Top 15 # Yêu Thích Nghĩa Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Thích, Thương Và Yêu! Bạn Là Gì?

Thích, thương và yêu: Sự khác biệt.

Dành cho những ai đã và đang có tình cảm với một ai đó.

*thích*

Đầu tiên, hãy nói về “thích“. Theo tôi, thích có hai loại là “thích từ tận trong lòng” và “thích nhất thời”.

“Thích từ tận trong lòng”, đúng với tên gọi của nó, chính là thứ tình cảm bắt nguồn từ trái tim, bạn chân thật thích một người nào đó. Nhưng đây không có nghĩa là “thương” hay “yêu“. Tình cảm của bạn lúc này chỉ dừng lại ở mép ngoài trong vùng đất của tình yêu, nghĩa là muốn đến được “yêu“, bạn phải vượt qua “thương” nữa.

“Thích nhất thời” bắt nguồn từ những điều thoáng qua. Rất phổ biến với các bạn trẻ ở độ tuổi từ  12 – 21 tuổi (người ta thường gọi là “cảm nắng” hay “crush” của tuổi học trò ^^). Khi bất chợt gặp một ai đó có ngoại hình bắt mắt, có những hành động lôi cuốn, một ai đó mang lại cho bạn cảm giác nể phục, ngưỡng mộ vô cùng… vậy là bạn thích. “Thích nhất thời” có nhược điểm không thể chối cãi là thời gian ngắn, nhưng ưu điểm của nó là giúp con người ta trưởng thành hơn trong cảm xúc, phải không nào? Thêm vào đó, “thích nhất thời” đôi lúc cũng tự nhiên chuyển biến thành thích kiểu trẻ con. Người “thích nhất thời” cũng có những biểu hiện tương tự như người “thích từ tận trong lòng”, nhưng đối với loại “thích” thứ hai này, người “thích” nhất thời thường hay có những mộng mơ xa vời.

*thương*

“Thích” là vòng ngoài của “thương” và “yêu“. Nghĩa là nếu muốn “yêu” thì bạn phải vượt qua “thương“. Vậy “thương” là gì?

“Thương” khác “thích” ở điểm là tình cảm của bạn đặt vào người đó sẽ sâu hơn, nặng hơn (là thích sâu nặng chăng? ^^). Và một điều kỳ lạ là người ta không hề hay biết mình chuyển từ “thích” sang “thương” tự lúc nào. Bởi lẽ, giai đoạn này âm thầm, lặng lẽ đến nỗi có lẽ chưa người nào nhận ra được bản thân đang “thương” người ta sau một thời gian “thích“. “Thương” có được làm ba giai đoạn: thương cảm, thương hại và thương yêu.

Thứ hai, thương hại. Thương hại thì ai cũng biết. Nhưng xin đừng hiểu theo kiểu thương và làm hại người ta nha. Thương hại là kiểu thương xót tình cảnh của một ai đó. Lòng thương này dễ khiến cho bạn nổi máu anh hùng, muốn che chở và bảo bọc, quan tâm và chăm sóc cho người ta. Rồi từ khi nào không hay, bạn tự nhiên muốn ở bên người ta… cả đời! Thường gặp trong trường hợp một người mới chia tay người yêu, còn bạn thì đã có chút để ý đến người ta từ lâu. Vậy là bùm, từ một người bạn ở bên an ủi hoặc chỉ nhân cơ hội người ta yếu lòng mà nhảy vào để đi tiếp mối dây duyên tình với người ta luôn. Bạn à, tôi thành thật khuyên bạn, trước khi quyết định đến với một ai đó đã từng bị tổn thương trong tình yêu thì hãy suy nghĩ cho thật kỹ là bạn đang “yêu” hay chỉ là đang thương hại người ta mà thôi. Bạn có biết vì sao tôi khẩn khoản xin bạn nghĩ lại như vậy không? Bởi vì nếu bạn cứ nằng nặc cho rằng mình “yêu” người ta rồi thời gian trôi qua đến khi mà bạn chợt nhận ra tình cảm này chỉ là ngộ nhận, thì cũng là lúc bạn vô tình khiến cho vết thương lòng kia vừa mới kịp làm sẹo nay lại rướm máu. Và vết cắt này lại sẽ sâu hơn, làm người ta sợ hãi tình yêu đó. Cho nên, trước khi vội vã, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói lời yêu nha bạn. Người mới chia tay người yêu, hoặc đã từng trải qua một cuộc tình thường có xu hướng rút lui, thu hẹp cảm xúc của mình lại, không dám mở lòng vì sợ rằng sẽ bị tổn thương một lần nữa. Những người như thế đã hiểu và sẽ không muốn đùa với tình yêu nữa đâu. Vấn đề ở đây là làm sao để bạn biết là mình chỉ đang thương hại người ta mà thôi? Vậy phải xem bạn có thấy tội nghiệp người ta, thấy mình muốn che chở và bảo vệ, muốn quan tâm và chăm sóc người ta, thấy người ta có hoàn cảnh gần giống mình, muốn ở bên cạnh người ta lúc này hơn bao giờ hết. Nếu chỉ là thương hại, xin hãy chỉ dừng lại ở mức tình bạn, xin đừng hấp tấp tiến xa thêm. Bạn phải cân nhắc cho thật kỹ trước khi nói lời yêu lúc này.

*yêu*

Ăn mừng thôi, cuối cùng chúng ta cũng đến được điểm cuối cùng trong bài phân tích này: “yêu“. Bắt nguồn từ “thích“, sang đến “thương” rồi cuối cùng là “yêu“. Tức là bạn phải bắt đầu bằng việc hay để ý đến người ta, hay nhớ nhung người ta, lấy cả vui buồn của người là tâm trạng cho chính mình, khóc vì người. Và “yêu” thì sâu đậm hơn tất thảy. Khi “thích“, tính sở hữu của con người ta rất mạnh, phải có bằng được người thì ta mới vừa lòng. Còn “yêu“, bạn không nghĩ mình nhất thiết phải có được người. Ý niệm của bạn khi đã “yêu” rồi chính là mong muốn người ta được hạnh phúc, điều đó không phải cứ ở bên mình thì người ta mới có được. Dù có phải cố gượng cười chúc mừng cho hạnh phúc của người ta, để rồi sau đó một mình khóc lặng trong đêm khi cánh cửa phòng bạn đóng lại, bạn sẽ vẫn thấy hài lòng. Là vui nhưng lại nhói đau trong lồng ngực. Bạn vui vì người bạn yêu đã tìm được hạnh phúc, bạn khóc vì mình không có may mắn trở thành người mang đến cho người ta hạnh phúc đó mà phải nhờ vào một người khác. Sau đó, sau khi mà người ta đã có hạnh phúc rồi ấy, bạn lại vẫn sẽ luôn bên cạnh, lặng lẽ và âm thầm bảo vệ, quan tâm người ta trên danh nghĩa một-người-bạn-thân. Ngạc nhiên chưa?! “Yêu” thật sự là ngớ ngẩn, là ngốc ngếch như vậy đấy. Nhưng đây mới mới thật sự là “yêu“. Yêu trong đơn phương và thầm lặng.

“Yêu” là không bao giờ ép buộc người mình yêu làm điều gì khiến người ta không vui. Dù muốn hay không, bạn cũng luôn hy vọng rằng mình là người có lỗi, thay vì người ta. Và tính chiếm hữu của “yêu” thực sự còn mạnh hơn cả “thích“.  “Yêu” là không có nhún nhượng. Khi xác định được bản thân mình “yêu” một ai đó thì nhất định phải có người đó bên cạnh mình. Bạn sẽ thấy bất ngờ với bản thân mình, bạn chấp nhận làm tất cả, kể cả những chuyện đồi bạn nhất mà bản thân chưa bao giờ nghĩ tới trước đây, chỉ để có được người mà mình yêu. Yêu mù quáng, bạn chỉ thấy mỗi người ấy trong mắt mình mà thôi. Bạn mặc kệ những lời nói bên ngoài về bạn, về tình yêu của bạn, bạn chỉ biết rằng nếu từ bỏ tình yêu này thì cuộc đời bạn và những tháng ngày về sau bạn không biết phải sống như thế nào. Vì vì quá cuồng nhiệt trong tình yêu, dù biết đang làm tổn thương người mình yêu, bạn cũng không muốn dừng lại.

“Yêu” cũng đồng nghĩa với đau. Càng yêu nhiều con người ta càng dễ bị tổn thương, càng phải khóc nhiều. “Yêu” thực sự là không thể quên được. Nếu ai đó hỏi tôi: “Làm sao để có thể quên đi người mà mình từng yêu?”. Tôi sẽ mỉm cười và bảo rằng: “Hãy thử khắc tên hai người lên một thân cây, khắc thật sâu vào. Xong, giờ bạn hãy xóa đi.” Để quên một người mình từng yêu thương hết lòng, về cơ bản là rất khó, nếu như không muốn dùng từ “không thể”. Nếu đã từng yêu ai rồi thì bạn sẽ không bao giờ có thể quên được. “Yêu” chính là khắc sâu hình bóng một ai đó trong tim. Chỉ khi nào bạn chưa thật sự “yêu” thì thời gian có lẽ sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để bạn quên đi tất cả. Cho nên, xin đừng cố gắng tìm quên. Vì càng quên sẽ càng nhớ. Nhưng cũng xin đừng cố nhớ, vì càng nhớ sẽ càng đau. Có muốn thử không? Bạn hãy nghĩ về người đó như một phần ký ức đẹp của mình và mong muốn người đó có được hạnh phúc. Sau đó, hãy tìm cho mình một tương lai khác. Như vậy, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn nhiều, thay vì cứ ép lòng cố quên đi. Xin đừng bao giờ có ý định rũ bỏ quá khứ. Vì quá khứ là nền tảng cơ bản xây dựng nên con người bạn của hiện tại, và từ đó bạn có tương lai. Quá khứ làm nên con người bạn của hôm nay. Nếu “yêu” trước đây là đau buồn, hãy cố gắng sống cho thật tốt, thật vui vẻ với bản thân mình, để rồi bạn sẽ nhận ra cuộc sống này vẫn còn rất đẹp và tương lai đang đợi bạn phía trước.

“Yêu” thực sự là không còn biết phân biệt phải-trái, đúng-sai gì nữa. Một người dù cho có làm nhiều chuyện khiến bạn đau, bạn chỉ luôn nghĩ về những điều đẹp đẽ của người, thứ đã khiến bạn “yêu” mà thôi. Khi “yêu”, người ta không bận tâm nhiều đến khuyết điểm của đối phương nữa. Cho nên, ngoại hình, tuổi tác, giới tính… nhiều khi cũng không là trở ngại lúc này nữa. “Yêu” thực sự là cho đi rất nhiều nhưng không mong nhận lại gì. Khi đã “yêu” và được “yêu“, xin bạn hãy trân trọng tình cảm thiêng liêng này, xin đừng bao giờ để mất nó. Bởi lẽ, càng yêu sâu đậm lại càng dễ mất nhau vì một lý do bên ngoài hay bên trong nào đó. Chính vì thế, tôi thành tâm khuyên bạn rằng, tình yêu thật sự rất khó được tìm thấy, và một khi đã tìm được rồi, xin bạn hãy cố gắng nâng niu và trân trọng, giữ lấy nó không phải chỉ cho riêng mình, mà còn là cho cả người bạn yêu nữa.

Vậy thì các bạn của tôi, sau khi đọc hết bài phân tích này, bạn có thấy tình yêu rắc rối không? ^^ Yêu là gì? Yêu là chi? mà muôn đời nay nhân loại vẫn cứ mãi tìm yêu. Cảm ơn các bạn đã đọc hết một hơi bài phân tích này, và cũng hy vọng nó sẽ hữu ích cho những ai đang thật sự cần để nhìn nhận lại tình cảm và bản thân mình.

Thân!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Thích Là Gì? Yêu Là Sao? Thương Là Như Thế Nào?

Nhiều lần tôi tự hỏi:”Thích là gì? Yêu là sao? Thương là như thế nào?”. Những định nghĩa đó có giống nhau không? Vì sao ông bà ta chỉ nói “Tôi thương ông/bà” mà không là “Tôi yêu ông/bà”? Và họ đã sống với nhau tới khi đầu tóc bạc phơ và cùng nhau về bên kia thế giới. Còn chúng ta nói yêu nhau, rồi bây giờ nhìn lại, người đó có còn bên cạnh mình không? Vậy thì yêu và thương khác nhau như thế nào? Mỗi người sẽ có những khái niệm khác nhau tùy vào trải nghiệm của riêng họ. Còn tôi, đó là những bước phải tạo nên để xây một ngôi nhà tình yêu.

Thích – bước đầu của một tình yêu mới chớm nở. Mỗi người trong chúng ta ai cũng đã từng rung động trước một người, chỉ đơn giản là ngượng ngùng trước người đó, đôi lúc họ làm tim mình loạn nhịp rồi đỏ mặt. Vì vậy, nếu họ không cùng cảm giác đó với mình thì cũng chỉ mang đến chút buồn buồn vậy thôi. Vài hôm sau ta lại vui vẻ, người đó vẫn như trước kia – một người bình thường như bao người khác, như chưa từng có chút rung động nào. Đây là cái nền nhà cần phải có để đặt nền móng cho ngôi nhà ta đang xây.

Yêu – bước dài nhất của một cuộc tình. Họ mang đến cho ta nhiều cung bậc cảm xúc mãnh liệt của cái gọi là yêu: nhớ da diết, hạnh phúc vui vẻ, giận hờn cãi vả, đau buồn tuyệt vọng, ghen tuông. Tất cả đều là những cảm xúc mà khi yêu ai cũng phải có, nếu thiếu đi một thứ, hẳn là tình yêu đó vẫn chưa trọn vẹn. Do đó, khi hai người đôi ngả chia ly, những kỉ niệm ấy rất khó để xóa nhòa. Ta chỉ biết nhìn về quá khứ với bao kỉ niệm buồn, đau, phẫn nộ, hạnh phúc..và tiếc nuối. Quá trình ta đã trải qua không phải nói quên là có thể làm được, người với người mấy ai có được duyên nợ cùng nhau trải qua những khoảnh khắc đáng nhớ của tuổi trẻ? Vậy nên, có thể phải mất vài tháng, vài năm sau chúng ta mới có thể buông bỏ hết quá khứ để nhìn về tương lai – nơi có người mà cả đời ta luôn tìm kiếm. Đây là tất cả gạch đá, đồ dùng cần thiết của ngôi nhà tình yêu.

Thương – bước cuối cùng của một tình yêu không thể nào quên. Có thể bạn vì một sai lầm, thân thế hay khuyết điểm của người kia mà chọn chia tay họ nhưng khi bạn đã thương người ta rồi, tất cả mọi thứ đều được chấp nhận và cũng nhau từng bước cải thiện chúng. Bởi vì.. bạn muốn cùng họ hoàn thành ngôi nhà bạn luôn mơ ước. Đây là cái trần nhà che đi mọi nắng gắt, mưa giông của cuộc đời khắc nghiệt. Nếu chỉ là yêu, bạn chỉ có thể tồn tại ở đó một thời gian ngắn vì không có tình thương để che chở mọi thứ. Do đó, nếu muốn bên cạnh ai đó cả đời, hãy bình tâm mà nghĩ, bạn đã xây trần nhà chưa?

Thỉnh thoảng nhớ đến rồi cười thẹn thùng, chỉ cần vài ngày để quên và lại sống vui vẻ. Số người mang lại cảm giác đó là N người. Tôi gọi đó là thích.

Gần như lúc nào cũng nhớ đến rồi cười hạnh phúc hoặc đau khổ, mất đến vài năm để quên rồi lại tiếp tục hành trình tìm bạn đời. Người mang lại cảm xúc đó chỉ đến trên đầu ngón tay. Tôi gọi đó là yêu.

Cất họ vào một góc trong tim, đôi lúc tình cờ nhớ đến rồi lại mỉm cười tiếc nuối, không thể quên được và chỉ có một, hai người có thể làm được điều đó. Tôi gọi đó là thương.

Khi nào chỉ cần nhìn thấy sự tồn tại của ai đó cũng đủ khiến bạn thấy bình yên, chỉ có thể mỉm cười nhìn theo bóng lưng của họ cũng thấy đã đủ thì chắc hẳn yêu thương bạn dành cho họ là rất nhiều. Bởi vì đó không còn là thích nhất thời, yêu mãnh liệt mà là thương của sự vị tha, hi sinh để người đó hạnh phúc. Dù bạn thương họ nhưng hai người lại không thể đến với nhau thì cũng đừng buồn. Ai sinh ra cũng không có trách nhiệm phải đáp lại người có tình cảm với họ, và vì họ không phải dành cho ta. Ở đâu đó, người thật sự thuộc về riêng ta vẫn đang quẩn quanh với cuộc sống. Tình thương thiêng liêng lắm, hãy trao cho những người thật sự xứng đáng và ban phát ít thôi. Vì người quan trọng nhất cuộc đời bạn mới là người xứng đáng nhận lấy nó nhiều nhất.

Người Trẻ Yêu Thích Xế Hộp Gì?

Xế hộp là gì? Những người trẻ hiện nay yêu thích những xế hộp nào? Câu trả lời sẽ được chúng tôi bật mí rõ nhất trong bài viết sau đâyXế hộp là gì?

Xế hộp là những chiếc xe hạng sang, đắt tiền được giới trẻ yêu thích và mong muốn sở hữu. Để sở hữu những chiếc xế hộp này bạn phải có khả năng tài chính hoặc bạn cũng có thể mua xe trả góp vì hầu hết các hãng xe ở Việt Nam đều hợp tác với ngân hàng hỗ trợ tài chính cho khách mua xe.

Những xế hộp được yêu thích nhất

Mercedes-Benz A-class và CLA

Mercedes-Benz A-class và CLA ngoài việc sở hữu những công nghệ tương đương nhiều như đàn anh C-Class hay E-Class, A-Class khoác lên mình một thiết kế năng động cùng lớp sơn bắt mắt xanh lục. Hai mẫu xe rẻ nhất của hãng xe sang trong gia đình A-Class đang có mặt tại Việt Nam là A200 và A250 với giá bán từ 1.3-1.7 tỷ đồng. Đây là dòng coupe thể thao kiểu compact, rất phù hợp với không gian đô thị đông đúc.

MINI

Các dòng xe MINI sở hữu thiết kế trẻ trung, giàu tính nghệ thuật và tính thẩm mỹ cao. Đèn pha bo tròn trên xe cỡ lớn, nổi bật với những đường kẻ nổi bật trên nắp capo hay thiết kế nhỏ gọn theo phong cách cổ điện, tất cả đều hội tụ những sản phẩm của MINI như Cooper 3 cửa, Countryman, Clubman,…

Audi Q2

Mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam và chưa có giá bán chính thức, Audi Q2 hứa hẹn sẽ là mẫu xe yêu thích của nhiều khách hàng Việt. Mức giá bán trên xe dự đoán khá mềm, thiết kế trẻ trung và mang nhiều nét phá cách so với các đàn anh như Audi Q3, Audi Q5 hay Q7. Các điểm nhấn nổi bật trên xe là: Cụm lưới tản nhiệt bát giác, đèn hậu LED chạy liên tục khi đạp thắng, khoang lái xe thể thao thiết kế dễ sử dụng, đơn giản.

Waifu Là Gì? Những Waifu Được Fan Anime Yêu Thích Nhất

1. KHÁI NIỆM WAIFU LÀ GÌ?

Waifu là một thuật ngữ dùng để chỉ một nhân vật nữ hư cấu mà người ta có một sự yêu thích, mê đắm mạnh mẽ. Nó bắt nguồn từ cách phát âm bằng tiếng Nhật giọng nặng của từ “Wife” trong tiếng Anh và có nghĩa là “vợ 2D”.

Trong thế giới phụ nữ 2D, nơi biên giới giữa thực tế và tưởng tượng bị xóa nhòa. Một thế giới mà tình yêu không cần phải có sự đáp lại và nơi mà sự sùng bái tạo thành “hẹn hò”. Đối với hầu hết những fan anime, waifu được coi là một trò đùa hoặc một cách để mô tả nhân vật nữ yêu thích của họ trong một bộ anime.

Ngoài ra, đối với những người đặc biệt kỳ lạ, còn có cả một sự kiện gọi là “bửa tối với Waifu” hay “Yome To No Bansan”, nơi mọi người đăng những hình ảnh về các cuộc hẹn hò của họ với waifu, nó thường diễn ra vào ngày giáng sinh hay ngày Valentine. Thỉnh thoảng, họ sẽ đặt một chiếc gối cơ thể trên ghế đối diện hay thậm chí là một màn hình có hình ảnh waifu trên bàn ăn.

2. Nguồn gốc của Waifu

Mặc dù là một khái niệm lâu đời, nhưng thuật ngữ “waifu” này thực sự mới nổi lên trong những năm gần đây. Ban đầu nó được phổ biến vào năm 2002 bởi Azumanga Daioh qua một cách dịch sai hài hước của câu “My Wife”. Thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng như một từ gây chú ý hoặc một cách để chế giễu những người dùng trên imageboards (là một nơi mọi người tập trung xung quanh việc đăng hình ảnh, kiểu như một diễn đàn đăng ảnh). Cuối thập kỷ này, thuật ngữ “waifu” bắt đầu được đề cập nhiều hơn đến một nổi ám ảnh về tình yêu với một nhân vật, dù là đùa hay nghiêm túc.

3. Chồng 2D gọi là gì?

Nếu như “waifu” là từ dùng để gọi các nhân vật nữ 2D được yêu thích hay các “cô vợ 2D” thì “chồng 2D” gọi là gì?

Đó chính là thuật ngữ ” Husbando “. Áp dụng các nguyên tắc tương tự, một người chồng là một nhân vật nam mà phụ nữ sẽ hình thành những tình cảm yêu thích thông qua rào cản của màn hình.

Có một sự khác biệt lớn giữa “Best Girl” hay “Waifu Material” và “Waifu”, và vì sự an toàn của bạn trên internet, điều quan trọng là bạn hiểu đúng. Bạn chỉ có thể có một Waifu. Không có việc chung hai vợ đối với waifu của bạn và được coi một tội lỗi trên một số imageboards. Tuy nhiên, việc “ly hôn” với waifu của bạn cũng bị đánh giá thấp và những người trải qua nhiều “cô vợ 2D” với tốc độ nhanh được coi là “Seasonal Waifus” – theo mùa Waifu.

5. Top 10 Waifu được yêu thích nhất