Top 12 # Yêu Sách Nghĩa Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Bàn Về Đọc Sách: Thực Chất Sách Là Gì? Yêu Sách Như Thế Nào Mới Đúng?

Những nhìn nhận của độc giả về sách

Trong đó có kiến thức, kinh nghiệm sống và cả cảm xúc con người. Ngoài ra nó còn là những viên gạch xây nên những thành tựu của con người.

Là sự tích lũy kiến thức của toàn nhân loại qua từng thời kì và từng nền văn minh của thế giới. Sách là nơi lưu giữ những thành tựu mà con người đã đạt được. Đồng thời là kho tàng cất giữ những di sản tinh thần vô giá của nhân loại. Nhưng tri thức này được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Sách là 1 đống giấy mà thầy cô bắt ta học cho thuộc không thuộc là chết.

Sách như một chiếc chìa khóa vàng mở những cánh cửa ước mơ.

Đưa ta đến những chân trời mới, nuôi dưỡng và giáo dục tâm hồn con người. Mở mang cho ta kiến thức về mọi mặt như: văn hóa, lịch sử, toán hc, địa lí,… Sách cho ta hiểu đâu là cái đúg đâu là cái sai, đâu là cái đẹp đâu là cái xấu.Vì vậy chúng ta cần phải yêu quý, trân trọng những quyển sách. Để sách có thể đồng hành cùng chúng ta trên mọi nẻo đường day chông gai, gian khổ.

Là kho tàng tri thức của nhân loai trên mọi lĩnh vực.

Cung cấp thông tin, kiến thức về nhiều vấn đề khác nhau trong xã hội khi mọi người đọc.

Là sản phẩm do con người tạo ra. Là kho báu kiến thức của nhân loại.

Sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần (các tác phẩm sáng tác hoặc tài liệu biên soạn) thuộc các hình thái ý thức xã hội và nghệ thuật khác nhau. Kiến thức là gì? Kiễn thức được ghi lại dưới các dạng ngôn ngữ khác nhau (chữ viết, hình ảnh, âm thanh, ký hiệu,…) của các dân tộc khác nhau nhằm để lưu trữ, tích lũy, truyền bá trong xã hội.

Sách là một khái niệm mở. Hình thức sách còn được thay đổi và cấu thành các dạng khác nhau theo các phương thức chế tác và nhân bản khác nhau. Tùy thuộc vào môi trường sống và sự phát triển của khoa học công nghệ ở mỗi thời đại.

Muốn soạn bản thảo, các bạn cần có đủ nội dung, ít nhất là trên 20000 từ đối với tản văn, trên 30000 từ đối với truyện ngắn, truyện dài.

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần.

Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”

Hai câu thơ này đáng để làm lời răn cho người đọc sách. Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.

Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa. Trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất.

Đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, cũng như cưỡi ngựa qua chợ. Tuy châu báu phơi đầy cũng chị làm mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao nhiêu người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt. Như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa người dối mình. Đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.

Như M. Go-rơ-ki đã nói:”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,… Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên “phải biết yêu sách, biết quý sách” vì “nó là nguồn kiến thức”.

Người xưa đã nói: “Mỗi quyển sách là một hũ vàng”.

Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách”. Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!

Các loại sách

Sách có thể phân loại theo nhiều cách, như sách học, sách nghiên cứu, sách hướng dẫn, bách khoa toàn thư, sách khoa học, sách kinh tế, từ điển, nhật ký, bản thảo.

CÁC THỂ LOẠI SÁCH TRONG TIẾNG ANH

Science fiction /’saiəns fikʃn/ : khoa học viễn tưởng

Foreign language /’fɔrin ‘læɳgwidʤ/ : ngoại ngữ

Psychology /sai’kɔlədʤi/: tâm lý học

Comics /’kɒmɪk/: truyện tranh

Action and Adventure /’ækʃn ænd əd’ventʃə/: hành động và phiêu lưu

Romance /rə’mæns/: lãng mạn

Horror /’hɔrə/: kinh dị

Poetry /’pouitri/: thơ

Encyclopedias /en,saiklou’pi:djə/: sách giáo khoa, kiến thức chung

Cookbooks /kukbuks/: sách dạy nấu ăn

Journals /’dʤə:nl/: tạp chí, báo hàng ngày

Biographies /bai’ɔgrəfi/: tiểu sử

Autobiographies /,ɔ:toubai’ɔgrəfi/: tự truyện

History /’histəri/: lịch sử

Mystery /’mistəri/: bí ẩn, bí mật, huyền bí

Art /ɑ:t/: nghệ thuật

Religion /ri’lidʤn/: tôn giáo

Satire /’sætaiə/: châm biếm, trào phúng

Health /’hi:liɳ/: sức khỏe, thể chất

Guide /gaɪd/: chỉ dẫn

Cuối cùng, sau khi tìm hiểu sách là gì. Hi vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn mở rộng hơn về tri thức nhân loại. Và thêm trân quý những cuốn sách chứa đựng các giá trị văn hóa tinh thần đó!

Sách Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Sách

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa Sách là gì

Định nghĩa Sách là gì?

Theo như Từ điển Tiếng Việt, sách được hiểu là “tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in, đóng gộp lại thành quyển”. Nhưng định nghĩa này đã đủ nói lên tầm ảnh hưởng của sách tới nhân loại?

Để nói về định nghĩa sách, chắc hẳn mỗi người đều có một định nghĩa riêng của bản thân, nhưng chắc hẳn ai cũng sẽ đồng ý với một số điều sau đây:

Sách là món ăn tinh thần, đem lại sự thư giãn, thoải mái, truyền cảm hứng cho người đọc, giúp họ cảm thấy thoải mái sau những áp lực cuộc sống.

Sách có thể coi là một dạng tài liệu, một hình thức tự học đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, tạo điều kiện để chúng ta có cơ hội được học tập nhiều lĩnh vực hơn trong cuộc sống.

Sách là nơi chứa định kiến thức về nhiều ngành nghề, về kinh nghiệm sống,những vấn đề xã hội hay những cảm xúc của tác giả muốn truyền tải đến người đọc.

Sách là nơi tích lũy kiến thức của nền văn minh toàn thế giới, là nơi lưu trữ những thành tựu, di sản tinh thần của nhân loại.

Hiện nay, sách có hai dạng:

– Dạng thứ nhất là dạng được viết tay hoặc in ấn trên từng trang giấy, sau đó chúng được buộc lại hoặc dán cùng một phía thành quyển sách, mỗi trang giấy được gọi là một trang sách.

– Dạng thứ hai, được sinh ra trong thời đại công nghệ, khi mà con người sử dụng nhiều các thiết bị điện tử thông minh, sách được nâng cấp thành sách điện tử (hay còn gọi là ebook) để chúng ta dễ dàng tìm kiếm và đọc hơn.

Lợi ích của việc đọc sách

Hoàn thiện nhân cách: Sách sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, biết yêu thương, thấu hiểu đồng loại, biết chia sẻ những khó khăn với người khác, biết lên án những thói hư tật xấu, hành vi trái đạo đức, hình thành cách nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, tới lợi ích của bản thân trong mối quan hệ với lợi ích của những người xung quanh.

Trau dồi kiến thức: Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được lưu truyền qua hàng ngàn năm. Đọc sách là cách tốt nhất để tiếp thu văn hóa thế giới, làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Chúng ta cũng nên đọc sách về các lĩnh vực khác trong cuộc sống để hiểu những gì đang diễn ra xung quanh mình, hoàn thiện bản thân, phát triển tâm hồn để hướng tới những giá trị tốt đẹp.

Kích thích não bộ: Đọc sách giúp kích thích các dây thần kinh não bộ, giảm chứng mất trí nhớ và Alzheimer, giữ cho bộ não của bạn hoạt động và tham gia ngăn không cho bị mất năng lượng, tránh lão hóa. Khi đọc sách phải suy nghĩ, ghi nhớ làm tăng khả năng liên kết của các nơron thần kinh. Nếu thực hiện việc đọc sách nhiều lần sẽ khiến chúng ta trở nên thông minh hơn.

Cải thiện khả năng tập trung: Trong thời buổi công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay, việc học và làm việc trên máy tính là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ. Tuy nhiên, khi đọc một cuốn sách, ít nhất bạn sẽ không có phương tiện để lan man sang những vấn đề khác, tất cả sự tập trung sẽ hướng vào câu chuyện, vào những tình tiết nhỏ đang thu hút bạn. Thói quen này sẽ hình thành khả năng tập trung cao độ trong học tập, làm việc. Hãy dành 15 – 20 phút trước khi làm việc để đọc vài trang sách bạn sẽ nhận thấy hiệu quả không ngờ mà nó đem lại.

Củng cố vốn từ và cách hành văn: Khi bạn đọc càng nhiều sách, vốn từ và cách hành văn sẽ dần đi vào kiến thức của bạn. Từ đó, bạn sẽ có thể nói lưu loát, diễn đạt ý một cách rõ ràng, mạch lạc hơn. Đọc càng nhiều sách, bạn sẽ học được cách tác giả viết câu, diễn giải, chuyển ý khéo léo, đưa vấn đề một cách logic. Quá trình đọc sách lâu dài kèm theo sự tập trung, tinh ý sẽ giúp bạn hình thành được kỹ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, bạn sẽ tự tin giao tiếp với vốn kiến thức tuyệt vời mà bạn tích lũy được qua sách vở.

Tăng khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo: Đọc sách cũng giống như việc khám phá những kiến thức, những điều mới mẻ, thú vị, rèn luyện khả năng nhìn nhận vấn đề logic và toàn diện. Bạn phải suy nghĩ cùng tác giả, tưởng tượng, liên tưởng đến những gì đang diễn ra, tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của câu chuyện để học hỏi, trải nghiệm. Không những thế, việc đọc sách còn giúp bạn học được cách phân tích vấn đề của tác giả và áp dụng vào cuộc sống của mình. Khi có nền tảng tốt về tư duy, về nhìn nhận phân tích vấn đề, bạn sẽ có những sáng tạo bất ngờ, thú vị trong những tình huống khó khăn.

Giúp giảm stress: Ngoài ra, sách còn có thể giúp giải trí, giảm stress, tự tin, hòa đồng hơn…

Những bí quyết giúp bạn đọc sách hiệu quả hơn

Tìm hiểu thông tin về cuốn sách: tác giả, nhà xuất bản, nội dung tóm tắt… để biết rõ đây có phải là cuốn sách mình đang tìm kiếm, ngoài ra việc tìm hiểu này cũng giúp bạn hiểu rõ về phong cách hành văn của tác giả, định hướng của nhà xuất bản… để xem họ có hợp với bản thân mình không, từ đó giúp bạn xác định có nên đọc tiếp sách của tác giả hay nhà xuất bản này hay nên chọn tác giả khác, nhà xuất bản khác. Ngoài ra việc tìm hiểu thông tin cũng giúp bạn có thể giới thiệu được với bạn bè, người thân, những người xung quanh về cuốn sách bạn tâm đắc.

Xác định mục đích đọc sách: bạn đọc sách để làm gì, vấn đề bạn quan tâm là gì, bạn muốn tìm hiểu điều gì từ vấn đề đó… bạn có thể xác đinh mục tiêu cho bản thân thông qua các câu hỏi đó, từ đó bạn xác định được cuốn sách mình muốn đọc hay thể loại sách mình muốn tìm.

Đọc lời tựa: Việc đọc lời tựa cuốn sách giúp bạn hiểu đối tượng khách hàng cuốn sách muốn hướng tới, lý do tại sao tác giả viết cuốn sách, nội dung khái quát của cuốn sách, vấn đề cuốn sách đề cập tới.

– Trong quá trình đọc sách:

Tư duy song song với các sự kiện xảy ra trong sách: luôn luôn hình dung, tưởng tượng các sự vật, sự việc, hình ảnh xảy ra trong sách, tiến hành liên tưởng thông qua vốn kiến thức, kinh nghiệm sẵn có của bản thân, từ đó giúp cải thiện sự hiểu biết, việc tư duy cũng giúp não được hoạt động nhiều hơn, nhanh nhạy hơn và tăng khả năng ghi nhớ của não.

Rèn luyện kĩ năng đọc đúng cách: đọc thầm bằng mắt và não, không đọc phát ra tiếng bằng mồm, đọc theo thứ tự từ trên xuống dưới, ở những đoạn quan trọng nên đọc chậm để hiểu ý đồ tác giả và ghi nhớ nội dung, khi đã nâng cao được kĩ năng và tốc độ đọc có thể đọc nhanh, lướt những đoạn không quan trọng và tập trung cao độ những phần quan trọng, tránh đọc tràn lan, mất thời gian.

Tập trung cao độ khi đang đọc sách: tập trung vào nội dung, cách dùng từ để có thể hiểu rõ ràng, chi tiết và ghi nhớ được nội dung cuốn sách. Không nên để những thứ lan man xung quanh gây mất tập trung, làm gián đoạn mạch văn cũng như cảm xúc khi đọc. Nên chọn chỗ yên tĩnh, thoáng mát để đọc sách, có nguồn ánh sáng đủ để không hại mắt và chọn đúng tư thế đọc sách.

Tập ghi chép trong quá trình đọc sách: việc ghi chép lại làm tăng khả năng tập trung, giúp tóm tắt lại nội dung cốt lõi, tổng hợp lại các vấn đề quan trọng trong cuốn sách, từ đó bạn vẫn có thể hiểu nội dung và ý đồ tác giả muốn truyền tại mà không cần phải đọc lại.

Vai trò của sách trong cuộc sống là gì?

Ngày nay, cả thế giới đang hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách là một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy vai trò quan trọng của mình với đời sống nhân loại. Do đó, sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới. Cụ thể:

Sách giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, tác giả đã thổ lộ những nỗi lòng chất chứa, kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm… qua những trang giấy. Khi đọc sách, người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội… mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.

Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển.

Sách cung cấp tri thức cho con người. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn.

Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống, những nghiên cứu, phát minh của các nhà khoa học…

Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mỹ, văn chương, đời sống…

Yêu Đúng Oan Gia, Thật Là Thất Sách

Chương trước: Chương 7.2

Hôn lễ của “siêu cấp mỹ nam nhân” gần kề càng làm gia tăng số vụ cắn lưỡi, treo cổ tự vẫn của các thiếu nữ ở Vạn An.

Theo Lệ Nhan thì họ toàn là những cô nương ngu ngốc, bởi vì Thu Nguyệt của nàng có buồn cũng không làm trò như vậy. Cùng lắm Thu Nguyệt chỉ buồn bỏ ăn bỏ ngủ nằm khóc vài bữa giữ dàng thế thôi.

Nhưng dẫu thiên địa hỗn loạn, người người kêu khóc thì buổi sáng của hai tiêu chủ hàng xóm vẫn không thay đổi…

– Hôn lễ của con trai ta không mời lão đâu Mạch Kiểm!?

– Xìiii… ta không thèm dự thì có!

Hai ông bố đánh nhau một trần long trời lở đất và Lệ Nhan nhìn cha vào nhà không thôi chửi rủa cha hắn. Khi nhà nàng có hỉ sự không mời người ta đã đành, giờ người ta trả thù không mời lại quá “đúng lễ nghĩa” rồi còn gì thế mà cha cứ chửi um xùm.

Nàng lắc đầu không biết có phải kiếp trước cha nàng và cha hắn yêu nhau không được đành chết, báo hại kiếp này phải làm oan gia khổ vậy. Nàng lắc lắc đầu bước ra cổng dọn bãi chiến trường hậu xung đột. Trùng hợp là Hiên Phi cũng bước ra ngay lúc đó.

Cả hai nhìn nhau, nếu như bình thường thì không phải nàng thì cũng hắn đã lên tiếng gây sự trước rồi. Ấy thế mà nay chỉ biết nhìn nhau không nói lời nào. Cả đến hai con chó cũng bất thường, Cẩu Cẩu của hắn cứ kêu ăng ẳng gọi con Khả Khả của nàng. Đến chó cũng không thèm cắn nhau, ai nhìn cũng biết là tình hình này quá căng thẳng rồi.

Hiên Phi nén lại cảm xúc khi nhìn thấy Lệ Nhan, chỉ xoay người kéo con Cẩu Cẩu vào nhà. Nhưng không hiểu sao con chó cưng của hắn ù lì không chịu đi khiến hắn nổi nóng…

– Nhanh lên Cẩu Cẩu… không nghe lời ta sao?

Khả Khả hướng mắt nhìn bóng Cẩu Cẩu khuất vô cùng luyến tiếc. Lệ Nhan đứng cạnh con chó bị bỏ lại chỉ biết chun mũi không ngờ có ngày nàng và hắn không thèm xung đột như vậy. Xem ra rồi thì cả hai cũng phải trưởng thành hơn, chỉ là không hiểu sao lòng nàng buồn lắm.

Chiều đó bên nhà hắn vọng qua tiếng con Cẩu Cẩu kêu la ồn ào khiến Khả Khả nhà nàng cứ chạy lòng vòng không yên. Chắc là chó có linh cảm của chó, nàng cố ngồi nghe Cẩu Cẩu sủa cả buổi trời cũng có hiểu gì đâu.

Lệ Nhan cố ăn, xem như không nghe gì cả. Hắn ta cưng con mỹ cẩu ấy như thế chẳng lẽ nay đi hành hạ xem ra cũng vô lí nhưng nàng sẽ cầm lòng không suy nghĩ về Hiên Phi nữa.

Cả nhà nàng đang quay quần ăn chiều rất ấm áp, hạnh phúc thì giọng gào lớn vào nhà thiếu chút vì quá hết hồn nàng đã ụp mặt vào chén cơm ngon đang ăn luôn rồi . Dĩ nhiên không phải kẻ to gan nào cũng có can đảm làm thế.

– MẠCH LỆ NHAN!!!

Chính là giọng của Hiên Phi khiến nàng như muốn sống dậy. Cuối cùng thì hắn cũng hết giận và chịu sang sinh sự với nàng rồi. Nàng mừng quá, chưa kịp bỏ chén xuống để chạy ra thì Hiên Phi vì quá giận đã xông vào nhà nàng luôn.

Mạch Kiểm và vợ nín lặng nhìn mặt thằng đó như có ý đồ giết ngay con gái mình trước mặt gia chủ. Song Hiên Phi mặt quỷ dạ xoa vẫn xoay qua lễ phép trước.

– Con xin phép thưa Mạch thúc, Mạch nương! – Hàm ý là cho con đem nha đầu này ra giải quyết một chút.

– Àh… ừh con cứ tự nhiên!!! – Đồng nghĩa với con muốn xử con bé ra sao tùy ý con.

Được cho phép, hắn lại nổi giận đùng đùng quay sang nhìn nàng, tay giơ ra một con chó con mới sanh nhỏ xíu xiu có lông thưa màu trắng bết quánh lại. Nó vẫn chưa mở mắt nên cứ húi húi chiếc mũi hồng trong bàn tay to của hắn. Mắt nàng tròn long lanh hô lên…

– Chó con dễ thương quá, ở đâu ra vậy?

– Dễ thương cái con khỉ!? Cẩu Cẩu của ta vừa sanh tại sao lại có chó trắng lông trắng giống chó của nhà người hả? Con Khả Khả của ngươi dám “làm bậy” Cẩu Cẩu của ta.

Nhìn Hiên Phi lúc này, nàng thật chỉ có một cảm xúc khó tả đó là hắn như một ông cha già cổ hữu đi tìm tên nam nhân vô lại dám hại con gái mình quyết đòi lại công đạo. Lệ Nhan nhíu mày, chu môi cải lại…

– Ểh!? Chó với chó sao ta kiểm soát được? Chuyện này với chuyện đi chúng đi ị chổ nào khác nhau nha. Hay là Cẩu Cẩu nhà ngươi mê Khả Khả nhà ta từ đầu đó nên cứ sang cắn hoài. – Nàng hất cằm cười khì khì thay cho độ hấp dẫn của chó nhà mình thì hắn tàn bạo quất đầu nàng ngay trước mặt cha mẹ nàng.

– Mê cái đầu nhà ngươi. Cẩu Cẩu sanh xong, con nào trắng ta trả cho ngươi hết nè!

– Cẩu Cẩu sanh được mấy con rồi?

Hiên Phi đi về, không quên chào người lớn. Lệ Nhan dày mặt bám theo hắn sang bên đó cùng với Khả Khả. Cả nhà nàng nãy giờ chỉ biết ngẩn ngơ với cả hai, giờ mới dám ăn tiếp. Cha mẹ nàng cũng không biết lúc nào cả hai mới thật sự lớn, nhưng ép lớn nhanh lại càng khó thành ra không có ý kiến.

Lúc đó Thu Nguyệt chỉ im lặng ăn. Trong lòng dù muốn không suy nghĩ thì Thu Nguyệt vẫn biết giữa hai huynh tỉ có mối quan hệ thân thiết không ai có thể xen vào.

Khi nàng sang nhà hắn thì Cẩu Cẩu vừa sanh xong chó con thứ sáu. Khả Khả nhanh chóng vào liếm lông các con và đoàn tụ cả nhà với Cẩu Cẩu. Lệ Nhan trầm ngâm nhìn chó của mình, thật không biết nó dùng cách gì có thể chinh phục con mỹ cẩu to gấp đôi thân nó như vậy. Quả là Khả Khả lợi hại nha!

Dù sao trông hai con chó rất vui vẻ bên mấy con chó con, thân làm chủ nhân tất nhiên cũng vui lây rồi. Nàng và hắn chụm đầu kiểm tra lại thì có ba con trắng lông dài hệt Khả Khả, một con trắng lông ngắn, một con đen lông dài và con đen lông sát giống Cẩu Cẩu. Hiên Phi tức ghê, cầm hai con chó đen rồi nói với nàng…

– Bốn con kia ngươi mang về đi!

– Nè! Chúng vừa sanh mà ngươi bắt xa mẹ rồi chết luôn thì sao? – nàng nói chỉ khiến hắn nổi cơn xung thiên khó dập tắt.

– Tại chó của ai làm bậy trước hả?

– Dù gì cũng lỡ rồi, quanh đây chỉ có hai chúng nó, không phát sinh tình ý cũng là lạ thôi!

Lệ Nhan nói không chút suy tư không biết khiến tim hắn có chút thót tim kì lạ. Hắn nhìn nàng đang cười vì mấy con chó con, cảm thấy tình cảm ngốc nghếch kia càng thêm lây động. Chính vì ý nàng nói trúng chính tâm của hắn. Nếu không phải quanh đây hắn chỉ chơi với nàng thì hắn cũng đâu lâm vào hoàn cảnh bi thảm thế chứ.

Thấy hắn không nói gì, đến phiên nàng rụt rè lên tiếng hỏi…

– Ngươi còn giận ta hả?

Hiên Phi không trả lời, dùng gương mặt đẹp xoay chổ khác xem thường nàng một cách đáng ghét. Nàng tức nha nên chun mũi nói không khách sáo…

– Thích thì giận luôn đi đồ Thổ Phỉ thúi!

– Lỗi của ngươi chứ ai còn dám nói thế với ta sao? – Hiên Phi cũng không hiền lành nhịn nàng nên hắn mau chóng hung hăng đáp lại.

– Ngươi còn dám nói lổi tại ta? Chính ngươi biết Nhan công tử là “hàng quý” của ta mà vẫn sinh sự phá ta. – Nàng vì thế hung dữ gấp đôi.

– Ta không thích hắn!!! – Hiên Phi la lên, vẻ mặt cáu lại như trẻ con.

Tất nhiên nhìn biểu hiện bên ngoài là nàng biết hắn ghét Nhan Chí Bình rồi, nhưng không ngờ hắn quá nóng nảy như vậy. hấy tức trong lòng, nàng đành giơ chân đá vào chân hắn báo hại Hiên Phi ôm chân đâu nhỏ tưng tưng trào ra huyết lệ…

– Sao lại đá ta cái đồ đầu heo kia?

– Ai biểu ngươi vì người lạ lại đi trút giận lên đầu ta chứ!? Đáng đời!

Nghe nàng nói thế, mặt đẹp của hắn giản ra ngay. Cả người run run hỏi lại nàng…

– Ngươi chỉ xem hắn đơn thuần là người lạ thôi thật sao?

– Gặp mới hai lần thì có gì thân thiết chứ? – Nàng trả lời nhưng không suy nghĩ gì về ý tứ sâu xa của Hiên Phi. Anh chàng vì thế có chút hơi vui, lại không dám mừng vội đành hỏi nữa…

– …vậy còn ta, ngươi có thấy thân hay không?

Lệ Nhan nghe hỏi cũng nhíu chân mày lại suy tư. Hiên Phi nhìn nàng, cả người run run chờ đợi. Trong lòng ngực mỹ nam, trái tim bé bỏng đang bay loạn xạ không kiểm soát nổi. Cuối cùng nàng cười vỗ vai hắn vài cái nói không khách khí…

– Tất nhiên tuy ta không ưa ngươi, người cũng ghét ta nhưng hai chúng ta phải thân thiết rồi Thổ Phỉ!

– … ta không ghét ngươi đâu Lệ Nhan! – Hiên Phi cố nói ra nhưng nàng chỉ cười đáp lại.

– Xạo hoài! Không ghét mà cứ chọc ta thì chỉ có thể là ngươi khùng thôi háhá..

Nhìn cái mặt ngốc của nàng cười nham nhở, hắn biết đúng là hắn khùng mới như vậy nhưng ai bảo tình cảm ấy khủng khiếp đến mức hắn không quay đầu la hét bỏ chạy được nữa. Hiên Phi rõ bản thân mình hơn ai hết, hắn cũng không cần gì phải khổ cực giấu giếm với nàng.

– Ta thật ra rất th…

Má hắn có chút đỏ lại, lòng đã muốn nói ra cùng nàng nhưng mắt mở to không nên lời. Chính xác không phải Hiên Phi không có can đảm bộc bạch mà là hắn thật sự không thể mở miệng nói… vì bàn tay từ đâu bịt chặt miệng mình.

Mắt Lệ Nhan tròn xoe nhìn cảnh hắn vùng vẩy bất lực, rồi nàng khom đầu lễ phép với kẻ đang phá hắn từ phía sau…

– Con chào Long thúc!!!

– Ừhm… chó con thật đáng yêu đúng không?

Vừa hỏi nàng, tay Long Bách Phi càng bấu chặt cái mặt đẹp của con, tay còn lại và hai chân ôm cứng lấy người hắn không cho cử động. Lệ Nhan ngây thơ không biết chỉ cười nói…

– Mai cho con sang xem chó con nữa được không thúc!?

– Tất nhiên rồi, con cứ sang chơi… chỉ cần con đừng nói chuyện với xú tiểu tử này thôi!

Hiên Phi tức giận cố sức gở tay cha ra. Cha hắn vì thế dùng thêm chút lực khóa trụ tay chân Hiên Phi. Nhìn hai cha con nhà hắn sắp uýnh nhau, Lệ Nhan không biết làm gì ngoài chạy về. Thấy nàng đi, Long Bách Phi mới buông rồi vội chạy đi đóng kín cửa. Hiên Phi nổi giận đùng đùng…

– Cha làm trò gì vậy?

– Cản con làm bậy chứ làm gì? Mấy hôm nay tưởng con ngoan ngoãn rồi không ngờ chỉ vì mấy con chó nhỏ muốn bức chết cha ngươi! – Long Bách Phi nói ra đầy uất hận thiếu đều rơi lệ than khóc. Hiên Phi vì thế càng tức.

– Con làm gì mà đến mức bức chết cha chứ?

– Con còn giả ngây? Ai mới tính nói hết ra là thích con bé vậy hả?

Quả là con cái không thể qua mắt cha mẹ. Cha biết hết rồi, mặt Hiên Phi có chút đỏ thẹn, tuy bối rối nhưng tình cảm trong lòng hắn luôn rõ ràng không cần gì chối bỏ. Thế là hắn nhìn thẳng ông bố mỹ nam trung niên của mình khẳng khái nói…

– Phải! Con thích Lệ Nhan đó!

– Tiểu tử thúi này… tại sao lại là con gái của Mạch Kiểm hả? Sáng nào cha cũng đánh nhau với ông ta con không hiểu sao? Cha và ông ta không đội trời chung đó con trai!

Long Bách Phi gào lên hận không thể phun ra lửa, trào huyết lệ để diễn tả cừu hận cao thâm này. Thế mà Hiên Phi vẫn dửng dưng khoanh tay trước ngực, nhíu mày đáp…

– Xạo quá cha ơi! Hơn hai mươi năm nay cha và Mạch thúc vẫn là hàng xóm chung một mảng trời đây!?

Long Bách Phi á khẩu không ngờ nói thế cũng bị con mình cắt cớ sửa lời. Ông ấy vì thế càng tức giận hơn…

– Cha tuyệt đối không cho con gây lộn xộn! Mạch Kiểm cũng không cho con gái thương con đâu nên từ bỏ sớm đi con trai!

– Tại sao con phải từ bỏ. Con thích Lệ Nhan , con không cần quan tâm cha hay Mạch Kiểm ra sao hết!? Chính con sẽ đi nói hết cho Lệ Nhan biết. – Hiên Phi nói cứng cỏi làm Long Bách Phi nghiến giọng.

– Con thử bước khỏi cổng phủ một bước đi thì đứng có trách cha thương con lại ưa ngược đãi!

Hai cha con cứng đầu trừng mắt nhìn nhau, Hiên Phi không thèm sợ cứ thế xoay bước khỏi cha một cách cứng đầu. Long Bách Phi run lên, cảm giác còn hơn ý trung nhân phản bội đi theo người khác. Xem ra giờ có muốn thương con cũng phải khó khắn rồi.

– Người đâu? Mau bắt trói thiếu gia lại cho ta!

Gia nhân trong phủ nghe tiếng tiêu chủ ùn ùn theo ra. Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi… thành ngữ trên áp dụng không đúng nơi, với con cái nhà họ Long, cần tàn bại hơn nhiều nhiều.

Thế là Long Môn tiêu cục dậy sóng, tiếng đánh nhau huỳnh huỳnh mãi một lúc mới kết thúc bằng giọng hét thất thanh chấn động của Hiên Phi .

– Lão già chết tiệt! Tui mà là con riêng của mẹ thì hay biết mấy rồi!

– Yên tâm đi. Nếu con là con riêng thì cha cũng cho con uống sữa độc lâu rồi con ơi!

– Thả con ra! Con ghét cha! Cha xấu xa…

Cả bên nhà nàng còn có thể nghe rõ giọng kêu gào thống khổ của Hiên Phi. Lệ Nhan có chút mủi lòng không biết hắn làm gì khiến Long thúc giận ghê như vậy. Từ xưa giờ Long Bách Phi đem hắn ra dạy dỗ theo gia quy, Hiên Phi đều te tua. Nay hắn lớn như thế, không rõ Long thúc sẽ tàn bạo hơn đến mức nào?

Spoil: chương 8.2

Hắn nhìn nàng, trên gương mặt anh tú tuấn mỹ đã có chút đỏ nhẹ…

– Ta không muốn lấy vợ… ta thích ngươi nên mới muốn bỏ trốn cùng ngươi Lệ Nhan!

Xem tiếp: Chương 8.2

Yêu Sách Của Nhân Dân An Nam

Cách đây đúng 100 năm, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pari (Pháp) gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Vécxây. Mặc dù không được chấp nhận, nhưng bản Yêu sách như một ”quả bom” đã làm chấn động dư luận nước Pháp. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, những người đến từ một nước thuộc địa ngang nhiên đứng ra đòi quyền lợi chính đáng cho dân tộc mình ngay tại “chính quốc”.

Tám điểm của bản Yêu sách tựu trung là các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, gồm “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, quyền tự quyết của quốc gia, dân tộc, quyền được hưởng tự do và độc lập. Vượt qua nhiều chông gai, thách thức qua các chặng đường lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam đã từng bước được hiện thực hóa, và hiện nay đang hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 

1. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam – tiếng chuông thức tỉnh quyền dân tộc của các dân tộc bị áp bức nói chung, của nhân dân Việt Nam nói riêng

Khi nói đến quyền của một dân tộc (quốc gia) – Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945) của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nêu bật các giá trị bình đẳng giữa các quốc gia, các quyền cơ bản của con người và của các dân tộc, quyền tự quyết dân tộc và quyền được hưởng độc lập, tự chủ của mỗi quốc gia: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Nhưng, đối với Việt Nam “… hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu…”(1). Như vậy, quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam nói riêng, của các dân tộc bị áp bức nói chung đó là  tự do, độc lập để có được “quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, bởi vì “ Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”(2). 

Trở lại lịch sử năm 1919, các nước đế quốc thắng trận trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) tổ chức Hội nghị Vécxây tại nước Pháp. Tại Hội nghị, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã đưa ra bản Tuyên bố 14 điểm, trong đó, điểm thứ 5 là “Giải quyết công tâm những vấn đề thuộc địa, chiếu cố các dân tộc bản xứ và các chính phủ”. Nhận thấy đây là cơ hội để yêu cầu các nước đế quốc thực hiện quyền các dân tộc, đặc biệt là các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam đang bị thực dân Pháp tước đoạt, thay mặt cho Hội những người An Nam yêu nước tại Pháp, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam(3) đến Hội nghị Vécxây với lý do được viết rõ: “Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự” để đòi các quyền tự do cho nhân dân Việt Nam (gồm tám điểm(4)). Dưới bản yêu sách, Nguyễn Tất Thành ký tên: Nguyễn Ái Quốc(5). Đây là lần đầu tiên Người lấy tên Nguyễn Ái Quốc.

Sau khi gửi bản Yêu sách, Nguyễn Ái Quốc đã thuê in 6.000 tờ dưới dạng truyền đơn bằng tiếng Pháp để phân phát cho mọi tầng lớp trong xã hội Pháp, cả với Việt kiều và binh lính Việt Nam đang sống ở Pháp. Người còn tổ chức diễn ca bản Yêu sách bằng chữ Quốc ngữ để Việt kiều dễ nhớ và dễ hiểu về những yêu sách chính đáng của dân tộc Việt Nam.

Tuy cuộc vận động đấu tranh đòi các nước tham dự Hội nghị Vécxây ban hành một số quyền dân tộc cơ bản cho nhân dân Việt Nam không thành công, nhưng  bản Yêu sách thực sự là một tiếng chuông thức tỉnh về quyền dân tộc, tác động sâu sắc đến chính trường ở Pháp và Việt Nam cũng như đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Ngày 18-6-1919, báo Nhân đạo (L’Humanité) của Đảng Xã hội Pháp, đăng tải bản Yêu sách với nhan đề: “Quyền các dân tộc”. Trên báo Tin tức thuộc địa, số ra ngày 27-6-1919, nhà báo Pháp Đơvila trong bài “Giờ phút nghiêm trọng” đã viết: “Làm sao một người dân thuộc địa lại có thể dùng bản yêu sách của nhân dân để công kích Chính phủ Pháp. Thật là quá quắt. Cứ theo đà này thì bọn dân thuộc địa sẽ lên ngang hàng với người Pháp chúng ta và sớm trở thành ông chủ của chúng ta. Không được, phải kìm giữ chúng mãi mãi trong vòng nô lệ”. Chính quyền thuộc địa ở Đông Dương đã báo cáo gửi Bộ Thuộc địa: “Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành, người đã có mặt trong vụ chống thuế ở miền Trung trong năm 1908; sau đó đã ở bên Anh trước khi đến Pháp… Ở Đông Dương đã coi Nguyễn Tất Thành như là một tên phiến loạn nguy hiểm”(6).

Bản Yêu sách của nhân dân Việt Nam đã tác động sâu sắc, làm thức tỉnh tinh thần yêu nước của những người Việt Nam: “Tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc được trong nước biết đến là có thể vào dịp này. Mặc dầu bản Yêu cầu tám điểm chưa đòi hỏi gì nhiều hơn một cách đáng kể so với những điều mà Phan Châu Trinh đã đòi hỏi từ trước. Nhưng việc đưa một bản Yêu cầu như thế ra trước một hội nghị quốc tế để đánh thức sự chú ý của thế giới đối với vấn đề Việt Nam, là một việc làm hết sức khôn khéo. Nhân dân trong nước đánh giá cao hình thức đấu tranh mới mẻ này. Tên Nguyễn Ái Quốc như một ánh sáng, một niềm hy vọng chợt le lói trong bầu trời đen thẳm”(7). Một người Việt khi đó đang sống ở Pari đã nhớ lại: Người Pháp coi cuộc đấu tranh đó là một “quả bom” làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam cho đó là tiếng sấm mùa Xuân. Tiếng sấm ấy đã xua tan màn sương mù vây bọc chúng tôi, làm nảy sinh những mầm nằm sâu trong lòng chúng tôi. Người mình ra ngoài kiếm ăn, nói chung yêu nước, mong nước độc lập. Bây giờ ngay tại Thủ đô nước Pháp, trên diễn đàn quốc tế có một người Việt Nam ngang nhiên đứng ra đòi quyền lợi chính đáng cho dân tộc mình, dư luận thế giới xôn xao bàn tán ai mà không kính, không phục. Độ ấy, người mình ở Pháp gặp nhau đều nói độc lập, tự quyết, đều nói đến Nguyễn Ái Quốc. Chính cái tên Nguyễn Ái Quốc, bản thân nó có sức hấp dẫn kỳ lạ”(8).

Tư tưởng về quyền dân tộc (quốc gia) Việt Nam từ bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã từng bước được hiện thực hóa trong quá trình cách mạng. Chính vì thế, cả dân tộc trước hết đã đứng lên đấu tranh để nước Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, là một khối thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không thể chia cắt, mỗi công dân Việt Nam có quyền, nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, như các bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây và của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay đều đã khẳng định.

2. Quá trình từng bước hiện thực hóa quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc

– Lật đổ chính quyền thuộc địa, thành lập chính quyền cách mạng để thực hiện quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam

Sau cuộc vận động đấu tranh cho những yêu sách của nhân dân An Nam không thành công, Nguyễn Ái Quốc nhận thức đầy đủ hơn về bản chất của chủ nghĩa thực dân, những lời lẽ hòa bình chỉ là những trò mị dân “bịp bợm” và từ đó xác định con đường để dân tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập. Sau này, Trần Dân Tiên viết: “Được những sự thật ấy rèn luyện, ông Nguyễn hiểu rằng những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc. Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”(9). Do vậy, sau khi bắt gặp con đường cứu nước đúng đắn, năm 1923, Người đã viết Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”(10).

Khi tình thế cách mạng của Việt Nam xuất hiện, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5-1945, Người chủ trì Hội nghị Trung ương 8. Tại Hội nghị, đường lối giải phóng dân tộc được hoàn chỉnh, quyền cơ bản của dân tộc Việt Nam đã được khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”(15).

Hội nghị còn xác định rõ: “Đó là nhiệm vụ của Đảng ta trong vấn đề dân tộc. Một điều thứ hai nữa là đã nói đến vấn đề dân tộc tức là đã nói  đến sự tự do độc lập của mỗi dân tộc tùy theo ý muốn của mỗi dân tộc. Nói như thế nghĩa là sau  lúc đánh đuổi Pháp – Nhật, ta phải thi hành đúng chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương. Các dân tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tùy theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tùy ý. Một chính phủ cộng hòa mạnh hơn không có quyền bắt các dân tộc nhỏ yếu tuân theo chính sách mình và tham gia chính phủ mình và các dân tộc thiểu số cũng không phải bắt buộc theo các dân tộc đa số và mạnh. Văn hóa của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển tồn tại, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc sẽ được tự do phát triển, tồn tại và được bảo đảm. Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng. Nếu các dân tộc nhỏ muốn cùng dân tộc lớn thành lập liên bang dân chủ to  lớn, đó không phải là một sự bắt buộc mà là một sự tùy ý muốn của nhân dân trong xứ”(16).

Khi thời cơ cách mạng đến, Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến bước giành quyền độc lập. Chúng ta không thể chậm trễ”(17). Từ đó, có được thành quả của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thay đổi cả vận mệnh của dân tộc, thay đổi cả thân phận của người dân Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Độc lập (2-9-1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”(18).

– Khi đã có chính quyền cách mạng, toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập

Tuy nhiên, chỉ ba tuần sau khi giành được độc lập, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp dưới sự hỗ trợ của quân Đồng minh Anh đã nổ súng xâm lược Việt Nam tại Nam Bộ. Nhân dân Nam Bộ buộc phải cầm súng để bảo vệ quyền chính đáng của dân tộc Việt Nam. Với khát vọng hòa bình, mong muốn giải quyết các cuộc tranh chấp bằng giải pháp thương lượng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đi đến chấp nhận Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946). Trong Hiệp định Sơ bộ, “Nước Pháp công nhận nước Cộng hòa Dân chủ Việt Nam là một nước tự do có ba kỳ…, đứng trong khối Liên hiệp Pháp”(19). Như vậy, Hiệp định này mới chỉ công nhận tính thống nhất (là một quốc gia tự do), nhưng vẫn chưa công nhận nền độc lập của Việt Nam, mà còn bị ràng buộc với nước Pháp. Tuy nhiên, điều khoản này không được thực dân Pháp thực hiện. Chúng lập ra Chính phủ Nam Kỳ tự trị, âm mưu tách Nam Kỳ khỏi Việt Nam. Sau Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp bội ước, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, nhân dân cả nước phải tiếp tục cầm súng để bảo vệ quyền tự do, độc lập của dân tộc đã được xác lập từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Hỡi đồng bào toàn quốc. Chúng ta muốn hòa bình. Chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(20).

Cả dân tộc Việt Nam đã bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, với quyết tâm thực hiện lời thề trong Tuyên ngôn Độc lập. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương. Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã buộc các nước phải công nhận các nước tham dự hội nghị phải cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Hiệp định đã công nhận đầy đủ các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam như: cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương và nhân dân Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước…

Tuy nhiên, ngay sau Hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mỹ đã đặt Việt Nam trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài đất nước Việt Nam. Quyền độc lập, tự do, thống nhất của dân tộc Việt Nam một lần nữa bị lực lượng ngoại bang xâm phạm. Sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ trên cả nước chưa được hoàn thành, quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam chưa được công nhận. Vì vậy, nhân dân Việt Nam buộc phải tiến hành một cuộc chiến tranh cách mạng. Đặc biệt, khi đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh Việt Nam với chiến lược chiến tranh cục bộ, đưa quân Mỹ trực tiếp vào miền Nam, đưa hải quân và không quân đánh phá miền Bắc, ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”(21). Trong bài thơ chúc Tết năm 1969, Người đã kêu gọi: “Vì độc lập, vì tự do, Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào. Tiến lên! Chiến sĩ, đồng bào, Bắc – Nam sum họp, Xuân nào vui hơn!”(22). Trong “Thư trả lời Tổng thống Mỹ.. Nixon”, ngày 25-8-1969, Hồ Chí Minh mong muốn với thiện chí của cả hai bên, “có thể đi tới những cố gắng chung để tìm một giải pháp đúng đắn cho vấn đề Việt Nam” trên cơ sở “Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược và.út quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và dân tộc Việt Nam, không có sự can thiệp của nước ngoài”(23). Buộc Mỹ phải thực hiện “tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam và dân tộc Việt Nam”, quân và dân cả nước đã quyết tâm “tìm cách đánh Mỹ, tìm cách thắng Mỹ”, sẵn sàng xả thân vì nền độc lập, thống nhất của dân tộc. Hiệp định Pari (1-1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam buộc Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam: “…­tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản (Điều 1), tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam (Điều 9); Hoa Kỳ không tiếp tục dính líu quân sự, không can thiệp công việc nội bộ miền Nam Việt Nam (Điều 4), nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ, thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài”(24).

Hiệp định Pari 1973 là một bước tiến mới trong việc giành quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mỹ cút”, làm so sánh lực lượng trên chiến trường có lợi cho cách mạng Việt Nam. Khi thời cơ đến, tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc. Thắng lợi mùa Xuân năm 1975 đã đưa đến quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được thực hiện trọn vẹn.

– Thực hiện quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay

Khi đất nước hòa bình, thống nhất, độc lập, cả nước tiến hành xây dựng CNXH, là thời điểm toàn Đảng, toàn dân thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”(25). Trước bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, Đảng xác định vẫn kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Vận dụng sáng tạo học thuyết cách mạng khoa học và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn Việt Nam trong điều kiện lịch sử mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH để thực hiện quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, để xây dựng một xã hội XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, đưa cách mạng Việt Nam hòa chung vào dòng chảy của cách mạng thế giới. Do vậy, từ Đại hội VII (1991), Đảng xác định: “Với chính sách đối ngoại mở rộng, chúng ta tuyên bố rằng: Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”(26). Bước sang thế kỷ XXI, Đại hội IX của Đảng (2001) đã xác định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển…tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình và tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”(27).

Sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định ngày càng rõ quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam trong tổng thể mối quan hệ với cách mạng của thế giới, phù hợp với xu thế phát triển của nhân loại và khát vọng của nhân dân Việt Nam đó là: Bảo đảm lợi ích quốc gia – dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế,… nhằm “phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”(28).

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận số 12-2019

(1), (2) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,  tr.437, 437.

(3) Đồng chí Vũ Kỳ về sự kiện này theo lời của Bác: “Bản yêu sách 8 điểm gửi Hội nghị Vécxây là do hai cụ Phan (Phan Châu Trinh và Phan Văn Trường) viết. Hai cụ có hỏi mình có thêm ý kiến gì không? Không phải do mình viết đâu. Lúc đó mình viết sao nổi mặc dầu bản đó ký tên là Nguyễn Ái Quốc, sau đó trở thành tên hoạt động của mình”. Dẫn theo Thu Trang: Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2000, tr.125.

(4) Tám điểm: 1. Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam; 2. Cải cách nền tư pháp Đông Dương để cho mọi người Việt Nam cũng được đảm bảo về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn tòa án đặc biệt vì đó là công cụ để khủng bố và đàn áp những người Việt Nam lương thiện; 3. Tự do ngôn luận và báo chí; 4. Tự do hội họp và lập hội; 5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài; 6. Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ; 7. Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp; 8. Bầu ra đại diện thường trực của người Việt Nam ở bên cạnh Quốc hội Pháp, để trình bày nguyện vọng của người Việt Nam.

(5) Theo Trần Dân Tiên: “Ý kiến đưa ra yêu cầu do ông Nguyễn đề ra nhưng lại do luật sư Phan Văn Trường viết, vì lúc bấy bấy giờ ông Nguyễn chưa viết được tiếng Pháp”. Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.29.

(6), (7) Dẫn theo Thu Trang: Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp 1911-1925, Nxb Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, tr.137-138, 139.

(8) Vũ Anh: Bác Hồ (Hồi ký), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960, tr.72.

(9) Trần Dân Tiên: Những mầu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Văn học, Hà Nội, 1970, tr.30.

(10) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.209.

(11) Viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pari (Pháp) năm 1925, xuất bản lần đầu ở Việt Nam năm 1946.

(12), (13), (14) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.13, 4, 1.

(15), (16), (17), (18) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.113, 114, 418, 437.

(19), (20) ĐCSVN: Văn kiện Đảng Toàn tập, t.8, tr.48, 160.

(21), (22), (23), (25) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.15, tr.131, 531-532, 603, 624.

(24) Bộ Ngoại giao: Ngoại giao Việt Nam (1945-2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 264.

(26) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991, tr.147.

(27) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.119-120.

(28) ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.34-35.

PGS, TS Trần Thị Thu Hương

TS Nguyễn Thị Mai Chi

Viện Lịch sử Đảng,

 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(Theo Tạp chí Lý luận chính trị)