Top 4 # Yêu Thương Bản Thân Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Nguồn: trithucvn

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Tác giả: Tiến sĩ John Amodeo/Psychologytoday.com (đăng tải với sự cho phép)Thúy Anh biên dịch

Hãy Học Cách Yêu Thương Chính Bản Thân Mình

Ở đời ai cho gì thì nhận rồi cảm ơn còn không thì thôi. Bản thân mỗi người phải học cách tự thương lấy thân. Đừng mơ mộng chi quá nhiều có thế thì mới có thể an yên được. Đừng cho bất cứ ai cái quyền làm chủ cảm xúc của mình để khi người ta cười với mình thì mình cũng ổn mà người ta có quay lưng bỏ lại thì bản thân mình cũng chẳng sao. Đôi khi trong cuộc sống ta thường chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để khiến cho những người xung quanh vui vẻ và hạnh phúc nhưng lại quên mất một điều rằng hơn ai hết bản thân ta cũng nên và cần được yêu thương. Hãy nhớ ở đời không ai mình bằng chính bản thân mình đâu.

Mỗi người có một giá trị bản thân riêng nên hãy biết yêu thương chính mình

Mỗi một con người khi đến trong cuộc đời này chắc chắn có một giá trị riêng biệt. Hãy nhớ phải có đủ duyên thì ta mới có được thân xác này và hơn nữa mỗi người sống trên đời là có nhiệm vụ, ít nhất là nhiệm vụ hoàn thành bài học yêu thương cho chính bản thân mình. Đến cuối đời người ta sẽ ngộ ra nhiệm vụ của bản thân khi cuộc đời đẩy ta đến những chiến trường khốc liệt thì lúc đó nhiệm vụ của ta chính là học cách vượt qua khó khăn và yêu thương chính mình.

Đôi khi chính mình cũng phải tự khen ngợi, động viên chính mình

Vì thành công sẽ nối tiếp thành công. Đừng để bản thân mình cứ suốt ngày miệt mài theo đuổi mục tiêu này, đam mê nọ mà hãy dành cho mình những phút giây tĩnh tâm lại để biết mình đã làm được những gì và tự hào với những điều đó. Đôi khi chính mình cũng phải tự khen ngợi, động viên chính mình có như thế ta mới cảm thấy vững tin hơn để bước đi những bước vững vàng trên con đường mình đã chọn. Vì thế, tuy cuộc sống bận rộn với bao nhiêu công việc, biết bao lo toan nhưng thỉnh thoảng hãy dành cho mình những phút giây lắng đọng tâm hồn thì mỗi người chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật ý nghĩa và đáng trân trọng, đặc biệt ta sẽ biết yêu thương chính bản thân mình hơn, sống tốt hơn và thành công hơn nữa.

Hãy yêu bản thân mình trước

Chúng ta phải thực sự yêu bản thân trước khi làm bất cứ điều gì

Sẽ là một thảm kịch nếu chúng ta không biết cách yêu bản thân trước khi bước vào một mối quan hệ. Phụ thuộc vào người khác là chiến lược mạo hiểm. Đừng để những món quà đắt tiền, những lời nói đường mật mua chuộc được bản thân ta. Mỗi người sẽ dễ dành đánh mất lòng tự trọng và rất khó tìm lại được khi đã quen sống như một cây tầm gửi. Đặt mục tiêu riêng và chứng minh cho mọi người thấy được ta có thể làm được điều mình thích hay mua thứ bạn muốn một cách hoàn toàn độc lập.

Trong một mối quan hệ, nếu chúng ta không tự yêu bản thân thì chắc chắn ta sẽ không nhận được sự coi trọng từ đối phương. Những người không biết yêu thương mình thường tự làm xấu đi hình ảnh bản thân và dần dần trở thành kẻ dễ dãi và dễ bằng lòng trong mắt mọi người. Hãy tự tin ngẩng cao đầu ở bên cạnh một người có thể chia sẻ cuộc sống cũng như bổ sung thêm hạnh phúc cho ta. Một khi ta nắm vững được cách yêu bản thân mình thì chính ta sẽ luôn cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp và dễ thở biết bao. Thay vì đặt quá nhiều mục tiêu to lớn mỗi người chỉ cần cố gắng yêu bản thân mình, vậy là đủ rồi.

Yêu Thương Bản Thân Tận Gốc Để Hạnh Phúc Tận Răng

Tôi có một thói quen lạ. Thi thoảng, tôi tự đặt câu hỏi rồi không suy nghĩ, chỉ nhắm mắt chờ đợi với một niềm tin mạnh mẽ: câu trả lời sẽ tự đến. Trước tết, tôi tự hỏi làm sao để vừa thành công vừa hạnh phúc theo cách đó, và câu trả lời đã làm tôi ngạc nhiên. Rồi sau ấy bức hình tôi đăng cũng được rất nhiều bạn quan tâm, không ít bạn đã hỏi thêm, đặc biệt là về yêu thương bản thân.

– Thưa thầy, làm sao để vừa thành công vừa hạnh phúc? – Một. – Dạ. Một là sao ạ? – Muốn thành công, cả đời làm một việc thôi, việc mình đam mê nhất. Lâu nay, ta thấy con cứ mỗi việc làm một ít, thành ra chẳng việc nào ra hồn. – Thế còn hạnh phúc ạ? – Muốn hạnh phúc, cả đời yêu một người, yêu chính Bản Thân mình. Ta thấy con cứ chán người này chuyển qua người kia, mà chẳng nhận ra là mình phải yêu thương Bản Thân mình trước. Khi mình làm cho mình hạnh phúc, thì ai đến với mình thì mình cũng hạnh phúc thôi! – Dạ, con đã hiểu. Cám ơn thầy vì bài học cuối năm đáng giá!

Yêu thương là gì?

Tôi thích những gì dễ hiểu, dễ áp dụng, nên tôi đã tự khám phá theo cách riêng của mình, rất đơn giản: Đặt câu hỏi, và lặng yên chờ câu trả lời tự đến. Tôi đã hỏi ngược lại: Khi không yêu thương, mà oán ghét ai đó, thì người ta sẽ có biểu hiện như thế nào?

Khi chưa gặp người đó thì họ sẽ không muốn gặp. Nếu lỡ gặp người đó thì họ sẽ bực bội, “Hôm nay xui tận mạng!”. Khi gặp mà thấy người đó đau khổ thì họ sẽ vui mừng và ngược lại, người đó hạnh phúc thì họ đau khổ. Sau khi gặp xong, họ về nhà mất ngủ vì những kế hoạch khiến người đó đau khổ.

Nói chung là có muôn vàn biểu hiện khi oán ghét một ai đó, và chung quy lại sẽ là một từ: Đau khổ. Bạn cảm thấy đau khổ vì người đó, bạn tìm mọi cách để người đó đau khổ (có thể là để họ hiểu cảm giác đau khổ bạn đã phải chịu đựng)

Lật ngược lại, bạn cũng sẽ thấy có muôn vàn biểu hiện khi yêu thương một ai đó, và chung quy lại thì sẽ là một từ: Hạnh phúc. Bạn cảm thấy hạnh phúc vì người đó, và bạn sẽ làm mọi cách để người đó được hạnh phúc.

Yêu thương Bản Thân là gì?

Bây giờ, chúng ta sẽ làm một việc đơn giản, nhưng có thể thay đổi mọi khía cạnh cuộc đời bạn. Hãy coi “Bản Thân” là một con người, họ là Bản, tên là Thân. Hãy… phân thân, bạn và Bản Thân bạn là hai người hoàn toàn độc lập. Rồi thay “người đó” bằng “Bản Thân” đoạn bên trên, bạn sẽ có một định nghĩa đơn giản về Yêu thương Bản Thân.

Có muôn vàn biểu hiện khi bạn yêu thương Bản Thân, chung quy lại sẽ là một từ: Hạnh phúc. Bạn cảm thấy hạnh phúc vì Bản Thân, và bạn sẽ làm mọi cách để Bản Thân được hạnh phúc.

Với định nghĩa trên, bạn sẽ thấy yêu thương Bản Thân có phần ích kỉ. Sống vì hạnh phúc của Bản Thân ư? Làm mọi cách để mình hạnh phúc ư? Thế còn hạnh phúc của người khác thì sao?

Yêu thương Bản Thân có ích kỉ không?

Tôi đã từng đau khổ. Tôi cảm thấy Bản Thân thiếu thốn tình yêu. Lúc ấy tôi đã lựa chọn đi tìm một ai đó, yêu thương họ, với hi vọng họ sẽ đáp lại, để cuối cùng Bản Thân tôi được hạnh phúc.

Nhưng sau đó, tôi nhận ra thứ tình yêu mà chúng tôi đang có thật ra dựa trên nền tảng của sự ích kỉ. Người đó đến với tôi cũng cùng một hi vọng như tôi trước ấy: Hi vọng tôi làm cho Bản Thân người đó hạnh phúc. Khi cả hai đều không làm được, chúng tôi chia tay. Cuối cùng, cả người đó, cả tôi, cả Bản Thân hai người đều đau khổ.

Có hiểu, mới có yêu. Sự thật là chúng ta còn không hiểu nổi Bản Thân mình, thì làm sao hiểu, làm sao giúp Bản Thân người khác hạnh phúc? Tôi nhận ra rằng việc tìm kiếm ai đó và hi vọng người ta sẽ giúp mình hạnh phúc, không chỉ ích kỉ, mà còn rất rủi ro. Khi ấy, bạn đang trao quyền kiểm soát hạnh phúc của mình vào tay người khác!

Nhiều người nghĩ cô đơn là khổ, thật ra đó là cơ hội tuyệt vời để học cách yêu thương Bản Thân, học cách khiến cho Bản Thân hạnh phúc vô điều kiện. Tôi nhận ra yêu thương Bản Thân đúng cách mới là không ích kỷ, vì lúc ấy bạn không chỉ mang lại hạnh phúc dài hạn cho Bản Thân mình, mà còn cho người khác.

Yêu thương Bản Thân đúng cách có lợi gì?

Khi yêu thương Bản Thân đúng cách, Bản Thân sẽ trở thành… Bạn Thân, và bạn sẽ không bao giờ cô đơn. Không chỉ Bản Thân, mà cả vũ trụ sẽ trở thành bạn thân của bạn, bạn sẽ cảm nhận được nguồn năng lượng yêu thương vẫn đang trôi chảy mọi lúc, mọi nơi.

Khi yêu thương Bản Thân đúng cách, Bản Thân sẽ hạnh phúc, bạn sẽ hạnh phúc, bất cứ ai đến với bạn thì bạn cũng hạnh phúc, và Bản Thân họ cũng sẽ hạnh phúc. Đó là thứ hạnh phúc bền lâu, là thứ an lạc mà bao lâu nay nhân loại vẫn kiếm tìm.

Vấn đề còn lại chỉ là yêu thương Bản Thân thế nào cho đúng cách? Một lần nữa, tôi lại đặt câu hỏi và yên lặng, tâm tôi như một mặt hồ sáng loáng, phản bóng trời mây. Và ông trời từ trên cao chắc thấy cái hồ đẹp, nên đã thả câu trả lời xuống đó.

Yêu thương Bản Thân là yêu thương cái gì?

Có hiểu thực sự, mới biết cách yêu. Vậy Bản Thân ta là gồm những gì? Không cần phải đụng tới những triết lý cao siêu, chỉ cần nhắm mắt lại và hít thở vài hơi, bạn sẽ thấy ngay câu trả lời. Bản Thân gồm có hai thứ.

Thứ nhất là Tâm của bạn, một cái Tâm lúc nào cũng bận rộn với những suy nghĩ kiểu như, “Sao ông FuSuSu lại bảo ngồi nhắm mắt hít thở mà cũng thấy được Bản Thân? Nãy giờ mình hít thở được mấy hơi rồi nhỉ? Kì cục quá, thôi mở mắt ra nào.” Bạn đã nhận ra cái tâm hay lăng xăng của mình chưa? Ha Ha.

Thứ hai là Thân của bạn, chính là tay, chân, mắt, mũi, là mọi thứ cấu tạo nên cơ thể bạn. Còn bạn là ai? Lại một câu hỏi triết lý cao siêu. Hãy suy nghĩ đơn giản, bạn là người chủ hiện tại của Thân và Tâm bạn lúc này, chứ còn ai vào đây nữa?

Ba bước để Yêu thương Bản Thân tận gốc

Nếu cuộc đời là chuyến hành trình, thì cơ thể là một chiếc xe giúp chúng ta tới cái đích mình mong muốn. Làm sao đi xa nếu như chiếc xe đó hỏng hóc rệu rã? Do vậy, bước đầu tiên của Yêu thương Bản Thân là bạn học cách quan tâm, chăm sóc cho cơ thể của chính mình.

Cơ thể bạn một ngày cần bao nhiêu tiếng để ngủ? Nó cần ăn những loại thức ăn nào? Nó cần phải được bảo dưỡng như ra sao? Đó là những kiến thức thiết yếu, nhưng tiếc thay là chỉ khi có sự hỏng hóc ngoài ý muốn xảy ra, hầu hết mọi người mới bắt đầu tìm hiểu về chúng.

Top 10 cách chăm sóc cơ thể

Tập hít thở sâu, mọi lúc mọi nơi.

Ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 11 giờ.

Tập thể dục ngoài trời, tối thiểu 30 phút/ngày.

Tránh đồ ăn nhanh và đồ hộp, ăn nhiều rau củ quả.

Uống đủ nước, uống đều đặn, đừng để khát mới uống.

Đi đứng nằm ngồi, bê vác… cố giữ lưng cho thẳng.

Tránh rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích.

Làm việc 25 phút, thư giãn 5 phút rồi mới làm tiếp.

Dùng nước nóng ngâm rửa chân trước khi ngủ.

Rửa tay, tắm táp, súc miệng thường xuyên.

Vẫn là ẩn dụ về chuyến hành trình cuộc đời. Nếu như Thân là kết cấu bên ngoài của chiếc xe, thì nội thất bên trong sẽ là Tâm. Trong đó bánh lái là suy nghĩ, còn động cơ là cảm xúc. Chúng cũng cần được chăm sóc, được bảo dưỡng.

Ấy thế mà hầu hết mọi người không làm điều này. Họ liên tục bắt Tâm làm việc, nghĩ hết chuyện này qua chuyện khác, bánh lái xoay như chong chóng, chiếc xe chạy hết chỗ này tới chỗ kia. Khi quá mệt mỏi, họ “nghỉ ngơi” bằng cách coi Smartphone, mà không biết rằng tâm trí luôn khao khát sự tĩnh lặng.

Top 10 cách chăm sóc tâm trí

Học thiền và dành thời gian tĩnh tâm hằng ngày.

Tập thói quen làm từng việc một, việc quan trọng trước.

Tập trung vào thứ mình muốn thay vì không muốn.

Tìm ý nghĩa tích cực cho mọi chuyện đã xảy ra.

Học cách tha thứ cho bản thân và cho mọi người.

Biết ơn và trân trọng những gì mình đang có.

Kết bạn với những người lạc quan, tư duy tích cực.

Viết nhật ký thành thật về những gì diễn ra mỗi ngày.

Luôn tự nhắc bản thân, “mọi thứ rồi cũng sẽ qua”.

Luôn mỉm cười, cười với mình, với người, với đời.

Bước #3 – Yêu người: Giúp người khác làm 2 bước trên

Hai người đau khổ ngồi lại với nhau tâm sự, có thể họ sẽ bớt khổ, nhưng bớt khổ nghĩa là… vẫn còn khổ. Còn hai người hạnh phúc kết nối, giống như hai dòng sông xuôi dòng, họ sẽ cộng hưởng hạnh phúc, họ sẽ cùng nhau làm nên những điều ý nghĩa hơn, to lớn hơn, họ sẽ cùng ra biển lớn. Đó là lý do mà chúng ta có bước số ba này.

Hãy hình dung đến một thế giới mà ai cũng biết cách yêu thương Bản Thân họ đúng cách. Ai cũng có một cơ thể khỏe mạnh và đáng yêu, ai cũng có một tâm trí bình an sáng suốt. Lúc ấy, người ta đến với nhau để cùng cộng hưởng hạnh phúc, chứ không phải để… bòn rút hạnh phúc của nhau nữa!

Tất nhiên là ngày ấy vẫn còn xa lắm, song chúng ta vẫn phải nỗ lực thôi. Đầu tiên cứ hãy học cách yêu thương Bản Thân mình trước đã, làm sao cảm thấy hạnh phúc một cách vô điều kiện trước đã, là may mắn lắm rồi. Còn giúp người khác ư, share bài viết này, họ đọc mà nhận ra rằng mình phải yêu thương Bản Thân trước là tốt lắm rồi!