Top 5 # Yêu Thương Bản Thân Mình Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Ích Kỷ Hay Là Yêu Thương Bản Thân Mình?

Đôi khi những thắc mắc mà bạn đọc gửi tới Chap Zen lại là nguồn cảm hứng cho chúng mình chia sẻ sâu hơn về những vấn đề không chỉ người ấy, mà chắc hẳn, cũng rất nhiều bạn đọc khác quan tâm. Chủ đề bài viết này, tương ứng với tiêu đề ở trên, cũng là một trường hợp như thế. Người ta nói biết yêu thương bản thân mới có thể yêu thương người khác, nhưng liệu rằng điều đó có đồng nghĩa với sự ích kỷ khi việc gì ta cũng chỉ nghĩ cho mình trước, để rồi cái tôi của ta lại ngày một lớn dần? Vậy phải làm thế nào cho đúng?

Phải nói rằng có một ranh giới rất mong manh giữa sự ích kỷ và yêu thương bản thân. Cũng không thể phủ nhận, trong sự yêu thương bản thân cũng có mặt của tính ích kỷ. Song, đây vẫn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối lập nhau trên nhiều phương diện.

Ích kỷ không có nghĩa là chúng ta sống cho mình, mà là sống vì lợi ích trước mắt của mình thì đúng hơn. Lợi ích ở đây đại diện cho những tham lam, ham muốn, si mê của riêng bản thân chúng ta. Chúng lớn tới nỗi che lấp đi cả khả năng nghĩ cho người khác, không cần biết người khác được hay mất cái gì, cảm thấy ra sao, ở nơi ta. Ích kỷ vì thế mang một ý nghĩa hạn hẹp. Nó cũng thu bé lại tâm lượng của mỗi người, khiến con người ta trở nên nhỏ nhen, hẹp hòi, chỉ biết phục vụ và thỏa mãn cái tôi luôn cho mình là trung tâm vũ trụ.

Yêu bản thân lại mang một ý nghĩa rộng hơn. Cũng là sống cho mình, nghĩ cho mình trước, nhưng nó không giới hạn trong một vài lợi ích cụ thể của một cá nhân. Yêu thương bản thân đồng nghĩa với việc chúng ta tự nhận thức và tôn trọng cơ thể mình, nhận ra được những giá trị thực sự của chính mình. Chúng ta hoàn thiện mình ở những điểm thiếu sót và biến mình thành một người toàn diện hơn, nâng tầm giá trị của bản thân. Người yêu thương bản thân chính là người biết hài lòng với cuộc sống, bởi có như vậy, họ mới trở nên hạnh phúc, yêu đời hơn và nhận ra ý nghĩa cuộc sống.

Bởi ta không chỉ sống một mình một thế giới mà còn có sự tương tác với nhiều người, trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Không ai có thể trở nên tốt đẹp và giữ được tâm thái vui vẻ, bình yên nếu cuộc sống, môi trường xung quanh không an ổn và hòa hợp. Người biết yêu thương bản thân mình, vì thế, cũng sẽ biết nghĩ cho người khác, cùng mọi người tạo nên một môi trường sống an lành hơn. Ngay cả khi bạn chưa làm được gì cho ai đó nhưng chỉ cần bạn chăm sóc tốt cho bản thân, giữ cho mình được khỏe mạnh, tâm trạng phơi phới là đã bớt gây cho người khác sự phiền hà hay phải lo lắng cho mình. Tôn trọng, yêu thương chính mình sẽ giúp bạn biết cách tôn trọng và yêu thương người khác là như vậy. Do đó, yêu bản thân không những là hành động mang tới lợi ích cho riêng mình mà còn cho cả nhiều người xung quanh. Điều này bao hàm một cái nhìn sâu rộng và ý nghĩa lớn lao, hơn là bó hẹp trong ranh giới của sự ích kỷ, chỉ biết phục vụ cho cái tôi nhỏ bé luôn không ngừng đòi hỏi lợi ích cho cá nhân mình.

Ý nghĩa của ích kỷ và yêu thương bản thân có thể khác nhau là thế, nhưng để tách biệt được sự góp mặt của cái tôi vào trong mỗi ý nghĩ và hành động thực tế của chúng ta thì quả là không dễ. Nhiều khi ta khó có thể phân biệt được thế nào mới là không ích kỷ khi mà ta đang muốn sống cho bản thân mình trước. Như Chap đã nói ngay từ đầu về ranh giới mong manh và sự có mặt trong nhau của việc yêu bản thân và sự ích kỷ, quả thực, chỉ cần đi quá một chút thôi thì cách mà ta yêu thương bản thân mình đã trở thành lối sống ích kỷ từ bao giờ.

Bởi vậy, điều ta cần làm là bước đi trên một con đường trung dung, cân bằng và linh hoạt giữa hai yếu tố này. Trung dung ở đây là việc chúng ta không chỉ biết nghĩ cho mình mà trong bất kể việc gì ta cũng phải nghĩ cho cả người khác. Buông bỏ một chút cái lợi trước mắt, san sẻ với người xung quanh thì mọi người cũng sẽ đáp lại mình bằng những điều tốt đẹp. Có những người lại quá hi sinh cho bạn bè, người thân hay xã hội mà để bản thân phải chịu khó khăn, khổ sở thì lại nên nhìn lại mình, trở về chăm lo cho mình hơn. Thực ra, trong nhiều trường hợp, sự hi sinh ấy cũng là biểu hiện của ích kỷ khi mà nó thỏa mãn nhu cầu, ham muốn nào đó ẩn sâu trong ta. Bởi nếu bạn hoàn toàn chỉ biết nghĩ cho người khác thì có lẽ bạn sẽ không trách mắng, buồn phiền, thất vọng khi những gì mình làm cho họ không có được kết quả xứng đáng, thậm chí còn bị họ phản bội lại. Chỉ khi nào ta biết tôn trọng chính mình và nhận ra cuộc sống tốt đẹp hơn biết bao khi cơ thể, tâm hồn ta được yêu thương, chăm chút thì ta cũng sẽ biết cách giúp người khác tôn trọng chính bản thân họ, yêu thương họ khi họ còn khổ đau.

Đôi lúc chúng ta có thể đi lệch sang phía ích kỷ hơn nhưng ý chí muốn mang lại sự tốt đẹp cả cho mình và cho người sẽ cho ta sự tỉnh thức để biết mình không nên dấn sâu vào con đường đó. Có những lúc chúng ta cũng phải chọn lựa giữa việc sống cho mình trước hay vì người khác trước, thì bạn cũng cần dừng lại một chút trước khi đưa ra quyết định, xem điều gì thực sự có lợi cho cả hai. Không có công thức hay tiêu chuẩn chung nào để giúp bạn biết mình nên làm gì trong từng trường hợp cụ thể. Thế nhưng, chỉ cần bạn tôn trọng sự bình yên trong tâm mình, nhận thức những giá trị thực sự của bản thân, cũng như ý thức rằng người khác cũng có những giá trị nhất định đáng được tôn trọng, thì như vậy, bạn sẽ biết cách ứng xử phù hợp để không đem đến đau khổ cho cả người và cả bản thân mình. Đó là điều giúp bản thân bạn được yêu thương đúng cách nhất và sự vị kỷ cũng chuyển hóa dần thành sự vị tha.

Ranh giới giữa ích kỷ và yêu thương bản thân dù có mong manh đến mấy, nhưng sau tất cả vẫn là tâm ý của chúng ta trong mỗi hành động, việc làm, lời nói của mình. Khi bạn bối rối, đó là lúc bạn cần nhìn lại mình, xem xét hay điều chỉnh lại những gì đang biểu hiện bên trong, rồi bạn sẽ tự có câu trả lời thỏa đáng nhất cho bản thân. Chắc hẳn, khi bạn làm mọi việc với đầy đủ yêu thương thì yêu thương sẽ dẫn dắt bạn tới một lựa chọn đúng đắn nhất.

Chap Zen

Hãy Học Cách Yêu Thương Chính Bản Thân Mình

Ở đời ai cho gì thì nhận rồi cảm ơn còn không thì thôi. Bản thân mỗi người phải học cách tự thương lấy thân. Đừng mơ mộng chi quá nhiều có thế thì mới có thể an yên được. Đừng cho bất cứ ai cái quyền làm chủ cảm xúc của mình để khi người ta cười với mình thì mình cũng ổn mà người ta có quay lưng bỏ lại thì bản thân mình cũng chẳng sao. Đôi khi trong cuộc sống ta thường chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để khiến cho những người xung quanh vui vẻ và hạnh phúc nhưng lại quên mất một điều rằng hơn ai hết bản thân ta cũng nên và cần được yêu thương. Hãy nhớ ở đời không ai mình bằng chính bản thân mình đâu.

Mỗi người có một giá trị bản thân riêng nên hãy biết yêu thương chính mình

Mỗi một con người khi đến trong cuộc đời này chắc chắn có một giá trị riêng biệt. Hãy nhớ phải có đủ duyên thì ta mới có được thân xác này và hơn nữa mỗi người sống trên đời là có nhiệm vụ, ít nhất là nhiệm vụ hoàn thành bài học yêu thương cho chính bản thân mình. Đến cuối đời người ta sẽ ngộ ra nhiệm vụ của bản thân khi cuộc đời đẩy ta đến những chiến trường khốc liệt thì lúc đó nhiệm vụ của ta chính là học cách vượt qua khó khăn và yêu thương chính mình.

Đôi khi chính mình cũng phải tự khen ngợi, động viên chính mình

Vì thành công sẽ nối tiếp thành công. Đừng để bản thân mình cứ suốt ngày miệt mài theo đuổi mục tiêu này, đam mê nọ mà hãy dành cho mình những phút giây tĩnh tâm lại để biết mình đã làm được những gì và tự hào với những điều đó. Đôi khi chính mình cũng phải tự khen ngợi, động viên chính mình có như thế ta mới cảm thấy vững tin hơn để bước đi những bước vững vàng trên con đường mình đã chọn. Vì thế, tuy cuộc sống bận rộn với bao nhiêu công việc, biết bao lo toan nhưng thỉnh thoảng hãy dành cho mình những phút giây lắng đọng tâm hồn thì mỗi người chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật ý nghĩa và đáng trân trọng, đặc biệt ta sẽ biết yêu thương chính bản thân mình hơn, sống tốt hơn và thành công hơn nữa.

Hãy yêu bản thân mình trước

Chúng ta phải thực sự yêu bản thân trước khi làm bất cứ điều gì

Sẽ là một thảm kịch nếu chúng ta không biết cách yêu bản thân trước khi bước vào một mối quan hệ. Phụ thuộc vào người khác là chiến lược mạo hiểm. Đừng để những món quà đắt tiền, những lời nói đường mật mua chuộc được bản thân ta. Mỗi người sẽ dễ dành đánh mất lòng tự trọng và rất khó tìm lại được khi đã quen sống như một cây tầm gửi. Đặt mục tiêu riêng và chứng minh cho mọi người thấy được ta có thể làm được điều mình thích hay mua thứ bạn muốn một cách hoàn toàn độc lập.

Trong một mối quan hệ, nếu chúng ta không tự yêu bản thân thì chắc chắn ta sẽ không nhận được sự coi trọng từ đối phương. Những người không biết yêu thương mình thường tự làm xấu đi hình ảnh bản thân và dần dần trở thành kẻ dễ dãi và dễ bằng lòng trong mắt mọi người. Hãy tự tin ngẩng cao đầu ở bên cạnh một người có thể chia sẻ cuộc sống cũng như bổ sung thêm hạnh phúc cho ta. Một khi ta nắm vững được cách yêu bản thân mình thì chính ta sẽ luôn cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp và dễ thở biết bao. Thay vì đặt quá nhiều mục tiêu to lớn mỗi người chỉ cần cố gắng yêu bản thân mình, vậy là đủ rồi.

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Tác giả: Tiến sĩ John Amodeo/Psychologytoday.com (đăng tải với sự cho phép)Thúy Anh biên dịch

Học Cách Yêu Bản Thân Mình Hơn Để Làm Chủ Cuộc Đời!

Nếu bạn chưa yêu bản thân mình thì bạn chưa thể học được cách yêu người khác. Trong cuộc sống ai cũng muốn nhận được yêu thường từ những người xung quanh. Có những người dễ dàng yêu người khác, nhưng có những người thấy thật khó để trao đi yêu thương. Vì sao vậy? Bởi, nếu bạn chưa yêu chính bản thân mình thì bạn chưa thể học được cách yêu người khác. Yêu thương nếu không biết cách trao đi thì đâu thể nhận lại được phải không bạn?

Học cách yêu bản thân mình hơn

Khi yêu thương chính mình, bạn sẽ tự khám phá ra bản thân tuyệt vời đến thế nào. Mỗi sáng thức giấc, khi nhìn vào gương, tự mỉm cười với chính mình, bạn sẽ thấy sự kì diệu của yêu thương. Chắc chắn nó sẽ khiến cho bạn phấn chấn, yêu đời hơn. Chúng ta ai chẳng yêu quý những người luôn tích cực, nào cùng giũ bỏ ngay vẻ mặt u sầu bởi cuộc đời rất ngắn ngủi, tập đối xử tốt với chính mình và nở nụ cười với những người xung quanh, rồi bạn sẽ thấy người ta sẽ tặng lại bạn tình yêu thương tự nhiên vô điều kiện.

1. Đừng mất thời gian với những đối tượng sai lầm

Bạn không nên dành thời gian với người không dành cho bạn. Nếu ai đó muốn bạn có mặt trong cuộc sống của họ, thì họ sẽ tự dành ra chỗ cho bạn. Bạn chẳng phải đấu tranh đả giành dật một vị trí nào cả. Vì vậy mà cứ an tâm tận hưởng cuộc đời, đừng dại dột ép mình vào một mối quan hệ không thuộc về mình, “rùng rằng” với một người không biết coi trọng giá trị của bạn, chỉ biết “hút cạn” nguồn hạnh phúc của bạn, vì khi đó bạn chỉ mất thời gian cuốn vào cuộc tình không hồi kết, chẳng nhận lại được gì.

2. Lắng nghe cảm xúc và đừng nói dối bản thân

3. Đừng cố gắng làm hài lòng người khác

Không ai là không có khuyết điểm, vì vậy việc làm hài lòng tất cả mọi người là rất khó. Và nếu bạn sống để hài lòng tất cả mọi người, gồng mình lên chắc chắn bạn sẽ kiệt sức, hoặc bạn sẽ phải sống theo cách người khác kỳ vọng ở bạn.

Vậy nên thay vì cố gắng làm hài lòng tất cả, bạn có thể thu hẹp sự tập trung của mình vào những người mình thực sự quan tâm, làm cho họ mỉm cười cũng có thể thay đổi cả thế giới.

4. Đừng biến mình thành bản sao của bất kỳ ai

Bạn yêu thích, thần tượng một ai đó, mà mong muốn mình cũng được như họ. Như vậy là không sai. Tuy nhiên nếu coi họ là cảm hứng để mình tốt hơn sẽ khác với việc bạn dập khuôn sống giống như bản sao của họ. Đừng thay đổi để mong người khác thích mình, hãy là chính mình vì sẽ xuất hiện người yêu con người thật của bạn.

5. Đừng bận tâm với quá khứ

Chúng ta đều phạm sai lầm, sai lầm lớn hay sai lầm nhỏ trong quá khứ. Điều quan trong là ta phải học cách tha thứ cho chính mình. Hãy nhớ rằng, sai lầm của bạn không vẽ lên những định nghĩ về bạn, chúng chỉ giúp bạn trưởng thành lên. Và quan trong nhất là thông qua những lần lẫm lỡ, bạn sẽ rút được những bài học quý giá, từ đó ta có thể lớn hơn một chút, mạnh mẽ hơi một chút. Vì vậy, đừng quá bận tâm với quá khứ, hãy luôn hoàn thiện bản thân và nhìn về tương lai tươi đẹp.

6. Thay đổi những gì bạn biết rằng cần phải thay đổi

Bạn cảm thấy mình như đang bị mắc kẹt, khi mà những thứ trước đây mình từng rất thích nhưng bây giờ bạn đã không còn hào hứng nữa. Có lẽ đã đến lúc bạn nên dừng lại, từ bỏ những thói quen cũ và tìm đến sự thay đổi mới trong cuộc sống.

Hãy làm mới cuộc sống của mình, tìm đến những điều khiến bạn hạnh phúc, mang lại cho bạn năng lượng. Nên nhớ, đừng sự thay đổi, nó nó thể làm bạn khó khăn trong thời gian ban đầu, nhưng về sau, không có gì quan trọng hơn là việc bạn tìm được sự hài lòng trong cuộc sống.

7. Đừng sợ những điều mới và cơ hội mới

Thay vì sợ hãi, không tin tưởng bản thân có thể làm được hay không, khi có cơ hội bạn hãy nắm lấy nó. Cơ hội là một chất xúc tác mạnh mẽ giúp bạn phát hện ra một vài năng khiếu tiềm ẩn của mình.

Cuộc sống chỉ là chuỗi ngày chán ngắn nếu bạn lặp đi lặp lại những hành động quen thuộc. Hãy thử những gì bạn thấy sợ, tìm ra những sắc màu khác nhau và hương vị khác nhau của cuộc sống. Thay đổi rất khó hăn và đòi hỏi bạn phải là một người dũng cảm, nhưng đổi lại nếu bạn giám xông pha ban sẽ cảm nhận được rõ ràng nhất là mình đang được sống và khám phá.

8. Hãy tin vào chính mình!

Nếu bạn không tin vào chính mình, sẽ không ai tin vào bạn. Người hiểu bạn nhất chính là bạn thân bạn, nên nếu bạn cứ tiếp tục kéo giá trị của mình xuống và nghi ngờ những thế mạnh của riêng mình thì người khác cũng đặt câu hỏi về khả năng của bạn.

Ngẩng cao đầu, đừng ngại ngần tự hào về mình, cố gắng đạt những điều bạn muốn mà không sợ thất bại. Bạn có đủ sức mạnh và khả năng vì thế hãy tin rằng bạn có thể sử dụng chúng để đạt được mục đích của mình.

9. Làm (ít nhất) một việc khiến bạn hạnh phúc mỗi ngày

Bao nhiêu trong số chúng ta quên làm những điều khiến ta hạnh phúc, hay chúng ta chỉ chờ đợi “hạnh phúc” từ người khác mang đến?

Giữa bộn bề công việc, trách nhiệm gia đình, thanh toán các loại tiền nong, đối mặt với những mâu thuẫn… chúng ta đã lãng quên việc chủ động làm cho chính bản thân mình cảm thấy hạnh phúc. Bất kể người khác có nói gì, mọi người đều cần có một khoảng thời gian riêng của mình. Là lúc mà ta có thể dành thời gian làm những gì ta thích, những điều mang đến cho ta niềm vui. Và việc đó cho ta thêm năng lượng để hoàn thành các nhiệm vụ khác trong ngày.

10. Luôn cố gắng sống tử tế và yêu thương

Bạn chẳng cần thiết phải tin vào luật nhân quả để biết rằng những hành động tốt đẹp sẽ luôn quay trở lại với bạn. Trong cuộc sống, bạn tử tế và trao tình yêu với mọi người không toan tính, thì nó sẽ chủ động quay trở lại và trao tặng bạn gập nhiều lần khi bạn cho đi.

Theo: Thám tử tư Toàn Tâm