Top 6 # Yêu Ngôn Hoặc Chúng Nghĩa Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Chúng Ta Vẫn Thường Nói, Em Yêu Dấu, Nhưng ‘Dấu’ Nghĩa Là Gì?

Từ thời xa xưa, ngôn ngữ Việt Nam đã rất đa dạng, phong phú. Nhất là những từ ngữ cổ bởi chúng có thể diễn tả sâu sắc nội tâm của con người, diễn tả chi tiết về sự vật, hiện tượng…. Cho đến ngày nay, chúng vẫn tồn tại nhưng lại thường bị mất nghĩa hoặc bị hiểu sai.

Dưới đây là một số từ cổ tưởng chừng vô nghĩa nhưng lại có ý nghĩa rất bất ngờ và thú vị.

Chúng ta vẫn thường nói, em yêu dấu, ‘yêu’ thì hiểu rồi, nhưng ‘dấu’ nghĩa là gì?

‘Dấu’ là một từ cổ, sách Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘dấu’ nghĩa là ‘yêu mến’. Từ điển Việt-Bồ-La của Alexandre de Rhodes (1651) cũng giải thích ‘dấu’ là một từ cổ để chỉ sự thương yêu. Ông cho ví dụ: Thuốc dấu là ‘bùa để làm cho yêu’.

Tục ngữ Việt Nam nói ‘Con vua vua dấu, con chúa chúa yêu’, còn Hồ Xuân Hương trong bài thơ Cái quạt giấy (bài hai) thì viết ‘Chúa dấu vua yêu một cái này’. Có thể thấy, ‘dấu’ và ‘yêu’ là hai từ có ý nghĩa tương đương, ngày xưa dùng hai từ độc lập, nhưng bây giờ ta có thể thấy từ ‘yêu’ vẫn còn được viết hay nói một mình, còn từ ‘dấu’ thì không ai dùng một mình nữa. Giờ đây, thay vì ‘anh yêu em’ mà nói ‘anh dấu em’ thì không khéo lại bị hỏi ‘anh giấu cái gì?’.

Trong từ ‘chợ búa’ thì ‘búa’ có nghĩa là gì?

‘Búa’ trong ‘chợ búa’ chắc chắn không liên quan đến cái búa để đốn cây rồi. Tuy còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ý kiến được xem là vững chắc nhất thì cho rằng ‘búa’ là âm xưa của chữ [铺], âm Hán Việt hiện đại là của chữ này là ‘phố’, nghĩa là cửa hàng, là nơi buôn bán. Chợ búa nói chung là nơi người ta tụ tập mua bán.

‘Búa’ trong tiếng Việt hiện đại đã dần mất nghĩa và không dùng độc lập, nhưng nếu nói nó vô nghĩa thì không đúng. Tiếng Việt có rất nhiều từ cổ bị mất nghĩa khi đứng một mình, nhưng chúng không vô nghĩa.

Người ta nói ‘gậy gộc’, ‘gậy’ thì hiểu rồi, còn ‘gộc’?

‘Gộc’ là từ mà hiện nay đã không còn nghĩa độc lập. Tiếng Hán, ‘gộc’ là chữ này [㭲]. Sách ‘Đại Nam quốc âm tự vị’ của Huỳnh Tịnh Của giảng: ‘Gộc’ là ‘cây củi có khúc đẩn(?) mà lớn’ và cho ví dụ ‘ông gộc’ là người già cả hơn hết hoặc làm lớn hơn hết trong một xứ. Cũng có tài liệu giảng ‘gộc’ là ‘đoạn gốc của cây tre, cây vầu’ hay có nghĩa là ‘to lớn’.

Theo đó, gậy gộc nghĩa là những cây gậy lớn, thường dùng để đánh nhau.

Mình hay nói ‘hỏi han’ nhau, ‘hỏi’ thì rõ nghĩa rồi, vậy ‘han’ có nghĩa không?

Tương tự như ‘gậy gộc’, ‘hỏi han’ không phải là từ láy mà là từ ghép đẳng lập, trong đó cả ‘hỏi’ và ‘han’ đều có nghĩa.

Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của giải thích: ‘han’ nghĩa là ‘hỏi tới’, ‘nói tới’. Theo đó, ‘hỏi han’ nghĩa là hỏi một việc gì đó, hỏi tới hay nói tới một việc nào đó.

Truyện Kiều của Nguyễn Du từng dùng ‘han’ như một từ độc lập, không dính đến từ ‘hỏi’, trong câu: ‘Trước xe lơi lả han chào / Vâng lời nàng mới bước vào tận nơi’ (Phần Kiều rơi vào tay Tú Bà và Mã Giám Sinh). ‘Han chào’ chính là chào hỏi.

Khi mình nói về một chuyện gì đó ‘to tát’ thì ‘tát’ có nghĩa là gì?

‘To tát’ không phải là từ láy mà là từ ghép, cả ‘to’ và ‘tát’ đều có nghĩa. Tuy nhiên, ‘tát’ ở đây là một minh chứng cho hiện tượng dùng sai nhiều thì thành đúng trong ngôn ngữ. ‘Tát’ đúng ra phải dùng là ‘tác’.

‘Tác’ nghĩa là lớn, ta thường gặp qua từ ‘tuổi tác’. Khi nói ‘tuổi tác’ thì đã mang nghĩa lớn tuổi, già rồi. Tuy nhiên, ngày nay mình hay nói ‘tuổi tác đã lớn’, cách nói này xét về nguồn gốc thì không đúng, bị lặp từ.

Do trong quá trình sử dụng đã có nhiều biến chuyển, nên ‘tuổi tác’ thường dùng để chỉ tuổi. Thậm chí tuổi còn nhỏ cũng dùng ‘tuổi tác’, ví dụ: ‘Tuổi tác còn nhỏ’, ‘tuổi tác mới có bây lớn’,…

Riêng từ ‘to tác’ để chỉ cái gì đó lớn thì đã dùng thành ‘to tát’. Tuy nhiên, để viết đúng chính tả tiếng Việt hiện đại thì mình vẫn cứ dùng ‘to tát’.

Có câu, ‘cần cù bù thông minh’, ‘cần cù’ là từ láy hay từ ghép? ‘Cù’ có nghĩa gì không?

‘Cần cù’ là từ ghép, cả ‘cần’ và ‘cù’ đều có nghĩa. Đây là từ gốc Hán, viết là 勤劬. ‘Cần’ là siêng năng chăm chỉ, ‘cù’ là khó nhọc, vất vả.

Chữ ‘cù’ này còn xuất hiện trong từ ‘cù lao’ (劬劳) chỉ công ơn cha mẹ (thường nói chín chữ cù lao). Truyện Kiều có câu: ‘Duyên hội ngộ, đức cù lao/Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn’. Không nên nhầm lẫn từ ‘cù lao’ này với từ ‘cù lao’ chỉ cồn đất/cát nổi lên giữa sông do phù sa bồi lắng.

– Bếp là nơi nấu ăn; – Núc là ‘đồ đắp bằng đất thường làm ra ba hòn, có thể bắc nồi nấu ăn’, cho nên có thể hiểu núc chính là ông Táo. (theo Huỳnh Tịnh Của, Đại Nam quốc âm tự vị)

‘Thêu thùa’ là từ ghép tổ hợp (hay ghép đẳng lập), trong đó cả thêu và thùa đều có nghĩa

– Thêu là dùng chỉ màu đính lên bề mặt vải làm ra hoa văn; – Thùa là kết chỉ thêm, làm cho đẹp thêm.

Về cơ bản thì thêu và thùa giống nhau, đều là hành động thêm hoa văn trang trí trên vải vóc cho đẹp. Nhưng thùa đôi khi còn có nghĩa là hành động mạng lại chỗ vải bị rách cho đẹp.

‘Vải vóc’ là một từ ghép với chữ ‘vóc’ cũng có nghĩa

– Vải là chỉ bông hoặc đồ dệt bằng chỉ bông; – Vóc là một xấp hàng lụa vừa đủ một quần là sáu thước may.

Ngày nay thì vải không nhất thiết là dệt bằng chỉ bông mà có thể dệt bằng nhiều chất liệu khác. Còn vóc thì ít khi thấy dùng một mình nữa, người ta thường lầm tưởng ‘vải vóc’ là từ láy.

Thích Là Gì? Yêu Là Gì? Thương Là Gì? Chúng Khác Nhau Không?

“Khi nào bạn chỉ cần nhìn thấy sự tồn tại của ai đó trong lòng bạn, trong tâm trí bạn cũng đủ khiến bạn thấy bình yên, bạn chỉ có thể mỉm cười nhìn theo bóng lưng của họ cũng thấy đã đủ thì chắc hẳn tình yêu thương bạn dành cho họ là rất nhiều. Bởi vì đó không còn là thích nhất thời nữa, tình yêu mãnh liệt mà là sự yêu thương của sự vị tha, hi sinh để người đó được hạnh phúc” – được chia sẻ từ một bản đã từng yêu, từng thương.

Nhiều lần bạn có bao giờ tự hỏi:” Thích là gì? Yêu là sao? Thương là như thế nào?“. Như vậy những định nghĩa đó có giống nhau không? Vì sao ông bà hồi xưa ta chỉ nói “Tôi thương ông/bà” mà không phải là “Tôi yêu ông/bà”? Và họ có phải đã sống với nhau tới khi đầu tóc bạc phơ và cùng nhau về bên kia thế giới. Còn chúng ta nói về sự yêu nhau, rồi bây giờ hãy nhìn lại, người đó có còn ở bên cạnh mình không? Vậy thì tình yêu và thương khác nhau như thế nào? Chắc chắn bằng sự trải nghiệm mỗi người sẽ có những khái niệm khác nhau . Với nhiều cá nhân, đó là những bước đệm tiến đến ngôi nhà tình yêu.Thích là gì? Thích là bước đầu của một sự phát triển tình yêu mới chớm nở. Mỗi người trong chúng ta hẳn ai cũng đã từng rung động trước một người nào đó, chỉ đơn giản là bạn có ngượng ngùng trước người đó hay không, đôi lúc họ làm tim mình loạn nhịp rồi đỏ mặt lên. Vì vậy, nếu họ không cùng cảm giác đó với chính bản thân mình thì cũng chỉ mang đến chút buồn buồn vậy thôi. Vài hôm sau ta lại vui vẻ trở lại, người đó vẫn như trước kia – một người bình thường cũng như bao người khác, và như chưa từng có chút rung động nào. Đây là cái nền nhà cần phải có để đặt nền móng cho ngôi nhà tình yêu mà ta đang xây.Yêu là gì? Yêu là bước dài nhất của một cuộc tình của bạn. Họ mang đến cho ta nhiều cung bậc cảm xúc mãnh liệt của cái được gọi là tình yêu: như nhớ da diết, cảm thấy hạnh phúc vui vẻ, được giận hờn cãi vả, đau buồn tuyệt vọng và được ghen tuông. Tất cả đều là những cảm xúc mà khi yêu ai đó cũng phải có cũng phải trải qua, nếu thiếu đi một thứ trong những thứ trên, hẳn là tình yêu bạn đang đó vẫn chưa trọn vẹn. Do đó, khi hai người đôi ngả rồi sau đó chia tay, thì những kỉ niệm đã được lưu lại ấy rất khó để xóa nhòa. Ta chỉ biết nhìn về quá khứ với bao kỉ niệm buồn, đau, phẫn nộ, hạnh phúc..và tiếc nuối. Quá trình ta đã trải qua không phải nói quên , thì có thể là có thể làm được, người với người mấy ai có được duyên nợ cùng nhau trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ của tuổi trẻ? Vậy nên, khi đã chia tay ta cần phải mất thêm vài tháng, vài năm sau nữa chúng ta mới có thể buông bỏ hết tất cả quá khứ để nhìn về tương lai – nơi có người mà cả đời ta luôn tìm kiếm.Thương là gì? Thương là bước cuối cùng trong 3 giai đoạn: Thích -> Yêu -> Thương của một tình yêu không thể nào quên. Có thể bạn vì một sai lầm nào đấy, ngoại hình hay khuyết điểm của người kia mà bạn chọn chia tay họ nhưng khi bạn đã thương người ta rồi, tất cả mọi thứ đều được có thể chấp nhận và cũng nhau từng bước cải thiện chúng. Bởi vì.. bạn đang muốn cùng họ hoàn thành một ngôi nhà bạn luôn mơ ước. Đây là cái trần nhà che đi mọi ánh nắng gắt, mưa giông bão của cuộc đời khắc nghiệt. Nếu chỉ là tình yêu, bạn chỉ có thể tồn tại ở đó một thời gian ngắn nào đó thôi vì không có sự tình thương để che chở mọi thứ. Do đó, nếu muốn bên cạnh ai đó cả cuộc đời này, hãy bình tâm mà nghĩ đến, bạn đã xây trần nhà đó chưa?

Một câu chuyện ngắn được chia sẻ từ một bạn “Gần như lúc nào cũng nhớ đến người đó rồi cười hạnh phúc hoặc là đau khổ rơi nước mắt, phải mất đến vài năm để quên rồi lại tiếp tục hành trình tìm bạn đời. Người mang lại cảm xúc đó chỉ đến trên đầu ngón tay. Tôi gọi đó là tình yêu. Cất họ vào một góc trong tim, đôi lúc tình cờ nhớ đến rồi lại mỉm cười tiếc nuối, không thể quên được và chỉ có một, hai người có thể làm được điều đó. Tôi gọi đó là thương”.

Khi nào bạn chỉ cần nhìn thấy sự tồn tại của ai đó cũng đủ khiến bạn cảm thấy bình yên, chỉ có thể mỉm cười và nhìn theo bóng lưng của họ cũng thấy đã đủ thì chắc hẳn yêu thương bạn dành cho họ là rất nhiều hơn những gì bạn có. Bởi vì đó không đơn giản chỉ là còn thích nhất thời, mà đó là yêu mãnh liệt , mà là thương của sự vị tha, hi sinh để người đó hạnh phúc trọn vẹn dù là bạn đang trống vắng về mọi thứ.

iWiKi đã giải đáp cho bạn về sự khác nhau Thích Là Gì, Yêu Là Gì , THương Là Gì. Và nếu bạn còn những định nghĩa nào chưa hiểu, bạn có thể bình luận phía dưới để mà iWiKi giải đáp giúp bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết hay khác cũng cùng chủ đề crush là gì . Bạn cũng có thể xem những câu nói hay về tình yêu như:

Nhiều lần bạn có bao giờ tự hỏi:”Thích là gì? Yêu là sao? Thương là như thế nào?“. Như vậy những định nghĩa đó có giống nhau không? Vì sao ông bà hồi xưa ta chỉ nói “Tôi thương ông/bà” mà không phải là “Tôi yêu ông/bà”? Và họ có phải đã sống với nhau tới khi đầu tóc bạc phơ và cùng nhau về bên kia thế giới. Còn chúng ta nói về sự yêu nhau, rồi bây giờ hãy nhìn lại, người đó có còn ở bên cạnh mình không? Vậy thì tình yêu và thương khác nhau như thế nào? Chắc chắn bằng sự trải nghiệm mỗi người sẽ có những khái niệm khác nhau . Với nhiều cá nhân, đó là những bước đệm tiến đến ngôi nhà tình yêu.Thích là gì? Thích là bước đầu của một sự phát triển tình yêu mới chớm nở. Mỗi người trong chúng ta hẳn ai cũng đã từng rung động trước một người nào đó, chỉ đơn giản là bạn có ngượng ngùng trước người đó hay không, đôi lúc họ làm tim mình loạn nhịp rồi đỏ mặt lên. Vì vậy, nếu họ không cùng cảm giác đó với chính bản thân mình thì cũng chỉ mang đến chút buồn buồn vậy thôi. Vài hôm sau ta lại vui vẻ trở lại, người đó vẫn như trước kia – một người bình thường cũng như bao người khác, và như chưa từng có chút rung động nào. Đây là cái nền nhà cần phải có để đặt nền móng cho ngôi nhà tình yêu mà ta đang xây.Yêu là gì? Yêu là bước dài nhất của một cuộc tình của bạn. Họ mang đến cho ta nhiều cung bậc cảm xúc mãnh liệt của cái được gọi là tình yêu: như nhớ da diết, cảm thấy hạnh phúc vui vẻ, được giận hờn cãi vả, đau buồn tuyệt vọng và được ghen tuông. Tất cả đều là những cảm xúc mà khi yêu ai đó cũng phải có cũng phải trải qua, nếu thiếu đi một thứ trong những thứ trên, hẳn là tình yêu bạn đang đó vẫn chưa trọn vẹn. Do đó, khi hai người đôi ngả rồi sau đó chia tay, thì những kỉ niệm đã được lưu lại ấy rất khó để xóa nhòa. Ta chỉ biết nhìn về quá khứ với bao kỉ niệm buồn, đau, phẫn nộ, hạnh phúc..và tiếc nuối. Quá trình ta đã trải qua không phải nói quên , thì có thể là có thể làm được, người với người mấy ai có được duyên nợ cùng nhau trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ của tuổi trẻ? Vậy nên, khi đã chia tay ta cần phải mất thêm vài tháng, vài năm sau nữa chúng ta mới có thể buông bỏ hết tất cả quá khứ để nhìn về tương lai – nơi có người mà cả đời ta luôn tìm kiếm.Thương là gì? Thương là bước cuối cùng trong 3 giai đoạn: Thích -> Yêu -> Thương của một tình yêu không thể nào quên. Có thể bạn vì một sai lầm nào đấy, ngoại hình hay khuyết điểm của người kia mà bạn chọn chia tay họ nhưng khi bạn đã thương người ta rồi, tất cả mọi thứ đều được có thể chấp nhận và cũng nhau từng bước cải thiện chúng. Bởi vì.. bạn đang muốn cùng họ hoàn thành một ngôi nhà bạn luôn mơ ước. Đây là cái trần nhà che đi mọi ánh nắng gắt, mưa giông bão của cuộc đời khắc nghiệt. Nếu chỉ là tình yêu, bạn chỉ có thể tồn tại ở đó một thời gian ngắn nào đó thôi vì không có sự tình thương để che chở mọi thứ. Do đó, nếu muốn bên cạnh ai đó cả cuộc đời này, hãy bình tâm mà nghĩ đến, bạn đã xây trần nhà đó chưa? nhì

Chúng Ta Nói Gì Về Tuổi 20 Yêu Dấu?

Bìa cuốn tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu.

Tuổi 20 là quãng thời gian đẹp nhất của mỗi người bởi khi đó, ta có trong tay tất cả mọi thứ: sức khỏe, thời gian và sự nhiệt huyết. Nhưng trái lại, đây là thời điểm ai cũng gặp phải những vấn đề khó khăn, vấp ngã lại chưa đủ kinh nghiệm để giải quyết.

Tuổi của những ngộ nhận

Nhớ về tuổi trẻ của mình, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cũng có tuổi thơ nhiều kỷ niệm ở nông thôn. Ông sống trong thời kỳ đất nước ta đang phải đối mặt với chiến tranh, cơm không đủ ăn, nghèo đói quanh năm. Ngày ấy, ước muốn duy nhất của ông là được làm việc để kiếm tiền tu sửa lại ngôi nhà cho đỡ dột.

Khi trưởng thành, ông nhận ra, tuổi trẻ mỗi người đều mắc phải những ngộ nhận. “Trước đây, khi đi dạy học, tôi cứ ngỡ mình là nhà giáo. Khi tham gia vẽ tranh cho Nhà xuất bản giáo dục, có lúc tôi nhận ra mình cũng chẳng phải họa sỹ. Đến khi viết văn, tôi cứ tưởng mình là nhà văn, nhưng rồi tôi ngộ ra không phải vậy”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp tâm sự.

Ông còn cho rằng, ngộ nhận đầu tiên của con người là về tình yêu. Trong hành trình sống, ai cũng sẽ bước qua cánh cửa tình. Từ những ngộ nhận ấy, người trẻ rất dễ mắc phải sai lầm. Đôi khi, những sai lầm đó không chỉ về tình mà có thể đến từ những vấn đề xã hội khác.

Ông viết Tuổi 20 yêu dấu chỉ trong vòng một tháng và nguyên mẫu nhân vật Khuê trong tiểu thuyết chính là con trai mình. Nhưng tác giả đã đặt ra một cái nhìn khác về tuổi trẻ. Không giống như những cuốn sách dạy về kỹ năng sống thường xây dựng những bạn trẻ thành công hoặc sẽ đứng lên sau thất bại.

Trong Tuổi 20 yêu dấu là một người trẻ thất bại và đầy lỗi lầm. Tác giả đã gửi gắm nhiều ý tưởng, những cái nhìn đầy bao dung đối với tuổi trẻ, cụ thể là tuổi trẻ thất bại. “Có lẽ, càng nhìn vào lỗi lầm, vào sự thất bại ấy, chúng ta mới xây dựng được một cuộc sống hài hòa và tốt đẹp hơn”, nhà phê bình Mai Anh Tuấn bày tỏ.

Sau một chặng đường dài chấp nhận sự thật, thay vì trách móc, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp thấy rằng, sai lầm của tuổi trẻ là điều dễ hiểu. Không thể phủ nhận rằng, tuổi trẻ thời đại ngày nay được sống đầy đủ, có nhiều điều kiện tốt nhưng cũng chịu nhiều tác động khác về xã hội. Không sai khi nói, thời đại công nghệ ngày một phát triển, hòa nhập vào nền công nghiệp 4.0, những tệ nạn xã hội cũng ngày một phức tạp hơn. Và tuổi trẻ có lúc lại chính là “mồi lửa” cho những tệ nạn đó bùng cháy.

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp (giữa) tại buổi tọa đàm.

Điều đáng nói, Nguyễn Huy Thiệp viết tiểu thuyết này không phải là để đổ lỗi cho những tác nhân của xã hội khiến cho những người trẻ tuổi lầm lỗi và thất bại. Với ông, lý do đơn giản là qua đó để hiểu hơn những người trẻ khi vấp ngã có lý do và tiếng nói của họ. Như nhân vật Khuê là chuỗi sai lầm tất yếu xảy ra trong tuổi trẻ – một người cô đơn và cô độc. Từ đó, khi ý thức được những sai lầm và bắt đầu thức tỉnh, đó là lúc người ta tìm lại được “bản lai diện mục” của mình.

… Và tuổi 20 thời hiện đại

Đứng trước câu hỏi: Tuổi trẻ thời 4.0 cần phải làm gì để không “tuột xích” như nhân vật Khuê? Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cho rằng, tuổi trẻ thời nay khó sống hơn thời tuổi trẻ của mình rất nhiều. Tuy nhiên, khi còn trẻ, bạn hãy cứ sống thật vui, hãy lắng nghe tiếng nói của trái tim và dùng tâm tưởng để hành động.

“Trong xã hội cũng vậy, cái thiện và cái ác luôn lẫn lộn và được hệ thống hóa. Nếu không đi theo hệ thống ấy rất có thể chính chúng ta sẽ bị tuột xích, mắc sai lầm, hoặc thất bại. Bởi vậy, nếu muốn vượt qua buộc chúng ta phải mạnh mẽ, phải có học vấn, sức khỏe, tiền bạc lẫn sự ảnh hưởng xã hội”, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp chia sẻ.

Với nhà văn, một trong những dấu hiệu của người có đạo đức là vui vẻ và cái gì đã qua hãy để qua đi. Tuổi trẻ đừng sợ khó khăn, đừng sợ sai lầm, hãy mạnh mẽ và nuôi dưỡng những khát vọng.

Được tiếp xúc với giới trẻ mỗi ngày, Tiến sỹ văn học Mai Anh Tuấn phần nào hiểu được cuộc sống cũng như những nguy cơ dẫn đến sự sa ngã của những người đang tuổi 20.

“Tuổi 20 là thời điểm ta đang có trong tay mọi thứ. Nhưng tuổi trẻ ấy không bao giờ là sự hoàn hảo tuyệt đối. Những lầm lỡ, thất bại trong bước đi đầu đời cần phải xem như sự tất yếu và đón nhận nó một cách trung thực”, Tiến sỹ Mai Anh Tuấn bày tỏ.

Khi ta thẳng thắn đối mặt với mọi vấn đề và tìm ra cách ứng xử, mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuổi 20 cũng giống như một sợi dây và sai lầm lại là những nút thắt. Để tháo gỡ nút thắt đó, không có cách nào khác bản thân những người trẻ phải tự mình giải quyết, vừa “sống chung với lũ” vừa tìm cách thoát ra.

Có lẽ, tuổi 20 của mỗi người đều mang một sắc màu riêng và cần có sự tự chủ khi sống giữa xã hội nhiều vấn đề bất cập. Xét về khía cạnh tích cực, việc đối mặt và tự giải quyết vấn đề sẽ giúp tuổi trẻ như được truyền thêm cảm hứng sống. Từ đó, họ sẽ cứng cáp và hoàn thiện hơn.

Nguyễn Huy Thiệp là “hiện tượng hiếm” của văn đàn Việt Nam với hơn 50 truyện ngắn, 10 vở kịch, 4 tiểu thuyết cùng nhiều tiểu luận, phê bình văn học gây chú ý. Các tác phẩm nổi tiếng của ông như: Tướng về Hưu, Những ngọn gió Hua Tát, Chảy đi sông ơi, Sang sông, Con gái thủy thần, Giăng lưới bắt chim, Tuổi 20 yêu dấu…Trong đó, Tuổi 20 yêu dấu được viết từ tháng 1/2003, đã được dịch và xuất bản từ năm 2005 ở Mỹ, sau đó là ở Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Canada.

Hướng kiều bào trẻ về lập nghiệp tại quê hương

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức gặp mặt Đoàn kiều bào trẻ thể hiện trân trọng và sự quan tâm với các …

Nhật Bản: Rực rỡ sắc màu Kimono trong lễ trưởng thành của các thiếu nữ

Hàng trăm nghìn thiếu nữ ở độ tuổi 20 trong trang phục truyền thống Kimono đã tham gia lễ trưởng thành, ngày lễ đánh dấu …

Triệu phú khởi nghiệp tuổi 20 từ ký túc xá sinh viên

Dyn là câu chuyện khởi nghiệp thành công tại Mỹ dưới sự dẫn dắt của nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Jeremy Hitchcock.

Ngôn Tình Nghĩa Là Gì? Tìm Hiểu Khái Niệm Ngôn Tình

Ngôn Tình nghĩa là gì? tìm hiểu khái niệm Ngôn Tình

Ngôn Tình nghĩa là gì? tìm hiểu khái niệm Ngôn Tình, tuyện thuyết ngôn tình, truyện ngôn tình…

Ngôn Tình nghĩa là gì?

Ngôn Tình là gì?

Ngôn Tình là thuật ngữ để chỉ ngôn ngữ tình yêu, có thể là một câu nói, một mẫu chuyện hay tiểu thuyết buồn vui về tình yêu đôi lứa. Ngôn Tình thường là những câu chuyện đẹp gây xúc động cho người đọc vì vậy hầu như chỉ có trong tiểu thuyết.

Một số thuật ngữ hay đi kèm với Ngôn Tình như:

Truyện Ngôn Tình

Tiểu thuyết Ngôn Tình: Truyện thuộc kiểu lãng mạn, kể về những sự kiện vui buồn trong tình yêu của nhân vật chính.

Tình Yêu Ngôn Tình

Một số câu nói hay trong Ngôn Tình

Nếu như cuộc sống của em rối loạn, đó là bởi anh không ở bên em

Có những tình yêu, lúc yêu thì rầm rầm rộ rộ, gắn bó keo sơn, nhưng đến lúc hạ màn, trong lòng chẳng lưu lại vết tích, cùng lắm trở thành câu chuyện cười của buổi trà dư tửu hậu. Có những tình yêu, lúc yêu hết sức nhẹ nhàng, tĩnh lặng như nước, nhưng sau khi chia tay sẽ trở thành nỗi đau không thể xóa nhòa, dù không chạm vào cũng nhói buốt trong lòng”. (Trích “Hôn nhân không tình yêu)

Được tất cả mà phải mất đi một vài thứ, cũng chẳng có gì đáng tiếc

Đánh mất anh, cũng mất luôn dũng khí đối mặt với cô đơn…

Chẳng phải em đã nói, dù chết em cũng phải nhìn thấy ta tắt thở trước mặt em sao? Chẳng phải em nói, ta có lỗi với em, em phải nhìn thấy ông trời trừng phạt ta thế nào sao? Em hận ta như thế, ta còn chưa chết, sao em lại chết trước ta?

Các bạn thấy Ngôn Tình là những lời hay ý đẹp, những thứ mà gần như chỉ có trong tưởng tượng hoặc cũng có ở ngoài đời thực nhưng rất hiếm. Ví dụ: có một chàng trai cầu hôn một cô gái bằng những hành động lãng mạn giữa đám đông thì được mọi người ban tặng cho danh hiệu “Ôi, tình yêu ngôn tình”.