Top 13 # Yêu Thương Gia Đình Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Tình Yêu Thương Gia Đình

Mỗi một người sẽ có một những chốn bình yên cho riêng mình, đó có thể là tình bạn, cũng có thể là trong tình yêu và có những người cho rằng chốn bình yên nhất là tình cảm gia đình. Còn gì hạnh phúc hơn khi ta có một gia đình để yêu thương.

“Mỗi lần nhìn vào đôi mắt mẹ, chúng ta tìm thấy tình yêu thuần khiết nhất trên đời.”

Mẹ tôi hưởng thọ 93 tuổi khi bà mất. Cuộc đời mẹ là một chuỗi những bi kịch tiếp nối, thỉnh thoảng mới le lói chút niềm vui nhỏ nhoi. Mẹ tôi trở thành góa phụ chỉ vài năm sau khi kết hôn và phải một mình nuôi nấng hai con trai trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Ngoài công việc y tá, bà chấp nhận làm người giúp việc cho một gia đình giàu có để có tiền lo cho anh em tôi ăn học. Đôi tay mẹ thô ráp vì phải giặt giũ, lau nhà, nấu nướng và làm hàng trăm công việc không tên khác. Tuy vậy, bà vẫn cảm ơn Thượng đế vì đã ban cho bà sức khỏe tốt để nuôi dạy anh em tôi khôn lớn.

Vào một sáng Chủ Nhật mùa hè đẹp trời, tôi lái xe đến đón mẹ đi ăn sáng như thường lệ. Mẹ luôn ngồi đợi tôi trên chiếc ghế gỗ trước thềm. Mẹ rất yêu ngôi nhà nhỏ cũ kỹ này, có lẽ vì nó là chỗ ở ổn định đầu tiên trong đời bà. Vừa thấy tôi lái xe vào sân, gương mặt mệt mỏi đầy nếp nhăn của mẹ bỗng rạng rỡ hẳn lên. Mẹ tôi đã chờ đợi cả tuần chỉ để được gặp và ăn cùng tôi một bữa sáng.

Như thường lệ, mẹ mặc chiếc váy đen và áo trắng đơn giản, mang đôi giày đen được lau chùi cẩn thận. Trên ngực áo mẹ là chiếc cài áo hình chim én với dòng chữ mạ vàng “Mẹ thương yêu”. Tôi nhớ đó là món quà rẻ tiền mà tôi đã tặng mẹ nhân Ngày của Mẹ hơn 10 năm trước. Mẹ chẳng bao giờ đòi hỏi điều gì từ con cái và rõ ràng cuộc sống này cũng không hề ban tặng mẹ nhiều điều tốt đẹp.

Mẹ không có nhiều thời gian để dạy chúng tôi về cuộc sống và các giá trị sống. Nhưng nếu nhìn cách mẹ đối xử và nói chuyện với người khác, chúng tôi có thể học hỏi được nhiều điều về cách sống cũng như các giá trị sống.

Trong những buổi sáng cuối tuần ở cùng mẹ, tôi luôn cố tỏ ra cho mẹ thấy rằng thời gian ở bên mẹ rất quan trọng với tôi, nhưng chắc chắn là tôi đã thất bại. Đầu óc tôi lúc nào cũng chỉ chăm chăm nghĩ đến công việc cũng như khối tài sản vật chất mình kiếm được.

Tôi đỡ mẹ vào xe và cũng như mọi lần, mẹ trầm trồ thốt lên, “Xe của con trai mẹ đẹp quá”, trong khi tôi lại thấy chiếc xe của mình thật xấu xí mà luôn mong có đủ tiền để đổi xe mới.

Chúng tôi bước vào một nhà hàng quen thuộc và gọi những món ăn quen thuộc. Mẹ không giấu được niềm vui khi được nói chuyện với tôi sau một tuần dài, nhưng đáp lại những câu hỏi đong đầy tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ là những câu trả lời qua loa và cụt ngủn của tôi. Cuối cùng thì bữa sáng cũng kết thúc, và tôi cảm thấy thật xấu hổ vì từ sáng đến giờ, tôi đã trông chờ giây phút đưa mẹ về nhà để có thể trở lại với thế giới vật chất của mình.

Trên đường về nhà, mẹ tôi trầm ngâm trong vài phút, có lẽ mẹ nhận ra rằng thêm một buổi gặp sáng Chủ Nhật sắp kết thúc và chỉ qua vài dãy nhà nữa thôi là mẹ lại phải trở về với nỗi cô đơn của mình.

Tôi đang mải nhìn mặt đường loang lổ trong ánh nắng và những ngôi nhà cũ kỹ cần được sơn sửa hai bên đường thì bất chợt nghe tiếng mẹ thốt lên, “Buddy, con nhìn xem đẹp chưa kìa”. Tôi tự hỏi con đường cũ kỹ bẩn thỉu này thì có gì đẹp để mẹ phải trầm trồ như thế.

“Sao ạ? Mẹ nói cái gì đẹp cơ?”, tôi đáp lại vì lịch sự chứ không thật sự hứng thú.

“Bãi cỏ kia kìa, Buddy. Con nhìn xem nó có đẹp không nào”, mẹ nói như reo lên.

Bãi cỏ đẹp ư? Khi quay sang nhìn bãi cỏ, tôi nhìn thấy rõ những nếp nhăn trên gương mặt mẹ, những sợi tóc bạc lưa thưa và đôi bàn tay khẳng khiu nổi rõ gân xanh của mẹ. Đôi mắt đầy dấu chân chim của mẹ lấp lánh niềm vui và gương mặt mẹ rạng rỡ khi chỉ tay vào từng bãi cỏ xanh mướt của các gia đình trong khu phố.

Tôi từng thấy nhiều gương mặt đẹp, nhưng tôi chưa thấy gương mặt nào đẹp bằng gương mặt của mẹ tôi lúc mẹ nhìn được vẻ đẹp của một bãi cỏ bình thường trong ánh nắng mặt trời. Tâm hồn mẹ thật giàu có khi có thể tìm thấy và tận hưởng cái đẹp từ những điều bình dị nhất. Tôi bỗng thấy mình thật nghèo nàn và nông cạn khi cứ khư khư ôm lấy mớ danh vọng phù phiếm mà không hay mình đang dần đánh mất những thứ quý giá nhất trong đời. Tôi rời mắt khỏi mẹ và nhìn bãi cỏ. Bãi cỏ đẹp thật!

Mẹ quay sang nhìn tôi, đôi mắt mẹ lấp lánh như muốn nói, “Buddy, con cũng thấy bãi cỏ đẹp như mẹ nói đúng không?”.

Tôi chỉ mỉm cười mà không nói gì vì tôi sợ khoảnh khắc kỳ diệu này trôi qua, tôi sợ mình sẽ đánh mất cảm giác bình yên ấm áp tuyệt vời này.

Cuối cùng thì chúng tôi đã về đến nhà mẹ. “Cảm ơn con vì buổi sáng tuyệt vời này. Mẹ biết con rất bận. Con định làm gì chiều nay?”, mẹ tôi hỏi.

“Tình yêu thương gia đình” là quyển sách tập hợp những câu chuyện ý nghĩa và cảm động về tình cảm gia đình. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh của chính mình cũng như của những người thân trong những câu chuyện đó. Để bạn nhân ra tình cảm gia đình có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nó là nơi cho ta sự an ủi, niềm tin, sự hi vọng để vượt qua những nghịch cảnh ấy một cách dễ dàng. Tình yêu thương gia đình cũng là điều con người tìm về sau một chuyến đi dài mệt mỏi.

Gia đình là nơi vun đắp những tâm hồn. Ai có một gia đình trọn vẹn thì hãy giữ chặt lấy nó, nâng niu và xây đắp nó vì những thứ đã mất không thể tìm lại.

Trích sách “HGTH – Tình yêu thương gia đình”

Yêu Thương Định Nghĩa Gia Đình!

Tại sao người ta kết hôn và lập gia đình? Vì người ta yêu nhau! Câu trả lời thật đơn giản và ai cũng đồng ý. Tại sao người ta vẫn ở với nhau khi tình yêu đã chết? Vì người ta đã quen với giả dối! Câu trả lời “chuẩn không cần chỉnh” nhưng không phải ai cũng thừa nhận.

Ảnh: ở đâu có tính yêu, ở đó có gia đình (nguồn: internet)

Gia đình Việt Nam được gán cho rất nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau, trong đó nổi lên bốn chức năng cơ bản. Thứ nhất, chức năng sinh sản, tái sản xuất con người. Có nghĩa, nếu không có gia đình thì con người đã tuyệt chủng. Chức năng thứ hai là nuôi dưỡng, giáo dục và hình thành nhân cách. Nguy trọng, vì ai không có gia đình đồng nghĩa họ không có nhân cách. Chức năng thứ ba là thỏa mãn nhu cầu tâm lý, tình cảm. Như vậy, không có gia đình thì sẽ cô đơn và trầm cảm. Chức năng thứ tư là đảm bảo kinh tế. Quan trọng vì không có gia đình thì không chết đói cũng đi ăn mày.

Khi con người gán cho gia đình bốn chức năng tối quan trọng trên, họ đã tự khoác lên mình bốn sứ mệnh cao cả. Bốn sứ mệnh cao cả đến mức mà nền tảng quan trọng nhất, là động lực khởi thủy để hai cá thể gắn với nhau bị quên mất: đó là tình yêu thương, sự tôn trọng và lòng trung thực trong quan hệ lứa đôi.

Vì không có con, thậm chí không có con trai nối dõi tông đường, nhiều gia đình tan vỡ vì bị sức ép từ cha mẹ, họ hàng, thậm chí là bạn bè đồng nghiệp. Tình yêu lứa đôi trở nên phù phiếm nếu tình yêu đó không “đơm hoa kết trái” thành những đứa con gái, con trai. Những lãng mạn trong yêu đương khi trước, những thề non hẹn biển khi kết hôn, chỉ là màn sương tan biến trước áp lực “nối dõi tông đường.” Có người, không muốn mang tiếng là “cổ hủ”, ngấm ngầm quan hệ với cô gái khác để có con trai nối dõi cho mình. Cả đời, họ sống trong giả dối chỉ vì mong muốn đảm bảo chức năng gia đình.

Vì muốn duy trì một ngôi nhà yên ấm làm môi trường giáo dục cho con cái, nhiều cặp vợ chồng vẫn phải gắn bó với nhau dù không còn yêu nhau nữa. Họ có thể có bạn tình, “sáng chở cơm đi ăn phở, trưa chở phở đi ăn cơm”, tối về nằm úp lưng vào nhau, lạnh nhạt trong phòng ngủ. Họ chủ động, hoặc che dấu việc làm phi đạo đức này với một lời an ủi, làm vậy vì một gia đình “êm ấm” cho con cái lớn lên bình thường.

Không còn tình yêu, nhưng họ không dám chia tay vì nếu mất gia đình có nghĩa là không thể làm nổi các chức năng “thiên định” của gia đình. Nhiều người phụ nữ bị đánh đập, hắt hủi nhưng không dám ly hôn vì nỗi sợ không còn chỗ dựa tình cảm cho mình. Họ lo cho tương lai kinh tế bấp bênh nếu không có sự chung tay của người đàn ông. Chính những chức năng được gắn cho gia đình đã làm mỗi cá thể yếu đi, làm lu mờ điều quan trọng nhất của gia đình, đó là sự yêu thương.

Như vậy, để bảo vệ gia đình, văn hóa và luật pháp phải bảo vệ tình yêu và sự tự do. Hai người yêu nhau, đến với nhau vì muốn cùng nhau hưởng hạnh phúc, chứ không phải mưu cầu cùng nhau mất tự do hoặc cùng nhau bị trói buộc. Với con trẻ, sự bảo vệ tốt nhất cho chúng chính là tình yêu của cha mẹ. Nếu cha mẹ yêu thương nhau, sinh ra chúng thì có nghĩa chúng sẽ được yêu thương và che chở. Nếu tình yêu đã chết, chỉ còn sự lừa dối và bạo lực, cũng có nghĩa lá chắn “gia đình” đã không còn tác dụng.

Và như vậy, gia đình chính là tình yêu, dù giữa hai người cùng giới hay khác giới, cùng tôn giáo hay khác tôn giáo, cùng sắc tộc hay khác sắc tộc, cùng điều kiện cơ thể hay khác điều kiện cơ thể. Văn hóa và pháp luật nên bảo vệ tình yêu, tự do và khai phóng con người, hơn là phân biệt, trói buộc, hay ép con người phải giả dối ngay trong gia đình của mình.

Yêu Thương Chờ Lâu Là Yêu Thương Phai Màu…

Tôi biết khá nhiều người có sắc, có tài… hay chỉ đơn giản là người ưa nhìn và có duyên, ấy thế nhưng vẫn mình đơn lẻ bóng. Vì sao ư? Vì họ còn mải bận với những suy tư cân đo, đong đếm, vì họ có quá nhiều “sự lựa chọn”, hơn tất cả là họ sợ cái gọi là “được” và “mất”… Nhưng người ơi! Người có biết yêu thương đâu phải là sự tính toán chi li, mỗi người có sự cảm nhận khác nhau, nhưng yêu thương là sự đồng cảm, sự hi sinh giữa hai trái tim có cùng một nhịp đập người ạ! Người có biết cứ như thế người đang tự đánh mất những yêu thương thật lòng đến cho người không? Để tôi kể cho các bạn nghe vài câu chuyện vui có thật mà tôi từng được chứng kiến:

Có anh chàng theo đuổi cô nàng A nhiều năm trời mà chẳng bao giờ được đáp lại. Cô ấy chẳng rõ ràng chẳng từ chối hay phũ phàng thẳng thừng, cứ nhập nhằng ngày này qua tháng nọ để cho chàng nghĩ chàng vẫn có cơ hội, rồi một ngày đẹp trời cô nàng quay sang yêu một anh chàng xyz nào đó không phải anh chàng cây si kia. Thói đời là vậy! Sẽ chẳng có gì oán trách nếu vào một ngày mưa khác cô quay lại tìm chàng cây si để khóc lóc than thở abcxyz gì gì đó đại loại nàng cần người để chia sẻ để làm điểm tựa nhưng cái chàng xyz mà nàng từng yêu rời nàng mất rồi. Và đương nhiên anh chàng cây si là người thích hợp nhất. Đến lúc thế này mà nàng mới yêu chàng thì tôi nghĩ cũng chỉ là hết mối tự đổ…! Đấy là may mắn nếu chàng vẫn còn chờ đợi cô, còn nếu không thì đừng than trời trách phận mà hãy trách thân vì đã lỡ đi yêu thương mất rồi.

Hay có cô nàng si mê anh chàng B này rồi lấy hết can đảm mà thổ lộ mà theo đuổi, nhưng than ôi chàng cũng cứ nhập nhằng không dứt khoát một lời, cứ thỉnh thoảng “vờ” quan tâm để cô lầm tường và rồi cứ mê muội mà để cho người ta “giữ dép” hàng năm trời… Và rồi một ngày vì sức ép gia đình, vì tương lai, và cũng vì thực tế, vì trưởng thành mà sống thì cô nàng đã quyết định rời bỏ mù quáng mà đi lấy chồng, bỏ lại chàng B tiếc nuối hụt hẫng vì năm xưa đã không rõ ràng… Dù không yêu nhưng chàng vẫn tiếc, vì sao ư? Vì lòng tham của họ là vô đáy…

Thế đấy “có không giữ, mất đừng tìm”. Đừng để những lúc yêu thương trôi tuột mất rồi mới ngồi mà hối tiếc, sẽ chẳng có cô nàng hay anh chàng nguyện sẽ theo đuổi bạn cả đời mà không được đáp lại đâu. Dạn dĩ mà có chắc chỉ trong tiểu thuyết Ngôn Tình mà thôi…

Gia Đình Là Gì? Ý Nghĩa Của Gia Đình?

Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

Tại Luật hôn nhân và gia đình cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau:

” Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh”

Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,…

Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, gia đình có thể chia thành nhiều các cách gọi như sau:

Một gia đình nhỏ bao gồm khoảng hai thế hệ như cha, mẹ và con cái.

Đại gia đình bao gồm rất nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau: ông cụ, bà cụ, ông, bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt.

Có rất nhiều cách hiểu về gia đình khác nhau nhưng nhìn chung đây là một nơi mà những con người liên kết với nhau, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết, gia đình là hình ảnh phản ảnh của một xã hội thu nhỏ.

Gia đình được hình thành theo lịch sự xuất hiện và phát triển của loài người, gia đình mang lại những ý nghĩa sau:

– Gia đình giúp chúng ta có điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

– Gia đình ngoài các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó được xây dựng và duy trì dựa trên những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây là nơi chúng ta gắn bó, tin tưởng nhau.

– Gia đình đồng hành với ta từ lớn cho đến khi trưởng thành sẽ là nơi để tạo dựng ước mơ, nơi chúng ta sẽ được dậy những bài học đầu tiên trước khi vào đời.

Chức năng của gia đình trong xã hội được thể hiện như sau:

– Gia đình là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài.

– Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh, gia đình có tác động rất lớn đến vậy xây dựng xã hội.

– Gia đình nơi lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người trong cuộc sống.

– Theo quy định pháp luật chức năng của gia đình được thể hiện như sau:

+ Gia đình có chức năng duy trì nòi giống cho đất nước, cho nhân loại.

+ Gia đình thực hiện chức năng giáo dục, là cơ sở trang bị cho các thành viên trong gia đình hành trang sẵn sang bước vào đời.

+ Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, thể hiện ở mỗi gia đình sẽ thực hiện những công việc nhằm phát sinh ra nguồn kinh tế, có khả năng nuôi sống mỗi con người trong gia đình, mang lại sự ấm no đầy đủ cho gia đình.

Những chức năng gia đình đều góp phần giúp cho xã hội, đất nước ngày càng phát triển vững mạnh đi lên, có thể sánh vai với các cường quốc trên thị trường quốc tế.

Một gia đình có phát hy hết được chức năng, vai trò ý nghĩa cho xã hội, cho tổ quốc hay không phù thuộc vào việc hạnh phúc của một gia đình.

– Hạnh phúc của gia đình là việc các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ hòa thuận, giúp đỡ nhau trong các hoạt động hàng ngày của gia đình.

– Một gia đình hạnh phúc theo quan điểm cá nhân được thể hiện qua:

+ Khả năng kinh tế của gia đình, gia đình phải có ít nhất đảm bảo được khả năng về kinh tế mới có thể thực hiện các nghĩa vụ, hoạt động giữa các thành viên trong gia đình một cách thuận lợi được.

+ Yếu tố gắn kết tình cảm gia đình, một gia đình quá trú trọng phát triển kinh tế, mà các thực hiện việc nuôi dưỡng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không có phát sinh tình cảm yêu thương, thì đó không thể coi là một gia đình hạnh phúc.

Nhìn chung hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, mỗi thành viên đều đó nghĩa vụ để vun đắp tạo nên một gia đình hạnh phúc.

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE – TƯ VẤN – GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC

1900 6557 – “Một cuộc gọi, mọi vấn đề”