Top 12 # Yêu Thực Dụng Nghĩa Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Thực Dụng Nghĩa Là Gì? Người Yêu Và Sống Thực Dụng Khác Gì Thực Tế?

Dù từ Thực dụng được sử dụng nhiều khi nói về ai đó nhưng không phải ai cũng hiểu hết nghĩa của từ đó. Cùng tham khảo bài viết sau đây để có thể tìm hiểu ý nghĩa từ thực dụng đúng và chính xác nhất.

Từ thực dụng được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay và trong chúng ta, chắc hẳn các bạn đã ít nhất một lần nghe qua từ ngữ này. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được hết ý nghĩa của từ thực dụng, khiến việc sử dụng từ ngữ này trở nên sai lệch, ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng và các mối quan hệ xã hội khác.

Thực dụng là tốt hay xấu? cho ví dụ?

1. Thực dụng nghĩa là gì? Ý nghĩa của từ thực dụng

Mọi người thường hiểu đơn thuần người thực dụng là người chỉ biết tiền tài, vật chất trước mắt, chỉ biết đến bản thân mình mà không hề nghĩ cho người khác. Thông thường, khi nói ai đó là người có lối sống thực dụng thường mang ý nghĩa đánh giá không tốt. Vậy chính xác thực dụng nghĩa là gì?

Thực dụng nghĩa là gì?

Hiện nay, từ thực dụng được sử dụng khá phổ biến khi ai đó muốn đánh giá người khác là người chỉ biết đến vật chất, xem trọng giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần, không màng đến đạo đức, các mối quan hệ khác.

Ví dụ về yêu thực dụng: Một chàng trai khi chọn người yêu thường chọn cô gái nhà giàu, có đủ tiền bạc để mua cho anh ta những đồ trang sức, xe cộ đắt tiền, đủ tiền để đi nhậu nhẹt, bar bủng thâu đêm, khi mà người yêu hết tiền hoặc chia tay thì sẽ tỏ ra khinh bỉ, chán ghét và tìm cho mình người khác phù hợp hơn … thường những người yêu thực dụng như này sẽ có kết quả không tốt đẹp gì.

2. Sự khác nhau giữa thực dụng và thực tế

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, vì quá vội vàng hoặc đánh giá 1 chiều mà nhiều người thường quy kết ngay cho người khác là thực dụng. Thực tế và thực dụng rất hay bị hiểu nhầm, bị đánh đồng với nhau, vì thế các bạn cần phân biệt được thực tế khác thực dụng như thế nào.

– Thực tế: Người thực tế là người luôn hiểu ý nghĩa thiết thực của những hành động của mình, luôn tiến hành mọi việc một cách hiệu quả, lý trí.– Thực dụng: Người thực dụng là người sẵn sàng bất chấp tất cả để đạt được mục đích, lợi ích của bản thân. Lối sống thực dụng khiến cho người đó trở lên lười biếng, ích kỉ, luôn mong muốn được nhận từ người khác.

Nhiều đội bóng chọn lối đá thực dụng để giành chiến thắng

– Hiện nay có rất nhiều nhà nước trên thế giới và mỗi người đứng đầu đều có những chính sách phát triển trong nước và quốc tế khác nhau, có đất nước đưa ra chính sách thực dụng và cũng có nước đưa ra chính sách mềm mỏng

Bạn Đang Yêu Thực Dụng Hay Đang Yêu Thực Tế?

Thực tế và thực dụng là hai khái niệm được phân chia một cách rất mong manh, nói nôm na thì các bạn mang thực tế trừ sạch đi giá trị tinh thần và tình cảm, nhân đôi ích kỷ, sau đó cộng với toan tính vật chất và lợi ích cá nhân. Tada, chúng ta sẽ một nghiệm “thực dụng”.

1. Tiêu chuẩn chọn người yêu

Cả người yêu thực tế và người yêu thực dụng đều hiểu rằng: trong xã hội hiện tại, “một túp lều tranh hai trái tim vàng” là không thể đủ. Có điều, người yêu thực tế thì cố gắng chung tay xây một cái nhà để bảo vệ hai trái tim vàng đó, còn đám thực dụng thì tìm cách tiêu cho hết quả tim vàng của người yêu rồi giở bài “tàu lượn”…

Một cô gái thực tế có thể yêu một chàng trai chưa giàu, có thể nhìn thấy quãng đường chông gai trong tương lai, nhưng cũng biết tin vào ý chí của người mình yêu. Một cô gái yêu thực dụng lại chỉ nhìn thấy những nhãn hiệu người yêu khoác trên người, hay thậm chí là số tiền trong tài khoản và ví của anh ta dày bao nhiêu, có đủ để mình rút hay không.

2. Lối sống

Với người yêu thực tế, việc có người mình yêu không có nghĩa là được phép ỷ lại, đó là một chỗ dựa về mặt tinh thần giúp họ thêm tin tưởng. Họ luôn phấn đấu để không phải dựa dẫm hay ngửa tay xin tiền người yêu, trong khi có người yêu thực dụng lại giống như bị muỗi đậu trên lưng: vừa đau, lại còn bị nó hút máu.

3. Toan tính trong tình yêu

Rất nhiều những kẻ yêu thực dụng đều là sinh viên họ Đào học trường Mỏ, kiêm nông dân canh tác người yêu theo thời vụ, chừng nào người yêu còn ra quả thì họ sẽ vẫn mặn nồng, rồi sẵn sàng bỏ đi ngay khi đất đai không còn màu mỡ. Yêu lâu dài không có trong khái niệm của họ, kể cả có lấy nhau rồi, họ cũng sẵn sàng li dị khi đã hết giá trị.

Người thực tế sống khá lí trí, nhưng không có nghĩa họ trở thành những kẻ vô cảm, lạnh lùng chỉ tính toán cho phần mình, ngược lại họ cũng rất đề cao giá trị tình cảm và mong muốn mối tình của mình được vững bền.

4. Quan niệm hạnh phúc

Người thực tế hay người thực dụng cũng đều mưu cầu hạnh phúc cá nhân trước tiên, nhưng trong khi một bên biết chia sẻ và quan tâm đến suy nghĩ của người kia, thì một bên lại thể hiện lối sống ích kỷ tìm kiếm lợi ích của riêng mình mà mặc kệ cảm xúc của những người xung quanh thế nào.

5. Khi đi ăn, đi chơi

Cả 2 tuýp người này đều rất sòng phẳng trong chuyện tình cảm, nhưng yêu thực dụng thì sòng phẳng để có lợi cho mình, thậm chí rất khôn khéo trong việc xin tiền người yêu. Người yêu thực tế lại khác, họ vay mượn đàng hoàng và rất tinh tế trong chuyện tiền bạc, chẳng hạn như một lời đề nghị “bao” người yêu mình ăn trưa hoặc xem phim cũng đủ để anh ta cảm thấy hạnh phúc cả về mặt vật chất lẫn tinh thần.

6. Khi được tặng quà

Yêu thực tế là khi bạn vui vì người ta quan tâm đến mình nên mới tặng quà, ngược lại yêu thực dụng là quan tâm đến quà nên mới nhớ đến người ta. Số lần tặng quà cũng tỉ lệ với độ hạnh phúc, những món quá đắt tiền cũng là thước đo tình yêu của họ, với họ thì càng đắt càng đáng yêu, càng nhiều càng hạnh phúc!

Người yêu thực tế buồn vì không được tặng quà, người yêu thực dụng sẽ khó chịu vì được tặng quà không đắt như mình tưởng.

7. Khi ốm đau

Người yêu thực tế biết tự yêu và chăm sóc bản thân mình, họ không chờ đợi ông Bụt hay hoàng tử bạch mã nào hiện lên giúp mình cả. Họ tự đứng dậy đối đầu và xử lý mọi chuyện, chỉ cần đến người khác khi thấy cần thiết hoặc quá mức khó khăn.

Trong khi đó, yêu thực dụng thường biến người ta thành những cô công chúa ẻo lả, lúc nào cũng đòi hỏi sự hầu hạ, dỗ dành hết mực dù có khi chỉ là mấy cái hắt hơi nhẹ tênh. Nếu người yêu mình không xuất hiện ngay lập tức, rất có thể họ sẽ nhận được những tin nhắn giận dỗi hoặc status than phiền đầy hậm hực.

8. Khi người yêu khó khăn về tài chính

Đây là điểm phân biệt rõ ràng nhất giữa thực dụng và thực tế, giữa người yêu thật lòng và những kẻ lợi dụng. Không quan trọng bạn giàu có ra sao, chỉ có lúc trắng tay mới biết bàn tay ai chìa ra giúp mình. Người yêu thực tế khác người yêu thực dụng ở chỗ: họ không coi người yêu mình là cái mỏ, hết là bỏ.

9. So sánh người yêu

Người yêu thực tế sẽ rất ít khi so sánh hay đòi hỏi người mình yêu phải thế lọ thế chai, bởi trong mắt họ, người yêu mình vốn đã đặc biệt hơn tất cả những người xung quanh rồi, có so sánh cũng với thiện chí mong muốn giúp nhau tốt hơn. Kẻ yêu thực dụng lại muốn cả thế giới phải quay quanh mình, luôn nhìn vào và so sánh hoàn cảnh của mình với người khác, than thở và đòi hỏi để nhận được nhiều lợi ích hơn nữa.

10. Khi xảy ra xung đột dẫn đến chia tay

Người yêu thực tế có quan điểm tình yêu rất dứt khoát và rõ ràng, họ không mù quáng tiếp tục với một mối tình không có tương lai hay mất thời gian với một người không thuộc về mình. Họ sẵn sàng chia tay và thường rất khó bị lay động khi bị níu kéo. Người thực dụng cũng có quan điểm tình yêu rõ ràng, nhưng là về mặt vật chất. Với họ, chừng nào đối phương còn giá trị lợi dụng, thì tình cảm này vẫn có thể tiếp tục, dù nó có giả tạo đến đâu đi chăng nữa!

Có câu “người không vì mình, trời tru đất diệt”, cả người thực tế và thực dụng đều rất hiểu điều này, điểm phân biệt họ trong tình yêu, đó là người thực tế sẽ lựa chọn sự hi sinh xứng đáng với mình, trong khi kẻ thực dụng không cho phép bất cứ chuyện gì làm ảnh hưởng đến sự bình yên hay lợi ích cá nhân của mình.

Nói tóm lại, yêu thực tế là đôi khi mơ màng nhưng không quên hiện thực phũ phàng, nhìn nhận giá trị vật chất luôn phải đi liền với giá trị tình cảm, bất kì sự lựa chọn nào của họ trong tình yêu cũng đều có một ý nghĩa tinh thần nhất định. Họ coi trọng lợi ích cho bản thân mình, nhưng không đạp lên hạnh phúc của người khác để giành được nó. Còn những kẻ yêu thực dụng, tình yêu với họ cũng chỉ là công cụ gia tăng lợi ích cho bản thân về mặt vật chất là chính, tiền bạc là chủ yếu mà thôi. Sự ích kỷ của họ cũng là một lí do rất lớn dẫn dắt họ đến với những kẻ vụ lợi và ích kỷ không khác gì mình.

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Tác giả: Tiến sĩ John Amodeo/Psychologytoday.com (đăng tải với sự cho phép)Thúy Anh biên dịch

Thực Ra Người Yêu Cũ Là Gì?

Bạn có biết người yêu cũ là gì không? Thực chất người yêu cũ là gì? Google là nơi người ta hỏi vô vàn vấn đề. Và tôi cũng vô tình hỏi Google rằng người yêu cũ là gì. Và câu trả lời tôi nhận được khiến mình có cảm giác giống như đang nghiên cứu về một giống loài sinh vật mang tên Người yêu cũ vậy. Cùng đọc nhé:

Định nghĩa người yêu cũ theo Wiki

Người yêu cũ hay người cũ (thường viết tắt tiếng Anh thông dụng là: ex) là thuật ngữ chỉ về mối quan hệ xã hội trong đó đề cập về một đối tượng với một sự liên hệ tình cảm đã chấm dứt với chủ thể được đề cập. Người yêu cũ có thể là người đã cùng với chủ thể trải qua một mối tình đầu nhưng cũng có thể là một bên trong số các cuộc tình đã trải qua.

Và đây là lời khuyên cho việc kiểm soát mối quan hệ với người yêu cũ:

Người dùng Facebook nên hủy kết bạn (unfriend) người yêu cũ ngay khi kết thúc mối quan hệ

Kiểm soát tốt việc giao du với người cũ, giữ liên lạc ở mức tối thiểu giúp tránh được nguy cơ rơi vào việc bị tổn thương

Kể lể về người cũ ngay trong buổi hẹn hò đầu tiên với đối tượng mới là điều tối kỵ trong tán tỉnh, tình yêu. Theo đó đối tượng mới sẽ có xu hướng nhận định là vẫn còn chưa quên, đồng thời nếu mô tả hình ảnh người yêu cũ thật lý tưởng, thì đối tượng mới sẽ đánh giá chưa sẵn sàng cho một mối quan hệ mới.

Nếu hồi tưởng lại tình xưa khi mối tình hiện tại đang trục trặc có thể tăng nguy cơ tan vỡ cho mối tình hiện tại.

Xác định rõ tình cảm với người cũ

Phân tích các lý do chia tay

Hãy tạo ra những kỉ niệm mới cùng người yêu hiện tại

Không so sánh giữa người hiện tại và người cũ

Không tạo bất cứ cơ hội nào để gặp lại người cũ và chấp nhận hiện tại.

Vậy đấy. Còn theo tôi, đối với con gái, thì người yêu cũ là một cái gì đó rất … khắm – như ai đó đã nói trên mạng như vậy.