằng yêu nước là yêu mảnh đất nơi mình sinh sống, yêu tiếng nói, yêu con người, yêu lịch sử hào hùng và vẻ vang; trong tình yêu ấy có cả sự tự hào dòng máu Việt Nam. Những lập luận ấy không có gì mới mẻ, mà có phần tự huyễn. Càng lớn lên, tình yêu nước mờ nhạt dần bởi vì hóa ra tình yêu đó được hình thành không phải vì tôi tự hào về nòi giống của mình mà chỉ tự hào về điểm 10 Văn ngày ấy. Cái cảm giác khi nói về một điều gì đó bất kể mình có thật lòng hay không, được người khác thừa nhận, mang lại một sự khoái cảm tinh thần nhiều đến mức tự thôi miên bản thân đồng nhất với điều đó.

Tình yêu nước mờ nhạt ấy cũng làm tôi nhớ đến nhiều mối tình trong quá khứ. Những anh chàng đã đi qua thời trẻ trung của tôi đều rất ngọt ngào và rất dễ dàng để thốt lên “Anh yêu em”. Và rồi tình yêu ấy cũng nhạt dần theo thời gian. Bất cứ tình yêu nào người ta dễ dàng phát biểu thì đều xen lẫn hoặc chút ít giả dối hoặc quá nhiều tự kỷ ám thị. Thời gian sẽ khiến những giả dối dần lộ diện và những ám thị hết hiệu lực, chúng ta sẽ dần tỉnh và nghĩ rằng tình yêu đích thực của mình là dành cho thứ khác. Cứ thế, cứ thế, ta rơi vào hết tình yêu này đến tình yêu khác: yêu người tình, yêu gia đình, yêu đất nước, yêu nhân loại, yêu trái đất, yêu vũ trụ… Sao mà người ta có thể dễ dàng nói ra lời yêu đến thế?! Có hàng ngàn, hàng vạn, vô cùng tận các cách thức để biểu hiện tình yêu, sao cứ phải phát thành lời chữ “yêu”? Chẳng phải vì một thói quen ngôn ngữ đã ăn mòn trong tâm trí ta đến mức ta không còn có thế biểu hiện theo một cách nào đó khác? Hay bởi vì ta chỉ là một cỗ máy lặp đi lặp lại những định dạng ngôn từ trừu tượng để tự thôi miên bản thân vào một kịch bản lâm li.

Tình yêu dành cho đất nước, cũng giống như mấy loại yêu khác, đòi hỏi nhiều điều hơn là sự phát biểu. Chúng ta không thể chọn được đất nước nơi mà ta sinh ra, và trong nhà trường hay trong xã hội, chúng ta được tuyên truyền về trách nhiệm của mình đối với đất nước như một thứ định mệnh mà ta bất khả cưỡng. Nhưng đất nước là gì? Tất cả dường như quá mờ ảo. Cái thứ tình yêu nước mờ ảo ấy giống như cô dâu thời phong kiến bước về nhà chồng mà còn chưa biết mặt chồng, cô ấy sẽ mã hóa sự cam chịu của mình bằng tình yêu chồng chứ khó có thể yêu anh ta thật lòng được. Khi không thể xác định được “đất nước” mình cần yêu là gì, người ta chỉ có thể tự thôi miên mình vào một thứ căn cước (Identity) để định danh bản thân, dùng lòng tự hào để tự trói buộc và hành xử theo lối “Ta về ta tắm ao ta/Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Bởi thế, tình yêu nước loại này mù quáng và tự đóng khung trong một mê cung chật hẹp của thứ chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà mỗi khi chúng ta lạc trong đó, chúng ta sẽ không thể nào biến đất nước nơi ta đang sống thành một nơi tốt đẹp hơn được.

Tôi sẽ không định nghĩa tình yêu nước là gì, tôi không muốn xây thêm bất cứ bức tường ngôn ngữ nào để giam bản thân tôi và độc giả vào cái mê cung cũ kỹ ấy nữa. Tôi sẽ kể về một số cách người ta yêu nước, những cách không đơn thuần chỉ là phát biểu.

Hãy nhìn về lịch sử nước ta, triều đại Lý – Trần rực rỡ, một triều đại điển hình cho sự tự cường của quốc gia. Ông tổ của các vị vua Lý và vua Trần đều di cư từ Phúc Kiến (Trung Quốc) xuống miền Bắc Việt Nam; thế nhưng trong chính hai triều đại này, sự tự cường của quốc gia lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hết lần này đến lần khác, triều đình Lý – Trần ngăn chặn thành công những đợt xâm lược từ phương Bắc. Tại sao? Bời vì họ không bị lệ thuộc vào căn tính sâu xa từ thời tổ tông của mình. Họ gắn bó với mảnh đất mà họ đang sinh sống, từng ngày họ nỗ lực để xây dựng và cải thiện sao cho mảnh đất này tốt đẹp hơn. Họ yêu những thành quả mà họ đã tạo ra và cố hết sức để bảo vệ thành quả ấy. Họ là những người dám dũng cảm để khẳng định: “Nam quốc sơn hà nam đế cư” (Lý Thường Kiệt) bởi vì cái “Nam quốc” ấy có ghi dấu mồ hôi và xương máu của mỗi người trong số họ. Hoàng tộc Lý – Trần từ lâu đã vứt bỏ căn tính phương Bắc của mình để đại diện cho tinh thần Đại Việt, hợp tác với những người dân bản địa trên mảnh đất này, cùng đấu tranh và xây dựng. Tôi cho rằng, có nhiều người yêu đất nước này (dù là thuộc nòi giống khác hay nòi giống bản địa) bởi vì họ đã dày công để kiến tạo nên các giá trị tốt đẹp của đất nước. Hàng ngày, họ trăn trở vì những điều tệ hại vẫn còn đầy rẫy và không quản ngại mọi khó khăn, cản trở để chấm dứt sự tệ hại. Có thể đúc rút sự trăn trở ấy trong hai câu: “Tiên thiên hạ chi ưu chi ưu/ Hậu thiên hạ chi lạc chi lạc” (Nghĩa là “Lo trước cái lo của thiên hạ/ Vui sau cái vui của thiên hạ). Những người này, họ ít phát ngôn lắm, họ chỉ phát ngôn khi phát ngôn của họ thực sự có thể thay đổi tình trạng hiện tại; còn lại, họ sẽ âm thầm làm việc chẳng bận lòng đến công danh.

Tôi có quen một cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam, hiện ông đang làm công việc gỡ bom mìn giải quyết hậu quả của cuộc chiến tranh Mỹ – Việt, ông cũng yêu Việt Nam lắm, yêu tới mức dành phần lớn thời gian ở nước ta và bất cứ người Việt nào cần giúp đỡ, ông đều không hề từ chối. Nhiều người cho rằng lòng tốt của ông với Việt Nam là do ông quá áy náy về tội lỗi của nước Mỹ nhưng chỉ khi trò chuyện và tiếp xúc, tôi mới thấy rằng tình yêu ấy không xuất phát từ mặc cảm. Ông chia sẻ rằng khi ở với người Việt Nam, ông thấy có sự kết nối về mặt tinh thần, gần gũi và thân tình. Mỗi khi ông ở Việt Nam, ông thấy như ở nhà. Tôi cho rằng cũng không ít người yêu nước vì cảm thấy sự kết nối với con người sống tại đó. Sự kết nối này rất khó để mô tả, chỉ có thể là cảm giác. Và cũng không thể khiên cưỡng, chỉ có thể xuất phát một cách tự nhiên do một nhịp đập vô thanh nào đó của trái tim. Trái tim có thể biến bất cứ một người thuộc bất kỳ nòi giống hay quốc tịch nào đó khác trở thành người Việt Nam giống như những người bản địa.

Hai cách yêu mà tôi vừa kể trên, một lý trí – một tình cảm, nhưng không tình yêu nào mù mờ trong hư ảo. Họ đều cố gắng để hiểu rõ đối tượng mà mình muốn yêu và họ muốn yêu một cách hiệu quả, yêu sao cho đất nước trở nên tốt đẹp hơn. Họ không yêu chỉ để mà yêu, chỉ để phát biểu. Họ không yêu nước để được một sự thừa nhận rằng họ là “nhà yêu nước”. Họ không biến tình yêu nước thành một thứ giải tỏa cho những mặc cảm tinh thần cuộn trào dưới vỏ bọc của chủ nghĩa dân tộc. Thật nực cười khi ai đó cả một đời chẳng hề đau đáu đến sự dựng xây đất nước thành một nơi tốt đẹp hơn lại hô to rằng “tôi yêu nước” trong một cơn kích động! Chẳng gì nực cười hơn khi người ta có thể nhân danh tình yêu nước để tàn phá và giết người (Chẳng phải lịch sử của thế kỷ 20 ở nước ta đã chìm đắm trong cơn mê muội ấy hay sao?)! Tình yêu nước trong vô thức trở thành một thứ cân bằng tâm lý tự nhiên cho các hành vi trái với lương tri, nó xoa dịu các vết đau do tội lỗi và cho những người vô thức ấy một cái huy hiệu được gọi là “nhà yêu nước”.

Việt Nam ta vốn dĩ không phải một quốc gia thống nhất mà là một quốc gia đa sắc tộc và văn hóa. Những lý luận sai lầm trong nghiên cứu văn hóa và dân tộc học đã dẫn đến tình trạng cố gắng xóa bỏ sự đa nguyên ấy để hướng tới một khối đại đoàn kết dân tộc giả tạm, dần dần, trói buộc người dân vào thứ chủ nghĩa dân tộc lệch lạc chứ không phải tình yêu nước. Bởi thế, người dân mất đi nhận thức rằng mọi sự lao động của mình đều đang để kiến tạo một quốc gia phồn thịnh và rồi họ không còn biết đâu là thành quả của mình nữa, lấy đâu động lực để giữ gìn và bảo vệ? Sự cực đoan của chủ nghĩa dân tộc che mờ con tim đến mức người với người chẳng thể kết nối hay cảm nhận thấy nhau, lấy gì để yêu nhau, để hỗ trợ nhau?

Vậy thì những người dường như có vẻ thờ ơ với đất nước thì sao? Họ không yêu nước ư? Hay họ tỉnh táo? Chỉ đơn giản vì họ không cảm thấy kết nối nào với những con người ngoài kia hoặc vì sự kiến tạo của họ đang hướng tới mục đích khác, và họ trung thực với điều ấy. Họ có đáng để lên án hay không nếu những hoạt động của họ không hề tổn hại đến đất nước nơi mà họ đang sống? Sự thờ ơ ấy có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Tệ hại thì là do lòng tham ích kỷ và lòng tham bao giờ cũng tàn phá mọi thứ mà nó chạm đến. Khá hơn một chút là do nghĩ rằng sức của mình chẳng thay đổi được gì. Xa hơn thế là do họ có mục đích khác để hướng tới mà mục đích ấy còn cao xa hơn các vấn đề đất nước và dân tộc, hơn những thứ tầm thường của cuộc sống. Thế thì, ai yêu nước cứ yêu nước, ai thờ ơ cứ thờ ơ. Yêu nước cũng được, thờ ơ cũng được chỉ cần đừng làm điều gì tệ hại trái với lương tri, miễn là lương tri còn ít nhiều tồn tại.

Tình Yêu Là Gì… Tình Yêu Là Gì Thế?

Có tình yêu buồn bã ngay từ lúc khởi đầu, có tình yêu chỉ buồn khi kết thúc. Và nhiều người không thể buộc tâm trí của mình thôi nhớ đến đoạn đau lòng đó. Nhưng ngay cả khi sự việc chắc chắn sẽ xảy ra như thế đi chăng nữa cũng không thể ngăn được người ta yêu nhau và cũng không có nghĩa là tình yêu thì luôn luôn buồn bã.

Có tình yêu sẽ kéo dài vĩnh viễn. Cho dù người ta có còn được bên nhau hay không.

Cũng có tình yêu chỉ ghé ngang và thì thầm điều gì đó vào tai ta rồi đi mãi. Nhưng ta cũng kịp nhận ra tiếng thì thầm và câu chuyện kia là ấm áp. Một lần nữa ta lại thương nhớ nó không nguôi.

Đừng bao giờ đóng kín mọi cánh cửa. Và cũng đừng bao giờ nghĩ rằng khi cuộc đời đóng những cánh cửa kia lại chứ không phải ta, thì cơn gió lạnh buốt của nỗi buồn không thể thổi xuyên qua.

Bởi vậy ta luôn cần một bàn tay siết chặt để giữ ta ấm áp và hy vọng. Để ta không phải giật mình khi thấy mình cô đơn như thế nào trên mặt đất. Có thể điều quan trọng là ta không phải cô đơn. Vì nếu ấm áp mà chỉ có một mình thì cũng chẳng để làm mẹ gì. Ta lạnh lẽo cha nó ngay từ đầu cho gọn gàng và đơn giản.

Có người nói tình yêu như là một khách lạ. Khi tình yêu gõ cửa, ta nên mạnh dạn mời nó vào nhà và cùng trò truyện. Cho đến khi người khách kia không còn muốn ở trong nhà của ta nữa và chỉ muốn ra đi. Không phải lúc nào ta cũng đủ dũng cảm để mời khách vào nhà, vì ta e ngại những tổn thương. Và cũng ko phải lúc nào ta cũng được mời vào nhà để trò truyện, có thể vì chủ nhà cũng e ngại tổn thương, hoặc vì ta đến quá trễ.

Tôi muốn tình yêu của tôi như là một người bạn chứ ko phải là người khách lạ. Có thể ko phải lúc nào tôi cũng vui vẻ tự nhiên được với bạn của mình, nhưng tôi thích giống như luôn có một kết nối, cho dù ko phải lúc nào cũng là bền chặt. Bởi vì tôi nghĩ thật buồn bã nếu một lúc nào đó trong đời, tôi không thể nào nắm lại bàn tay đã siết chặt mình, cho dù tôi có ước muốn điều đó nhiều như thế nào đi chăng nữa.

Tình yêu. Thường thì sẽ mang lại nhiều hạnh phúc, nhưng ta khó mà nhớ được niềm vui đó khi mà những tổn thương luôn sâu sắc và nhắc nhở. Tóm lại, không thể biết được điều gì sẽ chờ ta phía trước. Có thể là những ngày nắng đẹp, có thể mặt trời sẽ tắt mãi trong ta.

Tôi muốn nắm chặt một bàn tay. Tôi cũng muốn sống trong những ngày nắng đẹp. Vì cho dù thành phố này có đông đúc đến đâu đi chăng nữa. Ngoài kia cũng lạnh lẽo biết bao nhiêu

Tooctila – chúng tôi

Yêu Xa Là Gì?

Yêu xa, là trái tim em mong manh yếu đuối, mắt sẽ ướt khi bất chợt gặp hình dáng quen quen, nhang nhác của một người nào đó trên đường mà cứ ngỡ anh… rồi hụt hẫng – không phải.

Yêu xa là những lá thư chỉ kể chuyện: bên này nắng ấm, bên kia mưa rào. Bên này đang thu, bên kia tuyết phủ. Không dám nhắc đến những nhớ thương, sợ thương trào thành nước mắt…

… Là chờ đợi điện thoại mỗi tối đi học về.

… Là trông ngóng khi người ta gọi cho mình hơi muộn.

… Là giận dỗi khi tối đó người ta đi chơi với bạn bè và không nhắn tin cho mình.

… Là tắt máy để nghĩ rằng người ta có gọi cho mình nhưng mình không thèm nghe.

… Là rất muốn biết người ta có gọi khi mình tắt máy không.

… Là những lúc online

… Là buồn vu vơ mỗi khi trời se lạnh.

…Yêu xa là trông ngóng…

…Yêu xa là nhớ đến mỏi mòn…

… Yêu xa là những khoảnh khắc tủi thân và òa khóc vì cần một bờ vai nhưng không thấy…

… Yêu xa là những lúc thương nghẹn lòng mà không thể ở bên để sẻ chia chút ấm hơi…

… Yêu xa là những lá thư chỉ kể chuyện: bên này nắng ấm, bên kia mưa rào. Bên này đang thu, bên kia tuyết phủ. Không dám nhắc đến những nhớ thương, sợ thương trào thành nước mắt…

… Là thèm 1 buổi la cà ngày chủ nhật.

… Là nghĩ đến người ta khi thấy “cặp đôi” nhiều nhiều trên phố.

… Là một chút tự hỏi rằng ở nơi đó có cô bé nào hơi xinh xắn không.

… Là tự nhủ “mình đâu có cần hắn”.

… Là đau nhói một chút sau lời tự nhủ kia.

… Là đôi khi lo lắng “không biết sau này hai đứa sẽ thế nào?”.

… Là chờ đợi

… Là mong ước

… Là “một chút” bi quan

… Là “hai chút” lạc quan

… Là yêu một người ở xa…

Tình Yêu Là Gì? Định Nghĩa Khái Niệm Tình Yêu? Thế Nào Là Tình Yêu Đẹp?

Trong cuộc đời này, không ai không từng một lần trải qua giây phút ngọt ngào của tình yêu. Bởi nó là hương vị của cuộc sống, giúp con người vượt qua được khó khăn, có thêm ý chí kiên cường, đông lực để thúc đẩy con người phát triển Nhưng để hiểu thêm về tình yêu, các bạn hãy cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

I. Tình yêu là gì?

Tình yêu là một tập hợp phức tạp của cảm xúc, hành vi và niềm tin liên quan đến cảm giác mạnh mẽ của tình cảm, sự bảo vệ, sự ấm áp và tôn trọng đối phương. Tình yêu là một chủ đề ưa thích của các nhà triết học, nhà thơ, nhà văn và nhà khoa học ở nhiều thế hệ.

II. Thế nào là tình yêu đẹp?

Một cách để hiểu được lý do tại sao tình yêu lại quan trọng đến vậy, tại sao nó có thể được coi là gần với ý nghĩa của cuộc sống, là nhìn vào những thách thức của sự cô đơn. Nỗi đau của sự cô đơn là một khả năng không đáng ngại và phổ quát. Vô tình, sự cô đơn cho chúng ta những hiểu biết hùng hồn nhất về lý do tại sao tình yêu lại quan trọng đến vậy. Thật khó để biết hoàn toàn những gì ồn ào xung quanh tình yêu có thể xảy ra cho đến khi và trừ khi người ta có, ở đâu đó trên đường, đã trải qua một số khó khăn không mong muốn trong cuộc sống của họ.

Tình yêu là một khái niệm đã nghĩa và khó diễn đạt, nhưng để tạo nên một tình yêu đẹp thì cần những yêu tố dưới đây:

1. Tôn trọng lẫn nhau

Mỗi người có quyền tự do cá nhân “không tôn trọng nhau thì đó không phải là tình yêu, mà đó là sự chiếm hữu ích kỉ”. Tôn trọng thể hiện ở việc thấu hiểu cá tính riêng. Mà khi yêu nhau thì cá tính ấy sẽ bộc lộ một cách mạnh mẽ. Lẽ dĩ nhiên, khi yêu nhau, hai người phải biết điều chỉnh bản thân để có thể hòa hợp với thế giới riêng của mỗi người.

Yêu không phải là cứ phải ràng buộc và kiểm soát nhau bất cứ mọi nơi, bất cứ lúc nào. Quan trọng nhất vẫn là cách cư xử để đối phương dù đi đâu cũng thấy nửa kia của mình là xứng đáng với tình yêu này và hạnh phúc mới lâu bền được.

2. Tình yêu không vụ lợi

Tình yêu là sợi chỉ hồng se duyên đôi lứa. Nó có bền chặt hay không là tùy thuộc và cả hai. Tuy nhiên, cặp đôi yêu nhau nào cũng đều có ý tưởng riêng, có cách giữ tình yêu riêng và một trong những yếu tố quan trọng là tình yêu không toan tính thiệt hơn.

Tình yêu không vụ lợi là tình yêu xuất phát từ sựu chân thành, cảm nhận được tình cảm mà cả hai dành cho nhau, đặc biệt là khi ở bên nhau, trái tim họ như hòa cùng một nhịp đập. Bên cạnh đó tình yêu không vụ lợi không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội, luôn vì lợi ích của người kia mà cố gắng vun đắp.

Bạn không nên đòi hỏi đặc quyền khi yêu để mà bắt người yêu của mình phải thế này thế kia, phải có nhà lầu, xe hơi, làm chức to, ấy chỉ là rung động theo lí trí kiểm soát vì lợi ích trước mắt, những thứ xa hoa mà quên đi tình yêu thật sự.

3. Yêu là phải công khai

Công khai nhằm để cho mọi người biết và để cả hai có sự tôn trọng, tin tưởng nhau và cho đối phương cảm giác an toàn. Nhưng công khai chưa đủ mà còn phải đúng lúc đúng chỗ và phù hợp với luân thường đạo lí. Vì công khai là cảm nhận được rằng mọi người sẽ ủng hộ và tiếp tục phát triển tình cảm.

4. Sự chung thủy

Tình yêu không phải là chiếm hữu, người đó phải là của mình. Vì thế mà mọi mối quan hệ như bạn bè, xã giao dường như ép buộc người ấy và đôi khi là sự giận hờn, ghen vô cớ. Chung thủy là một trong những yếu tố tạo nên sự chung thủy.

Cần phải có sự trân trọng, nuôi dưỡng tình yêu ấy cũng giống như chăm sóc một cái cây, muốn cây phát triển tươi tốt, ra hóa kết trái phải chăm sóc chúng tưới tắm hằng ngày để duy trì sự sống.

5. Đồng cảm

Đồng cảm là sự giống nhau về mặt cảm xúc, rung động trái tim giữa hai người khác giới trong một hoàn cảnh nhất định nào đó. Có rất nhiều người cho rằng đồng cảm trong tình yêu chính là sự chân thật, hiểu mình và hiểu người. Từ đó, đồng cảm còn cần sự linh hoạt, chín chắn, biết suy nghĩ, phán đoán và đặt mình vào vị thế của người khác.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết và đừng quên để lại bình luận bên dưới để đóng góp ý kiến cho bài viết nhé.