Top 10 # Yêu Quê Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Cháu Trót Yêu Gã Nhà Quê

Anh ấy ăn nói rất lưu loát, chứ không nói hề ngọng như cháu vẫn nghĩ về người nhà quê

Bố mẹ cháu đều xuất thân từ nông thôn lên Hà Nội lập nghiệp. Tuy đã sống ở thủ đô khá lâu và gia đình cháu cũng thuộc vào loại có của ăn của để, nhưng cách suy nghĩ của bố mẹ cháu vẫn “nhà quê”. Chẳng hạn, bố mẹ cháu vẫn giữ ngôi nhà ông bà nội cháu để lại, thuê người trông nom và tháng nào cũng bắt anh em cháu phải về quê một lần (khoảng cách cả đi cả về gần 150km bác sĩ ạ). Theo kế hoạch thì đây sẽ là nơi bố mẹ cháu dưỡng già sau khi về nghỉ hưu và khi chúng cháu đã có công ăn việc làm đầy đủ. Về quê thì mệt mỏi, thiếu thốn đủ thứ nên chúng cháu chỉ thích về một ngày thôi, chứ hai ngày là chán. Bố mẹ cháu cố gắng để anh em cháu thấy yêu thích quê hương, nhưng thực sự là cháu thấy mệt mỏi mỗi khi về quê. Nhưng cháu thấy kinh khủng nhất là chuyện bố mẹ cháu chọn người yêu cho cháu. Lý do chọn người yêu cho con gái của bố mẹ cháu rất đơn giản: Ông bà, bố mẹ người ấy tốt; sức khỏe tốt, chăm chỉ làm ăn, học giỏi, không có điều tiếng gì với bà con làng xóm láng giềng…

Lúc còn bé thì không sao nhưng càng lớn thì cháu lại càng bị ám ảnh bởi vụ hứa hôn của bố mẹ cháu, nhất là cái người mà bố mẹ cháu nhắm cho cháu thi đỗ đại học năm ngoái, với điểm số rất cao. Bố mẹ cháu về tận quê đón con rể tương lai lên nhà ăn nghỉ một tuần để thi đại học cho tốt. Rồi bố mẹ cháu kết luận cháu phải để người ấy dạy kèm để thi đỗ đại học năm nay. Cháu uất ức vì không hiểu sao bố mẹ không tin mình mà lại đi tin vào cái người nhà quê ấy. Cháu phản ứng ra mặt và người ấy cũng hiểu được vấn đề nên rất ít khi đến nhà cháu (người ấy cứ đến nhà là cháu lại tót đi chơi với bạn bè). Cứ mỗi lần nghĩ đến người ấy là cháu lại thấy tự ái và động lực học tập của cháu cứ tăng lên vùn vụt. Và cháu đã thi đỗ đại học năm nay. Bố mẹ cháu giờ đã nhìn cháu khác hơn nhưng có vẻ vẫn hay so cháu với người ấy: Nào là điểm thi của người ấy cao hơn của cháu, người ấy cùng lúc thi đỗ 2 trường…

Mấu chốt của vấn đề là vào ngày sinh nhật của cô bạn cùng lớp với cháu (không phải là bạn thân) vào cuối tuần qua, người ấy xuất hiện và được giới thiệu là bạn trai của cô bạn gái. Cháu như chết lặng bác sĩ ạ! Cháu không dám hỏi tại sao cô bạn cháu lại quen người ấy. Cháu chưa bao nghe người ấy nói (và thực tế hôm đó người ấy không hề nói ngọng như cháu vẫn nghĩ). Cháu chưa bao giờ nhìn thẳng vào mặt người ấy (người ấy có khuôn mặt rất đàn ông và đôi mắt rất sáng). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy biết chơi thể thao (người ấy là đội trưởng bóng đá của khoa). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội (người ấy là đội trưởng đội tình nguyện)…

Mỗi lời kể của cô bạn cháu về người ấy cứ như một mũi kim đâm vào tim cháu. Cả tuần nay cháu cảm giác như người bị mất của bác sĩ ạ, mất một món đồ có giá trị lớn lắm. Chẳng nhẽ đây lại là bi kịch đến với cháu khi cháu chuẩn bị được nếm mùi cuộc sống sinh viên?

Cháu mong bác sĩ cho cháu một liều thuốc lúc này, càng sớm càng tốt bác sĩ ạ!

“Mất chân” với thực tế Thu Minh thân!

Trước hết xin chúc mừng cháu đã thi đỗ đại học, tôi biết đây là một bước ngoặt cuộc đời với nhiều bạn trẻ ở Việt Nam. Tôi sẽ cho cháu (với tư cách là tân sinh viên, người trí thức tương lai) không phải một mà là ba liều thuốc dưỡng sinh: Liều đầu tiên là học quan hệ giữa khách quan với chủ quan trong tâm lý cuộc sống; liều thứ hai là tôn trọng con người, nhất là những người ở xa, người ở thôn quê, người nhà quê; liều thứ ba là ý thức về cái dốt của mình để sống khiêm nhường, không phải cái gì mình cũng biết hết.

Trong lịch sử khoa học thế kỷ 20, các nhà khoa học nôm na phân biệt những gì khách quan với những gì chủ quan. Nhưng khi chúng ta đi vào chi tiết hơn thì khách quan và chủ quan như âm dương với nhau vì hai quan điểm này xuất phát từ trí con người. Ví dụ nói tình yêu là chủ quan, nhưng khách quan phải có chuẩn này hoặc chuẩn khác để biết những cớ và bàn cớ yêu thật sự là gì. Anh yêu tôi thì anh hôn tôi. Nhưng hôn thế nào, lúc nào, ở đâu, nói gì thì chỉ có hoàn cảnh và tình hình cụ thể như thế nào mới cho biết cái hôn có phải là thật tình hôn yêu. Nói cách khác, lấy cái chủ quan con người đánh giá những gì mình cho là khách quan, rồi phải thấy những gì khách quan là đều do tính chủ quan mình suy diễn và phân tách ra. Người khoa học phải biết “nghi vấn” tất cả những gì mà lúc ban đầu ta cho là khách quan hoặc chủ quan. Nhà triết học Descartes nói cái lô-gích lý trí (la rationnalité) phải trải qua cái sàn lược nghi vấn (le doute méthodique).

Chỉ như thế mình mới có thể nghĩ người ở quê không phải người nào cũng là người quê mùa cả. Trường hợp của cháu là gia đình đã cáo buộc các con “về” quê giữ nhà mà các con không có ý thức, cảm xúc rằng nhà này là nhà của gia đình, là của cải của ông bà để lại. Chắc ở đó không có truyền hình cáp, không có Internet, không có các trung tâm mua sắm…? Không thích về quê nên không thích người ở quê. Nói cách khác, nhà ai nấy lo, chuyện ai nấy làm. Thế thì càng thêm không chấp nhận bố mẹ “lo” đến tương lai học vấn và tình cảm của mình, nghĩ là ông bà không tin tưởng nơi con đúng mức. Thế thì ta chỉ cần bố mẹ giữ vị trí cung cấp kinh phí – làm kho bạc thôi. Bố mẹ mình vốn từ thôn quê ra thành phố, nhưng vẫn là… người nhà quê đấy.

Liều thuốc chót là thuốc ngừa “mất chân” với thực tế mà chỉ xem biết bề ngoài, thấy hình tượng mà tưởng như hình thật. Về ngôn ngữ học, khi con người kết một danh từ vào một thực trạng thì thực trạng ấy phải tuân theo ý nghĩa và nội dung của danh từ ấy (thuật ngữ khoa học là énon-cé performatif): Anh ấy là “nông dân” thì không thể nào chúng ta có thể tin tưởng anh ấy là người có danh tài… vì không nông dân nào có tài. Thân

Bùi Thị Hạnh @ 12:51 17/09/2012 Số lượt xem: 355

Nghị Luận Về Tình Yêu Quê Hương

Nghị luận về tình yêu quê hương

“Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều”

Ai sinh ra cũng có những người thân yêu gọi là cha, là mẹ là ông bà rồi anh em, bạn bè…Ai cũng có một nơi để lớn lên, một nơi để chập chững những bước đầu tiên, một nơi để đến trường…và nơi ấy để lại nỗi nhớ cho chúng ta mỗi lúc đi xa. Yêu quê hương cũng giống như tình yêu bạn dành cho những người thân thuộc của mình. Vậy tình yêu ấy như thế nào và biểu hiện ra sao?

Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu tổ quốc, đấy là tình cảm thiên liêng, cao đẹp làm nên nhân cách của một con người, đấy cũng là truyền thống quý báu của dân tộc ta hàng nghìn năm qua. Khi mỗi chúng ta biết yêu quê hương của mình và cụ thể hóa bằng những hành động, việc làm cụ thể là chúng ta đã làm một việc ý nghĩa kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Biểu hiện của tình yêu quê hương khá phong phú. Mỗi con người có mỗi tính cách khác nhau thì tình yêu ở họ cũng không giống nhau. Có người yêu quê hương là ở ngay trên quê hương để làm việc, học tập. Có người lại tạm xa quê để mưu sinh nhưng vẫn thao thức khi mong muốn ngày về. Anh họa sĩ yêu quê hương mình sẽ vẽ lên những bức tranh đẹp về sông núi, con người, cánh đồng, lũ trẻ…Nhà thơ yêu quê hương viết những vần thơ ca ngợi quê mình. Anh kĩ sư yêu quê sẽ xây dựng những công trình mới cho quê hương thêm giàu đẹp. Bác nông dân yêu quê hương chăm chỉ hằng ngày bên ruộng nương đem đến cho bà con hạt gạo thơm nồng…

Không chỉ thế, đôi khi yêu quê hương chỉ bắt nguồn từ những hành động nhỏ như các em học sinh nhặt rác trên đường, một người hảo tâm vận động bà con bắc chiếc cầu nhỏ qua sông để người dân qua lại dễ dàng hơn. Tôi có nghe câu chuyện về một cụ già đã không còn sức khỏe để làm đồng ruộng. Thấy đoạn đường phía trước nhà chỉ toàn là đất, trời mưa bùn lầy, xe cộ qua lại khó khăn, cụ ngày ngày nhặt từng hòn đá xếp cẩn thận trên mặt đường, để rồi cả tháng trời đoạn đường ấy cũng được lát bằng đá sạch sẽ. Việc làm ấy tuy nhỏ nhưng nó cũng là biểu hiện của tình yêu quê hương, yêu nơi mình sinh sống.

Tình yêu quê hương không còn là những khái niệm trừu tượng, chung chung. Một khi chúng ta yêu từng mái nhà quen thuộc, yêu dòng sông xanh chảy qua trước nhà, yêu bụi chuối sau hè, yêu từng con đường ngoằn ngoèo đến trường, yêu cả đứa bạn hay trêu đùa, gây chuyện…là chúng ta yêu làng xóm, quê hương mình. Tất cả những gì thuộc về làng xóm, quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên đều đáng để chúng ta yêu quý, nhớ nhung và mong ngóng.

Ngày nay, khi xã hội phát triển, đất nước đổi mới, tình yêu gắn liền quê hương đất nước cũng phải phù hợp với cuộc sống mới. Trong bối cảnh hội nhập, yêu quê hương chính là yêu tiếng mẹ đẻ của mình, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của dân tộc trước những cơn sóng ngoại ập đến. Yêu quê hương không nhất thiết ở lại quê hương, những kiều bào Việt Nam ra nước ngoài vẫn hướng về dân tộc, đem tiếng nói, tình yêu của mình dạy cho con cháu, đem văn hóa của mình truyền bá ra ngoài thế giới.

Thế nhưng vẫn có những người sống chỉ biết bản thân, chỉ vụ lợi và vì lợi ích trước mắt mà bán rẻ sản vật của quê hương. Họ phá rừng, bắt sản vật, họ đánh bắt cá trái phép. Họ xả nước thải bẩn vào dòng sống quê mình, họ đầu độc con người bằng trái cây chín vì thuốc, gạo giả, trứng giả, thịt giả, rau đầy hóa chất…Họ bán rẻ lương tâm cho những kẻ độc ác, bắt những đứa trẻ ngây thơ trên đất nước này đem bán đi để chúng mãi mãi xa gia đình, quê hương sống cực khổ hay là bán mạng nơi xứ người…

Hành động của họ đáng lên án, đáng trừng trị.

Trên Câu 4 Tình Yêu Quê H Hương Tro…

Ai ai trong đời sống này cũng đều có một quê hương. Quê hương chính là nơi sinh ra và lớn lên, hay là nơi mà ta đã được gắn bó sâu nặng, nơi đó gắn với những kỷ niệm của tuổi thơ như rất đỗi chân thành và mộc mạc biết bao nhiêu. Và cho dù đi đến một nơi phồn hoa đẹp đẽ hơn thì ta cũng không nguôi nhớ về quê hương xưa cũ của ta.    Chắc hẳn ai ai cũng đã tự hỏi rằng tình yêu quê hương là gì? Và ta có thể thấy được tình yêu quê hương đó chính là tình gắn gắn bó, nhưng đồng thời cũng là rất yêu mến, vun đắp, và đó cũng chính là sự dựng xây quê hương ngày càng giàu mạnh. Có thể đó là sự đóng góp một phần sức lực của mình cho công cuộc dựng xây quê hương. Tình yêu quê hương không phải là tình cảm trừu tượng, nó được biểu hiện rất cụ thể và rõ nét. Đó có thể cũng chính là dạng tình cảm đã được cụ thể hóa bằng hành động.     Quê hương được biết đến chính là cái nôi đầu tiên đón nhận tiếng khóc chào đời, đó cũng chính là những bước đi chập chững, nó dường như cũng đã gắn với kí ức tuổi thơ không thể nào quê. Đó cũng chính là nơi mà cuối cùng ai cũng muốn trở về và gắn bó bởi thứ tình cảm như rất đỗi sâu đậm.     Ta có thể thấy được chính tình yêu quê hương luôn gắn liền với yêu gia đình, làng xóm, luôn luôn như đã mong ngóng về quê hương dù ở nơi xa xôi. Ta dường như cũng sẽ thấy được mỗi con người sau khi lớn lên, trưởng thành, và hộ như cũng đã vươn mình đến những vùng đất mới nhưng tấm lòng luôn hướng về nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Những biểu hiện của tình yêu quê hương ta có thể nói được là thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Nó còn chính là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, như cũng thật mong chờ biết bao. Đặc biệt hơn đó là khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, và đồng thời cũng là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó không thể nào khác được đó chính là những tình cảm xuất phát từ tim.     Ta cũng như đã thấy được chính tình yêu quê hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, nó như là tình yêu với làng xóm hay đó cũng chính là tình yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, đôi khi đó cũng chính là tình yêu với gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết, ta có thể nhận thấy được đó cũng chính là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm đang lo toan cuộc sống mưu sinh.     Quê hương dường như cũng đã gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về quê hương của mình. Có thể thấy được rằng khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay dường như cũng đã được đẩy mạnh. Thực tế cũng đã cho thấy được chính tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, và trong họ cũng xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, hay là những công việc làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Tất cả điều đó dường như đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm. Chúng ta có thể thấy được chính tình yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương. Và đó cũng còn chính là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy được biết là một trách nhiệm không của riêng ai mà của tất cả mọi người.     Tuy nhiên, nếu như hiện nay vẫn có những người quên đi cội nguồn, quên đi quê hương. Họ dường như cũng đã đi xa lập nghiệp và chính họ dường như cũng đã quên mất tiếng quê. Có nhiều người khi trở về quê hương mang theo thứ ngôn ngữ được xem là “lạ” để nói chuyện với người dân quê. Qủa thực rằng chính những điều này thật đáng buồn. Đúng như người ta bảo “Chém cha không bằng pha tiếng”. Có lẽ vậy mà chính bản thân họ đã đánh mất đi tình yêu đáng trân trọng và thiêng liêng ấy.     Thật vậy! Dường như mỗi người đều có một quê hương để nhớ, để tìm về tìm về nơi yên bình cho chính chúng ta. Ở mỗi một lứa tuổi thì tình yêu quê hương như cũng được thể hiện khác. Còn các bạn trẻ thì hãy học tập tốt, nghe lời cha mẹ giúp đỡ những người xung quanh cũng là một điều thể hiện lòng yêu nước.

Quê Hương Là Gì, Ở Đâu

Nguyên Thạch (Danlambao) – Tôi không xem 800 báo đài trong hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền cộng sản là Quê hương, mặc dù thỉnh thoảng tôi có một ít bài viết nhẹ nhàng cố tránh đụng chạm và phê phán cái cơ chế hiện hành nhưng bọn nô bút đại diện cho Ban tuyên giáo công sản vẫn không cho đăng. Có lẽ khi đọc những bài viết ấy, họ đã thấy được nhiều ẩn dụ của thứ ngôn từ mà họ cho là phản động hay sặc mùi phản động?.

*

Quê hương là gì, ở đâu? Hẳn rất nhiều định nghĩa tùy theo ký ức, cảm nhận riêng của mỗi người. Có người định nghĩa Quê hương là nơi chôn nhao cắt rún, là con đường làng bến nước cây đa, mái tranh nghèo có lũy tre xanh bên dòng sông êm ả, Quê hương là nơi tuổi thơ đánh đáo chơi bi…

Người ở lại thì cho Quê hương là chùm khế ngọt, nơi chia đắng sẻ bùi, là nơi để đặt niềm tin và hy vọng. Người ra đi thì cho rằng Quê hương là nơi đã chôn vùi kỷ niệm của một thời đã qua và giờ đây với bao tiếc nuối nhớ nhung…

Quê hương ở đâu? Với người trong nước thì mơ hồ rằng không biết Quê hương mình hiện giờ đang ở đâu? Với ĐCSVN thì cho rằng Quê hương mình là ở bên kia biên giới thuộc phương Bắc cho nên bằng mọi giá phải nghe theo lời dạy của đại thi hào bưng bô Tố Hữu tiên sinh:

Bên nay biên giới là nhà

Bên kia biên giới cũng là quê hương.

Hoặc:

Bên kia biên giới là tình

Bên nay biên giới cũng mình với ta.

Còn với người Việt ở hải ngoại thì Quê hương chỉ còn ở trong tâm khảm, trong quả tim với bao nỗi niềm đau đáu về một nơi đã thuộc quyền cai trị của bọn Thái thú tôi tớ cho ông chủ Chệt cộng.

Với tôi, Quê hương là tất cả quá khứ cùng hiện tại, với bao êm ái và với cả nhức nhối đau thương, với chuỗi kỷ niệm êm đềm lẫn bao trăn trở cho một đất nước có hơn 100 triệu dân đang quằn quại đau thương dưới ách tròng Việt cộng và Tàu cộng.

Hiện tại gần gũi nhất mà tôi cảm nhận Quê hương của tôi giờ đây là thôn Dân Làm Báo, nơi mà tôi có thể viết lên tâm tư, có thể nói lên những điều mà tôi suy nghĩ, để rồi cùng bạn hữu và quí còm sĩ trò chuyện dường như mỗi ngày. Không biết có bạn đọc, còm sĩ nào có cùng cảm nghĩ như tôi?. Nơi mà tôi và bạn cùng các tác giả có các bài viết mang đầy tâm nguyện, chứa đầy kiến thức, kinh nghiệm cùng những nhận định rất chính xác bởi được dựa trên nhiều dữ liệu đáng tin cậy của lịch sử, của thời cuộc để đem thông tin đến cho toàn dân hầu nâng cao thêm trình độ DÂN TRÍ, thứ mà bất cứ cuộc cách mạng nào cũng phải cần đến.

Tôi không xem 800 báo đài trong hệ thống tuyên truyền của nhà cầm quyền cộng sản là Quê hương, mặc dù thỉnh thoảng tôi có một ít bài viết nhẹ nhàng cố tránh đụng chạm và phê phán cái cơ chế hiện hành nhưng bọn nô bút đại diện cho Ban tuyên giáo công sản vẫn không cho đăng. Có lẽ khi đọc những bài viết ấy, họ đã thấy được nhiều ẩn dụ của thứ ngôn từ mà họ cho là phản động hay sặc mùi phản động?.

Chân lý có thể đúng ở bên này Thái Bình Dương nhưng sai ở bên kia mà Triết gia Thiên chúa giáo Pháp thế kỷ XVII Pascal có viết một câu trở thành tục ngữ: “Chân lý bên này rặng núi Pyrenees là sai lầm ở phía bên kia”. Tất nhiên những người cộng sản phải bảo vệ những gì mà họ cho là của họ và cho đó là đúng, bất luận ý kiến của số đông cho rằng những điều họ tin, những điều họ đã và đang làm là những gì đi ngược lại với trào lưu Dân Chủ, phản lại với ý nguyện của toàn dân. Nhưng chân lý bao giờ cũng là chân lý. Sự thật bao giờ cũng là sự thật mà tôi tin chắc rằng một ngày nào đó bọn họ (cộng sản) phải trả lại sự thật cùng chân lý cho người dân khi toàn dân đồng lòng vùng dậy giải trừ họ.

Một ngày nào đó có thể (xin nhấn mạnh là có thể) ĐCSVN sẽ vì rất tức tối vì các trang mạng Lề Dân đã làm bỉ mặt họ, đã trưng bày quá nhiều bằng chứng hùng hồn có thật không thể chối cãi, đã vạch trần những gì mà đối với họ đáng ra phải được giấu kín như những chuyện thuộc “thâm cung bí sử”, tức theo cộng sản là phải được tuyệt đối giữ bí mật thì họ sẽ bất chấp tấn công hoặc cho đánh sập các trang mạng đã gây cho ĐCS những thiệt hại to lớn này, tỉ dụ như Dân Làm Báo. Mất Dân Làm Báo, với tôi phần nào cũng còn đồng nghĩa với sự mất Quê hương. Điều này, có thể bạn sẽ cho rằng sao tôi đơn giản thế? Vâng, có lẽ bạn đúng mà cũng có thể bạn sai vì bạn đã có tầm nhìn chưa đầy đủ về những trang mạng “Lề Dân”, cái lề mà toàn đảng CSVN phải sợ, phải lo đối phó mà bằng chứng hùng hồn nhất là chúng cố dồn nhiều nỗ lực để ngăn cấm, như họ đã làm trong thời gian qua.

Tiền bạc và danh vọng đã khiến một số người trở nên BẤT CHÍNH! Dọc theo bọn người bất chính ấy, phần đông là đám đảng viên có quyền có chức mà cụ thể là BCT – TWĐ (Bộ Cá Tra), chúng đã hoàn toàn đánh mất lương tâm, trách nhiệm của những đứa con thuộc dòng giống Việt Nam, phản bội lại cha ông, quay lưng lại với dân tộc để bán đứng Quê hương cho giặc ngoại bang Tàu cộng qua hành vi ngầm ký kết “Mật Nghị Thành Đô 1990” tại Tứ Xuyên Trung cộng cũng như vâng lịnh 16 chữ vàng khè và 4 Tốt do bọn bành trướng Trung cộng ép buộc Nguyễn Phú Trọng phải quì lạy tuân thủ.

Ngày mai bọn bành trướng ngông cuồng Trung cộng sẽ đánh sập và thôn tính toàn bộ Biển Đảo đất nước Việt Nam thì đó là ngày mà tôi cùng tất cả các bạn sẽ mất đi một Quê hương rộng nghĩa hơn, bao quát hơn. Ngày tang thương đau buồn cho cả một dân tộc ấy có đến hay không là do chúng ta có cố gắng đấu tranh hay thờ ơ vô cảm.

9/10/2017